Biển
đông : Việt Nam đã thành công quốc tế hoá vấn đề; Băc kinh bị cô lập
trên mặt trận ngoại giao nhưng vẫn ngoan cố và hung hăng vì sợ mắt mặt trong
và ngoài nước,tạo căng thẳng và nguy cơ đối đầu tranh chấp
trong vùng ĐNA.
Việt nam phải nhìn xa và nối kết chặt chẻ thêm với bạn bè và
nhất là Mỹ và đồng minh để khi hữu sự, hợp tác quân sự ,ngay cả liên minh nếu
cần, nhằm tự vệ và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của
quốc gia.
Đây là quyến tự vệ của bất cứ quốc gia độc lập chủ quyền nào, đã
được luật pháp quốc tế và Liên Hiệp quốc công nhận.
Hơn nữa Sách trắng quốc phòng củà TQ chủ trương chính sách
"tự vệ tích cực // active defense, đồng nghĩa với "tiến công
tự vệ "/// Tiên phát chế nhân; như đã từng xâm lược các tỉnh phía bắc
nước ta năm 1979 dưới chiêu bài "tiến công tự vệ."
Khư khư theo chính
sách "3 không" (có lẽ và rất có thể do đảng CSTQ áp đặt
tại Thành đô /1990) trong mọi tình uống là thiếu sáng suốt và
có tội nặng đối với tổ quốc như năm 1979 !
GS NGUYỄN Thái Sơn.
Conseiller scientifique et diplomatique de
l'Académie de Géopolitique de Paris.
G7
phản đối xây đắp đảo quy mô lớn
Giới lãnh đạo nhóm G7 nói họ quan ngại về
căng thẳng tại Biển Hoa Đông và Biển Đông kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp
quốc tế.
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc giải quyết xung đột một cách hòa bình cũng như việc sử dụng hợp pháp và
không bị giới hạn các đại đại dương của thế giới", các nhà lãnh đạo nói
trong một thông cáo chung sau hai ngày họp thượng đỉnh tại Đức.
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe
dọa, hăm dọa hoặc sử dụng vũ lực, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào
nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như việc xây đắp đảo quy mô lớn,"
các nhà lãnh đạo G7 nói trong thông cáo tuy không nêu cụ thể tên nước nào.
Tân Hoa xã coi thông cáo chung của các thành
viên G7 không liên quan trực tiếp tới tranh chấp ở Biển Đông.
''Việc dẫn chiếu một cách vô cớ về các tranh
chấp hàng hải giữa Trung Quốc và một vài nước châu Á sẽ không chỉ làm hại
quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc mà còn đe dọa hòa bình và ổn định tại
vùng Châu Á Thái Bình Dương,'' Tân Hoa xã bình luận.
Thông tấn xã Việt Nam trong khi đó mô tả điều họ gọi là
''G7 mạnh mẽ phản đối Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông''. Dường như
các báo Việt Nam nhận chỉ đạo đưa tin đồng bộ nói 'G-7 phản đối Trung Quốc
xây đảo nhân tạo' như bài của Tuổi Trẻ và Tiền Phong.
Trong khi đó Đài truyền hình Việt Nam chạy tựa sát với thông cáo của
G7 khi nói 'G7 quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa
Đông'.
Vào tuần trước Trung Quốc một lần nữa khẳng
định hoạt động bồi đắp ở Biển Đông là “hợp pháp, hợp tình, hợp lý”.
Tại cuộc họp báo ngày 3/6, người phát ngôn
Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bác bỏ chỉ trích của Nhật và Mỹ về việc Bắc Kinh bồi
đắp các bãi đá thành các đảo nhân tạo.
Hôm 1/6, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản
nói cần tránh những hành động đơn phương liên tục làm gia tăng tình hình
căng thẳng.
Bà Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc phản đối
tiến hành giải thích “tùy tiện” luật pháp quốc tế.”
“Trung Quốc không làm những việc vi phạm
luật pháp quốc tế, hại người lợi mình, nhưng kiên định bảo vệ chủ quyền, an
ninh và lợi ích phát triển quốc gia theo pháp luật,” bà Hoa nói.
'Càng
căng thẳng càng tự chủ'
null
Trả lời Hồng Nga, BBC Việt Ngữ, bên lề Đối
thoại Shangri-La ở Singapore diễn ra hai ngày 30-31/5 trong bối cảnh căng
thẳng gia tăng trên Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc
phòng bác bỏ khả năng Việt Nam tham gia liên minh quân sự với bất cứ quốc gia
nào.
"Tình hình càng căng thẳng thì càng
phải giữ độc lập, tự chủ. Đó là nguyên tắc nhất quán của Việt Nam," ông
Vịnh nói.
Vào khoảng thời gian này tháng Năm, Bộ Ngoại
giao Việt Nam phản ứng trước một số phát biểu của phía Trung Quốc cho rằng
Việt Nam đã mở rộng, bồi đắp lấn biển quy mô lớn tại các đảo, đá mà theo phía
Trung Quốc, Việt Nam “chiếm giữ” ở Biển Đông.
Ngày 8/5/2015, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói ''Những hoạt động
tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng
quốc tế, trong đó có ASEAN.
''Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc
chấm dứt ngay các hoạt động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp
quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố
về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức
tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông”.
|
|
||||||||||||||||||||||||
|
|
|
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment