zz

br /> br /> /> br /> ----

Monday 30 October 2017

Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào lúc này?



----- Forwarded Message -----
From: Bien Nguyen <
To: 
Sent: Sunday, October 29, 2017 5:19 PM
Subject: Fwd: Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào lúc này?

Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào lúc này?

---------- Forwarded message ----------
From:
Date: 2017-10-29 16:51 GMT-07:00
Subject: Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào lúc này?
To:

On Sunday, October 29, 2017 12:40 PM, 

Những điều chưa biết về Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

© AFP 2017/ Fred Dufour

Thượng viện Mỹ ngày 26/10 đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Daniel Kritenbrink làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Mỹ tại Việt Nam theo đề cử của Tổng thống Donald Trump.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius
© ẢNH: DÂN TRÍ
Theo Omaha World Herald, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua việc bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kritenbrink làm Đại sứ mới tại Việt Nam hôm 26/10. Trước đó, Tổng thống Donald Trump hồi tháng 7 đã đề cử ông Kritenbrink vào vị trí này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Thượng nghị sĩ bang Nebraska Ben Sasse đã gửi lời cảm ơn tân Đại sứ Daniel Kritenbrink vì những đóng góp của ông trong thời gian qua.
"Mỹ cần một vị đại sứ tại Việt Nam — người có thể đảm bảo các thỏa thuận thương mại và dẫn đầu các đối thoại ngoại giao của chúng ta. Ông Daniel Kritenbrink có thể làm được cả hai nhiệm vụ trên", Thượng nghị sĩ Ben Sasse nói.

Ông Kritenbrink, 49 tuổi, hiện là cố vấn cấp cao, chuyên phụ trách về chính sách với Triều Tiên, tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Nebraska và nhận bằng thạc sĩ Đại học Virginia. Ông có thể sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật Bản.

Bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1994, ông Kritenbrink là một trong những nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ với bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới châu Á. Ông từng công tác tại phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Nhật Bản, Kuwait, Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington
© REUTERS/ JONATHAN ERNST

Ông Kritenbrink từng được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng phụ trách các vấn đề Mông Cổ và Trung Quốc thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Trước đó, ông là Tham tán chính trị tại Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc và từng giữ chức Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.

Ông Kritenbrink từng dành 10 năm công tác tại Trung Quốc, trong đó có 2 năm làm phó đại sứ ở Bắc Kinh. Trong hơn 10 năm trở lại đây, ông dành phần lớn thời gian đảm trách các vị trí liên quan tới hoạt động đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc.

Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từng là trợ lý đắc lực cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong chuyến công du của ông Obama tới Việt Nam hồi năm ngoái.
Ông Kritenbrink gặp vợ, bà Nami, tại Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo vào năm 1995 khi cả hai đều đang đảm nhận những công việc đầu tiên tại đại sứ quán. Họ kết hôn năm 1996 và có 2 con.
Theo: Omaha World Herald, Dân Trí

 

 

Tại sao Tổng thống Mỹ lại quyết thay đại sứ ở Việt Nam vào lúc này?

© Ảnh: Screenshot/Youtube
19:09 01.08.2017URL rút ngắn
1121810
Bề ngoài, việc thay thế đại sứ Mỹ vào lúc này là hoàn toàn “đúng quy trình”. Sau gần ba năm công tác ở Hà Nội (từ tháng 11/2014), nay là lúc Ted sắp kết thúc nhiệm kỳ, Daniel sẽ thế chân. Một thủ tục thường lệ (routine procedure) trong ngoại giao. Nhưng nhìn kỹ, mọi chuyện không hẳn như vậy!
Dan (Daniel) Kritenbrink
© AFP 2017/ FRED DUFOUR
Nguồn tin từ Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm một đại sứ mới ở Việt Nam, đó là nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kritenbrink.
Ông Daniel Kritenbrink được đánh giá là nhà ngoại giao chuyên nghiệp có bề dày kinh nghiệm về các vấn đề châu Á, là cố vấn cao cấp trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) liên quan đến chính sách đối với Bắc Triều Tiên.

Cuộc gặp "bề thế"
26/7 cũng là ngày diễn ra cuộc gặp bề thế giữa đại sứ sắp hết nhiệm kỳ Ted Osius với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Nói "bề thế" là nhìn qua bức ảnh. Còn về nội dung, theo tờ Quân đội Nhân dân, đại sứ Osius và Đại tướng Lịch bàn về những biện pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng song phương ký năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ quốc phòng năm 2015.

Như vậy, cuộc gặp 26/7 chưa phải là lúc để đại sứ Osius đương nhiệm nói lời chia tay. Kritenbrink còn phải chờ được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận. Chính Đại sứ Osius ngay ngày hôm sau cũng đã viết trên Facebook:
"Hôm qua (26/7), tôi đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Ngô Xuân Lịch, để trao đổi về cách thức chúng ta có thể tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam và mở rộng hợp tác về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa, di sản chiến tranh, an ninh hàng hải và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".
Tuy nhiên, cả báo chí Việt Nam lẫn tòa đại sứ Hoa Kỳ đều không hề tiết lộ, cuộc tiếp xúc chính thức ngày 26/7 nói trên có bàn gì đến điều mà truyền thông trong nước đã đề cập, rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định quyền hoạt động dầu khí ở Biển Đông và đề nghị các bên tôn trọng quyền hợp pháp của Việt Nam. 
"Hoạt động dầu khí của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)", người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 28/7 nêu rõ.
Bà Thu Hằng đưa ra tuyên bố này khi trả lời một câu hỏi của phóng viên về những thông tin gần đây liên quan đến hoạt động dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông...
"Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thu Hằng nhấn mạnh. 
"Tại sao Daniel Kritenbrink?"

Vâng, tiểu tít nói trên có thể liên tưởng tới cuốn "Tại sao Việt Nam?" của Robert McNamara. Nhưng ở đây chỉ mang tính hàm ý về thời điểm và bối cảnh của việc nhà ngoại giao Daniel Kritenbrink, Giám đốc chuyên trách các vấn đề châu Á, Cố vấn cấp cao về Á châu từ NSC, vừa được bổ nhiệm để thay thế Ted Osius.
Đại sứ Mỹ Ted Osius và ông Daniel Kritenbrink, người được Tổng thống Trump đề cử giữ chức kế nhiệm ông Osius.
© ẢNH: US EMBASSY
Nhìn qua bên ngoài, việc bổ nhiệm này là hoàn toàn "đúng quy trình". Sau gần ba năm làm đại sứ ở Việt Nam (từ tháng 11/2014), đến nay Ted sắp hết hạn, Daniel sẽ thế chân. Đấy là một thủ tục thường lệ (routine procedure) trong ngoại giao.
Nhưng nhìn kỹ, mọi chuyện không hẳn như vậy!

Chỉ còn đúng một "quý" nữa sẽ xẩy ra sự kiện cao điểm trong năm APEC của Việt Nam. Căn cứ vào đồng hồ đếm ngược đón Hội nghị Cấp cao APEC 2017, trước ngày 6/11, chuyên cơ của Tổng thống cực kỳ khó đoán định Donald Trump sẽ lăn bánh tại sân bay Đà Nẵng, một cái tên đầy biểu tượng trong quan hệ Việt — Mỹ. Từ nay đến đấy, các nhà ngoại giao và các quan chức trong chính quyền, từ cả hai phía, sẽ còn "long tóc gáy" để chuẩn bị cho sự kiện nổi bật nhất của năm.

Lần đầu tiên với quan hệ Hoa Kỳ — Việt Nam, một Tổng thống Mỹ ngay trong năm đầu tiên tại nhiệm sẽ đặt chân lên giải đất hình chữ S. Điều đặc biệt hơn nữa là ông và nhiều vị nguyên thủ khác từ khắp các châu lục sẽ tới một thành phố biển miền Trung.

Từ khi Tổng thống Trump tuyên bố công khai sẽ sang Việt Nam dự Cấp cao APEC cuối năm, đấy là chỉ dấu quan trọng dự báo 2017 là năm sôi động hơn trong quan hệ Việt — Mỹ, là năm có nhiều ý nghĩa đối với việc khai triển các cam kết của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á — Thái Bình Dương nói chung.

49 tuổi. Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Chính trị từ Đại học Nebraska (Mỹ), thông thạo tiếng Hoa và tiếng Nhật, ông Daniel Kritenbrink bước vào lãnh vực ngoại giao năm 1994, từng đảm nhiệm chức vụ phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh trước đây. Hiện nay ông có hàm Tham tán Công sứ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sau bữa trưa tại một nhà hàng ở Hà Nội
© REUTERS/ CARLOS BARRIA

Tổng thống Mỹ Barack Obama sau bữa trưa tại một nhà hàng ở Hà Nội

Năm 2016, ông là một trong những nhân vật chủ chốt sắp xếp chuyến công du Việt Nam cho tổng thống Barack Obama. Dư luận từ một số giới ở Việt Nam cho rằng, Daniel Ktritenbrink sẽ có đất thi thố tài năng.
Các đại sứ đến rồi đi nhưng mối quan hệ hai nước thì còn đấy và nó luôn cần được đặt vào tay những chuyên gia thượng thặng.

Không "nói" để mà "chơi"
Người Mỹ làm việc thường theo một chiến lược lâu dài và luôn có mục đích rõ ràng. Việc Hoa Kỳ thỏa thuận với Việt Nam đưa hàng không mẫu hạm vào cảng Cam Ranh hay sẽ tiến hành các cuộc thao dượt Mỹ — Việt trên Biển Đông chắc không phải là những cuộc dạo chơi picnic cuối tuần. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà Trump đề cử tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam bằng một nhân vật kỳ cựu về vấn đề châu Á và rất am tường về Trung Quốc từ những ngày làm phó sứ tại Bắc Kinh.

Cũng hoàn toàn không phải vô tình mà ngày 27/7 vừa qua, Đô đốc Scott Swift tuyên bố sẵn sàng tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân nếu được Tổng thống Trump ra lệnh. Lời tuyên bố của một đô đốc rõ ràng không phải "nói" để mà "chơi", lại càng không phải là một câu chuyện mua vui. Đó chắc chắn phải là một tuyên bố nằm trong chiến lược quân sự có tính toán của Hoa Kỳ.

Từ những diễn biến đã và sẽ xẩy ra tới đây, có thể dự đoán, thời điểm bổ nhiệm Daniel Kritenbrink có nhiều ý nghĩa. Hãy chờ xem những diễn biến tiếp theo!

Lần đầu tiên với quan hệ Hoa Kỳ — Việt Nam, Tổng thống Mỹ ngay trong năm đầu tiên tại nhiệm sẽ đặt chân lên giải đất hình chữ S. Điều đặc biệt nữa là ông và nhiều vị nguyên thủ khác sẽ tới một thành phố biển miền Trung. Từ đầu, đây đã là một chỉ dấu để dự báo 2017 là năm sôi động hơn trong quan hệ Việt — Mỹ, là năm có nhiều ý nghĩa đối với việc khai triển các cam kết của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á — Thái Bình Dương nói chung.

Nguồn: Nhà Đầu tư







__._,_.___

Posted by: TRONG DAN Vo 

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 240 Live stream 19h VN (8h sáng hoa kỳ) mới ...

Wednesday 25 October 2017

CS Bắc Hàn Chết Nếu Chiến Tranh Với Mỹ


 
CS Bắc Hàn Chết Nếu Chiến Tranh Với Mỹ

Vi Anh

Image result for CS Bắc Hàn sẽ từ chết tới bị thương nếu chiến tranh với Mỹ.

So tương quan lực lượng, CS Bắc Hàn sẽ từ chết tới bị thương nếu chiến tranh với Mỹ.

Tổng hợp tin tức đến ngày 17/10/2017, Quân đội Mỹ đã điều động vũ khí hạng nặng, quân binh tinh nhuệ 'bủa vây' CS Bắc Hàn. Nào nhiều chiến hạm, hàng không mẫu hạm, tàu lặn nguyên tử. Nào đủ loại máy bay tiên tiến chiến đấu, ném bom, siêu thanh, tàng hình, trực thăng vào các vị trí xung quanh Triều Tiên.

 Tư lịnh Đệ thất Hạm đội Mỹ cho biết, các tàu khu trục có hoả tiễn dẫn đường hạng Arleigh Burke, USS Stetham, USS Mustin và siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tham gia tập trận hải quân chung với các tàu của Hàn Quốc trong cuộc diễn tập MCSOFEX. Yonhap đưa tin diễn tập giữa hải quân hai nước kéo dài 5 ngày, sẽ kết thúc vào ngày 20/10, ở cả biển Hoàng Hải lẫn biển Nhật Bản. Một đơn vị thuộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng có mặt trên tàu lặn nguyên tử hiện ở bán đảo Triều Tiên. Tàu lặn nguyên tử USS Michigan đã cập cảng Busan (Nam Hàn) hôm 13/10. USS Michigan nặng 18.000 tấn, được trang bị 154 hoả tiễn Tomahawk có thể bắn trúng các mục tiêu ở xa tới 2.300km. USS Michigan, tàu lặn chạy bằng hạt nhân hạng Ohio, là một trong số 18 tàu lặn đang hoạt động trong cấp số của hải quân Mỹ. Tàu này có thể được trang bị 24 hoả tiễn đạn đạo Trident 1 và Trident II, mỗi hoả tiễn Trident I có thể mang 8 đầu đạn nặng 100 kiloton, trong khi hoả tiễn Trident II có thể mang 14 đầu đạn hoặc 8 đầu đạn có sức nổ 475 kiloton. Đầu đạn các hoả tiễn này mang có sức công phá lớn hơn quả bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima, Nhật năm 1945, chỉ gây ra vụ nổ 12-18 kiloton.

Cũng đã có mặt và sẵn sàng chiến đấu là những chiến đấu cơ của Không quân và Hải quân Mỹ. Nào F-15K, FA-18 và A-10 cũng như trực thăng tấn công AH-64E Apache, trực thăng Lynx và AW-159 Wild Cat. Nào máy bay JSTARS để giám sát lực lượng bộ binh và hải quân Triều Tiên, F-22 Raptor, B-1B Lancer, A-10 Thunderbolt II, C-17 Globemaster III, C-130J Hercules, KC-135 Stratotanker, E-3 Sentry, U-2 Dragon Lady và  RQ-4 Global Hawk. Tất cả đã sẵn sàng xuất phát, tác chiến, khi có lịnh hành quân hay tập trận. Theo chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin, mục tiêu của việc khai triển tàu lặn là gây sức ép tột bậc với CS Bắc Hàn, khi trả lời phỏng vấn của Sputnik. Đài RFI của Pháp cho đó là Mỹ thị oai trước CS Bắc Hàn.

Siêu hàng không mẫu hạm, soái hạm USS Ronald Reagan cũng sẽ tới Hàn Quốc, theo tin Chosun Ilbo. Trong quá khứ mỗi khi có sự xuất hiện biệt đoàn hàng không mẫu hạm Mỹ tới gần, là CS Bắc Hàn lo sợ, "nhảy dựng".

Cho đến bây giờ Mỹ là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới, sức mạnh hải quân cũng đáng gờm nhất hành tinh. Xương sống của lực lượng này chính là các biệt đoàn hàng không mẫu hạm.

Mỗi biệt đoàn hàng không mẫu hạm của Mỹ có khoảng 90 máy bay chiến đấu các loại, số máy bay này tương đương với tiềm lực không quân của một quốc gia hạng trung. Ngoài ra còn có hai tàu tuần dương hạm mang hoả tiễn hành trình, ba hoặc bốn tàu khu trục mang hoả tiễn hành trình và phòng không. Một tàu lặn nguyên tử chiến lược có và sẵn sàng sử dụng hoả tiễn đạn đạo nguyên tử hoặc các hoả tiễn hành trình Tomahawk, cuối cùng là các tàu tiếp tế.

Tất cả các tàu tuần dương và khu trục hạm của Mỹ đều có khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện, chúng được đánh giá là những tàu chiến mạnh nhất hành tinh.

Với sức mạnh của biệt đoàn hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, chỉ biệt đoàn này thôi cũng có thể đè bẹp không quân CS Bắc và kìm hãm sức chiến đấu của hải quân CS Bắc Hàn nước này. Vì vậy mỗi lần biên đội tàu sân bay Mỹ đến gần luôn khiến CS Bắc Hàn rất lo sợ bị tấn công.

Còn quân lực của CS Bắc Hàn  nói chung có thể chỉ chống chọi được khoảng 3 tuần lễ thôi. CS Bắc Hàn có 6 triệu quân sẵn sàng tham chiến nhưng một chuyên gia khẳng định Bắc Hàn chỉ có nguồn quân nhu và vũ khí đủ để chiến đấu trong thời gian khoảng 3 tuần. Báo Express (Anh) dẫn nhận định của Giáo sư Bruce Bechtol tại Đại học Angelo State ở Texas (Mỹ) kiêm cựu chuyên gia phân tích hàng đầu về khu vực Bắc Á tại Bộ Quốc Phòng cho biết: Các lực lượng của Bắc Triều Tiên sẽ không còn gì để ăn và chiến đấu sau ba tuần chiến tranh nổ ra.

Theo ông Bechtol, còn cỗ máy chiến tranh của Mỹ sẽ chỉ cập bến bán đảo Triều Tiên khi quân đội Triều Tiên bắt đầu rệu rã do cạn kiệt nhu yếu phẩm. Tổng thống Mỹ Donald Trump có 3 tuần để chuyển xe tăng, đạn pháo và binh sĩ đến khu vực này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu quốc gia này tiếp tục đe dọa Mỹ và các đồng minh. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi xuất hiện trong chương trình của đài CNN ngày 15.10 cho biết, Washington sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên 'cho đến khi quả bom đầu tiên rơi xuống'..  Mới đây kết thúc buổi làm việc, ngày 18/10/2017  Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã họp tại Seoul duy trì cam kết tìm kiếm các giải pháp ngoại giao đối với mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ John Sullivan, được hãng tin AP trích dẫn, cũng nhấn mạnh Hoa Kỳ và hai đồng minh châu Á cũng sẽ chuẩn bị cho «mọi tình huống có thể xảy ra» vì «không lường trước được» động thái của Bình Nhưỡng.

 Từ tổng thống, đến ngoại trưởng và thứ trưởng Mỹ đều tuyên bố nước đôi: ngoại giao và chiến tranh. Ngoại giao để tỏ ra Mỹ hiếu hoà. Chiến tranh để Mỹ tự bảo vệ chánh đáng và bảo vệ nguyên tắc tài giảm vũ khí nguyên tử của Liên hiệp Quốc./.(VA)


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 235 Live stream 19h VN(8h sáng hoa kỳ ) mới ...

Friday 20 October 2017

Anh Quốc : Các tổ chức từ thiện muốn chặn đứng nạn buôn người ngay từ Việt Nam


Anh Quốc : Các tổ chức từ thiện muốn chặn đứng nạn buôn người ngay từ Việt Nam

media
Ảnh minh họa : Một cảnh tại Luân Đôn, Anh Quốc. Ảnh ngày 11/09/2017.REUTERS/Hannah McKay
Các tổ chức từ thiện chống nạn bóc lột nô lệ ở Anh, hôm qua 20/10/2017, cho rằng, công tác đẩy mạnh việc gây quỹ nhằm ngăn chặn nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh làm nô lệ trong các nhà thổ, tiệm sửa móng và các trại trồng cần sa, cần phải ưu tiên những người dễ bị rơi vào tay những kẻ buôn người nhất.
Bà Mimi Vu, giám đốc khối vận động chính sách của Quỹ Vòng Tay Thái Bình (Pacific Links Foundation) tại Việt Nam, khẳng định rằng, « ngăn chặn thực sự là cách duy nhất để tạo nên điều khác biệt ». Theo bà, nhiều nạn nhân bị vướng vào các mạng lưới buôn người bởi họ mơ ước được ra nước ngoài làm việc và mang theo niềm hy vọng của gia đình.
Chính phủ Anh tuần này đã thông qua một khoản tiền trị giá 3 triệu bảng để truy bắt những kẻ buôn người, giúp đỡ các nạn nhân, cũng như giúp những người khác tránh được những cạm bẫy của những mạng lưới buôn người. Đây là một phần trong chiến dịch chống tội phạm của chính phủ Anh đối với những quốc gia thường xuyên có nạn nhân bị đưa sang Anh làm nô lệ, từ Nepal đến Nigeria.
Theo ông Justine Curell, giám đốc điều hành của tổ chức chống nạn bóc lột nô lệ Unseen, chính phủ Anh cần có cách tiếp cận dài hạn đối với những sáng kiến này, và làm việc chặt chẽ với chính quyền và các nhà hoạt động ở các nước sở tại.
Khoản tài trợ này góp phần hiện thực hóa cam kết hồi tháng trước của London về việc tăng khoản tiền hỗ trợ cho các dự án chống nạn bóc lột nô lệ lên 150 triệu bảng, với 33,5 triệu sẽ được dành cho các nước « có nguy cơ cao », trong đó có Việt Nam. Theo ước lượng của chính phủ Anh, có khoảng 13 000 người bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục và lao động như nô lệ tại hộ gia đình. Tuy nhiên, cảnh sát Anh cho rằng, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Thành viên Ủy ban độc lập chống nạn nô lệ, ông Kevin Hyland, tháng trước đã hối thúc chính phủ Anh phát triển chương trình chống nạn buôn người ở Việt Nam, đồng thời thắt chặt việc kiểm soát các tiệm làm móng, vốn nổi tiếng là bóc lột các nạn nhân chủ yếu đến từ Việt Nam.
Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia có số lượng nhiều nhất các nạn nhân của nạn bóc lột nô lệ thời hiện đại ở Anh. Phần lớn các nạn nhân trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Cách đây không lâu, hơn 150 thiếu niên người Việt, từng được giải cứu khỏi tay những kẻ buôn người, đã mất tích hẳn khỏi các nơi tạm trú. Rất nhiều em có thể đã bị bắt trở lại làm nô lệ.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 20/10/2017 Live stream 19h VN (8h sáng ho...

Monday 16 October 2017

Venezuela: Hàng không tháo chạy, chính phủ hết giấy, mực in hộ chiếu

----- Forwarded Message -----
From: Hoa Nguyen
To: @ <undefined>
Sent: Saturday, October 14, 2017, 8:24:52 PM CDT
Subject: Fwd: FW: TIN TUC VENEZUELA



 Nhìn mặt tên nầy ĐẦN  theo CS là phải rồi ,Nhân dân khổ theo


Thứ bảy, 14/10/2017 + 712,200 lượt xem
Đồng tiền mất giá, rủi ro quá lớn so với tiềm năng lợi nhuận, hầu hết các hãng hàng không quốc tế đã rút khỏi Venezuela, khiến đất nước này dần rơi vào thế cô lập. Nhiều người bị mắc kẹt lại trong chính đất nước của họ, không thể đi nước ngoài do chưa có hộ chiếu hay hộ chiếu đã hết hạn mà chưa được thay vì chính phủ hết giấy in và mực.
Tổng thống Venezuela Micolas Maduro (Ảnh: kremlin.ru)

Không còn đủ giấy và mực để in mới hộ chiếu

Mới đây, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ký một sắc lệnh khẩn cấp để gia hạn hiệu lực thêm hai năm cho các Hộ chiếu hết hạn của người dân, nguyên nhân được cho là vì chính phủ đã cạn giấy và mực để in mới hộ chiếu.
Ít nhất một triệu người Venezuela đã phải chờ đợi hàng tháng trời để xin cấp mới hộ chiếu, và không thể đi nước ngoài công tác hoặc du lịch.
Nhu cầu về hộ chiếu đã gia tăng ở mức cao kỷ lục tại đất nước này khi người dân tìm cách tháo chạy khỏi cuộc khủng hoảng chính trị và suy thoái sâu ở đây.
Khi giá dầu thế giới sụt giảm vào năm 2015, Venezuela không có đủ tiền để nhập khẩu các mặt hàng cơ bản như thực phẩm và dược phẩm, gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng và làm khuấy động sự giận dữ của người dân đối với Tổng thống Maduro. Tỷ lệ lạm phát hiện tại ở Venezuela là khoảng 700 phần trăm.
Thêm vào đó là sự gia tăng mạnh mẽ của tội phạm bạo lực, đặc biệt ở thủ đô Caracas, đã liên tục gây ra tình trạng mất điện cũng như những cuộc biểu tình đẫm máu chống lại chính phủ. Đã có thương vong ở cả hai phe của các cuộc biểu tình và có nhiều cáo buộc từ cộng đồng quốc tế về việc lạm dụng nhân quyền cũng như áp bức chính trị.
Nhiều người dân cho rằng sự chậm trễ thay thế hộ chiếu là bởi vì chính phủ ông Maduro đang cố gắng để hạn chế người dân rời khỏi quốc gia đang ngày càng bị cô lập này.

Các hãng hàng không ồ ạt tháo chạy

Hãng hàng không của Argentina đã vừa rút khỏi Venezuela (Ảnh: Wikipedia)

Ngày 9/10, hãng hàng không Argentina (Argentine Airlines) vừa trở thành hãng mới nhất ngừng các chuyến bay tới Thủ đô Venezuela – Caracas vì lo ngại tình hình bất ổn và khả năng sụp đổ kinh tế tại quốc gia Nam Mỹ này, theo tin từ BBC.
Trong giai đoạn 2014-2015, các hãng hàng không: Air Canada, Aeromexico, Alitalia, LAN từ Chile, TAM và Gol của Brasil, Tiara từ Aruba bắt đầu hạn chế dịch vụ. Năm ngoái, hãng hàng không Dynamic từ Mỹ và Lufthansa của Đức cũng tháo chạy khỏi Venezuela. Và từ đầu năm 2017 đến nay, đã có thêm Avianca, Delta và United rút khỏi Venezuela để tránh rủi ro.
Theo ông Peter Cerdá, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), lưu lượng giao thông tại Venezuela đã giảm khoảng 75% trong 4 năm qua: “Tình hình hiện nay vô cùng khó khăn, hầu hết các thành viên trong IATA đều đã rời Venezuela. Chỉ có 6-7 hãng hàng không vẫn còn hoạt động với tần suất thấp”.
“Venezuela dần dần đứt kết nối so với phần còn lại của thế giới, hơn hết là ngành Hàng không và chúng tôi chưa nhìn thấy bất cứ giải pháp nào với Venezuela trong thời gian ngắn”, ông Cerdá nói.
Venezuela đang dần bị cô lập với thế giới theo đúng nghĩa đen. Ngoài vấn đề lợi nhuận, một số lý do khác khiến các hãng hàng không phải dừng dịch vụ và rời khỏi Venezuela là rủi ro nhân viên có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng, trộm cắp hành lý, tình hình bảo trì đường băng yếu kém, và chất lượng nhiên liệu máy bay thấp.
Hiện nay, Venezuela đang đối mặt với sự phân cực sâu sắc với một bên với sự hỗ trợ của quốc tế và một bên với sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela. Vào tháng 7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela. Các chuyên gia nói rằng khả năng vỡ nợ sẽ tăng lên đáng kể nếu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài rộng rãi.
Tuệ Minh


Khai Dân Trí - Lisa Phạm Live stream ngày 16/10/2017 19h VN (8h sáng ho...

Thursday 12 October 2017

Khi Mỹ vẽ lại lịch sử cuộc chiến VN



Khi Mỹ vẽ lại lịch sử cuộc chiến VN
Lữ Giang
Trong bài “Tất cả chính trị đều là ‘thực tế’ được giàn dựng”, cựu Dân biểu Robert Linlithgow đã viết: “Chính trị được giàn dựng. Nó không phải là thực tế.” (Politics is staged. It’s not reality). Quả đúng như vậy. Nhìn lại đống tài liệu về cuộc chiến Việt Nam từ 1954 đến 1975 dày khoảng 150.000 trang đã được Mỹ giải mã, chúng ta thấy các biến cố quan trọng đều do Mỹ giàn dựng rất công phu, từ việc lèo lái chính phủ Ngô Đình Diệm đi theo đường lối của Mỹ đến vụ giết hai tổng thống Ngô Đình Diệm và John Kennedy để đổ quân vào Việt Nam, thực hiệc mục tiêu của cuộc chiến rồi bỏ rơi Miền Nam… đều đã được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác.
Averell Harriman (phải), kẻ ra lệnh giết ông Diệm và ông Nhu 
Mặc dầu đống tài liệu được giải mã cao ngất còn nằm sờ sờ trước mắt, tứ 1975 đến nay, Mỹ đã cho giàn dựng lại cuộc chiến Việt Nam với nhiều tình tiết rất khác xa với thực tế và sử liệu đã được công bố, để phục vụ cho các chính sách và mục tiêu từng giai đoạn của Mỹ.
NHỮNG NỖ LỰC ĐÁNG BUỒN
Có 4 bộ phim giàn dựng lại cuộc chiến VN đã được người Việt hải ngoại quan tâm và phản đối vì cho rằng không trung thực.
Bộ thứ nhất: “Vietnam The Ten Thousand Day War” (Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày) của Michael Maclear phổ biến 1980. Trọn bộ 13 tập.
Bộ thứ hai: “Vietnam: A Television History” (Việt Nam: một Lịch sử Truyền hình) gồm 13 tập do hãng WGBH-TV (thuộc PBS) ở Boston phổ biến năm 1983.
Bộ thứ ba: “Last days in Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) do đạo diễn Rory Kennedy thực hiện và phổ biến năm 2014.
Bộ thứ tư: “The Vietnam War” (Cuộc chiến Việt Nam) gồm 10 tập, do hai nhà đạo diễn Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện, PBS mới phổ biến.
Bộ thứ tư này quan trọng nhất, được mấy chục tổ chức tài chánh và truyền hình Mỹ tài trợ, đứng đầu là BANK OF AMERICA, Corporation for Public Broadcasting (CPB), The Public Broadcasting Service (PBS), The Park Foundation, The Arthur Vining Davis Foundations… Đạo diễn Ken Burns khoe đã phỏng vấn gần 80 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, người thắng và người bại trong cuộc chiến. Ông nói: Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam. Và chúng ta vẫn còn tranh luận vì sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như thế này không.”
Như chúng tôi đã nói, những thông tin được thu lợm kiểu này chỉ có thể được dùng để nói lên cách nhìn của một số cá nhân về cuộc chiến hay đưa tới những kết luận mà người phỏng vấn muốn, chứ không thể dùng làm sử liệu được, vì việc chọn người được phỏng vấn nhiều khi thiếu khách quan, những điều họ biết nhiều khi chỉ là một phần nhỏ của vấn đề và cảm tính thường xen lấn vào…
Ngoài dùng phim ảnh, Mỹ còn tổ chức các cuộc hội thảo để vẽ lại cuộc chiến Việt Nam.
Trong ba ngày 26, 27 và 28.4.2016, “Hội Nghị Thượng Đỉnh về Chiến Tranh Việt Nam” (Vietnam War Summit) đã được Hoa Kỳ tổ chức tại Thư Viện LBJ, Austin, Texas, để vẽ lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam và đưa chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào thay chỗ của VNCH trước 1975. Nhân vật chính trong hội nghị là cựu Ngoại Trưởng Kissinger đã tuyên bố: “Không có ai muốn chiến tranh, không có ai muốn leo thang chiến tranh. Họ đều muốn hòa bình. Nhưng câu hỏi là, “Trong những điều kiện nào bạn có thể làm điều đó?”. Theo ông, thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt!
KHÓ GỠ THÌ TÌM CÁCH ĐẠP XUỐNG
Khi vẽ lại chiến tranh Việt Nam để biến đen thành trắng và trắng thành đen, điều mà Mỹ gặp khó khăn nhất là việc lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong cuốn hồi ký mang tên “The memoirs of Richard Nixon”, Tổng Tống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông đã gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm như sau:
Tôi không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.” Ông ta lắc đầu và kết luận: “Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.”
Đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Để làm giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của biến cố tai hại này. khi vẽ lại lịch sử, Mỹ gần như không muốn nói về những gì đã xảy ra dưới thời Đệ I VNCH, chỉ đưa ra vài lời “chúc dữ” ông Diệm với ẩn ý giải thích tại sao Mỹ phải lật đổ và giết ông ta. Trong bộ phim “Vietnam: A Television History”, Mỹ đặt tên tập 3 là “America's Mandarin (1954–1963)" (Vị Quan lại của Hoa Kỳ) trong đó mô tả ông Diệm đã áp dụng chế độ gia đình trị, nên Việt Cộng nổi lên chống Diệm và trở thành một sự đe dọa nghiêm trọng khiến Mỹ phải đưa quân vào để cứu Miền Nam. Trong bộ “The Vietnam War” Mỹ lại cho rằng ông Diệm "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"…
Tuy nhiên, mặc dầu đã lấp liếm và đạp Đệ I VNCH xuống như vậy, hiện nay không một nước nào ở Đông Nam Á chịu đi theo Mỹ như VNCH trước đây, một số đứng hẳn về phía Trung Quốc và một số bắt cá hai tay. Để ngăn chận Việt Nam đứng hẵn về phía Trung Quốc, Mỹ phải ký tuyên bố “đối tác toàn diện” với Việt Nam và đang vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để tiến tới “hòa giả hòa hợp
Để làm sáng tỏ lịch sử trong giai đoạn này, trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ căn cứ vào sử liệu do Mỹ công bố, trình bày khái lược những thủ đoạn Mỹ đã xử dụng khi xây dựng rồi phá sập chế dộ Đệ I VNCH để tạo lý do đổ quân vào Việt Nam, thực hiện cuộc chiến mà Mỹ muốn.
CHUYỆN ‘KHI ĐỒNG MINH NHẢY VÀO”
Cầm cuốn “Khi Đồng Minh nhảy vào” của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tôi mở ra và tìm ngay có Nghị quyết số NSC 5429/2 ngày 20.8.1954 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ hay không.
Ông Diệm mới chấp chánh ngày 7.7.1954 thì ngày 20.8.1954, tức chỉ 43 ngày sau, HĐANQGHK đã họp và ban hành nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung Tá Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm làm. Ông Diệm và ông Nhu không hay biết gì cả. Nghị quyết này được in trong bộ Foreign Relations of the United States (FRUS), 1952–1954, East Asia and the Pacific, Vol. XII, Part 1. p. 769 – 976.
Image result for Pictures of General Lansdale
Đại tá Lansdale được phái đển giúp ông Diệm
Tôi rất mừng khi thấy sách Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng có nghị quyết đó đăng ở trang 198 – 200. Nhưng tôi thất vọng khi thấy Tiến Sĩ Hưng chỉ tóm lược phần phân tích và nhận định của nghị quyết mà thôi, còn phần các kế hoạch hành động cụ thể không được nói đến. Có lẽ Tiến Sĩ Hưng chưa đọc hết các tài liệu liên quan, nên không biết kế hoạch đó nằm trong phần Phụ đính, không in trong bộ FRUS 1952 – 1954, mà in trong The Pentagon Papers!
Về phương diện chính trị, kế hoạch này đã ấn định như sau:
Chính trị: Pháp phải trao trả độc lập hoàn toàn (gồm cả quyền rút lui khỏi Liên Hiệp Pháp) cho Nam Việt Nam và và yểm trợ một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government). Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai). Sự hợp tác và hỗ trợ của Pháp cho những chính sách này là cần thiết; duy trì FEC (French Expeditionary Corps - Quân Đội Viễn Chính Pháp), là chủ yếu đối với an ninh Nam Việt Nam.”
(Gravel Edition, The Pentagon Papers, Volume I, Beacon Press, Boston, 1971, p. 204)
Chỉ với những câu viết vắn gọn như vậy, khi được triển khai, nó trở thành những biến cố lớn. Đọc các sử liệu tiếp theo, chúng ta sẽ hiểu tại sao ông Diệm phải truất phế Bảo Đại đến hai lần, việc dẹp tan các giáo phái, thống nhất quân đội và hình thành một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) bằng cách tiến tới một chế độ độc đảng gióng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan.
Tướng Lansdale đã tranh luận rất gay gắt với ông Frederick Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH (1955 – 1957) lúc đó về việc thành lập Đảng Cần Lao. Nhưng Đại sứ Reinhardt bảo: “Vì ông Diệm nay là Tổng Thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông”. Tướng Lansdale cho biết thêm: Ông Reinhardt nói với tôi một cách cương quyết rằng quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được ấn định và tôi phải hướng các hành động của tôi theo nó.”  Trong bản phúc trình 17.1.1961 Tướng Lansdale nói rõ: “Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô, “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea; it "was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the country of communists).
Tuy nhiên, khi Mỹ muốn đem quân vào Việt Nam để thực hiện mục tiêu mà Mỹ muốn, ông Diệm không đồng ý, Mỹ liền đảo ngược kế hoach lại.
KHI MỸ QUYẾT PHÁ SẬP ĐỆ I VNCH
Ngày 14.3.1957, ông Elbridge Durbrow được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại VNCH thay thế Đại sứ G. Frederick Reinhardt. Kế hoạch phá sập chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu.
Image result for Pictures of Elbridge Durbrow, ambassador
Đại sứ Durbrow được phái đến để phá sập Đệ I VNCH
Nếu khởi đầu Mỹ muốn ông Diệm hình thành tại miền Nam một chế độ gióng các chế độ chuyên chế của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, của Park Chung Hee ở Nam Hàn, của Sukarno và Suharto ở Nam Đương hay của Lý Quang Diệu ở Singapore... để loại bỏ cộng sản khỏi đất nước (to rid the country of communists), thì nay Đại sứ Durbrow yêu cầu ông Diệm thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản”. Tướng Lansdale đã phản đối vì cho ràng việc thay đổi nhanh như thế sẽ làm Miền Nam trở thành bất ổn.
Năm 1960 Đại Sứ Durbrow đã yểm trợ thành lập Khối Tự Do Tiến Bộ, thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng Khối, để vận động thay thế ông Diệm. Tướng Lansdale đã viết giác thư đề ngày 20.9.1960 phân tích những sai lầm của Đại Sứ Durbrow. Nhưng Washington im lặng.
Một cuộc đảo chánh đã xảy ra ngày 11.11.1960, có nhiều thành phần của nhóm Caravelle tham dự. Cuộc đảo chánh thất bại. Hôm 4.12.1960 Đại Sứ Durbrow đã phải cho Luật sư Hoàng Cơ Thụy ngồi co gối trong thùng ngoại giao (valise diplomatique) để đưa ra khỏi Việt Nam.
Vì Đại Sứ Durbrow có nhiều bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm và tai tiếng trong vụ đảo chánh ngày 11.11.1960, ngày 15.3.1961 Tổng Thống Kennedy đã quyết định cử ông Federick E. Nolting làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế Durbrow. Nhưng ngày 17.8.1963 Bộ Ngoại Giao đã cử ông Henry Cabot Lodge đến làm đại sứ tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết Tổng Thống Diệm.
MỞ ĐƯỜNG CHO BẮC VIỆT XÂM NHẬP VÀO MIỀN NAM
Từ ngày 12 đến 22.1.1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã họp Hội nghị lần thứ 15 tại Hà Nội dưa ra nghị quyết “giải phóng miền Nam”. Tháng 5 năm 1959, Hà Nội quyết định mở con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào để xâm nhập vào Miền Nam, lấy tên là Đường 559, thường được gọi là đường Hồ Chí Minh.
Muốn đi vào Nam, bộ đội Bắc Việt phải từ Quảng Bình theo quốc lộ 12 đi qua Lào bằng đèo Mụ Giạ rồi tiến vào Nam. Cái trở ngại lớn mà Cộng quân gặp phải là con đường số 9 nối liền Đồng Hà với tỉnh Savannakhet, nơi có quân đội VNCH tuần phòng thường xuyên. Cộng quân phải lập mật khu 601 gần Tchépone, nằm cách biên giới Việt – Lào khoảng 40 cây số để làm nơi trú quân. Từ đó Cộng quân vượt qua đường số 9 rồi đi lên cao nguyên Boloven để xuống ngã ba Tam Biên.
Chính phủ Ngô Đình Diệm đã ký hiệp ước với Lào cho Quân Lực VNCH đóng chốt ở Tchépone và Mường Phín, đồng thời giao cho Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Phó Giám Đốc Sở Liên Lạc, mở các cuộc hành quân trên đất Lào để ngăn chận Cộng quân xâm nhập vào miền Nam. Số quân VNCH đóng chốt và hành quân ở Lào có lúc lên đến khoảng 170.000 người. Cộng quân khó xâm nhập được.
Đùng một cái, ngày 25.1.1963, Tổng Thống Kennedy tuyên bố ông muốn biến Lào thànhmột nước độc lập, hòa bình và không liên kết”. Averell Harriman, Thứ Tưởng Ngoại Giao về Vấn Đề Chính Trị, được coi là người có quyền hành nhất lúc đó tại Tòa Bạch Ốc, cho rằng phải trung lập hóa Lào để ngăn chận Cộng quân dùng đất Lào xâm nhập vào Miền Nam. Ngày 16.5.1961, một Hội Nghị Quốc Tế Giải Quyết Vấn Đề Lào được triệu tập tại Genève. Chính phủ Ngô Đình Diệm phản đối rất mạnh, nhưng Harriman cứ tiến tới. Ngày 23.7.1962, Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào đã được ký kết, 666 cố vấn Mỹ và toàn bộ quân đội của VNCH phải rút khỏi Lào. Bắc Việt cũng cam kết như thế. Nhưng thực tế không như Harriman tuyên bố. Theo báo cáo của CIA, sau khi Lào tuyên bố trung lập, khoảng 7000 bộ đội Bắc Việt chẳng những không chịu rút khỏi Lào mà còn bành trướng thêm.
Image result for pictures of henry cabot lodge
Henry Cabot Lodge, kẻ thi hành lệnh đảo chánh, giết ông Diệm và ông Nhu
Nhiều người tin rằng Harriman đã mở đường cho Bắc Việt tràn vào Miền Nam rồi viện vào lý do đó tuyên bố phải đổ quân vào để “cứu Miền Nam”!
LỊCH SỬ VẪN LÀ LỊCH SỬ…
Trên đây là những nét đại cương về tình hình Miền Nam dưới thời Đệ I VNCH được tìm thấy trong sử liệu của Mỹ, nhưng khi vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để phục vụ mục tiêu mới, Mỹ đã tìm cách bôi bác để che dấu sự thật.
Robert F. Turner, Giáo sư Luật tại Đại học Virginia và cũng là một học giả nổi tiếng về chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, đã từng nhận định rằng đa số những gì về chiến tranh Việt Nam đang được giảng dạy tại các trường trung học và đại học ở Mỹ lại gần với thần thoại hơn là lịch sử.
Nhưng Đức Dalai Latma đã nói: “History is history. And my statement will not change past history”. Lịch sử là lịch sử. Và lời tuyên bố của tôi không thay đổi được lịch sử đã qua.
Ngày 12.10.2017
Lữ Giang

Virus-free. www.avast.com










__._,_.___

Posted by: Lu Giang

Featured post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List