zz

br /> br /> /> br /> ----

Thursday, 18 July 2019

Săn lùng và đưa dlv của ĐCS VN ra Toà án Đức, Châu Âu!


From: Thanhlam Le
Date: Sat, Jul 13, 2019 at 1:11 PM
Subject: [PSXH] Fwd: Fw: *** Nghe cho biết cảnh sát ở bên Đức ra tay với những kẻ đe doa, chưởi bới người khác trên internet như thế nào.
Fra: Thai Hoang
Date: lør. 13. jul. 2019 kl. 00:47
Nghe cho biết cảnh sát ở bên Đức ra tay với những kẻ đe doa, chưởi bới người khác trên internet như thế nào.


Săn lùng và đưa dlv của ĐCS VN ra Toà án Đức, Châu Âu!

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/1209339774.432417.1562949511560%40mail.yahoo.com.


For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.


Lisa Phạm Khai Dân Trí Số 08 Ngày 18/07/2019. Mới nhất

Tuesday, 2 July 2019

Thương mại Mỹ-Trung: Donald Trump và Tập Cận Bình lại đồng ý hưu chiến

----- Forwarded Message -----
From: MY LOAN <
Sent: Saturday, June 29, 2019, 11:34:56 AM PDT
Subject: TRONG NGHIA :Thương mại Mỹ-Trung: Donald Trump và Tập Cận Bình lại đồng ý hưu chiến

Thương mại Mỹ-Trung: Donald Trump và Tập Cận Bình lại đồng ý hưu chiến

Trọng Nghĩa
media
Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản. Ảnh 29/06/2019.REUTERS/Kevin Lamarque
Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay 29/06/2019 đã chấp thuận một cuộc hưu chiến mới trong cuộc chiến thương mại kéo dài một năm nay giữa hai bên. Hai lãnh đạo đã quyết định như trên nhân một cuộc họp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka Nhật Bản.
Phát biểu tại trong một cuộc họp báo, tổng thống Mỹ xác định rằng các loại thuế quan mà Hoa Kỳ đã áp đặt rồi trên một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ vẫn được duy trì, nhưng mức thuế mới mà ông đe dọa sẽ đánh trên hàng tỷ đô la hàng hóa khác của Trung Quốc sẽ không được kích hoạt trong “thời điểm hiện tại”. Theo ông Donald Trump, hai bên sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình hoãn.
Tổng thống Mỹ đã có những tuyên bố như trên sau một cuộc tiếp xúc kéo dài với ông Tập Cận Bình. Theo đặc phái viên RFI, Mounia Daoudi tại Osaka, cuộc gặp song phương Trump-Tập đã kết thúc một cách tương đối tích cực.
Đúng là như vậy, tổng thống Mỹ đã mô tả là « rất tốt » cuộc trao đổi của ông với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bối cảnh đàm phán thương mại Mỹ Trung bế tắc từ tháng 5 đến nay.
Dấu hiệu cho thấy là tình hình đã cải thiện hơn một chút giữa hai cường quốc kinh tế là việc Washington đã quyết định không áp thêm thuế lên hàng nhập từ Trung Quốc. Ông Donald Trump từng đe dọa áp thuế lên 300 tỷ đô la hàng chưa bị thuế, tức là áp thuế trên toàn bộ hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ.
Tổng thống Mỹ đã hoan nghênh việc hai bên “đã trở lại đúng hướng” và thông báo đàm phán Mỹ Trung sẽ tiếp tục trở lại.
Diễn biến ở Osaka cũng giống như kịch bản ở Buenos Aires. Hai địch thủ vào tháng 12 năm ngoái, sau buổi ăn tối làm việc ở thủ đô Achentina, đã quyết định hưu chiến trong vài tháng để rồi sau đó lại đối đầu nhau trở lại.
Cuộc hưu chiến lần này và thái độ lạc quan của ông Trump không có nghĩa là hai bên chắc chắn đạt được một thỏa thuận thương mại…
Riêng về một yêu cầu cụ thể từ phía Trung Quốc là muốn Mỹ thôi trừng phạt tập đoàn Hoa Vi, tổng thống Donald Trump hôm nay nhấn mạnh rằng ông không rút Hoa Vi ra khỏi danh sách các công ty nước ngoài có thể gây nguy cơ cho an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, ông sẽ cho phép các công ty Mỹ bán trở lại linh kiện cho tập đoàn viễn thông Trung Quốc.

Thượng đỉnh Osaka: 19 nước G20 cam kết thực thi Hiệp định Khí hậu Paris

Trọng Thành
media
Thượng đỉnh G20 tại Osaka. Ảnh 29/06/2019.G20 Osaka Summit Photo/Handout via Reuters
Sau nhiều thương lượng cam go, rốt cuộc khối G20 đã ra được một thỏa thuận chung về vấn đề khí hậu, tái khẳng định các cam kết thực thi Hiệp định Paris 2015, theo công thức 19+1. Tức tất cả các quốc gia thành viên G20, ngoại trừ Hoa Kỳ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel xác nhận là G20, sau nhiều đàm phán căng thẳng, rốt cục đã đạt được một « văn bản tương tự » khẳng định « tính chất không thể đảo ngược » của các mục tiêu về Khí hậu, như hồi năm ngoái 2018, tức tại thượng đỉnh của khối tại Buenos Aires. Theo AFP, văn bản chỉ đã được thông qua ngay trước phiên bế mạc thượng đỉnh sáng hôm nay, 29/06/2019, tại Osaka, Nhật Bản.
Trong những ngày gần đây, giới quan sát nhiều lần nêu khả năng thượng đỉnh sẽ không ra được thỏa thuận chung, do các chia rẽ trong vấn đề khí hậu. Một số cường quốc, như Brazil, Ả Rập Xê Út hay Thổ Nhĩ Kỳ, có thể ngả theo Mỹ, quốc gia tuyên bố rút khỏi một hiệp định, vốn đã nhận được sự đồng thuận của toàn bộ cộng đồng quốc tế. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải lên tiếng cảnh báo là Paris sẽ không ký vào Tuyên bố chung, nếu G20 không đạt đồng thuận về vấn đề Khí hậu.
Theo phủ tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu đã hết sức nỗ lực để « tối thiểu là duy trì được các cam kết (về khí hậu) tương tự với các thượng đỉnh trước ».
Trong cuộc họp báo sau khi G20 ra được Tuyên bố chung, hướng tới các lãnh đạo thế giới, tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu :
« Tôi cho rằng chúng ta đang ngày càng thoát ly khỏi thế giới. Các nhà khoa học mỗi ngày liên tục nhắc lại với chúng ta về các nghĩa vụ đối với vấn đề khí hậu, cũng như về lĩnh vực đa dạng sinh thái. Giới trẻ của chúng ta tại nhiều quốc gia thường xuyên nhắc nhở chúng ta về các nghĩa vụ. Trong khi đó, chúng ta tiếp tục tranh luận xem : Liệu chúng ta còn có quyền nói đến Thỏa thuận khí hậu Paris hay không.
Nhờ sự nỗ lực của Nhật Bản, với tư cách là chủ tọa, chúng ta đã đạt được các yếu tố cho phép duy trì mục tiêu của chúng ta. Cụ thể là tất cả các thành viên G20, bao gồm 19 nước, không kể Hoa Kỳ, đã tái khẳng định trong bản Tuyên bố chung các cam kết nhằm thực hiện Thỏa thuận Paris. Nhưng chúng ta sẽ phải đi xa hơn. Đó chính là thách thức của những tháng tới ».
Thượng đỉnh của khối G20 năm tới sẽ được tổ chức tại Ả Rập Xê Út, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đứng đầu thế giới, và đối tác chiến lược chính của Hoa Kỳ.
Bên cạnh khí hậu, khối 20 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới cũng tìm được một thỏa hiệp trong lĩnh vực thương mại, cụ thể là « cam kết vì một nền thương mại toàn cầu công bằng, minh bạch và không kỳ thị », cũng như mệnh lệnh khẩn cấp cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) », như nhận định của thủ tướng Đức Angela Markel.

Liên Âu và khối Mercosur Nam Mỹ đạt thỏa thuận về vùng tự do mậu dịch

Trọng Thành
media
 "Mercosur = món quà cho các tập doàn đa quốc gia". Thỏa thuận với nhóm Mercosur gây lo ngại cho nông dân Châu Âu. Ảnh phản đối tại Bruxelles, Bỉ, 28/01/2018.REUTERS/Francois Lenoir
Hôm qua, 28/06§2019, Ủy Ban Châu Âu và các nước Mercosur (gồm Brazil, Achentina, Uruguay và Paraguay) thông báo đạt thỏa thuận sơ bộ về một vùng tự do mậu dịch, được thương thuyết từ 20 năm nay. Lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu đánh giá đây là một « bước ngoặt lịch sử ». Ngược lại, giới bảo vệ sinh thái lo ngại thỏa thuận sẽ đẩy nhanh tiến trình hủy hoại môi trường, đặc biệt là rừng rậm Amazone, Nam Mỹ.
Thỏa thuận thương mại song phương Liên Âu – Mercosur sẽ cho phép giảm đến 99% hàng rào thuế quan đối với không chỉ các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, mà còn liên quan cả đến dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các thị trường có vốn đầu tư Nhà nước… Đây là một trong những vùng tự do thương mại rộng lớn nhất mà Liên Hiệp Châu Âu tham gia cho đến nay, với hơn 770 triệu dân cư và 18 nghìn tỉ euro GDP.
Thông tín viên Pierre Benazet tường trình từ Bruxelles :
« Đối với châu Âu, vấn đề thuế quan là khía cạnh quan trọng nhất của thỏa thuận này, bởi khối các quốc gia Mercosur trong hiện tại vẫn duy trì các hàng rào thuế hết sức bảo hộ. Ví dụ như 35% đối với xe hơi hay dệt may, và 27% với rượu vang. Cũng tương tự, nhiều sản phẩm của châu Âu với tên gọi xuất xứ kể từ giờ sẽ được bảo vệ tại khu vực Mercosur, nơi nhiều tên gọi như vậy được sử dụng rất phổ biến, như các loại rượu Porto, Champagne, jambon Parme hay pho mát Comté.
Đổi lại các nước Mercosur sẽ được mở cửa để đưa vào thị trường châu Âu các sản phẩm đường, ethanol, thịt gà và thịt bò. Thỏa thuận này sẽ phải được gắn liền với một thỏa thuận liên kết rộng lớn hơn bao gồm các lĩnh vực như môi trường, nhân quyền, hay di cư.
Những người cổ vũ hy vọng thỏa thuận sẽ được 28 quốc gia và Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn, bởi điều này cho thấy là tự do mậu dịch vẫn còn tồn tại, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ, cô lập hiện nay của Hoa Kỳ. Ngược lại, thỏa thuận này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ phía nhiều tổ chức phi chính phủ. Theo đó, thỏa thuận giữa Liên Âu và Mercosur sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm Brazil phá hủy rừng Amazone. Giới nhà nông châu Âu thì lo ngại sự xâm nhập của các mặt hàng thịt từ Nam Mỹ ».
Liên đoàn Nông Dân Pháp lên án một dự án hy sinh các ngành trồng trọt và chăn nuôi địa phương, nhân danh sự phát triển của một loại hình thương mại « ăn thịt người », « một cuộc chạy đua điên rồ vì tăng trưởng, mà nạn nhân là khí hậu, Trái đất và con người ». Nghiệp đoàn các Nhà nông trẻ (Jeunes agriculteurs) Pháp khẳng định thỏa thuận này đi ngược lại các nỗ lực tại Pháp và tại Liên Hiệp Châu Âu cổ vũ cho việc sản xuất ra các mặt hàng vừa có chất lượng cao hơn, vừa tôn trọng môi trường.

Hà Nội cam kết phát triển quan hệ thương mại ‘‘tự do và công bằng’’ với Mỹ

Trọng Thành
media
Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội (Việt Nam), ngày 12/11/2017.REUTERS/Kham
Hai ngày sau khi bị tổng thống Mỹ đe dọa tăng thuế hàng xuất khẩu, tố cáo Việt Nam cho các doanh nghiệp Trung Quốc mượn đường xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, hôm qua, 28/06/2019, chính quyền Hà Nội lên tiếng hồi đáp, nhằm giảm nhẹ căng thẳng.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam ra một thông báo khẳng định Hà Nội cam kết « thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi ». Chính quyền Việt Nam cũng hứa hẹn sẽ nỗ lực « cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Hoa Kỳ ».
Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng tuyên bố sẽ có biện pháp chống lại các doanh nghiệp nào tìm cách lách hàng rào thuế Mỹ nhằm xuất khẩu sang Hoa Kỳ các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, nhưng dán mác giả « Made in Vietnam ». Tuần này, Hà Nội mở điều tra nhắm vào doanh nghiệp điện tử Việt Nam mang tên Asanzo, bị tình nghi xuất khẩu bất hợp pháp tivi sản xuất tại Trung Quốc.
Theo AFP, bất chấp các lời lẽ rất căng thẳng với Việt Nam, hôm qua, tại Osaka, bên lề thượng đỉnh G2O, tổng thống Mỹ vẫn tươi cười chụp ảnh với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ khoảng 40 tỉ đô la

Hội nghị khẩn về hạt nhân Iran: Teheran cho nỗ lực của châu Âu chưa đủ

RFI
media
Đại diện Iran Abbas Araghchi (thứ hai phải qua) và đại diện ngoại giao châu Âu Helga Schmid (hai trái qua), Vienna, 28/06/2019.ALEX HALADA / AFP
Hôm qua, 28/06/2019, 5 nước tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, có cuộc họp khẩn với đại diện Teheran tại Vienna. Sau buổi họp, Teheran tuyên bố các tiến bộ vừa đạt được là chưa đủ để cứu vãn thỏa thuận.
Theo Reuters, đại diện của chính quyền Iran và đại diện ngành ngoại giao châu Âu, Helga Schmid, thông báo cơ chế Instex của châu Âu giúp Iran lách trừng phạt Mỹ đã chính thức đi vào hoạt động.
Cơ chế Instex (tên viết tắt của Instrument in Support of Trade Exchanges), theo sáng kiến của Pháp, Anh và Đức, đề xuất hồi tháng 1/2019, cho phép trao đổi thương mại với Iran không thông qua đồng đô la Mỹ. Cơ quan đối ngoại Liên Âu ra thông báo, cho biết tất cả các thành viên Liên Âu đều có thể tham gia vào cơ chế này. Tuy nhiên, nhiều nhà ngoại giao cũng khẳng định cơ chế Instex chỉ phục vụ cho việc trao đổi với khối lượng nhỏ đối với các hàng hóa như dược phẩm, chứ không thể dùng để thanh toán việc mua dầu của Iran với khối lượng lớn.
Về phía Hoa Kỳ, cũng ngày hôm qua, đặc sứ Mỹ về Iran Brian Hook, trong chuyến công du Anh, nhắc lại là các doanh nghiệp châu Âu chỉ có thể lựa chọn, hoặc làm ăn với Mỹ, hoặc với Iran.
Sau cuộc họp, đại diện Iran, thứ trưởng ngoại giao Abbas Araqchi, một mặt thừa nhận đã có một số tiến bộ trong việc hỗ trợ Iran vượt qua các hậu quả của trừng phạt Mỹ, nhưng điều này là « không đủ ». Ông Abbas Araqchi nhấn mạnh là để cơ chế Instex có hiệu quả với Iran, các nước châu Âu phải mua dầu của Iran. Nhà ngoại giao này cảnh báo, trong khi chờ đợi phía châu Âu nỗ lực hơn, Teheran sẽ tiếp tục tiến trình rút từ từ khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015.
Đầu tháng 5, Iran ra tối hậu thư sẽ rút khỏi nhiều cam kết quan trọng trong thỏa thuận 2015, kể từ ngày 7/7/2019, nếu không được châu Âu hậu thuẫn. Trên thực tế, chính quyền Teheran cũng tỏ ra thận trọng khi rút khỏi các cam kết của thỏa thuận 2015. Bởi một khi Iran từ bỏ các cam kết, các nước châu Âu có thể tái áp đặt các trừng phạt.
Chính quyền Iran từng tuyên bố sẽ không tuân thủ quy định không vượt quá 300 kg uranium dự trữ, kể từ ngày 27/06. Tuy nhiên, đúng vào ngày này, đã không có gì thay đổi. Một giới chức Iran cho biết lượng dự trữ uranium của Teheran hiện vẫn dưới trần cho phép là 2,8 kg.

Mỹ triển khai tiêm kích F-22 đến Qatar để răn đe Iran

Trọng Nghĩa
media
Hai chiến đấu cơ F-22 Raptor trên bầu trời Syria ngày 07/08/2017. Ảnh minh họaU.S. Air Force photo by Staff Sgt. Trevor T. McBride
Quân đội Mỹ lần đầu tiên cho triển khai những chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor đến căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar. Lầu Năm Góc đã loan báo tin trên ngày 28/06/2019. Sự kiện này góp phần nhằm tăng cường sự hiện diện và sức răn đe của Mỹ trước những căng thẳng với Iran.
Theo Không Quân Mỹ cho biết, có khoảng 10 chiếc tiêm kích F-22 được triển khai đến Qatar nhằm bảo vệ lực lượng quân sự và quyền lợi của Mỹ.
Loại chiến đấu cơ F-22 được trang bị tên lửa không đối không và có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Trước đây, F-22 từng được điều đến căn cứ Al Dhafra ở Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, tham gia chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào các thành phần khủng bố ở Irak và Syria, trước khi được thay thế bằng các chiến đấu cơ F-15C vào năm 2018.
Việc điều động F-22 đến Qatar nằm trong một loạt động thái tăng cường lực lượng quân sự Mỹ đến khu vực trong bối cảnh quan hệ càng lúc càng căng thẳng với Iran.
Tháng 5/2019, Lầu Năm Góc đã triển khai các máy bay ném bom B-52 đến khu vực. Siêu pháo đài bay của Mỹ đã nhiều lần bay tuần tra qua khu vực vùng Vịnh, bên cạnh chiến đấu cơ F-15C và F-35.
Cũng trong tháng 5, nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln cũng được đưa tới khu vực Trung Cận Đông.
Gần đây Mỹ cũng gửi thêm 1.000 binh sĩ tới khu vực này sau khi chính quyền Mỹ tố cáo Iran thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu chở dầu ở Vịnh Oman.

TT Trump bất ngờ mời Kim Jong Un đến gặp mặt tại Bàn Môn Điếm

Trọng Nghĩa
media
Tổng thống Mỹ Donald Trump được tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và phu nhân Kim Jun Sook tiếp đón dinh tổng thống, Seoul, ngày 29/06/2019.REUTERS/Kevin Lamarque
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm nay 29/09/2019 đã gây bất ngờ lớn khi mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đến gặp ông tại vùng phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên. Ngay sau khi lời mời được tung ra, Bình Nhưỡng đã nhanh chóng phản ứng, xem đấy là một đề nghi đáng chú ý.
Lời mời gây sốc đã được tổng thống Mỹ đã gởi đi bằng tin nhắn Twitter từ Osaka, nơi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20. Nội dung tin nhắn rất giản dị: “Sau một số cuộc họp rất quan trọng, gồm cuộc gặp chủ tịch Tập của Trung Quốc, tôi sẽ rời Nhật Bản đến Hàn Quốc cùng tổng thống Moon. Nếu chủ tịch Kim đọc thấy điều này, tội mong gặp ông ấy ở vùng biên giới/phi quân sự chỉ để bắt tay và chào hỏi”. (nguyên văn tiếng Anh: just to shake his hand and say hello)
Phát biểu sau đó ít lâu với một số nhà báo, ông Trump còn khẳng định rằng ông thấy “không có vấn đề gì” khi cùng với ông Kim bước qua lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Lời mời của tổng thống Mỹ trên Twitter đã khiến các nhà quan sát bất ngờ, và nếu được ông Kim Jong Un chấp nhận, thì đấy đây sẽ là cuộc gặp thứ ba giữa hai người, sau hai thượng đỉnh Singapore và Hà Nội.
Dẫu sao chính quyền Bình Nhưỡng đã có phản ứng nhanh chóng trước lời mời qua Twitter của tổng thống Mỹ. Hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA đã dẫn lời thứ trưởng Ngoại Giao Choe Son Hui nói rằng đề nghị của ông Trump “rất thú vị”, nhưng Bình Nhưỡng chưa nhận được thư mời chính thức.
Đối với bà Choe, nếu một cuộc họp diễn ra thì đó sẽ là “một cơ hội đầy ý nghĩa khác để làm sâu sắc thêm quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo và thúc đẩy quan hệ song phương”.
Về phần mình, tổng thống Trump đã khẳng định rằng lời mời của ông mang tính tự phát, nhưng một số nhà quan sát đang tự hỏi là phải chăng chính quyền Mỹ đang chuẩn bị cho một sự kiện gì đó khi thấy là ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bất ngờ bỏ buổi tiệc tối bế mạc hội nghị G20 mà không cho biết lý do.
Tổng thống Trump đã đến Seoul, thủ đô Hàn Quốc, vào tối nay 29/06. Theo kế hoach, ông sẽ có cuộc hội đàm với lãnh đạo nước chủ nhà vào ngày mai 30/06 trước khi trở về Mỹ. Vào năm 2017, ông Trump từng dự tính đến vùng này nhưng kế hoạch bị hủy do thời tiết xấu.
--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

Muốn gia nhập: PhungSuXaHoi+subscribe@googlegroups.com
Muốn đăng bài: PhungSuXaHoi@googlegroups.com
---
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Phụng Sự Xã Hội".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến PhungSuXaHoi+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/PhungSuXaHoi/1710181600.496538.1561852515106%40mail.yahoo.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Thanh Nguyen 

Lisa Phạm Khai Dân Trí Số 851 Ngày 02/07/2019. Mới nhất

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

My Blog List