Thư số 44a gởi:
Người
Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội
Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia,
không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ xâm lăng. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo
cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập
trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12
năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh
hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi.
Tôi không hận
thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo
mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không
bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật
sự.
Xin gọi chung Người Lính Quân Đội
Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ Các Anh viết hoa, bao gồm từ
người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân
Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội Nhân Dân,
Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân
Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng
chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên
căn bản đó.
Nội dung thư này tôi giúp Các Anh
qua 3 nét nhìn: Trung Cộng quậy sóng BIển Đông, Hoa Kỳ cùng một số quốc gia
liên quan đến Biển Đông ra tay ngăn chận, và lãnh đạo Việt Cộng vẫn im lặng.
Thứ nhất. Trung
Cộng quậy sóng Biển Đông.
Ngày 8/10/2014, đài Á Châu
Tự Do trích bản tin của Tân Hoa Xã, theo đó thì Trung Cộng đã hoàn thành
một sân bay trên đảo Phú Lâm trong Nhóm Đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng
Sa, với đường băng dài 2.000 thước. Bài báo trên Tân Hoa Xã viết rằng: Đường
băng mới xây tại đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của Hoàng Sa, sẽ nâng cao khả năng
quốc phòng của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 16/3/2015, Đá Vành Khăn (Anh ngữ là
Mischief Reef) là rạn san hô "nửa vòng cung"
thuộc Cụm Bình Nguyên, về phía đông của cụm
Gạc Ma, là nơi tranh chấp giữa Việt Nam-Đài Loan-Phi Luật Tân-Trung Cộng. Nhưng
Trung Cộng kiểm soát đảo Đá này từ tháng 2/1995. Tên Mischief là do nhà làm bản đồ Henry Spratly đặt vào năm 1791 khi ông đi qua vùng quần đảo Trường Sa. Vùng biển của Vành Khăn sâu từ 18,3 đến 29,2 m.
Ngày 15/5/2015, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng là Hoa Xuân Oánh công bố: Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi trên vùng này, kể
cả rạn san hô Gạc Ma. Vì thế, Trung Quốc có quyền xây dựng bất cứ công
trình gì trên đó. Trung Cộng đã
gia tăng diện tích đảo Đá Ngầm Chữ Thập từ 0,08 cây số vuông lên đến 0,96 cây số
vuông, tức lớn hơn 11 lần diện tích trước khi bồi lấp, và đảo Đá Ngầm Chữ
Thập lớn hàng thứ 5 trên Biển Đông, sau các đảo Phú Lâm, Đông Sa, Linh Côn, và
đảo Tri Tôn.
Ngày 25/5/2015, bài xã luận
trên tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Cộng, nói chiến tranh là "không thể
tránh khỏi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, trừ phi Washington
chấm dứt việc đòi hỏi Bắc Kinh ngưng xây đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp".
Ngày 16/5/2015, sau khi tiếp
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị
tuyên bố với báo chí rằng: Việc xây dựng tại Nam Sa (tức Trường Sa) và
một số đảo đá ngầm hoàn toàn nằm trong phạm vi lãnh hải Trung Quốc. Tôi
muốn tái khẳng định ở đây rằng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của phía Trung Quốc là cứng như đá và bất di bất dịch.
Ngày 26/5/2015, Trung Cộng cho
xây dựng 2 ngọn hải đăng ở bãi đá Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường
Sa. Lễ khởi công do Bộ GiaoThông Vận Tải Trung Cộng tổ chức, và họ tuyên bố rằng:
"Việc xây dựng hai ngọn hải đăng cỡ lớn này tại Trường Sa là phục vụ
"an ninh hàng hải trên Biển Đông". Nhưng, nhiều nhà quan sát cho
rằng, đây chỉ là những lời ngụy biện cho mục đích chiếm trọn Biển Đông của
Trung Cộng.
Ngày 27/5/2015, trả lời câu hỏi
về phản ứng trước việc Trung Cộng xây hai ngọn hải đăng trái phép ở quần đảo
Trường Sa, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố:
"Hành động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, cũng như tuyên bố về Ứng
xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 ký giữa ASEAN và Trung Quốc".
Cùng
ngày 26/5/2015, Trang National Interest của Mỹ dẫn tin từ các
chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu về Trung Cộng tại đại học Havard, có bài
viết: "Dân Quân Biển, lực lượng bảo vệ quyền lợi trên biển của Trung Cộng",
và tờ Hoàn Cầu thời báo và Nhân dân nhật báo Trung Cộng đã đăng lại
toàn văn bài này.
Năm 1949, khi chiếm được lục địa từ tay Tổng Thống Tưởng
Giới Thạch, Hải Quân Trung Cộng mới có những trang bị vũ khí thuộc dạng căn bản.
Quốc Dân Đảng dù phải tháo chạy ra Đài Loan, nhưng sức mạnh của Hải Quân có khả
năng phong tỏa các cửa biển của Trung Cộng.... Vào những năm 60, 70 của thế kỷ
trước, xây dựng những đội tàu cá võ trang càng là điều cấp thiết với Trung Cộng,
vì nước này không muốn công khai nâng cao năng lực Hải Quân dễ bị coi là công cụ
của đế quốc, trong khi lương thực thiếu thốn cũng là nguyên nhân khiến Trung Cộng
buộc phải tăng mạnh năng lực của tàu cá, và phát triển tàu cá sẽ ít bị công
kích về mặt chính trị, nhưng tổ chức và trang bị cho "lực lượng dân quân
biển" theo tiêu chuẩn quân đội, để tăng sức mạnh cho "hạm đội tàu
cá" của họ.. Trong những năm qua, Hải Quân và Hải Cảnh Trung Cộng có những
bước phát triển nhảy vọt, nhưng Dân Quân Biển vẫn là lực lượng võ trang không
thể thay thế của Bắc Kinh. Hiện nay, tỉnh đảo Hải Nam sử dụng nghề cá như một
khẳng định chủ quyền của họ về "đường lưỡi bò" mà lực lượng này có
nhiệm vụ bảo vệ.
Theo
tạp chí National Defense (Mỹ), ông Erickson.cho biết: "Có hai tỉnh của
Trung Cộng sở hữu
gần 20.000 tàu cá và tàu thương mại cùng hàng trăm ngàn Dân Quân Biển. Những
người chủ tàu cá và Dân Quân Biển, sẽ được bồi thường thiệt hại hoặc chi phí
khác nếu bị thiệt hại trong khi hoạt động trên biển theo sự điều động của Hải Quân.
Nếu xảy ra
xung đột trên biển Đông, Trung Cộng sẽ sử dụng lực lượng Dân Quân Biển trên các tàu cá tấn công kiểu du kích, và
đó là lý do mà Trung Cộng từng hô hào trang bị thân tàu bọc thép cho các tàu
cá. Bắc Kinh rất coi trọng Dân Quân Biển, bởi lẽ
nó không thu hút nhiều sự chú ý, không tạo hiệu ứng đề phòng hay làn sóng phản
đối bằng việc phát triển hải quân.
Các Anh thấy chưa? Trung Cộng tự đưa bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn giành lấy
khoảng 80% diện tích Biển Đông rôi cho là lãnh thổ lãnh hải của họ, dù rằng
không một tổ chức quốc tế hay một quốc gia nào công nhận, nhưng từ đó Trung Cộng
tung hoành Biển Đông. Với hành động bành trướng ngang ngược của Trung Cộng
vượt quá sức chịu đựng của các quốc gia liên quan và đường hàng hải hàng không
quốc tế, đã dẫn đến sự xuất hiện một tập hợp các quốc gia c ùng nhau ngăn chận
bản chất bành trướng của Trung Cộng.
Thứ hai. Các quốc gia cùng ngăn chận Trung Cộng.
Ngày 5/3/2015, phát ngôn nhân Bộ Ngoại
giao Việt Nam, Phạm Thu Hằng, tuyên bố: Các hoạt động này của Trung Quốc không
chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam mà còn vi phạm DOC (Tuyên bố Ứng xử Biển Đông) đã ký giữa Trung Quốc với ASEAN.
Ngày 17/3/1015, ông
Hishammuddin Hussein, Bộ Trưởng Quốc Phòng Malaysia đề nghị thành lập một lực
lượng Liên Minh gìn giữ hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và ông đã
trình bày trong cuộc họp của Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước thành viên ASEAN ở
Langkawi (Malaysia), rằng: "Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liện Hiệp Âu
Châu làm nhiệm vụ giám sát hòa bình tại các điểm nóng dưới sự cho phép của Liên
Hiệp Quốc, tại sao khối ASEAN không làm được như thế? Với tư cách Bộ Trưởng
Quốc Phòng Malaysia, quốc gia đương nhiệm Chủ Tịch ASEAN, lần lượt đến các quốc
gia thành viên để vận động thành lập lực lượng này.
Ngày 10/4/2015, Philippines kêu
gọi cộng đồng quốc tế can thiệp ngăn chặn việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo, thay
đổi nguyên trạng ở Biển Đông giữa lúc tranh cãi chủ quyền chồng chéo nhau của
các nước chưa được giải quyết.
Ngày 15/5/2015, Trợ Lý Bộ Trưởng
Ngoại Giao Hoa Kỳ Daniel Russel tuyên bố: Chiến lược của chúng ta và hành động
của chúng ta (trên Biển Đông. PB Hoa) là bảo vệ các qui tắc chớ không bảo vệ
những đảo đá (mà Trung Cộng đã bồi đắp và đang xây dựng căn cứ quân sự.
PB Hoa). Trong khi Nhật Bản tuyên bố rằng: Nhật Bản quyết định vai trò lớn
hơn của mình đối với an ninh Châu Á, và quyết định này được hoan nghinh nhiệt
liệt ở Úc, Đông Nam Á Châu, và Hoa Kỳ.
Ngày 16/5/2015, trong buổi họp
báo ở Philippines, Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Voltaire Gazmin, và Bộ Trưởng
Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, cùng đưa ra thông báo chung là
Philippines cho phép Mỹ và Nhật Bản thiết lập các tiền đồn quân sự ở
Philippines. Ngày 20/5/2015, Philippines, Malaysia, Nam Dương, và
Singapore tuyên bố, đã mở rộng bang giao với Hoa Kỳ bằng cách tích cực tham gia
vào hệ thống an ninh chung với Hoa Kỳ.
Ngày 25/5/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ Jeff Rathke cho biết: Trung Quốc cố cải tạo đất ở Biển
Đông góp phần tạo ra căng thẳng, và Hoa Kỳ đang theo dõi cẩn thận các hoạt động
quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc sử dụng năng
lực quân sự theo cách có lợi nhằm duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực châu
Á - Thái Bình Dương". Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Steve
Warren cũng lên tiếng: Tất cả các chuyến bay và tất cả hoạt động của
chiến hạm Hoa Kỳ đều trong không phận và hải phận quốc tế. Đây là một phần
chiến dịch của chúng tôi trong việc bảo vệ tự do đi lại.
Ngày 26/5/2015, phát ngôn viên
Nhà Trắng Earnest nói rằng: Tổng thống Barack Obama xếp hồ sơ Biển Đông vào
hàng "tối quan trọng" đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ và kinh tế toàn
cầu. Dòng chảy tự do thương mại ở Biển Đông phải được bảo vệ.
Ngày 27/5/2015, trong dịp gặp Bộ Trưởng
Quốc Phòng Phi Luật Tân Voltaire Gazmin tại Hawaii, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ
nói rằng: "Lời hứa bảo vệ Phi Luật Tân chắc như sắt thép". Ông
Ashton Carter đang trên đường công du Singapore, Việt Nam, và Ấn Độ, để xác định
chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ. Trong bản thông cáo chung , Bộ Trưởng Quốc
Phòng hai nước nhấn mạnh: Các bên liên quan tại biển Đông phải giải quyết
xung khắc bằng giải pháp ôn hòa và tức khắc phải chấm dứt hành động tranh giành
biển đảo, ngưng xây dựng những cơ sở quân sự trên các đảo có tranh chấp.
Theo tin AFP, Hoa Kỳ đã huy động thêm chiến hạm và phi cơ quân sự vào khu vực
đề phòng Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không và
khống chế biển Đông theo bản đồ 9 đoạn.
Ngày 27/5/2015, báo Sydney
Morning Herald viết rằng: "Các viên chức Australia lo ngại rằng, Trung
Cộng có thể thiết lập hệ thống radar tầm xa, phối trí súng phòng không, và các
chuyến bay giám sát thường xuyên nhằm biểu dương sức mạnh quân sự đường hàng hải
quốc tế, bao gồm Australia. Giới hoạch định quân sự cao cấp tại Australia, thúc
đẩy Hải Quân và Không Quân nước này thực hiện sứ mệnh bảo đảm tự do hàng hải,
và khẳng định rõ lập trường rằng không chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Cộng
ở Biển Đông...".
Cùng ngày 27/5/2015, khi nhận chức Tư Lệnh Lực Lượng Thái Bình Dương tại Hawaii, Đô đốc. Harry
B. Harris Jr. mô tả Các yêu sách của Trung Cộng về Biển Đông là hết sức lố bịch. Ông nhấn mạnh: "Với
hoạt động xây dựng trái phép 7 hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng tại Trường Sa, là một trong những thách thức mà ông phải
đối mặt. Hoa Kỳ sẽ tái lập thế cân bằng ở Thái Bình Dương. Lực lượng của chúng
tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đồng minh và bạn bè ở khu vực. Nếu được yêu cầu,
chúng tôi sẽ chiến đấu ngay buổi tối hôm nay -27/5/2015- để bảo vệ lợi ích của
Hoa Kỳ tại khu vực này.
Có mặt tại buổi lễ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Ashton Carter nhắc lại
lập trường của Hoa Kỳ là phản đối bất kỳ hành động quân sự hóa nào của Trung Cộng
tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông tuyên bố: "Thứ nhất.
Chúng tôi muốn giải quyết các tranh chấp trong hòa bình và yêu cầu Trung cộng
ngay lập tức ngừng tân tạo đất ở biển Đông dựa trên
các yêu sách của mình. Thứ hai. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng Không Quân và Hải Quân hoạt động bất cứ nơi
nào luật pháp quốc tế cho phép, như cách chúng tôi đã từng làm trên phạm vi
toàn thế giới. Thứ ba. Với những hành động của mình ở Biển Đông, Trung Cộng đang đứng ngoài
hai tiêu chuẩn quốc tế, đó là đe dọa an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
và vi phạm nguyên tắc tiếp cận không cưỡng chế mà các nước trong khu vực đang
theo đuổi.
Ngày 29/05/2015, Nhật Bản và Liên hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh thường niên tại Tokyo, tập
trung vào các thương lượng đang diễn ra về đối tác chiến lược, và một hiệp định
tự do mậu dịch đầy tham vọng có thể sẽ được hình thành từ nay đến cuối năm
2015. Hội nghị cũng bày tỏ quan ngại về các hành động hung hăng của Trung Cộng
tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
(Google.vn) Hội nghị "Đối thoại
Shangri-La 2015" lần thứ 14 từ 29 đến 31/5/2015 tại Singapore khai mạc tối
29/5/2015, với sự tham dự của 26 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, giữa lúc
căng thẳng ở Biển Đông. Trong 3 ngày họp với 6 chủ đề thảo luận. (1) Hoa
Kỳ với các thách thức an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. (2) Các
phương thức hợp tác an ninh tại Châu Á. (3) Ngăn chận leo thang
xung đột. (4) Vai trò của Trung Cộng trong việc duy trì an ninh và ổn định
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. (5) Hướng tới tích cực giải quyết
các xung đột. (6) Các thách thức an ninh toàn cầu và Châu Á-Thái
Bình Dương.
Dưới đây là phát biểu của một số vị
liên quan đến Biển Đông:
Singapore. Xin trích 2 điểm
liên quan Biển Đông trong bài phát biểu của Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long: Một.
"Cán cân quyền lực giữa các cường quốc trung khu vực". Cán cân
chiến lược ở châu Á đang thay đổi, và quan hệ Mỹ-Trung, là chìa khóa cho sự trỗi
dậy hòa bình của Trung Cộng trong khuôn khổ trật tự quốc tế.... Tầm quan trọng
của tự do hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông, cùng với sự căng thẳng tiếp diễn
trên Biển Hoa Đông và Biển Đông sẽ dẫn đến hệ quả xấu. Trung Cộng và khối ASEAN
cần thúc đẩy ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sớm nhất để có thể phá
vỡ vòng luẩn quẩn hiện nay....
Kết quả tốt nhất là tuân thủ luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Trong dài hạn,
trật tự khu vực ổn định không thể được duy trì chỉ bởi một siêu cường duy nhất,
mà đòi hỏi phải được cộng đồng quốc tế đồng ý và công nhận. Hai. "Cơ
chế và hợp tác khu vực". Hy vọng trong tương lai, Hoa Kỳ - Trung Cộng
- Nhật Bản, sẽ tiếp tục là các cường quốc trong khu vực, trong khi Ấn Độ sẽ có
một vai trò lớn hơn. Tuy nhiên, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ không phải là
nơi mà kẻ mạnh luôn đúng và có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn, mà là một thế giới
nơi luật pháp và sự can dự mang tính xây dựng sẽ là nguyên tắc quốc tế, tất cả
các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có thể cạnh tranh hòa bình để có cơ hội phát
triển thịnh vượng.
Hoa Kỳ. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter: "Trung
Cộng đã bước ra bên ngoài khuôn khổ luật pháp quốc tế và tạo ra tình trạng bất ổn,
gây rối loạn trật tự, có thể làm hòa bình và ổn định sụp đổ. Hoa Kỳ kêu gọi các
quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, hãy cùng nỗ lực để bảo đảm hoà bình và tự do
hàng hải, giải quyết tình trạng căng thẳng bằng các biện pháp hòa bình, không
nên để xảy ra tình trạng phải dùng giải pháp quân sự. Tại Hoa Kỳ, Hạ Viện đã
phê duyệt sáng kiến an ninh hàng hải, theo đó, trong vòng 5 năm, Hoa Kỳ sẽ viện
trợ 425 triệu Mỹ kim cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương giúp các quốc gia
này nâng cao năng lực tự vệ trên biển. Vì Trung Cộng đang tìm mọi cách khống chế
Biển Ðông, nên Hoa Kỳ tái khẳng định là tiếp tục sử dụng những chuyến bay và hoạt
động trên Biển Ðông trong khuôn khổ Luật Pháp Quốc Tế".
Nhật Bản. Bộ Trường Quốc Phòng Nakataki: "Các dự
án cải tạo đất ở Biển Đông của Trung Cộng đã liều lĩnh đưa cả khu vực chìm vào
rối loạn. Nhật Bản cũng như các quốc gia khác, thúc đẩy Trung Cộng hành xử cho
có trách nhiệm". Ông Nakatani đề nghị: "Sáng kiến đối thoại
Shangri-La với 3 biện pháp để tăng cường an toàn hàng hải và không quân trong
khu vực, được luân phiên bởi 10 thành viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)".
Australia. Bộ Trưởng Quốc
Phòng Kevin Andrews: "Chúng tôi đã và đang điều động máy bay tuần tra
Biển Đông và Ấn Độ Dương nhiều chục năm qua, và sẽ tiếp tục hoạt động này, bất
chấp Trung Cộng phản đối. Chúng tôi kêu gọi Trung Cộng chấm dứt hoạt động xây dựng
trái phép ở Biển Đông".
Trung Cộng. Phó Tổng Tham
Mưu Trưởng Đô Đốc Tôn Kiến Quốc: "Tuân thủ các nguyên tắc của Hiến
Chương Liên Hiệp Quốc là cách duy nhất để phát triển hòa bình và hợp tác cùng
thắng, phải là mục đích cuối cùng để hướng tới hòa bình và ổn định an ninh. Về
vấn đề an ninh BIển Đông, Trung Cộng luôn kềm chế hướng tới việc ủng hộ, tăng
cường hơn nữa cho hòa bình, an ninh và tình hình BIển Đông rất ổn định". Nhưng
với nhiều câu hỏi liên quan đến tình hình Biển Đông, thì ông Tôn Kiến Quốc đều
tránh né với lý do "thời gan hạn hẹp", làm cho các phái đoàn đã nêu
câu hỏi rất thất vọng.
Đức quốc. Bộ Trưởng Quốc Phòng Đức Ursula Von Der
Leyen: "... Tuy thách thức an ninh ở Châu Âu và Châu Á là khác nhau,
nhưng có điểm chung là đều phải đối mặt với thách thức khủng bố toàn cầu và
tranh chấp lãnh thổ. Để hợp tác thành công và tạo thành khối thống nhất, cần phải
dựa trên bốn trụ cột là lòng tin, sự minh bạch, cấu trúc an ninh, và các bên
cùng có lợi bất kể đó là nước nhỏ hay nước lớn".
New Zealand. Bộ Trưởng Quốc
Phòng New Zealand Gerry Brownlee: "New Zealand luôn coi trọng sự ổn định,
hòa bình, và phồn vinh của khu vực. Trên cơ sở đó, New Zealand mong muốn được
tham gia mạnh mẽ hơn vào cấu trúc an ninh khu vực thông qua đối thoại các cấp,
song phương và đa phương. Liên quan đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông,
New Zealand sẽ cùng với các nước liên quan tìm kiếm cách thức xử lý tranh chấp
tại khu vực này".
Việt Cộng. Thứ Trưởng Quốc
Phòng Thuợng Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Theo bàn tin của Thông Tấn Xã Việt
Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh không phát biểu trên Diễn Đàn Đối Thoại, mà chỉ phát
biểu đề tài "Ngăn chận leo thang xung đột" trong buổi hội thảo số 3 với
chủ đề cùng tên.
Ngày 30/5/2015, Tướng Nguyễn
Chí Vịnh, nói với báo chí quốc tế bên lề Đối Thoại Shangri-la rằng: Việt
Nam là bạn, là đối tác, nhưng không tham gia liên minh quân sự. Càng căng thẳng
thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào
những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây
giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam chúng tôi.
Các Anh nhận ra lời lẽ của Tướng Việt
Cộng chưa? Tôi nghĩ, nếu đây là bài viết sẳn trao cho Nguyễn Chí Vịnh đọc (thường
khi là như vậy mà), thì nhóm lãnh đạo Việt Cộng cho biết là họ không dám
"đứng ké" vào Hoa Kỳ để chống lại hành động hung hăng ngang ngược của
Trung Cộng trên Biển Đông.
Ngày 2/6/2015, Tổng Thống Hoa
Kỳ phát biểu trước các thanh niên và sinh viên thuộc tổ chức "Sáng Kiến Thủ
Lãnh Trẻ Đông Nam Á (Young Southeast Asian Leaders Initiatives Fellows Program
(YSEALI) tại tòa Bạch Ốc, rằng: "Hoa Kỳ kêu gọi Trung Cộng hãy
tôn trọng luật pháp và ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ hiếp đáp
các quốc gia láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông. Nếu các ông không
từ bỏ cách tiếp cận này, dùng sức mạnh của một nước lớn để tranh giành chủ quyền
và dựa vào lực lượng hải quân thay vì pháp luật, thì kinh tế Á Châu sẽ không
còn thịnh vượng nữa".
Ngày 3/6/2015, ngay sau khi
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter thăm chính thức Việt Nam, trong đó
ông Carter và người đồng nhiệm lá Tướng Phùng Quang Thanh, ký một văn bản
thúc đẩy hợp tác quốc phòng, tờ Thời Báo Hoàn Cầu có bài xã luận: "Kêu
gọi Việt Nam giữ cái đầu lạnh trước lời đường mật của Hoa Kỳ... Cho dù văn bản
này có tính tượng trưng, nhưng nó cho thấy hai nước cựu thù nay đã tiến đáng kể
trong việc xích lại gần nhau chớ không chỉ là lời nói. Nhưng, liệu Hoa Kỳ có
thực sự giang tay đón Việt Nam hay không? Có nhiều nghi ngờ hơn là tin tưởng về
điều này... Vết thương từ cuộc chiến Việt Nam vẫn còn chưa lành sẹo, bởi vậy
đứng trước sự ủng hộ bất ngờ và việc chuyển giao vũ khí của Hoa Kỳ, trong khi
Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa, không đến nỗi ngây thơ tiếp nhận chúng mà
không đặt câu hỏi về toan tính của Hoa Kỳ.... Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam
ngã vào vòng tay của Mỹ?
Câu trả lời không thể rõ ràng hơn.... Hà Nội tiếp tục
cảnh giác trước Washington, và lập trường này không dễ gì thay đổi vì lời đường
mật của Bộ Trưởng Carter, và chiều ngược lại cũng vậy. Hoa Kỳ sẽ không tin
là Việt Nam sẽ trung thành với họ.... Khi có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc,
Việt Nam vẫn nhận thức được rằng, Trung Quốc là bằng chứng sống cho tính
chính danh của hệ thống chính trị của họ... Trung Quốc và Việt Nam sẽ luôn
luôn là hàng xóm láng giềng.... Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài trên hồ
sơ Biển Đông, sẽ không bao giờ có lợi cho người dân hai nước và ý đồ duy nhất của
họ là đẩy Bắc Kinh và Hà Nội vào thế cạnh tranh."
Các Anh có nhận thấy bài xã luận của
báo Trung Cộng, vừa cảnh báo vừa răn đe lãnh đạo Việt Cộng không được kết bạn với
Hoa Kỳ mà chống lại "cộng sản Anh" đang tung hoành Biển Đông. Các Anh
có nghĩ rằng, nếu giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng xảy ra vài cuộc đọ súng trên Biển
Đông, thì một cuộc "đảo chánh chớp nhoáng" trong một đêm là lật đổ
nhóm lãnh đạo Việt Cộng, thậm chí có thể có "cuộc chiến chớp nhoáng"
chỉ trong vài ngày là có một nhóm lãnh đạo mới hoàn toàn trong tay của Trung Cộng.
Từ đó, Trung Cộng khống chế Biển Đông phần thuộc Việt Nam một cách dễ dàng. Sao
lại không nhỉ!
Ngày 4/6/2015, Thủ Tướng
Australia Abbott tuyên bố: "Chánh Phủ Australia luôn giữ quan điểm là
không đứng về bên nào trong bất kỳ tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, nhưng
chúng tôi lên án những hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở
Biển Đông và Biển Hoa Đông... Chúng tôi làm những gì có thể để bảo vệ tự do
hàng hải và hàng không. Chúng tôi phản đối bất kỳ xây dựng trái phép nào trên
Biển Đông, và chúng tôi lo ngại về hành động quân sự hóa các đảo nhân tạo".
Ngày 5/6/2015, bình luận viên
Tăng Kim Nhuận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Cộng: "Nếu máy bay
quân sự Australia xuất hiện ở Biển Đông, Trung Cộng sẽ cho máy bay lên xua đuổi
nha Nga đã làm. Nếu không xua đuổi được thì thẳng tay bắn hạ".
Thứ ba. Việt Nam vẫn im lặng.
(Trích trong DiễnĐànThếGiớiNgườiViệt).
Khi trả lời phỏng vấn của báo Asahi Shimbun Nhật Bản, Tướng Nguyễn
Chí Vịnh: "Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi về những vấn đề song
phương, làm sao để duy trì được quan hệ Việt NamTrung Quốc. Chúng tôi cũng đề
cập đến vấn đề Trung Quốc tôn tạo đảo, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề Trung
Quốc xây dựng mới ở quần đảo Trường Sa là trái phép. Quan điểm của hai nước là
trước hết không làm cho tình hình căng thẳng thêm lên, đặc biệt là không để xảy
ra xung đột.
Khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc?
Tướng Vịnh
nhấn mạnh: Họ ghi nhận ý kiến của chúng tôi. Tôi tin họ lắng nghe những gì
Việt Nam mong chờ.
Khi thông tấn Reuters đặt câu
hỏi: Ngày hôm qua các cơ quan báo chí nói Trung Quốc đưa các loại vũ khí hạng
nặng đến các đảo nhân tạo của biển Đông? Ông đánh giá như thế nào về thông tin
này?.
Tướng Vịnh trả lời: "Cho đến giờ này, tôi chưa có thông
tin chính thức về vụ việc này! Tuy nhiên, nếu việc đó xảy ra trong thực tế, thì
đó là một tín hiệu rất xấu cho tình hình trên biển Đông.
Câu hỏi của BBC. Có xác minh được đảo nhân tạo mà Trung Quốc để pháo binh là đảo Gạc Ma kh
ông?. Tướng Vịnh: "Đây là thông tin thôi chứ chúng tôi chưa xác
minh được.
Kết luận. Đọc đến đây, Các Anh nhận ra điều gì chưa? Chỉ riêng trong lá thư này thôi,
Các Anh cũng nhận ra các quốc gia từ xa như Hoa Kỳ, Đức Quốc, Australia, Tân
Tây Lan, đến gần là Phi Luật Tân, Singapore, cùng chung quan điểm là chống hành
động của Trung Cộng biến các đảo Đá Ngầm thành đảo nổi và quân sự hóa trên các
đảo đó. Mạnh mẽ hơn, thì Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Australia sử dụng Hải Quân với
Không Quân tuần tra trên Biển Đông để có thể chận trước những hành động quân sự
của Trung Cộng.
Vậy mà, Việt Nam chỉ phản ứng 2 lần ngang qua người phát ngôn Bộ
Ngoại Giao, với nội dung phản ứng y chang tất cả những lần phản ứng từ khi Biển
Đông dậy sóng đến nay: "Các hoạt động này của Trung Quốc không chỉ xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam mà còn vi phạm DOC (Tuyên bố Ứng xử Biển Đông) đã ký giữa Trung Quốc với
ASEAN.
Đến hội nghị Đối Thoại
Shangri-La 14 này, nhóm lãnh đạo Việt Cộng không dám cho cái ông Thứ Trưởng
Bộ Quốc Phòng lên diễn đàn đối thoại, sợ nói quanh co chỉ một chút sơ hở
làm lộ hành động của họ ôm chặt 16 chữ vàng và 4 tốt của Trung Cộng
giao cho, như một mệnh lệnh sau khi ký vào Biên Bản Thành Dô ngày 4/9/1990, mà
chỉ cho Tướng Vịnh tham dự thảo luận chủ đề "Ngăn Chận Leo Thang Xung Đột"
mà ông ta nghe nhiều hơn nói. Để rồi hầu chuyện với Tướng Trung Cộng, mà khi
ông này đứng trên bục thuyết giảng đã viện dẫn lý do "thời gan hạn hẹp"
mà không dám trả lời bất cứ câu hỏi nào của các phái đoàn nêu lên. Từ đó,
Các Anh thử tưởng tượng xem, nếu như Tướng Vịnh cũng đứng trên bục giảng của hội
nghị thì liệu có bao nhiêu câu hỏi liên quan đến sự ươn hèn của lãnh đạo Việt Cộng
trên hồ sơ Biển Đông?
Hóa ra, đại diện của hai nước cộng sản anh em Việt
Cộng-Trung Cộng đến hội nghị Đối Thoại Shangri-La mà không dám đối
thoại cũng dễ hiểu thôi, vì cộng sản cùng bản chất dối trá, cùng sử dụng luật
rừng, và cùng ngang ngược như nhau, nên không dám đương đầu với sự thật.
Một sự kiện đáng được khuyến
khích, đó là một số báo online trong nước bắt đầu vắng những bài ca tụng mối
bang giao và tình hữu nghị Việt-Trung, để chuyển sang những bài phản kháng báo
chí Trung Cộng, những bài bình luận nhắm thẳng vào hành động của Trung Cộng trên
Biển Đông. Đó là các báo online giaoduc.net.vn, thanhnien.com.vn,
vnexpress.net, vietnamnet.vn, motthegioi,vn, ..v..v..v
Với phương tiện truyền thông ngày
nay, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet
như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật
với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh phải suy nghĩ ....Thời
cơ ngay trước mặt rồi Các Anh à ... Hãy nhanh lên đi, để kịp hòa nhập cùng 90
triệu đồng bào làm nên lịch sử, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch
sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống
văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
Các Anh hãy nhớ: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự
Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người
dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do
xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam:
Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến
20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy
vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có
thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng
Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu
bằng chân lần 1 bầu chọn chế độ Dân Chủ Tự Do.
Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ sau khi Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, đã có 839.200
người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do,
và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất
xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu
bằng chân lần 2 bầu chọn chế độ Dân Chủ Tự Do.
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự
thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát
triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải
là quà tặng.
Tháng 6 năm 2015
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Phạm Bá Hoa: Thư số 22 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nội dung thư này, tôi hy vọng là Các Anh sẽ hiểu rõ
Phạm Bá Hoa: Thư số 9 gởi người lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - ....
Phạm Bá Hoa: Thư số 9 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Vẫn trong mục đích giúp Các Anh, từ góc nhìn khác để nhận ra “Chân Dung Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ngày Nay”, qua những chỉ thị của đảng và những bài viết nhận định về tình hình trong nước
Phạm Bá Hoa: Thư số 9 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Vẫn trong mục đích giúp Các Anh, từ góc nhìn khác để nhận ra “Chân Dung Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ngày Nay”, qua những chỉ thị của đảng và những bài viết nhận định về tình hình trong nước
Phạm Bá Hoa: Thư số 7 gởi người lính Quân Đội Nhân Dân - Chiến tranh Việt Nam là giải phóng hay xâm lăng?
Phạm Bá Hoa: Thư số 5 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân - Mong Các Anh đừng đứng nhìn một cách vô cảm nữa, mà hãy đứng về phía đồng bào và hành động đúng với bổn phận công dân là Bảo Vệ Tổ Quốc, Bảo Vệ Nhân Dân
Phạm Bá Hoa: Thư gởi số 1 Người Lính Quân Đội Nhân Dân - Trong bài này, xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân một cách ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày
***
Tìm đọc:
__._,_.___
No comments:
Post a Comment