----- Forwarded Message -----
From: Bien Nguyen <
To:
Sent: Sunday, October 29, 2017 5:19 PM
Subject: Fwd: Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào lúc này?
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào
lúc này?
---------- Forwarded message ----------
From:
Date: 2017-10-29 16:51 GMT-07:00
Subject: Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào lúc này?
To:
From:
Date: 2017-10-29 16:51 GMT-07:00
Subject: Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Tại sao Tổng thống Mỹ thay đại sứ vào lúc này?
To:
On Sunday, October 29, 2017 12:40 PM,
Những điều chưa
biết về Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
©
AFP 2017/ Fred Dufour
Thượng viện Mỹ ngày
26/10 đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Daniel Kritenbrink làm Đại sứ đặc mệnh
toàn quyền của Mỹ tại Việt Nam theo đề cử của Tổng thống Donald Trump.
© ẢNH: DÂN TRÍ
Theo Omaha World Herald, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông
qua việc bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kritenbrink làm Đại sứ mới tại Việt Nam hôm
26/10. Trước đó, Tổng thống Donald Trump hồi tháng 7 đã đề cử ông Kritenbrink
vào vị trí này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Thượng
nghị sĩ bang Nebraska Ben Sasse đã gửi lời cảm ơn tân Đại sứ Daniel Kritenbrink
vì những đóng góp của ông trong thời gian qua.
"Mỹ cần một vị đại sứ tại Việt
Nam — người có thể đảm bảo các thỏa thuận thương mại và dẫn đầu các đối
thoại ngoại giao của chúng ta. Ông Daniel Kritenbrink có thể làm được cả hai
nhiệm vụ trên", Thượng nghị sĩ Ben Sasse nói.
Ông Kritenbrink, 49 tuổi, hiện là cố
vấn cấp cao, chuyên phụ trách về chính sách với Triều Tiên, tại Bộ Ngoại giao
Mỹ. Ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Nebraska và nhận bằng thạc sĩ Đại học
Virginia. Ông có thể sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc và
tiếng Nhật Bản.
Bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm
1994, ông Kritenbrink là một trong những nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ với bề
dày kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới châu Á. Ông từng công
tác tại phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Nhật Bản, Kuwait, Trung Quốc.
© REUTERS/ JONATHAN ERNST
Ông Kritenbrink từng được bổ nhiệm
làm Giám đốc Văn phòng phụ trách các vấn đề Mông Cổ và Trung Quốc thuộc Bộ
Ngoại giao Mỹ. Trước đó, ông là Tham tán chính trị tại Đại sứ quán Mỹ ở Trung
Quốc và từng giữ chức Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.
Ông Kritenbrink từng dành 10 năm công
tác tại Trung Quốc, trong đó có 2 năm làm phó đại sứ ở Bắc Kinh. Trong hơn 10
năm trở lại đây, ông dành phần lớn thời gian đảm trách các vị trí liên quan tới
hoạt động đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc.
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từng là
trợ lý đắc lực cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và là nhân vật đóng vai trò
quan trọng trong chuyến công du của ông Obama tới Việt Nam hồi năm ngoái.
Ông Kritenbrink gặp vợ, bà Nami, tại
Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo vào năm 1995 khi cả hai đều đang đảm nhận những công
việc đầu tiên tại đại sứ quán. Họ kết hôn năm 1996 và có 2 con.
Theo: Omaha World Herald, Dân Trí
Tại sao Tổng thống
Mỹ lại quyết thay đại sứ ở Việt Nam vào lúc này?
©
Ảnh: Screenshot/Youtube
19:09 01.08.2017URL
rút ngắn
1121810
Bề ngoài, việc thay
thế đại sứ Mỹ vào lúc này là hoàn toàn “đúng quy trình”. Sau gần ba năm công
tác ở Hà Nội (từ tháng 11/2014), nay là lúc Ted sắp kết thúc nhiệm kỳ, Daniel
sẽ thế chân. Một thủ tục thường lệ (routine procedure) trong ngoại giao. Nhưng nhìn
kỹ, mọi chuyện không hẳn như vậy!
© AFP 2017/ FRED DUFOUR
Nguồn tin từ Nhà Trắng xác nhận
Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm một đại sứ mới ở Việt Nam, đó là nhà ngoại
giao kỳ cựu Daniel Kritenbrink.
Ông Daniel Kritenbrink được đánh giá
là nhà ngoại giao chuyên nghiệp có bề dày kinh nghiệm về các vấn đề châu Á, là
cố vấn cao cấp trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) liên quan đến chính sách
đối với Bắc Triều Tiên.
Cuộc gặp "bề thế"
26/7 cũng là ngày diễn ra cuộc gặp bề
thế giữa đại sứ sắp hết nhiệm kỳ Ted Osius với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân
Lịch. Nói "bề thế" là nhìn qua bức ảnh. Còn về nội dung, theo tờ Quân
đội Nhân dân, đại sứ Osius và Đại tướng Lịch bàn về những biện pháp nhằm tăng
cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần Bản ghi nhớ về Thúc đẩy
Hợp tác Quốc phòng song phương ký năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan
hệ quốc phòng năm 2015.
Như vậy, cuộc gặp 26/7 chưa phải là
lúc để đại sứ Osius đương nhiệm nói lời chia tay. Kritenbrink còn phải chờ được
Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận. Chính Đại sứ Osius ngay ngày hôm sau cũng đã
viết trên Facebook:
"Hôm qua (26/7), tôi đã gặp Bộ
trưởng Quốc phòng, Tướng Ngô Xuân Lịch, để trao đổi về cách thức chúng ta có
thể tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam và mở rộng hợp tác
về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa, di sản chiến tranh, an ninh hàng hải
và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".
Tuy nhiên, cả báo chí Việt Nam lẫn
tòa đại sứ Hoa Kỳ đều không hề tiết lộ, cuộc tiếp xúc chính thức ngày 26/7 nói
trên có bàn gì đến điều mà truyền thông trong nước đã đề cập, rằng Bộ Ngoại
giao Việt Nam khẳng định quyền hoạt động dầu khí ở Biển Đông và đề nghị các bên
tôn trọng quyền hợp pháp của Việt Nam.
"Hoạt động dầu khí của Việt Nam
diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)", người Phát ngôn Bộ Ngoại giao
Lê Thị Thu Hằng hôm 28/7 nêu rõ.
Bà Thu Hằng đưa ra tuyên bố này khi
trả lời một câu hỏi của phóng viên về những thông tin gần đây liên quan đến
hoạt động dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông...
"Việt Nam đề nghị các bên liên
quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ
lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển
Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thu Hằng nhấn mạnh.
"Tại sao Daniel Kritenbrink?"
Vâng, tiểu tít nói trên có thể liên
tưởng tới cuốn "Tại sao Việt Nam?" của Robert McNamara. Nhưng ở đây
chỉ mang tính hàm ý về thời điểm và bối cảnh của việc nhà ngoại giao Daniel
Kritenbrink, Giám đốc chuyên trách các vấn đề châu Á, Cố vấn cấp cao về Á châu từ
NSC, vừa được bổ nhiệm để thay thế Ted Osius.
© ẢNH: US EMBASSY
Nhìn qua bên ngoài, việc bổ nhiệm này
là hoàn toàn "đúng quy trình". Sau gần ba năm làm đại sứ ở Việt Nam
(từ tháng 11/2014), đến nay Ted sắp hết hạn, Daniel sẽ thế chân. Đấy là một thủ
tục thường lệ (routine procedure) trong ngoại giao.
Nhưng nhìn kỹ, mọi chuyện không hẳn
như vậy!
Chỉ còn đúng một "quý" nữa
sẽ xẩy ra sự kiện cao điểm trong năm APEC của Việt Nam. Căn cứ vào đồng hồ đếm
ngược đón Hội nghị Cấp cao APEC 2017, trước ngày 6/11, chuyên cơ của Tổng thống
cực kỳ khó đoán định Donald Trump sẽ lăn bánh tại sân bay Đà Nẵng, một cái tên
đầy biểu tượng trong quan hệ Việt — Mỹ. Từ nay đến đấy, các nhà ngoại giao
và các quan chức trong chính quyền, từ cả hai phía, sẽ còn "long tóc
gáy" để chuẩn bị cho sự kiện nổi bật nhất của năm.
Lần đầu tiên với quan hệ Hoa
Kỳ — Việt Nam, một Tổng thống Mỹ ngay trong năm đầu tiên tại nhiệm sẽ đặt
chân lên giải đất hình chữ S. Điều đặc biệt hơn nữa là ông và nhiều vị nguyên
thủ khác từ khắp các châu lục sẽ tới một thành phố biển miền Trung.
Từ khi Tổng thống Trump tuyên bố công
khai sẽ sang Việt Nam dự Cấp cao APEC cuối năm, đấy là chỉ dấu quan trọng dự
báo 2017 là năm sôi động hơn trong quan hệ Việt — Mỹ, là năm có nhiều ý
nghĩa đối với việc khai triển các cam kết của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á nói riêng
và châu Á — Thái Bình Dương nói chung.
49 tuổi. Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa
học Chính trị từ Đại học Nebraska (Mỹ), thông thạo tiếng Hoa và tiếng Nhật, ông
Daniel Kritenbrink bước vào lãnh vực ngoại giao năm 1994, từng đảm nhiệm chức
vụ phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh trước đây. Hiện nay ông có hàm Tham tán Công sứ.
© REUTERS/ CARLOS BARRIA
Tổng thống Mỹ Barack
Obama sau bữa trưa tại một nhà hàng ở Hà Nội
Năm 2016, ông là một trong những nhân
vật chủ chốt sắp xếp chuyến công du Việt Nam cho tổng thống Barack Obama. Dư
luận từ một số giới ở Việt Nam cho rằng, Daniel Ktritenbrink sẽ có đất thi thố
tài năng.
Các đại sứ đến rồi đi nhưng mối quan
hệ hai nước thì còn đấy và nó luôn cần được đặt vào tay những chuyên gia thượng
thặng.
Không "nói" để mà "chơi"
Người Mỹ làm việc thường theo một
chiến lược lâu dài và luôn có mục đích rõ ràng. Việc Hoa Kỳ thỏa thuận với Việt
Nam đưa hàng không mẫu hạm vào cảng Cam Ranh hay sẽ tiến hành các cuộc thao
dượt Mỹ — Việt trên Biển Đông chắc không phải là những cuộc dạo chơi picnic
cuối tuần. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà Trump đề cử tân đại sứ Mỹ tại
Việt Nam bằng một nhân vật kỳ cựu về vấn đề châu Á và rất am tường về Trung
Quốc từ những ngày làm phó sứ tại Bắc Kinh.
Cũng hoàn toàn không phải vô tình mà
ngày 27/7 vừa qua, Đô đốc Scott Swift tuyên bố sẵn sàng tấn công Trung Quốc
bằng vũ khí hạt nhân nếu được Tổng thống Trump ra lệnh. Lời tuyên bố của một đô
đốc rõ ràng không phải "nói" để mà "chơi", lại càng không
phải là một câu chuyện mua vui. Đó chắc chắn phải là một tuyên bố nằm trong
chiến lược quân sự có tính toán của Hoa Kỳ.
Từ những diễn biến đã và sẽ xẩy ra
tới đây, có thể dự đoán, thời điểm bổ nhiệm Daniel Kritenbrink có nhiều ý
nghĩa. Hãy chờ xem những diễn biến tiếp theo!
Lần đầu tiên với quan hệ Hoa
Kỳ — Việt Nam, Tổng thống Mỹ ngay trong năm đầu tiên tại nhiệm sẽ đặt chân
lên giải đất hình chữ S. Điều đặc biệt nữa là ông và nhiều vị nguyên thủ khác
sẽ tới một thành phố biển miền Trung. Từ đầu, đây đã là một chỉ dấu để dự báo 2017
là năm sôi động hơn trong quan hệ Việt — Mỹ, là năm có nhiều ý nghĩa đối
với việc khai triển các cam kết của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á nói riêng và châu
Á — Thái Bình Dương nói chung.
Nguồn: Nhà Đầu tư
__._,_.___
No comments:
Post a Comment