zz

br /> br /> /> br /> ----

Thursday 25 August 2016

TRIỀU ĐẠI CỘNG SÃN ĐÃ ĐẾN THỜI MẠT VẬN . SẮP CÁO CHUNG RỒI, ĐỪNG GẮNG SỨC LÀM GÌ .


On Tuesday, 16 August 2016, 20:31, phung huynh <> wrote:



TRIỀU ĐẠI CỘNG SÃN ĐÃ ĐẾN THỜI MẠT VẬN .  SẮP CÁO CHUNG RỒI, ĐỪNG  GẮNG SỨC LÀM GÌ .

Hơn 30 ngàn giáo dân biểu tình đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’

August 15, 2016
bieutinh-nghean-FB-DungMai-081516Khoảng 30,000 giáo dân giáo phận Vinh biểu tình vì môi trường hôm Thứ Hai 15/8/2016. (Hình: FB Dũng Mai)
XÃ ĐOÀI (NV) –  Khoảng hơn 30,000 giáo dân giáo phận Vinh đã biểu tình tuần hành trước khi tham dự thánh lễ đòi nhà cầm quyền Hà Nội đóng cửa nhà máy gang thép Formosa để bảo vệ môi trường sống cho con người.
Cuộc biểu tình đã diễn ra hôm Thứ Hai 15/8/2016 thay vì vào ngày Chủ Nhật hay cuối tuần như những lần biểu tình trước đây sau khi thảm họa biển miền Trung bị đầu độc từ nước thải của nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Tin tức, hình ảnh và video clip về cuộc biểu tình hôm Thứ Hai ở Xã Đoài, nhà thờ chính tòa của giáo phận Vinh, được phổ biến nhanh chóng trên các trang facebook cá nhân cũng như trên trang mạng Tin Mừng cho Người Nghèo (GnsP).
Giáo dân từ các giáo xứ trong gió phận đã đi nhiều cây số “hành hương về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài để tham dự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – Quan Thầy Giáo Phận Vinh và cùng hiệp thông cầu nguyện cho môi trường môi sinh, cho Ngư dân Miền Trung và cho Quê Hương Đất Nước”. Facebooker Đậu Văn Dương kể lại trên trang Facebook cá nhân.
bieutinh-nghean-FB-HungTran-081516Giáo dân biểu tình với các biểu nghữ như “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Ai tiếp tay Formosa giết môi trường?”
Người ta đọc thấy nội dung của các biểu ngữ, băng-rôn như “Forrmosa cút khỏi Việt Nam”, “VTV phải xin lỗi Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp”, “MẸ Địa Phận Vinh ơi ! Formosa đang hủy diệt con cái Mẹ”, “Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam khởi tố Formosa” , “Huỷ hoại môi trường là huỷ hoại cuộc sống”, “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa”, “Formosa nhận lỗi, chính phủ Việt Nam Nhận Tiền, còn Nhân dân nhận thảm hoạ,’…
Hình ảnh và video clips đưa lên mạng cho thấy giáo dân cùng các linh mục, tu sĩ đã đi tuần hành từ các giáo xứ của mình “hô vang các khẩu hiệu bảo vệ con dân nước Việt và tiến về phía nhà thờ” chính tòa của giáo phận Vinh tại Xã Đoài (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An).
Hôm Chủ Nhật tuần trước (7/8/2015) chỉ có khoảng 5 ngàn giáo dân thuộc một số giáo xứ như Song Ngọc, Phú Yên và Mành Sơn biểu tình đòi đóng cửa Formosa và kêu gọi bảo vệ môi trường sống. Những cuối tuần trước đó kể từ khi có biến cố biển đầu độc cá chết dạt trắng bờ biển, các giáo xứ khác cũng đã luân phiên nhau biểu tình.
Theo sự tường thuật của trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo, trong bài giảng thánh lễ Đại trào, Giám mục giáo phận Vinh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi cộng đoàn dân Chúa “Hơn bao giờ hết, chúng ta phải tha thiết xin Đức Maria giúp chúng ta giữ vững căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai nhất quyết bảo vệ môi trường, đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển, cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác. Xin Đức Maria cho chúng ta can đảm thực hiện quyền công dân được Hiếp pháp VN và các Công ước Quốc tế quy định, thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong việc điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng.”
bieutinh-chaxu-FB-HungTran-081516Một linh mục đồng hành cùng giáo dân trong cuộc tuần hành vì môi trường tại giáo phận Vinh ngày 15/8/2016. (Hình: FB Hùng Trần)
Cho tới nay, hàng trăm ngàn gia đình người dân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng mọi mặt từ thảm họa xả chất thải độc hại từ nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh. Nhà cầm quyền CSVN mới chỉ cấp phát cho một số người cầm cự cái đói 15kg gạo mỗi tháng có thể kéo dài trong 6 tháng. Nhiều người đã phải bỏ xứ mà đi vì nhìn thấy tương lai mờ mịt trước mặt.
Báo chí tuyên truyền của chế độ nói công ty Formosa nhận lỗi, chấp nhận đền bù số tiền khoảng 500 triệu đô la nhưng đồng thời, nhà cầm quyền lại “hoàn thuế” cho Formosa số tiền tương đương như thế.
Điều này gây ngỡ ngàng, phẫn nộ cho dư luận người dân tại Việt Nam mà một số bloggers bình luận là chế độ đã đồng ý cho “Formosa lấy mỡ người dân Việt Nam rán người dân Việt Nam.’ (TN)




__._,_.___


Posted by: martin nguyen <

Monday 22 August 2016

Tại sao VC huỷ bỏ Lễ Kỷ Niệm Long Tân?










From: Huu Nguyen <
Sent: Sunday, 21 August 2016 9:56 AM
To: Huu Nguyen
Subject: Fwd: Ông Huỳnh Bá Phụng: Tại sao VC huỷ bỏ Lễ Kỷ Niệm Long Tân?

Kính thưa Quý vị,

Kính chuyển tới Quý vị Bài viết mới của chúng tôi (xin click vào đây) với ước vọng, được sự quan tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về huunguyen@saigontimes.org.

Trân trọng,

Hữu Nguyên
LOGO CDM ORIGIN.jpg



Phỏng vấn Ông Huỳnh Bá Phụng

Tại sao VC huỷ bỏ Lễ Kỷ Niệm Long Tân?
Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)
Ông Huỳnh Bá Phụng, Cựu Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH Úc Châu (2012-2013), Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH tiểu bang Queensland (1992-2016)

LGT: Cuối tuần qua, dư luận tại Úc cũng như nhiều nơi trên thế giới đều xôn xao và phẫn nộ khi hay tin, vào phút chót, CSVN đột nhiên công bố quyết định huỷ bỏ Lễ Kỷ Niệm 50 năm trận đánh Long Tân tại VN, mặc dù trước đó, CSVN đã thoả thuận cho Úc tổ chức. Nguyên nhân nào khiến CSVN đi đến quyết định tráo trở, lật lọng này? 

Cho đến nay, nhiều người đã đi tìm câu trả lời, và cả CSVN lẫn chính phủ Úc đều đưa ra những lý cớ khác nhau, nhưng tất cả đều không thoả đáng. Vì vậy, SGT đã phỏng vấn Ông Huỳnh Bá Phụng, Cựu CT/TH CQN/QLVNCH Úc Châu, Chủ Tịch Hội CQN/QLVNCH/QLD, với hy vọng, kinh nghiệm của Ông về CS và sự hiểu biết của Ông về cựu chiến binh Úc, chắc chắn sẽ soi rọi ánh sáng ở những góc độ mới lạ, góp phần trả lời cho câu hỏi trên một cách thoả đáng hơn. SGT chân thành cảm ơn Ông Huỳnh Bá Phụng và sau đây, trân trọng kính mời Quý vị theo dõi bài phỏng vấn.

SGT:  Thưa Ông, nguyên nhân nào khiến CSVN đột nhiên huỷ bỏ lễ kỷ niệm 50 năm trận đánh Long Tân mặc dù trước đó, CSVN đã thoả thuận cho Úc tổ chức?
Ô. HB PHỤNG: Theo tôi, có nhiều nguyên nhân. Trước hết là phải nói đến bản chất CSVN xưa nay luôn luôn dối trá, nham hiểm, xảo quyệt và chuyên môn lật lọng. Hàng chục hiệp định có tính quốc tế, vậy mà ký chưa ráo mực, VC đã ngang nhiên vi phạm rồi xé bỏ. Thí dụ như Hiệp Định Paris, VC vừa ký xong, chúng đã ngang nhiên vi phạm và xua quân cưỡng chiếm VNCH.

 Với bản chất đó, việc CSVN huỷ bỏ lễ kỷ niệm Long Tân mà chúng đã thoả thuận trước đó là điều không có gì ngạc nhiên đối với người Việt, nhất là người Việt tỵ nạn CS. Nguyên nhân thứ hai là SỰ THẬT, trận đánh Long Tân  là một trận đánh quan trọng, một chiến thắng vẻ vang của quân đội Úc. Trong trận này, chỉ có 108 quân của Đại Đội D, thuộc Tiểu Đoàn 6, Chiến Đoàn 1 Úc Đại Lợi, đã đánh bại chiến thuật biển người trên dưới 2000 tay súng VC, khiến VC chết trên 300 tên và trên dưới 500 tên bị thương; trong khi Úc chỉ có 18 người hy sinh và 24 người bị thương. Tuy nhiên, trong suốt nửa thế kỷ qua, guồng máy tuyên truyền của CSVN luôn luôn xuyên tạc SỰ THẬT, khẳng định VC đã chiến thắng vẻ vang trong trận Long Tân, tiêu diệt hàng trăm lính Úc, còn VC chỉ thiệt hại có vài chục mạng.

SGT:  Thưa Ông, làm sao CSVN có thể xuyên tạc trắng trợn như vậy được? Nhất là bây giờ ở thời đại internet và sau nửa thế kỷ trôi qua, sự thật về chiến tranh VN đã được phanh phui?

Ô. HB PHỤNG:  Chuyện xuyên tạc trắng trợn đó vẫn đầy rẫy trên báo chí VC. Nói đâu xa, mới năm ngoái , anh em có cho tôi biết, một tờ báo của VC, lâu ngày tôi không nhớ rõ tên tờ báo là gì, nhưng nó dám ngang nhiên bịa đặt trắng trợn là trong trận Long Tân, tụi VC đã tiêu diệt cả tiểu đoàn quân đội Hoàng Gia Úc. Thậm chí chúng còn nói trong trận này, chỉ một thằng VC con đã dùng súng AK và B40 bắn chết 36 lính Úc. (1)
SGT: Việc CSVN xuyên tạc sự thật trắng trợn như vậy, có liên quan gì đến việc CSVN huỷ bỏ Lễ Kỷ Niệm Long Tân mới đây?
Ô. HB PHỤNG: Liên quan lắm chứ. Phải hiểu, kẻ nối dối bao giờ cũng sợ SỰ THẬT. Và chắc chắn SỰ THẬT sẽ dần dần được phơi bầy qua thời gian và giao tiếp giữa người dân VN với cựu chiến binh Úc, mà Lễ Kỷ Niệm Long Tân 50 Năm là cơ hội tốt nhất để SỰ THẬT được phơi bầy. Mấy chục năm trời, CS nói dối, bây giờ CS vẫn phải tiếp tục bưng bít che giấu SỰ THẬT. Đó là lý do, khi thấy khí thế và số lượng đông đảo 3000 người Úc tới VN tham dự Lễ Kỷ Niêm Long Tân, CSVN đã hoảng hốt, quyết định huỷ bỏ.

SGT: Ngoài ra còn những guyên nhân nào khác?

Ô. HB PHỤNG: Nguyên nhân quan trọng nữa là xưa nay CSVN bao giờ cũng là lũ vô thần, coi rẻ tính mạng con người, nhất là hàng triệu binh lính VC đã chết trong cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam, trong đó có mấy trăm lính VC chết tại Long Tân. Nay để cho Úc làm lễ tưởng niệm 18 lính Úc đã hy sinh tại Long Tân một cách long trọng, chắc chắn CSVN sẽ bị mất mặt và lộ rõ bộ mặt vô thần, bất nhân của chế độ đối với hàng triệu lính VC đã chết. Ngoài ra, còn một nguyên nhân hết sức quan trọng nữa, khiến CS phải trả trả đũa bằng cách huỷ bỏ Lễ Kỷ Niệm Long Tân, là CS đã bị thua một trận hết sức nhục nhã sau khi thoả thuận MoU (2) giữa lãnh đạo Hội Cựu Chiến Binh Úc RSL và CSVN bị huỷ bỏ vào cuối tháng 10 năm 2011…

SGT: Đó là một chiến thắng ngoạn mục của tập thể cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN kết hợp chặt chẽ với CĐNVTD Liên Bang và Tổng Hội CQN/QLVNCH Úc Châu… Nhưng tại sao chiến thắng đó đã xảy ra cách đây gần 5 năm, lại liên quan đến việc CSVN huỷ bỏ Lễ Kỷ Niệm Long Tân mới đây, thưa Ông?

Ô. HB PHỤNG: Chuyện này nói ra thì dài, nên xin được vắn tắt thế này. Ngay từ đầu năm 2011, dư luận tại Úc xôn xao về tin một số cựu chiến binh Úc sẽ kết hợp với cựu chiến binh VC, tổ chức tại Vũng Tầu lễ kỷ niệm 50 năm Úc tham chiến VN vào năm 2012; và Long Tân vào năm 2016. Tôi nhớ lúc đó, báo The Australian có đưa tin và cho biết, chính phủ Úc thời đó là bà Julia Gillard làm Thủ tướng, và ngoại trưởng Kevin Rudd đã hậu thuẫn dự định này. Sau đó, nguồn tin về MoU được tiết lộ, chứng tỏ lãnh đạo cao cấp của RSL Úc và VC đã có những thỏa thuận ngấm ngầm trên nhiều phương diện, khiến mọi người e ngại, cựu chiến binh VC sẽ được định cư ở Úc và được hưởng mọi quyền lợi như cựu chiến binh Úc,  CQN/QLVNCH. 

Trước tình thế đó, CĐNVTD Liên Bang dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Nguyễn Thế Phong, CĐ các Tiểu Bang, tập thể CQN/QLVNCH, cùng đông đảo cựu chiến binh Úc, đặc biệt là Nhóm Hành Động của Cựu Chiến Binh Úc (3) cùng tích cực vận động chống lại ban lãnh đạo RSL đứng đầu là cựu Đề Đốc Ken Doolan. Kết quả, cuối tháng 10 năm 2011, thoả thuận MoU bị huỷ bỏ và lễ kỷ niệm 50 năm Úc tham chiến tại VN dự định VC sẽ cho tổ chức vào năm 2012 tại Vũng Tàu cũng bị chìm xuồng. Lúc đó, mọi người đều tin rằng, lễ kỷ niệm Long Tân 50 năm vào năm 2016 cũng sẽ bị VC dẹp bỏ. 
Không ngờ, vì cay cú chuyện MoU bị huỷ bỏ, VC đã xảo quyệt trả thù bằng cách, chúng giả vờ chấp thuận cho Úc tổ chức long trọng lễ kỷ niệm 50 năm Long Tân, để chính phủ và cựu chiến binh Úc chuẩn bị ròng rã cả 2 năm trời, rồi sau đó VC tuyên bố huỷ bỏ vào phút chót.

SGT: Nếu vậy, tại sao VC không công bố quyết định huỷ bỏ sớm hơn, thay vì chờ đợi đến phút chót?

Ô. HB PHỤNG: Đợi đến phút chót VC công bố huỷ bỏ, mới tạo áp lực khiến Thủ tướng Úc, Ngoại trưởng Úc phải gọi điện thoại năn nỉ, dư luận Úc xôn xao, trong khi mấy ngàn cựu chiến binh Úc cùng quan khách và thân nhân phải ăn chực nằm chờ ở Vũng Tàu, rồi bị công an VC xua đuổi, làm khó dễ…. Như vậy, VC mới trả thù được cái nhục MoU bị huỷ bỏ cách đây mấy năm. 
Hơn nữa, khi Thủ tướng Úc, Ngoại trưởng Úc năn nỉ, VC sẽ xảo quyệt giả vờ nhượng bộ chút đỉnh, để làm quà và tạo ơn nghĩa, sau này VC sẽ nhờ vả, xin xỏ… những chuyện khác.

SGT: Nhận định về sự đểu cáng của VC, BS Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch CĐNVTD Tây Úc, nhận xét với báo The West Australian: “CSVN huỷ bỏ lễ kỷ niệm Long Tân vào phút chót là nhằm trả đũa việc Úc đã ủng hộ phán quyết của The Hague Court, chống lại việc Trung Cộng bành trướng tại Biển Đông” (4) Ông nghĩ sao về nhận xét này?

Ô. HB PHỤNG: Tôi nghĩ BS Dũng đã nhận xét rất đúng về bản chất của CSVN là muôn đời làm đầy tớ cho Trung Cộng. Bản chất này đã diễn ra trong suốt gần thế kỷ qua, đang diễn ra trong hiện tại, và còn tiếp tục diễn ra trong tương lai, khi nào chế độ CS còn tồn tại ở Trung Cộng. Vì vậy, khi CSVN có những lời tuyên bố hay hành động tỏ ra vẻ chống Trung Cộng, ai ai cũng thừa hiểu, đó chỉ là mưu mô thủ đoạn của CSVN nhằm đánh lừa thế giới và đoàn ngũ hoá người Việt dưới sự lãnh đạo của chúng. Chỉ có những kẻ tay sai cho VC mới rùm beng tuyên truyền cho cái gọi là “vận động quốc tế giúp VC để bao vây, kiềm toả chống TC”.

SGT: Theo Ông, sự tráo trở lật lọng của VC quanh việc huỷ bỏ lễ kỷ niệm Long Tân, đã cho chúng ta bài học gì?

Ô. HB PHỤNG: Bài học quan trọng nhất là đừng bao giờ tin CS, đừng bao giờ làm ăn với CS hay hùn hạp với CS tổ cứức bất cứ chuyện gì. Những người lính Úc hy sinh tại VN đã được đưa về Úc. Anh linh của những người lính Úc hy sinh cũng đã siêu thoát trở về quê nhà từ lâu. Tại sao cựu chiến binh Úc phải sang VN làm lễ tưởng niệm để rồi lòng thương xót, tình chiến hữu của họ bị CSVN bắt làm con tin? Tại sao những cựu chiến binh Úc khi đến dự lễ tưởng niệm, CSVN không cho họ được mang cờ Úc, không được mặc quân phục, không được đeo huân chương, huy chương? 

Như vậy, anh linh của những người lính Úc đã hy sinh có thấy đau đớn, tủi nhục hay không? Đến dự lễ tưởng niệm chiến hữu đã hy sinh, mà không được mang cờ Úc, không được mặc quân phục, không được đeo huân chương, huy chương, thì có đúng là là mình đã đầu hàng VC và làm nhục anh linh những người lính đã chiến đấu và chiến thắng VC đến hơi thở cuối cùng hay không? Ngoài ra, tôi cũng nghĩ đây là bài học cho những ai toan tính xin phép VC trùng tu nghĩa trang Biên Hoà. Với Úc, VC còn đểu giả, nuốt lời hứa một cách ngang nhiên như vậy, huống chi chúng ta.

SGT: Chân thành cảm ơn những nhận định sáng suốt của Ông.
Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes. org)

(1) Tờ báo được Ông HBP đề cập là tờ Cựu chiến binh VC. Trên tự điển Wikipedia, những tên bồi bút chuyên nghiệp của VC được gọi là “dư luận viên” đã trích dẫn tờ báo này, số ra ngày 18/12/2014 có bài viết: Trong trận Long Tân “Quân đội Úc thiệt hại gần 1 tiểu đoàn, riêng chiến sĩ Lê Tấn Tao của Quân Giải phóng đã sử dụng AK-47 và B-40 tiêu diệt 36 lính Úc” (xin click vào đây).

(2) 
 MoU – Memorandum of Understanding.
(3) CVAG (Concerned Veterans Actìon Group – Nhóm Hành Động của Cựu Chiến Binh)

(4) 
Dr Anh Nguyen claimed the last-minute cancellation was retaliation for Australia’s support of The Hague court ruling against China’s advances in the South China Sea” – The West Australian August 18, 2016. (xin click vào đây).




__._,_.___

Posted by: loc huong 

Sơ qua tình hình chính trị và kinh tế của Trung Cộng, cùng sự khác biệt giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về cải tổ kinh tế



Show original message

 

Sơ qua tình hình chính trị và kinh tế của Trung Cộng, cùng  sự  khác biệt giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về cải tổ kinh tế 


 - Gần đây báo chí Trung cộng, Hồng Kông và báo chí ngoại quốc, đặc biệt là tờ Wall Street Journal, có đăng tải sự khác biệt quan điểm giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về vấn đề cải tổ kinh tế. Sự khác biệt này, nhất là ở giới chóp bu, từ xưa đến giờ vẫn được giấu kín, nay được bạch hóa. 

Tại sao vậy? Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận để nhìn rõ vấn đề hơn.

Nhưng để nhìn rõ vấn đề, chúng ta cũng cần nhìn sơ về tình hình chính trị và kinh tế nước Tàu:

I) Chính trị và kinh tế Trung cộng từ ngày mở của của Đặng Tiểu Bình

Chúng ta không ai chối cãi rằng từ ngày trở lại chính quyền, Đặng Tiểu Bình chủ trương chính sách mở cửa, từ năm 1978 tới nay, Trung cộng đã làm một bước tiến nhảy vọt, khác với chính sách "Đại Nhảy Vọt" của Mao Trạch Đông vào 1958-1960 đã đưa nước Tàu vào nạn đói, đưa đến hậu quả hàng 40 triệu dân Tàu đã chết. Bước nhảy vọt của họ Đặng không những đã chấm dứt nạn đói, mà còn đưa Trung cộng vào hàng cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới, nếu tính theo Tổng sản lượng.

Tại sao nước Tàu lại làm được một bước tiến nhảy vọt dưới thời Đặng Tiểu Bình. Đây là một câu hỏi mà nhiều nhà quan sát, nhiều nhà kinh tế đặt ra.

Tất nhiên khi trở lại chính quyền, họ Đặng đã lấy nhiều quyết định, không phải là một mình, mà do một nhóm người chóp bu. Nhóm người chóp bu này nằm trong 8 đại gia đình, theo đó:

1) Gia đình Đặng Tiểu Bình.

2) Gia đình tướng Vương Chấn, đây là một người tướng văn dốt, vũ dát, một thảo khấu. Vào thời Mao Trạch Đông bị Tưởng Giới Thạch ruồng bắt, phải làm cuộc Vạn lý Trường chinh, bị vây khốn, thiếu lương thực, thì đã được nhóm thảo khấu của Vương Chấn giúp đỡ. Từ đó họ Vương đã được Mao trao toàn quyền lo về vấn đề lương thực của quân đội, theo Mao hết mình, sau khi Mao chết, thì theo Đặng. Chính Vương Chấn và Trần Vân, đã đề nghị vào buổi họp Trung ương đảng vào ngày 10 đến ngày 22/03 /1977, dưới thời của Hoa Quốc Phong, người được Mao chỉ định chính thức kế vị, rằng cần phải phục hồi quyền lực của Đặng Tiểu Bình, nhưng đề nghị này bị từ chối và Vương Chấn bị Trung ương khiển trách.

Vì vậy sau khi họ Đặng truất phế được họ Hoa, Vương Chấn được trọng dụng, coi như nhân vật thứ nhì của Bát đại gia.

3) Gia đình đứng thứ ba là Trần Vân, như vừa nói ở trên. Ông này được coi như "giáo hoàng" về kế hoạch kinh tế, suốt trong thời kỳ Mao cầm quyền, hay xa hơn nữa là từ ngày đảng cộng sản Tàu được thành lập năm 1921. Đây cũng là người ủng hộ nhiệt tình họ Đặng, chấp nhận trao quyền kinh tế cho con cháu Bát đại gia.

4) Gia đình thứ tư là Dương Thượng Côn, đã là tay em của Đặng Tiểu Bình từ lúc ở Liên Sô về, là Phó tướng của họ Đặng, đặc trách về Quân ủy Quân đoàn 8, ở vùng Tây nam; sau được đưa lên Quân ủy toàn quân, rồi Chủ tịch nước, vào thời biến cố Thiên An Môn, 1989. Người ra đón Gorbatchev ở phi trường trong chuyến viếng thăm đầu tiên nước Tàu, chính là Dương Thượng Côn.

5) Lý Tiên Niệm, đương kim Chủ tịch Quốc Hội lúc bấy giờ.

6) Tống Niệm Cùng, Phó thủ Tướng, đặc trách về kinh tế nước ngoài.

7) Bành Chân, Thị trưởng thành phố Bắc Kinh, đặc trách về vấn đề pháp luật.

8) Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn.

Bát đại gia đã lấy một số quyết định quan trọng, trên mọi lãnh vực từ chính trị quốc nội tới hải ngoại, từ kinh tế tới canh nông rồi xã hội, và vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trên nước Tàu, cho tới ngày hôm nay.

Đại để những quyết định đó là:

Về đối ngoại: chấp nhận chính sách mở cửa và đứng hẳn về phía tư bản, nhất là từ khi Đặng Tiểu Bình viếng thăm Hoa Kỳ năm 1979, rồi dạy cho Việt Nam một bài học, thách thức Liên Sô lúc bấy giờ, mặc dầu Việt Nam và Liên Sô mới ký một hiệp ước hỗ tương quân sự vào năm 1978.

Về canh nông và kinh tế: Chấp nhận cho nông dân mướn đất, tự trồng trọt, một phần hoa lợi đóng cho chính phủ, phần còn lại để tiêu dùng và có thể bán trên thị trường. Quyết định đã được lấy từ thời thất bại của chính sách "Đại nhảy vọt" của Mao, nhưng nay được giữ lại. Về kinh tế, chấp nhận cho mở những hãng xưởng tư, mở cửa buôn bán với nước ngoài, thực hiện cuộc thử nghiệm tại một số địa phương, như vùng Thẩm Quyến ở Quảng Đông, mở cửa cho ngoại quốc đến đầu tư, khuyến khích mở những hãng xưởng có sự hợp tác của ngoại quốc, qua hợp đồng "Joint Venture", một phần vốn của ngoại quốc, một phần vốn của tư nhân hay vốn của nhà nước.

Rút tỉa kinh nghiệm thành công của kinh tế Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Singapour, nay Trung cộng của họ Đặng đã hướng nền kinh tế về sản xuất để xuất cảng.

Nhưng một trong những quyết định quan trọng của Bát đại gia, đó là trao toàn tài sản quốc gia, tất cả những hầm mỏ, những hãng quốc doanh, những ngân hàng vào tay con cháu của tám đại gia này, nằm trong 3 tập đoàn chính (Holding), tập đoàn xây cất nhà cửa, do một người con gái và con rể Đặng Tiểu Bình nắm, tập đoàn lo về thực phẩm cho quân đội lúc ban đầu, sau lan sang ngành mở tiệm ăn, xây khách sạn, khu du lịch, khu giải trí, do Vương Quân, con của tướng Vương Chấn cầm đầu, tập đoàn khai thác hầm mỏ, sau lan sang xây cất cầu cống đường xá, đầu tư khai thác dầu mỏ ở nước ngoài, do một người con rể khác của họ Đặng cầm đầu.

Ngoài ra còn có quyết định thành lập một ngân hàng mang tên là Ngân hàng Trung ương Xây dựng Trung quốc, do Trần Nguyên, con của Trần Vân cầm đầu cùng nhiều phó tổng giám đốc là con cháu của Bát đại gia.

Theo tờ báo Bloomberg: "26 hậu duệ (tức con cháu của Bát đại gia) điều hành hay nắm giữ các chức vụ hàng đầu trong các công ty nhà nước thống trị nền kinh tế. Chỉ riêng 3 người con - con trai tướng Vương Chấn, Vương Quân, con rể Đặng Tiểu Bình, Hà Bính, và Trần Nguyên, con trai Trần Vân, đứng đầu hoặc vẫn điều hành các công ty thuộc sở hữu nhà nước với tài sản cộng chung là 1,6 ngàn tỷ $ năm 2011. Con số này tương đương với 1/5 tổng sản lượng lúc bấy giờ." Trung cộng lúc này có vào khoảng 15000 doanh nghiệp nhà nước, được chuyển vào tay con cháu Bát đại gia, nhưng đằng sau có vào khoảng 3000 ngân hàng, người nắm giữ vai trò chính hệ thống ngân hàng, qua Ngân hàng Trung ương xây dựng nước Tàu, là Trần Nguyên, với sự phụ tá của Hà Bính và Vương Quân, yểm trợ những ngân hàng cũ, đồng thời lập ra những ngân hàng mới; cũng như yểm trợ những hãng xưởng quốc doanh cũ và đồng thời lập ra những hãng xưởng mới.

Kết quả là như thế nào: lúc đầu là 3000 ngân hàng, nay trở thành 30000 ngân hàng, vận dụng một số tiền khổng lồ là 30000 tỷ $, gấp 3 lần tổng sản lượng hiện nay. Về những doanh nghiệp quốc doanh thì như thế nào? Từ 15000 bước sang mức độ là 150000, vận dụng một số tiền là 15000 tỷ $, gấp 1,5 tổng sản lượng.

Họ đã đưa kinh tế nước Tàu từ thời chết đói Mao Trạch Đông sang một nền kinh tế tăng trưởng vượt bực, với 2 con số trong một thời gian dài là mấy chục năm.

Một vài con số để rõ:

Tăng trưởng năm 2002 là 9,1 % lên tới mức độ cao nhất là 14,2 % năm 2007, rồi xuống 7,5 % năm 2014, nay 2016 là 6,7 %.

Tất nhiên những con số này cũng chỉ có thể tin một cách tương đối, vì chính Lý Khắc Cường, đương kim Thủ tướng bây giờ, lúc chưa lên Thủ tướng, thường tuyên bố công khai với bạn bè và báo chí ngoại quốc, là những con số do chính phủ đưa ra là không chính xác, có phần thổi phồng. Tuy nhiên không ai chối cãi rằng có tăng trưởng. Trung cộng đã là nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới về tổng sản lượng, đứng đầu thế giới về nhập cảng và xuất cảng.

Nền kinh tế chủ yếu là nhằm vào xuất cảng. Những hãng quốc doanh mới lập ra được coi như những trại lính, ban quản trị được chỉ định từ trên xuống, chỉ có nhiệm vụ là truyền lệnh, thợ thuyền là những người lính, hay hơn thế nữa những người nộ lệ, bị bóc lột tối đa, vừa bởi những ông tư bản đỏ, vừa bởi những ông tư bản trắng từ nước ngoài, chỉ biết vâng lời, sản xuất và sản xuất, sản xuất để xuất cảng.

Cán cân thương mại luôn luôn thặng dư, trung bình hàng trăm tỷ $ một năm. Một vài con số: Tính theo phần trăm của tổng sản lượng, thì cán cân ngoại thương năm 2002, thặng dư 2,4%, năm 2003, là 2,6 %, cứ như thế tăng, đến tột độ năm 2007 là 10,1 %, tất nhiên nay bắt đầu giảm như năm 2014 là 2 %. Như đầu năm 2016, xuất khẩu giảm 11,2% và nhập khẩu giảm 19 % so với cùng thời kỳ năm trước.

Chính sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình và Bát đại gia, có những thành quả tốt đẹp như trên; nhưng ngược lại cũng có những tiêu cực và mặt trái xấu xa của nó, không chỉ riêng trên phương diện kinh tế, mà cả chính trị, xã hội, môi sinh, môi trường và dân số.

Chỉ riêng lãnh vực dân số, chính sách một con làm cho dân số trở nên già sớm, giới trẻ bị hư hỏng, vì là một con, nhất là con trai, nên được nuông chiều.

Về chính trị xã hội, quyết định trao toàn quyền chính trị cho Bát đại gia, và toàn tài sản kinh kế quốc gia cho con cháu họ, đã là một quyết định đi phản lại lòng dân và phản lại chiều hướng tiến bộ của nhân loại. Đó chỉ là một quyết định kéo dài chế độ độc tài cộng sản, mặt trái của chế độ quân chủ, nay cộng thêm chế độ gia tộc. Thực ra nếu chúng ta theo dõi kỹ lịch sử Tàu, thì chế độ Bát đại gia này cũng chẳng có gì mới lạ, nó đã có từ lâu thời Xuân Thu - Chiến quốc (770-256 trước Công Nguyên), và gần hơn nữa là chế độ Bát Kỳ (Tám cái cờ), trao đất đai, lãnh thổ, quyền hành quân sự, chính trị cho con cháu nhà vua, được tiêu biểu bởi một màu cờ, từ Hoàng kỳ, đến Hồng Kỳ, Bạch kỳ v.v... Nói một cách khác đi là con cháu vua, mỗi người nắm một vùng chiến thuật, có tất cả quyền hành, đất đai, quân số v.v... Nhưng ai cũng biết, chế độ nhà Thanh rồi cũng sụp đổ vì đi ngược lòng dân và đi trái trào lưu tiến bộ của nhân loại.

Người ta có thể nói chuyện dân bất mãn, giới sĩ phu trí thức, nhất là giới trẻ, sinh viên học sinh, trong đó có cả những người cao cấp cộng sản, như cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, đã nổi lên trong biến cố Thiên An Môn 1989, là một thí dụ điển hình.

Từ năm 1989 tới nay, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường cũng không có gì tiến triển tốt đẹp, nếu không nói là càng tồi tệ hơn. Bằng chứng là những cuộc nổi dậy, biểu tình chống chính phủ, hàng năm có đến cả mấy trăm ngàn vụ. Riêng vấn đề ô nhiễm, thì chỉ cần quan sát ngay ở thủ đô, thành phố Bắc kinh, mỗi buổi sáng là sương mù ô nhiễm dày đặc, ai ra ngoài cũng phải mang khẩu trang.

Chính vì vậy mà ông La Vũ, có thể nói là bạn nối khố của Tập Cận Bình, vì cha của 2 người đều là đại công thần của Mao, đều là Phó Thủ tướng, một người đặc trách về công an, nội vụ, người khác đặc trách về thông tin, ý thức hệ, tuyên truyền, thêm và đó, hai bà mẹ lại chơi thân với nhau, khi lên voi cũng như lúc hoạn nạn, trong một bức thư gần đây, gửi họ Tập, đã viết:

"Trung quốc đang ngập lụt trong khủng hoảng: khủng hoảng về đức tin, đạo đức, môi trường, kinh tế, tài chánh, giáo dục, y tế, và tài nguyên thiên nhiên. Tại sao? Gốc rễ của vấn đề là chế độ độc tài một đảng của đảng CS Trung quốc."

Ông kết luận:

"Cha của chúng ta là những nhà cách mạng nòng cốt của Mao Trạch Đông. Nhưng sau cuộc cách mạng, thay vì có được một nhà nước dân chủ, chúng ta trở thành một nhà nước độc tài. Đó là sự khác biệt giữa Mao Trạch Đông và Georges Washington.”

Về kinh tế, người ta có thể nói kinh tế tư bản nhà nước, với 150000 doanh nghiệp nhà nước, những trại lính, hay đúng hơn là những trại nô lệ, đã đạt tới cực điểm vào những năm 2000. Bảo rằng giới lãnh đạo Trung cộng, không ý thức được điều này thì cũng không đúng, vì vào năm 2002, trong Đại hội Đảng lần thứ 16, đưa Hồ Cẩm Đào lên chức Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước, với một chương trình "Bốn Hài hòa". Đại để như sau:

- Hài hòa xã hội: làm thế nào để giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo trong xã hội.

- Hài hòa kinh tế: không thể quá chú trọng về kinh tế hướng ngoại, chỉ nhằm vào xuất cảng mà quên đi kinh tế quốc nội, phải làm sao để tăng phần tiêu thụ quốc nội.

- Hài hòa giữa nông thôn và thành thị: không thể chỉ chú trọng đến thành thị, nhất là những vùng ven biển, mà bỏ mặc nông thôn.

- Hài hòa với thiên nhiên: tức vấn đề môi sinh, môi trường, không thể để ô nhiễm không khí, để 70 % sông ngòi bị nhiễm độc, nước không thể dùng được.

Có thể nói 4 vấn đề trên là đã xuất hiện đồng thời với chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, là những nguyên do đưa đến biến cố Thiên An Môn, và vẫn còn cho tới ngày hôm nay, trải qua suốt 20 năm cầm quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Nhưng riêng vê kinh tế, kinh tế Trung cộng bị khủng hoảng từ bao giờ.

Người ta có thể nói nó khủng hoảng cùng lúc với kinh tế thế giới vào năm 2008. Một lý do đơn giản là 1/3 hay hơn nữa 1/2 tăng trưởng của Trung cộng là dựa vào xuất cảng. Có năm xuất cảng chiếm 47 % tổng sản lượng quốc gia.

Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng trong một thời gian lâu dài, nhờ vào cán cân thương mại thặng dư, nhất là nhờ vào chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ và làm tăng giá đồng $, bằng cách bán Nhân dân tệ và mua $ trên thị trường, nên Trung cộng có một dự chữ ngoại tệ lớn, có lúc lên tới 4200 tỷ $.

Nhờ số tiền này, khi bị khủng hoảng cùng với thế giới, giới lãnh đạo Trung cộng đã không ngần ngại bơm vào thị trường, giúp các doanh nghiệp nhà nước một số tiền khổng lồ là 4000 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với 645 tỷ $, vào năm 2009.

Vào năm 2012, chính phủ lại bơm vào nền kinh tế một số tiền đúng như lần trước cũng là 645 tỷ $.

Nhưng như trên đã nói, trái bóng kinh tế Trung cộng là làm ra bởi 150000 hãng xưởng quốc doanh, bị xì hơi không phải một chỗ, mà là hàng trăm ngàn lỗ thủng nhỏ, rất là khó bịt. Ông Trương Duy Nghênh sẽ được đề cập sau này, bi quan cũng là vì vậy.

Với số tiền 645 tỷ $, trái bóng này chỉ căng một thời gian ngắn là 3 năm, rồi lại bị xẹp.

Nhưng lần này, thay vì dùng tiền chính phủ, thì giới lãnh đạo dùng tiền dân bằng cách khuyến khích dân mua cổ phiếu của những hãng xưởng quốc doanh, dưới nhãn hiệu tư doanh. Một chiến dịch khuyến khích dân mua cổ phiếu được phát động, đánh đúng vào tâm lý thích chơi cờ bạc của dân Tàu. Thêm vào đó, chính phủ ra lệnh cho những ngân hàng khuyến khích dân, cho dân vay tiền dễ dãi để mua cổ phiếu.

Hai trăm triệu dân Tàu, phần lớn là giới trung lưu, đã đổ xô đi mua cổ phiếu, chơi thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, những hãng xưởng quốc doanh, như những cái xác không hồn, bơm tiền vào, kích thích chất bổ, chỉ thoi thóp hay cựa quạy một thời gian ngắn, rồi lại nằm xuội đơ, đưa đến cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung cộng vào tháng 8 năm 2015.

Đây là cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán to lớn và mau lẹ, làm cho thị trường chứng khoán Trung cộng ở Thượng Hải, Thẩm Quyến, Hồng Kông trong một thời gian ngắn mất đến 3 600 tỷ $, tương đương với tổng sản lượng của cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 4 trên thế giới là Đức. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nhiều triệu dân Tàu trắng tay, có người mất cả hàng tỷ $, trong đó có nữ minh tinh nổi tiếng đang lên của Tàu, là Phạm Băng Băng, mất đến 700 triệu $.

Hiện tượng này làm cho nhiều nhà bình luận bi quan cho tương lai của kinh tế Trung cộng; vì bất cứ nền kinh tế nào, giai tầng trung lưu đều giữ một vai trò quan trọng. Nay giai tầng này đã mất hết tin tưởng vào chính quyền. Vì vậy có người tiên đoán là cách mạng sẽ xảy ra ở Trung cộng là vì vậy, vì giai tầng trung lưu không những quan trọng trong kinh tế, mà còn là giai tầng định đoạt những bước ngoặc quan trọng trong lịch sử.

Kinh tế Trung cộng ngày hôm nay có sáng sủa không?

Không mấy sáng sủa. Đầu năm 2016, xuất cảng giảm 11,2%, nhập cảng giảm 19%, so với cùng thời năm ngoái.

Nợ chính phủ lên tới 300% tổng sản lượng quốc gia. Các ngân hàng bị lâm vào cảnh lên đến 25% nợ khó đòi hay nợ chết. Ở những nước có nền kinh tế lành mạnh, nợ khó đòi của ngân hàng ở mức độ 5% đã là quá đáng.

Chính vì vậy, mà ngay từ thời Hồ Cẩm Đào, chính quyền Trung cộng đã phải nghĩ đến cải tổ, cải cách kinh tế, với chính sách "Bốn Hài Hòa", như trình bày ở trên. 

II) Tại sao kinh tế Trung cộng cần cải tổ

Một cách tổng quát, thì chế độ Trung cộng, không riêng về vấn đề kinh tế, mà chính trị và xã hội cũng cần cải cách, cải tổ, xin lập lại câu của ông La Vũ: “Cha chúng ta là đại cộng thần của cách mạng Mao trạch Đông, nhưng điều khác biệt giữa Mao trạch Đông và Georges Washington, đó là sau Mao là chế độ độc tài, sau Washington là chế độ dân chủ.”

Quyết định của Đặng Tiểu Bình và Bát đại gia chỉ là duy trì chế độ độc tài, vì vậy chế độ này cần phải cải tổ, cải cách, nếu không muốn nói đến là cần phải có một cuộc cách mạng.

Về vấn đề kinh tế, theo ông Trương Duy Nghênh, giáo sư kinh tế Trung cộng, trong một bài phát biểu ở Diễn đàn kinh tế Davos, Thụy sỹ, năm 2012:

“Nền kinh tế Trung quốc đang chao đảo. Mô hình kinh doanh cũ hàng thập kỷ theo định hướng xuất khẩu hàng hóa rẻ và bắt chước, được chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đã được diễn ra một cách tự nhiên. Nhiều lãnh đạo DNNN nhận thấy rằng họ cần phải sáng tạo hơn để có thể cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Một kế hoạch cải cách do Ủy Ban Trung ương đảng Cộng sản Trung cộng và Quốc Vụ viện (tức Chính phủ) ban hành, cũng đã đề xuất các thay đổi đối với tất cả các hoạt động của DNNN.”

Theo ông Trương Duy Nghênh, thì sự cải tổ, tách rời những DNNN khỏi chính quyền là rất khó, vì những lý do sau đây:

- Sự chi phối quá nặng nề của chính quyền vào kinh tế.

- Thiếu động lực: tại các DNNN, không có người có thẩm quyền và không có sự thúc ép. Chỉ là cảnh "Cơm chúa múa tối ngày", "Cha chung không ai khóc."

- Quản lý thiển cận: Giới lãnh đạo DNNN không những thiển cận, mà còn bị tinh thần thư lại. Những bổ nhiệm lãnh đạo DNNN không dựa trên tiêu chuẩn tài năng về kinh tế, mà dựa trên sự quen biết, móc ngoặc, tham nhũng hối lộ, con ông cháu cha.

- Chi tiêu ngân sách tùy tiện, phần tiếp tân, làm vừa lòng các cấp trên, bổng lộc, tham nhũng chiếm một phần không nhỏ, trong khi đó việc đầu tư nghiên cứu để cải tiến doanh nghiệp thì lại bị lãng quên.

- Lạm phát lương và lạm phát nhân công: Tiêu chuẩn đánh giá một hãng xưởng cũng sai, thay vì theo tiêu chuẩn khả năng, đưa ra những mặt hàng có thể cạnh tranh trên thị trường, thì lại đánh giá ở số lượng nhân công có đông hay không, và Ban lãnh đạo lương có cao hay không.

- Mặc dầu ông Trương là giáo sư quản trị kinh doanh của trường đại học nổi tiếng Quảng Hoa, Bắc Kinh, nhưng ông lại rất bi quan về tương lai của kinh tế Trung cộng.

III) Sự khác biệt giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về vấn đề cải tổ kinh tế

Nếu theo dõi tình hình chính trị và kinh tế của Trung cộng, thì người ta có thể nói từ Đại hội thứ 16 năm 2002, khi Hồ Cẩm Đào lên ngôi, qua Đại hội thứ 17, năm 2007, chỉ định Tập Cận Bình kế vị, cho tới đại Hội thứ 18, năm 2012, khi họ Tập lên ngôi thì không có sự khác biệt chính kiến cũng như quan niệm về cải tổ kinh tế giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Người ta còn nhớ khi họ Tập lên ngôi, thì nhiều lần họ Lý đọc diễn văn ủng hộ họ Tập hết mình. Chương trình cải tổ, cải cách kinh tế là quyết định chung của đảng, như đã nói, là đã quyết định bởi ngay từ lúc đầu thời Hồ Cẩm Đào, và thường là được trao cho Thủ tướng.

Tuy nhiên từ ngày họ Tập lên ngôi, ông đã can thiệp quá nhiều về lãnh vực kinh tế, có vẻ lấn lướt vai trò của họ Lý. Và từ đó người ta mới thấy xuất hiện sự khác biệt.

Họ Tập chủ trương vẫn giữ những doanh nghiệp nhà nước và còn làm cho nó lớn hơn mạnh hơn, bằng cách sát nhập nhiều hãng xưởng quốc doanh lại với nhau, những hãng xưởng lời thì phải sát nhập những hãng lỗ để giúp đỡ. Không những vậy, một quyết định khác không kém quan trọng của họ Tập, là những ngân hàng chủ nợ của những hãng xưởng thua lỗ, thì đương nhiên phải xóa nợ và tiền nợ này đương nhiên trở thành những cổ phần của ngân hàng đó trong hãng thua lỗ. Mới đây Tập cận Bình lại còn cho các DNNN thua lỗ mở ngân hàng tại các địa phương khác để gây vốn.

Quan niệm về cải tổ kinh tế của Lý Khắc Cường, đó là phải làm nhỏ những hãng xưởng quốc doanh, từ từ biến nó thành những hãng xưởng tư doanh, để đi vào kinh tế thị trường, tuân theo luật cung cầu, nhà nước từ từ rút phần trách nhiệm của mình, không can thiệp thái quá vào đời sống kinh tế.

IV) Ai có lý và ai sẽ thắng ai

Quan điểm của Lý Khắc Cường có vẻ thực tế hơn, đi vào thực tế của kinh tế Trung cộng, đi vào chiều hướng kinh tế thế giới, đó là kinh tế thị trường, tuân theo luật cung cầu.

Quan niệm cải cách cải tổ của Tập Cận Bình có vẻ không tưởng, duy ý chí, thiếu thực tế, ai cũng biết kinh tế quốc doanh đã lỗi thời, nay vẫn muốn duy trì, thêm vào đó lại lấy quyết định sát nhập những hãng xưởng thua lỗ vào hãng xưởng có lời, thì đây là một việc làm khó thành công, trên danh nghĩa thì đẹp, qua khẩu hiệu "Tình liên đới", nhưng trên thực tế rất khó khăn, nguyên hai hãng xưởng làm ăn khá giả mà sát nhập với nhau còn khó, phải nghiên cứu kỹ lưỡng, khả năng và thị trường của mỗi hãng, rồi mới có thể đi đến việc phân chia công tác, sát nhập. Đây chỉ có tính cách lý thuyết, qua những sắc luật, trên giấy tờ, hành chánh.

Thêm vào đó, với chính sách chống tham nhũng, hối lộ, "đả hổ, đập ruồi", nay Tập Cận Bình lấy quyết định, những hãng xưởng làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng, thì ngân hàng xóa nợ và trở thành cổ đông của hãng, qua số tiền nợ, do sự xắp xếp của 2 bên. Quyết định này trên thực tế là một hình thức hối lộ những giám đốc và ban quản trị của những hãng quốc doanh thua lỗ.

Thực ra sự khác biệt về cải tổ kinh tế giữa họ Tập và họ Lý không phải chỉ ở chỗ kinh tế, mà chính là chính trị, có tính cách bè phái ngay trong nội tình đảng cộng sản Trung cộng.

Hiện nay đảng Cộng sản Tàu chia làm 2 phe: 

Phe thái tử đảng, gồm con cháu Bát đại gia, nắm giữ phần lớn những ngân hàng, những hãng xưởng quốc doanh.

Phe Đoàn Thanh niên cộng sản, tiêu biểu bởi Lý Khắc Cường, có thể nói đứng đằng sau là cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào. Lúc đầu, khi họ Tập mới lên ngôi, thì họ Đào ủng hộ. Chính vì vậy, qua những bài diễn văn lúc đầu, Lý Khắc Cường đã ủng hộ Tập Cận Bình hết mình. Tuy nhiên, lúc đầu họ Tập, qua chính sách "Đả hổ, đập ruồi", ông chỉ nhằm vào phe Giang Trạch Dân, nhưng nay lan sang phe Hồ Cẩm Đào. Người tay em thân tín, đã từng là Bí thư cho họ Hồ, kiêm Chánh văn phòng Trung ương đảng, Lệnh Kế Hoạch, cũng vừa mới bị đưa ra tòa. Người em của ông này, Lệnh Thừa Hành, có thể nói là đặc trách về tình báo hải ngoại thời họ Hồ, đang sống ở Hoa Kỳ, bị yêu cầu dẫn độ về nước nhưng chính phủ Hoa Kỳ từ chối.

Sắp tới Đại hội Đảng thứ 19, theo dự định, thì sẽ diễn ra vào tháng 9/2017, để bầu người kế vị họ Tập, bầu thay thế 9 người trong Bộ Chính trị, và 5 người trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực lớn nhất, cao nhất của Trung cộng.

Theo ông La Vũ, bạn nối khố của họ Tập:

“Trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, có một người theo Anh, một người đứng trung lập, còn 4 người kia chờ Anh ngã ngựa.”

Người theo Anh đây không ai hơn là Vương Kỳ Sơn, đặc trách về chiến dịch “Đả hổ, đập ruổi”, Đặc trách về kỷ luật đảng. Người đứng trung lập đây là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nay ông này đã tỏ thái độ công khai, ít nhất là quan điểm về sự cải cách, cải tổ kinh tế.

Bề ngoài hiện nay, có vẻ Tập Cận Bình có ưu thế, nhưng trên thực tế, thì họ Tập hiện nay có rất nhiều người chống đối. Lúc đầu là phe Giang Trạch Dân, qua việc chống đối một sống, một còn, vì họ Giang qua tay em của mình như Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang đã tìm cách đảo chánh và nhiều lần ám sát hụt họ Tập.

Nay không những họ Giang, mà Hồ Cẩm Đào, cũng là một cựu Tổng Bí thư, lại tỏ ra công khai chống họ Tập.

Sự khác biệt quan điểm về cải cách kinh tế giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường chỉ là bề ngoài, bề trong là sự khác biệt về chính trị, phe phái. Các phe phái trong Đảng cộng sản Tàu đang đấu đá nhau quyết liệt.

Ai sẽ thắng ai? Có lẽ không có người thắng, mà chỉ có người thua. Vì theo Đặng Tiểu Bình: “Chế độ Cộng sản Tàu, chỉ có thể sụp đổ, qua sự chia rẽ từ ngay trong nội bộ Đảng cộng sản.”

Dù sao đây cũng chỉ là sự tiên đoán tương lai. Nó có tính cách chiều hướng. Đưa ra những chiều hướng để nhìn rõ hiện tại hơn là tính cách quả quyết, nhất định (1).

Paris ngày 18/08/2016



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List