zz

br /> br /> /> br /> ----

Monday 29 June 2015

Xô xát biên giới Việt Nam- Kampuchia

Xô xát biên giới Việt Nam- Kampuchia

Sơn Trung, thông tín viên RFA, Campuchia
2015-06-29
Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.
Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.
 Photo by Sơn vũ, RFA

Xô xát diễn ra khi một nhóm khoảng 200 người Campuchia gồm Dân biểu, tu sĩ, thanh niên đến kiểm tra khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vào ngày hôm qua 28 tháng 6 năm 2015
Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ:
Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người. Mấy người mặc đồ dân thường thì có cầm cây gậy có đóng đinh trên đó, còn bộ đội trong tay có cầm súng. Ban đầu Dân biểu đi trước rồi bộ đội biên phòng qua nói đây là đất của Việt Nam. Ban đầu là xô đẩy nhau, bên Việt Nam, mấy người mặc đồ thường, thấy đa số là người ở đó say sỉn không. Mình đi vào xô đẩy nhau rồi bên kia cầm gậy đánh đập lại mình, nhưng mà trong bên mình không có gì trong tay hết. Bên dân Việt Nam đánh trúng dân biểu bên Campuchia, và mấy sư và mấy thanh niên bị thương cũng nhiều lắm”.

Hoạt động được nhà sư Khmer Krom mô tả như vừa rồi là một trong các chiến dịch kiểm tra biên giới của dân biểu, tri thức và người dân Campuchia tại các địa điểm mà những người này nghi ngờ có việc Việt Nam lấn chiếm bắt đầu diễn ra từ tháng 5 năm 2015.

Cột mốc số 203
Cũng có mặt trong đoàn kiểm tra biên giới, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom, cho biết phía Việt Nam ngang nhiên đi vào sâu trong lãnh thổ của Campuchia ngăn cản không cho họ đi đến khu vực biên giới. Ông Thach Setha: “Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó. Thấy như vậy là xâm phạm lãnh thổ bên nước Campuchia rồi bởi có súng, có nhân dân nhiều ở đó cấm không cho nhân dân Campuchia đi trong đất nước Campuchia”.

Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó
Ông Thach Setha
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quan, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã xác nhận rằng trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, lực lượng chức năng và người dân Việt Nam có xảy ra mâu thuẩn với nhóm người Campuchia, tuy nhiên sự kiện này diễn ra trên lãnh thổ của Việt Nam.
Đoàn ngừơi Việt theo sát đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia ngăn cản không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.
Đoàn ngừơi Việt theo sát đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia ngăn cản không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.
Ông Quan phát biểu: “Cột mốc mà các anh muốn đi khảo sát còn đang đi sâu vào đất Việt Nam đang quản lý do đó chúng tôi xác định vị trí này là ở đất Việt Nam quản lý. Và nếu tương lai, hiện nay đã phân định, nếu mà phân định ra thì cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam quản lý. Cái này xác định lãnh thổ là lãnh thổ Việt Nam rồi, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa”.
Tuy vậy, trong thông cáo báo chí của Tòa Thị chính Svay Rieng, chính quyền địa phương này khẳng định sự kiện diễn ra tại cột mốc số 203 nằm trên địa bàn ấp Thlok Thmey, xã Thnaot, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng của Campuchia.

Đảng Cứu Quốc Kampuchia lên tiếng
Sáng ngày 29 tháng 06 năm 2015, ông Sam Rainsy, chủ tịch đảng Cứu Quốc đã lên tiếng phản đối hành vi bị ông này lên án là ‘bạo lực’ của Việt Nam.
Sự kiện này cũng gây bức xúc đối với nhiều người dân Campuchia. Tiến sĩ khoa học chính trị Sok Touch cho rằng là hai nước láng giềng, cách hành xử này của Việt Nam là kém văn minh và không phù hợp với xu hướng cộng đồng chung ASEAN sẽ diễn ra trong thời gian tới đây.

Thứ nhất, hành vi của Việt Nam là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, thứ hai là Việt Nam đi ngược lại Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, khi chúng ta xậy dựng cộng đồng chung, chúng ta sẽ phải mở cữa biên giớ thôi, thứ ba là các tính chất lịch sử, Việt Nam không phải làm như vậy, Việt Nam đã lấy đất Khmer nhiều lắm rồi, giờ chúng tôi chỉ đi kiểm tra biên giới, trong khi người Việt không chỉ đến biên giới mà còn đến sống đầy trên đất Campuchia. Tôi thấy rằng Việt Nam vẫn còn kém văn minh, sử dụng luật rừng và thiếu nhân đạo. Tôi yêu cầu Việt Nam giáo dục quân đội và nhân dân của mình về luật láng giềng cũng như các điều khoản của cộng đồng chung ASEAN. Làm sao mà có cộng đồng chung được khi mà các anh thượng cẳng tay, hạ cẳng chân như vậy”.

Tiến sĩ Sok Touch còn cho rằng việc quân đội và người dân Việt Nam mang vũ khí tiến vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là một việc làm không thể chấp nhận được. Ông gợi ý chính quyền Phnom Penh phải ra thông cáo báo chí ngoại giao đính kèm những hình ảnh về hành vi bạo lực của người Việt Nam để người dân trên thế giới biết được vấn đề.
Tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia trở thành đề tài nóng trong quan hệ giữa hai nước. Hồi ngày 12 và ngày 14 tháng 6 vừa qua, Campuchia đã ra hai công hàm phản đối Việt Nam tự ý đào ao mương thủy lợi trên lãnh thổ Campuchia nhưng phía Việt Nam vẫn chưa có phản ứng về vấn đề này.

Đến ngày 27 tháng 6, đảng Cứu Quốc đã cho công bố 26 tấm bản đồ tỷ lệ 1/100000 được Chính quyền Pháp vẽ trong khoản năm 1933 đến năm 1953 liên quan đến biên giới Việt Nam và Campuchia. Hiến pháp Campuchia thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia được căn cứ theo bản đồ tỷ lệ 1/100000 này, theo đó đường biên giới hiện tại giữa Việt Nam và Campuchia có khả năng bị thay đổi nếu phía Campuchia thấy rằng biên giới thực tế không đúng với bản đồ.

Sơn Trung tường trình từ Campuchia.


Những hiện tượng gần đây; để mọi người đều nhận diện ra rằng: Đảng CSVN đã đến lúc phải đối diện với những hậu quả không ngờ và khủng khiếp


 
Nếu đây là tin thật thì có thể do bàn tay của gián điệp TC,vì ngoài mặt thì thân Tầu nhưng CSVN cộng tác với Pháp về vấn đề quốc phòng để...chống bá quyền TC chứ chống ai?Cũng có thể phe ghét Tầu muốn thanh tóan anh tướng...nhác gan,sợ Tầu?Nếu Phùng quang Thanh không xuất hiện thường xuyên trên diển đàn thì có thể tin trên là chính xác?Bọn cận vệ thấy rõ kẻ ám sát mà không thấy truy bắt bọn chúng cũng lạ?Hay có âm mưu loại những phần tử thân Tầu cũng không chừng?
On Saturday, June 27, 2015 7:43 PM, Quang Tran <r> wrote:

Khải ơi,
Check lại dùm anh tin nầy.
Thân mến,

TRAN Ngoc Quang

  





  Tin Nóng..chuyễn với mọi sự dè dặt thưòng lệ....!
  Đáng đời kẻ làm tôi mọi cho bọn Tàu Phù..!
                                            


TIN ĐẶC BIỆT: ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PHÁP SÁNG 26-6-2015

Saturday, June 27, 2015



On Saturday, June 27, 2015 9:14 PM, "Hoa Thuong Thich Tue Minh


Những hiện tượng gần đây; để mọi người đều nhận diện ra rằng: Đảng CSVN đã đến lúc phải đối diện với những hậu quả không ngờ và khủng khiếp:tứ bề thọ địch; vì kẻ thù mà chúng đã gieo chẳng những ở trong nước ; mà là khắp tòan cầu; nơi nào Đảng CSVN đến ...là nơi đấy người ta cùng người Việt tị nạn biểu tình, và chà đạp chúng như một loài chó ghẻ; ghê tởm và bẩn thiểu. Nên luật NHÂN QUẢ của Phật Giáo có đoạn thơ sau đây:
Dù cho cao vút lưng Trời,
Cho dù đáy biển....trốn thời được đâu.
Cho dù; hố thẳm; hang sâu.
Không nơi nào thoát TRÁI SẦU đã gieo.
 There were no results without caused or reap what the Vietnamese communist had sowed.
Hỡi ôi! Tần Thủy Hoàng; dời non lắp biển; để rồi cuối đời bị táng tại Sa-Khâu.
Sở Bá Vương sức lực bạc sơn; khi hết thời phải đến Ô-Giang tự vẫn.
Những gì bọn CSVN gieo rắc lên nhân dân miền Nam đau thương trên 40 sau khi cưỡng chiếm Saigon thì chắc chắn chúng phải trả một cái giá bằng MƯỜI LẦN chúng đã vay; khi người Việt trong nước đã TỈNH MỘNG: 
NHÂN DÂN LÀM CHỦ ? DO MIỆNG LƯỠI CỦA CSVN LỪA GẠT.

 

Da Dao Dang Cong San Viet Nam
Viet Cong Hen Voi Giac Tau, Ac Voi Dan Viet
Da Dao Dang Cong San Viet Nam 
Viet Cong Hen Voi Giac Tau, Ac Voi Dan Viet

Chưa biết đúng hay sai. Nhưng nghe cũng đã lỗ tai
LDS

On Saturday, June 27, 2015 5:23 PM, Quyet Nong <nong4fam@gmail.com> wrote:


8 hrs  · Edited · 
TIN QUAN TRỌNG: PHÙNG QUANG THANH VỪA BỊ ÁM SÁT TẠI ÂU CHÂU.
Theo ít nhất là 2 bản tin mật từ các cơ quan tình báo quốc tế thì Phùng Quang Thanh vừa bị ám sát trong chuyến đi Âu Châu trong ngày hôm qua.
Đây KHÔNG phải là tin "CÁ THÁNG 4 hay tin THƯ GIÃN" mà là TIN THẬT.
Chuyện ám sát là CÓ THẬT nhưng Phùng Quang Thanh đã nhanh chóng được AN NINH CSVN đưa Phùng Quang Thanh đi ẩn trú tại một nơi bí mật, và sau đó đã đưa về nước để nằm bệnh viện hay nhà xác thì KHÔNG biết được.
Hiện nay PQT chết hay chưa thì CHƯA BIẾT, sau khi các bạn đọc bản tin nầy thì xin giúp Thùy Trang là tìm thêm thông tin về sự kiện nầy.
Có thể tin tức về Phùng Quang Thanh sẽ VẮNG BÓNG tên tin tức báo chí CSVN một thời gian.
(*) Ghi chú: Thùy Trang dĩ nhiên là KHÔNG muốn làm mất UY TÍN của mình khi đưa những bản tin như thế nầy và tag rất nhiều người bạn thân nếu KHÔNG xảy ra!
Vì tình hình mang tính thời sự nên sau khi nhận được tin nầy thì thông báo liền cho các bạn.... Hy vọng lần nầy KHÔNG bị sộ tin! (*) (*) (*) Nếu vài ngày nữa mà PQT xuất hiện lại thì Thùy Trang chắc xin nghĩ một thời gian trên FB vì bị SỘ HÀNG QUÁ NẶNG lần nầy  
Nguyễn Thùy Trang
— with Therese Strehlnerin and 12 others.

Hoàng Trung Hải 

Hoàng Trung Hải bị đầu độc:

7 hrs  · Edited · 
THÊM MỘT TIN HOT NỮA: HOÀNG TRUNG HẢI BỊ UNG THƯ GAN HAY BỊ PHÓNG XẠ!
Cũng trong tuần qua, thông tin cho biết là phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bị ung thư gan ngày thêm nặng hơn. Tuy nhiên theo tin nội bộ thì anh HẢI bị Phóng Xạ.
Đây là bản tin thứ 2 rất hồi hộp ... Các bạn có nghĩ là...... anh 3 DŨNG!!!
(*) Ghi chú: Nếu 2 bản tin Phùng Quang Thanh và Hoàng Trung Hải bị SỘ HÀNG, thì các bạn cứ gọi Thùy Trang là SƯ PHỤ của Quảng Nổ, và sau đó sẽ xin đóng cửa Facebook để đi tu một thời gian ...
Nguyễn Thùy Trang
— with Trần Hải Quân.


7 hrs  · Edited · 
HỎI CÁC BẠN ĐIỀU NẦY: AI LÀ NGƯỜI ĐÃ ĐƯA BẢN TIN NGUYỄN BÁ THANH BỊ PHÓNG XẠ ĐẦU TIÊN?
Lúc Thùy Trang đưa tin về Nguyễn Bá Thanh trước đây thì RẤT nhiều người vào chửi là TIN VỊT và còn cho rằng Thùy Trang hay PHỊA TIN.... Có người phán rằng CNN, BBC, VTV chưa đưa tin thì chưa đúng, chưa tin!!!
Sau đó thì kết quả như thế nào?
Bản tin Hoàng Trung Hải bị "PHÓNG XẠ" là 100%, còn sống chết tới ngày nào thì sau nầy sẽ rõ, và chuyện Phùng Quang Thanh bị ám sát thì các bạn cứ chờ một thời gian rồi hãy đánh giá sau.
Giờ Thùy Trang phải đi gấp nên các bạn sinh hoạt thoải mái, DLV vào phá tự do .

Nguyễn Thùy Trang




 TIN ĐẶC BIỆT : ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PHÁP SÁNG 26-6-2015 (?)
Saturday, June 27, 2015


Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian (phải) đang đón tiếp Đại Tướng Phùng Quang Thanh,
Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN ngày 23-6-2015 trong chuyến thăm Pháp từ 19-6 đến 26-6-2015.

VietPress USA (27-6-2015): Theo tin đặc biệt từ tổ chức R.H. ở Hoa Kỳ cho hay thì Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN PHÙNG QUANG THANH đã vừa bị ám sát bằng súng hãm thanh vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 trước một ngôi nhà trên đường phố hẽm ở Paris của Pháp.

Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.

Tin cũng nói thêm rằng ngay tức khắc các cận v và đám sĩ quan tùy tùng đã đưa Đại Tướng Phùng Quang Thanh trở lại căn nhà vừa mới bước ra và liên lạc vi Bộ Quốc Phòng Pháp để đề nghị bảo mật nguồn tin và lập tức đưa Đại Tường Phùng Quang Thanh ra phi trường trở lại Hà Nội khẩn cấp. Hiện tin nầy vẫn chưa nói rõ tình trạng vết thương của Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nặng nhẹ như thế nào.

Chuyến đi của Đại Tướng Phùng Quang Thanh qua Pháp gần như hoàn toàn không loan báo gì trên các mạng báo chí của Nhà nước csVN. Tuy nhiên dưới tựa đề "Vietnam, France step up defense ties" (Việt Nam, Pháp đẩy mạnh quan hệ quốc phòng) được viết bằng tiếng Anh đã loan lúc 02:11PM ngày 23-6-2015 của Bộ Quốc Phòng csVN đăng tải như sau:

"Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn trân trọng quan hệ với Pháp, cũng như nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia đã mang lại những cơ hội mới và tiềm năng hợp tác trong nhiều lãnh vực kể cả quốc phòng.

"Ông đánh giá cao vai trò quan trọng của Pháp ở châu Âu và trên thế giới và bày tỏ cảm ơn nước Pháp đã hỗ trợ Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thủy văn Quốc tế (International Hydrographic Organisation.).

"Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ca ngợi thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam; đồng thời khẳng định rằng các quốc gia Đông Nam Á đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế cũng như trong xây dựng Cộng đồng ASEAN.

"Ông nhấn mạnh ý định của Pháp tăng cường quan hệ với Việt Nam trên các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề quốc phòng.
Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng chia sẻ quan điểm rằng sự hợp tác quốc phòng trong những năm vừa qua đã chứng kiến sự phát triển như đã thấy trong việc trao đổi các phái đoàn, chia sẻ kinh nghiệm trong quân y, đào tạo và thuỷ văn cũng như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Hai bên nhất trí thúc đẩy các hoạt động này trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc phòng Pháp tiến vào thị trường Việt Nam"
Trên đây là bản Tin của Bộ Quốc Phòng Việt Nam mà ít ai biết được. Tin nầy phù hợp với thời gian mà nguồn tin cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng csVN vừa bị ám sát vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 tại Paris.
Tuy nguồn cung cấp tin khẳng định giá trị nguồn tin là 99%; nhưng VietPress USA xin loan tin nầy với mọi sự dè dặt thường lệ. Hiện vẫn chưa biết được ai chủ mưu ám sát Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng csVN Phùng Quang Thanh và vì lý do gì? Ông Thanh là nhân vật thân Trung Quốc một cách rõ rệt.
Ông Phùng Quang Thanh sinh ngày 02-2-1949, vào quân đội từ năm 1969 và được phong là Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân từ năm 1971. Ông Phùng Quang Thanh được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Quốc Phòng nước VNcs từ tháng 6 năm 2006 kế nhiệm tướng Phạm Văn Trà. Ông là Uỷ Viên Thường Trực Bộ Chính Tri Trung Ương đảng csVN và được coi là nhân vật quyền lực thứ nhì trong đảng csVN.
Trong thời gian ông Chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đến thăm Hoa Kỳ lần đầu từ ngày 06-7 đến 10-7-2015 để gặp TT Barack Obama; mà lại xảy ra vụ ám sát Đại Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng thân Trung quốc Phùng Quang Thanh, đã làm cho giới phân tích tình hình quốc tế nghi ngờ rằng đây là đòn "thí chốt" để cảnh cáo của Trung Quốc đối với chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ (http://www.vietpressusa.com/2015/06/lich-trinh-chuyen-vieng-tham-hoa-ky-lan.html ). Sau hội nghị Diễn Đàn An Ninh Á Châu Shangri-La tại Singapore từ 29 đến 31-5-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đến Hà Nội hôm 01-6-2015 để cùng ký chung với Đại tướng Phùng Quang Thanh về "Thỏa thuận tầm nhìn Quốc Phòng Việt - Mỹ" (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150604_hangout_tam_nhin_quoc_phong_viet_my). Trung Quốc đã cảnh cáo và nay chuyến đi khá kín tiếng của Đại tướng Phùng Quang Thanh đến Paris họp riêng với Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian được nguồn tin dấu tên nói là để mua vũ khí thế hệ mới của Pháp nên sợ rằng đó là lý do mà Trung Quốc "thí chốt" để cảnh cáo csVN; nhất là sợ chuyến đi của Chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào tháng 7-2015 sẽ thỏa thuận giao Cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.
Trên mạng xã hội Facebook, một người thường đưa các tin mật và chính xác từ phía nội bộ csVN là cô Thùy Trang Nguyễn cũng vừa loan tin Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát ở Âu Châu ngày 26-6-2015; nhưng không nói rõ nơi nào. Thực hư như thế nào chỉ chờ vài ngày sẽ biết rõ (https://www.facebook.com/drthuytrangnguyen?fref=ts).
HẠNH DƯƠNG.




__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 




Chốt đã qua sông…


Chốt đã qua sông…

Thảo Vy

(VNTB) – Cụm từ “cắt lát salami” đã được học giả Robert Haddick, một nhà nghiên cứu độc lập ở Hoa Kỳ, sử dụng để mô tả một mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc với “các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn”.

“Cắt lát salami”
Với chiến lược “cắt lát salami” trên Biển Đông, Trung Quốc đã chiếm bãi Vành Khăn (Mischief Reef) từ Philippines năm 1995; thiết lập thành phố Tam Sa (Sansha) trên đảo Phú Lâm (Woody Island); cắt cáp của tàu thăm do dầu khí Việt Nam; chiếm bãi cạn Scarborough Shoal; và hiện xây dựng một đường băng trên đảo Gạc Ma (Johnson South Reef).

Cùng với chiến lược này, Trung Quốc ngày càng tỏ ra “chai mặt” để đạt được mục đích của mình. Điển hình là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở tháng 5-2014, Trung Quốc đã thể hiện mình là kẻ “vừa ăn cướp, vừa la làng”. Họ sử dụng hàng trăm tàu các loại, trong đó có cả tàu chiến, cùng máy bay gây hấn, đe dọa các tàu của Việt Nam.

 Thế nhưng, họ vẫn “kêu than” và đổ lỗi gây hấn cho phía Việt Nam. Bắc Kinh còn đưa vấn đề này ra Liên hợp quốc bằng cách gửi cái gọi là “tuyên cáo về lập trường” của nước này lên Tổng thư ký Ban Ki-moon và đề nghị cho lưu hành tới 193 thành viên Đại hội đồng LHQ.

Trung Quốc đang dần kiểm soát một số bãi cạn và đảo nhỏ trên biển Đông, tăng cường sự hiện diện của họ tại đây. Bắc Kinh đã từ chối tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và né tránh nỗ lực của Manila giải quyết vấn đề này tại tòa án quốc tế. Dù Mỹ ngày càng tỏ ra quan ngại, nhưng thực tế là họ chưa thể làm được nhiều trước việc Bắc Kinh từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trong 12 tháng qua, Trung Quốc đã gây rất nhiều chú ý với các hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa. Phương thức “cắt lát salami” của Trung Quốc đặt các nước khu vực cũng như các cường quốc bên ngoài vào một tình thế khó xử: Nên cứng rắn đến mức độ nào mỗi lần Trung Quốc “cắt lát salami”? Và cần mạo hiểm mở ra xung đột, hoặc kiềm chế chuyện Trung Quốc củng cố yêu sách chủ quyền ở mức độ nào? 

Thực sự vẫn chưa ai biết điều gì có thể “đóng băng” hành động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc không chỉ áp dụng phương thức “cắt lát salami”, mà còn tận dụng sự hấp dẫn về kinh tế, hoạt động thương mại để bù đắp cho hành vi của mình.

Sau sự cố Bãi Cỏ Rong năm 2012 với Philippines, Trung Quốc đã phát động “cuộc tấn công quyến rũ” năm 2013, thu hút ASEAN bằng Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, nhấn mạnh sẽ đưa mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN từ “thập kỷ vàng” lên “thập kỷ kim cương”. Năm nay, khi những lo ngại về hoạt động cải tạo của Trung Quốc tăng lên, Bắc Kinh đã đưa ra “củ cà rốt”: Mỹ và các nước khác có thể sử dụng các cơ sở dân sự Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông cho mục đích tìm kiếm cứu nạn và dự báo thời tiết trong “điều kiện thích hợp”.

Trung Quốc cũng sử dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường sức mạnh của mình. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) đang thu hút các đồng minh lâu nay của Mỹ như Anh, Úc và Hàn Quốc. 

Trung Quốc đã giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc chiến giành bạn bè và ảnh hưởng của Mỹ. Cuộc tấn công kinh tế không dừng lại ở AIIB, Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – thỏa thuận tự do thương mại bao gồm ASEAN, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc – được xem là đối thủ của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu. Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa cũng là “mồi nhử” đối với các nước khác có hy vọng hưởng lợi được từ sự phát triển của kinh tế Trung Quốc.

Quân đội hối thúc nhưng bị phủ quyết?
Một phản ứng phối hợp và hiệu quả trước cách thức lấn tới của Trung Quốc ở Biển Đông đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa phương thức ngoại giao và răn đe. Đó có thể là nỗ lực của khu vực buộc Trung Quốc làm rõ yêu sách đường 9 đoạn phù hợp với UNCLOS, ASEAN ra tối hậu thư với Trung Quốc để ít nhất có thể đóng băng các hoạt động cải tạo, và tiến hành các cuộc tuần tra chung ASEAN-Mỹ gần các rạn đá mà Trung Quốc cải tạo. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy những điều này sẽ sớm diễn ra.

Năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm thành lập, ASEAN đã thất bại khi không thể đưa ra tuyên bố chung do quan điểm khác nhau giữa các thành viên về vấn đề Biển Đông. Mới đây, tổ chức này đã nỗ lực cảnh báo về nguy cơ từ các hoạt động của Trung Quốc nhưng cũng không thể làm gì hơn việc thúc đẩy hình thành bộ quy tắc ứng xử chính thức.

Trung Quốc “đong đưa củ cà rốt” đàm phán quy tắc ứng xử để câu giờ trong khi tiến hành hoạt động cải tạo. Còn Mỹ, với tất cả những gì tuyên bố về đề cao luật pháp quốc tế và tự do hàng hải, cũng mâu thuẫn trong ứng xử với Trung Quốc. Câu hỏi là Mỹ có mạo hiểm mối quan hệ toàn diện với Trung Quốc vì “vài thực thể” ở Biển Đông hay không?

Người ta có thể nhận thấy hiệu quả của sự xâm lược “từ từ” của Trung Quốc ở Biển Đông qua hành động ứng phó của Việt Nam. Khi đối mặt với việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam đã mua các tàu ngầm lớp Kilo trang bị tên lửa Klub tấn công mặt đất có thể đe dọa các mục tiêu ven biển Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam đã không bắn một viên đạn nào khi năm ngoái Trung Quốc kéo giàn khoan trị giá hàng tỷ USD vào vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Một học giả ở Hà Nội cho biết giới chức quân đội đã hối thúc hành động mạnh mẽ hơn nhưng các nhà lãnh đạo cấp cao phủ quyết việc này, và quyết định để cho Trung Quốc gánh chịu “tổn hại về uy tín”.

Không có mấy người ở châu Á đồng ý với những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông. Tuy nhiên, cách làm của Trung Quốc – sử dụng chiến lược “cắt lát salami”, sự bù đắp kinh tế để xoa dịu hành vi quyết đoán và tăng cường hành động cải tạo trong bối cảnh không có sự đối kháng đáng kể – nói ngắn gọn, dường như “có hiệu quả”.

T.V.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

VC Trần Quang Cơ qua đời


Ông Trần Quang Cơ qua đời

  • 28 tháng 6 2015

Ông Trần Quang Cơ trong một cuộc tiếp xúc với chuyên gia Liên Xô (ảnh của báo Quân đội Nhân dân)
 
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89.
Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7.

Ông Cơ là người từng khước từ chức bộ trưởng ngoại giao mà Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đặt sau khi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị buộc phải ra đi dưới áp lực của Trung Quốc năm 1991.
Ông Trần Quang Cơ sinh năm 1927 tại Nam Định, làm ngoại giao từ 1954 tới khi về hưu năm 1997.

Có thể nói ông là một trong các nhà ngoại giao lão luyện nhất của Việt Nam, từng kinh qua các chức vụ như Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao.

Ông vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN từ năm 1986.
Trong suốt 12 năm kể từ 1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết vấn đề Campuchia.
Ông cũng tham gia tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ với các nước lớn Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc.

'Hồi ức và Suy nghĩ'

Năm 2001 ông cho ra cuốn hồi ký mang tựa đề 'Hồi ức và Suy nghĩ' gây tiếng vang vì đụng chạm tới những vấn đề vẫn được giữ kín về chính trị nội bộ và quan hệ với các nước lớn trong đó có Trung Quốc.
Đánh giá về ông, cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường nói: " Ông Cơ là một nhà ngoại giao lão luyện, có tầm nhìn chiến lược".
null
' Tình hình quan hệ chiến lược giữa ba nước lớn bất lợi cho Việt Nam' - trên ảnh là Richard Nixon và bản đồ Đông Dương
 
"Ông có chính kiến, độc lập, đặc biệt là không tán thành cách tiếp cận cơ hội với Trung Quốc như một số nhân vật cấp cao thời bấy giờ."

Sau khi từ chối chức Bộ trưởng Ngoại giao năm 1991 vì cho rằng không thể làm việc khi một số nhân vật cao cấp trong dàn lãnh đạo Việt Nam lúc đó quá ngả về phía Trung Quốc, cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Trần Quang Cơ cũng tự xin rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.

Theo ông Nguyễn Ngọc Trường, "có thể xem ông Cơ như một nhà nho hiện đại, biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng nhưng có lẽ không biết biến..."
"Các phẩm chất ấy không phải ai cũng có. Đó là nhân cách lớn của Trần Quang Cơ."

Trong cuộc phỏng vấn với BBC nhân dịp 30 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, ông Trần Quang Cơ đã bình luận rằng căn nguyên (của cuộc chiến Việt - Trung) là xung quanh vấn đề quyền lợi nước lớn, liên quan tới vấn đề Đông Dương.

Ông nói: "Các nước lớn họ có tính toán của riêng họ, nhưng tình hình quan hệ chiến lược giữa ba nước lớn bất lợi cho Việt Nam".

"Tôi thấy điều mình có thể làm khác, là phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế sớm. Trước Đại hội Đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa được quan hệ."

Thời kỳ vô cùng khó khăn của ngoại giao Việt Nam này đã được phản ánh trong cuốn hồi ký Trần Quang Cơ, với những chi tiết như về Hội nghị Thành Đô 1990 cho thấy "các giới hạn của môt thời kỳ lịch sử, cái khó của đất nước đứng cạnh Trung Quốc và chịu sức ép của Trung Quốc", theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường.

Ông Trường nói với BBC: "Cuốn hồi ký thể hiện tính khách quan, không phải là chống Tàu, mà là 'thân Việt'".
"Chính vì vậy mà nhân dân biết đến ông và tôn trọng ông."



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List