Dự luật tổ chức chính phủ: phe đảng hay cải cách
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-06-03
2015-06-03
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Các nhà lãnh đạo Việt
Nam. Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang, rời khỏi lăng cố chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 20/10/2014
Quốc hội Việt Nam thảo luận dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ với
nhiều tranh cãi về quyền và trách nhiệm của Thủ tướng. Liệu những cải cách về tổ
chức chính phủ có giúp ích gì cho tiến trình dân chủ hay chỉ thể hiện những
tranh chấp nội bộ.
Trong phiên thảo luận toàn thể tại Hội trường ngày 1/6/2015, nhiều
đại biểu quốc hội cho rằng Thủ tướng Việt Nam có nhiều quyền hạn nhưng trách
nhiệm thì rất nhỏ, ngắn gọn là Thủ tướng chỉ phải báo cáo công tác trước Quốc
hội. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền được báo mạng Dân Trí trích lời nói rằng trách
nhiệm nhỏ như vậy thì ông cũng làm Thủ tướng được.
Quyền của thủ tướng
Nhà phản biện xã hội dân sự độc lập TS Phạm Chí Dũng từ Saigon cho
rằng, những tranh cãi liên quan tới Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ chỉ là một
cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm nội bộ. Bên Quốc hội không muốn Chính phủ có
nhiều quyền, ngược lại bên Chính phủ đòi nhiều quyền hơn, đặc biệt là quyền của
Thủ tướng. Vừa rồi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chỉ bổ sung hai
quyền của Thủ tướng thôi, là quyền giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ trong trường hợp khuyết nhân sự khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch
nước bổ nhiệm; kế đó là quyền tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh trong
trường hợp chưa bầu chức danh này. TS Phạm Chí Dũng cho rằng hai quyền này
không quan trọng, ít xảy ra trong thực tế trong khi hai quyền quan trọng mà bên
Chính phủ mong muốn đã bị loại bỏ. Hai quyền này liên quan vấn đề tổng động
viên, quyền xét duyệt soát xét giới thiệu bầu cử ở địa phương thì Thủ tướng không
được quyền đó. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
“Nếu
muốn liên quan tới tiến trình dân chủ, thì trong thực tế đương nhiên ông thủ
tướng phải có quyền bổ sung, xét duyệt về mặt nhân sự được quyền cách chức
những nhân sự đầu ngành mà thủ tướng thấy làm việc không được. Đó là phương
pháp làm việc ở các nước phát triển, các nước tư bản. Nhưng ở Việt Nam qui định
của Ban Bí thư là cấp ủy viên trung ương Đảng trở lên là do Ban Bí thư quản lý.
Ngoài ra còn những qui định khác, cán bộ trung cao ở chừng mực nào đó cũng do
trung ương quản lý. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, hai
ông từng phải kêu là thủ tướng thực ra không có quyền hành gì cả không cách
chức được ai. Nếu muốn có tiến trình thực sự dân chủ hóa thì không những phải tam
quyền phân lập, mà còn phải đẩy mạnh quyền hành của bên hành pháp và để bên
hành pháp vừa chịu trách nhiệm về công việc của mình, đồng thời cũng có thẩm
quyền nhất định trong sắp xếp nhân sự.”
Nếu muốn liên quan tới tiến trình dân chủ, thì trong thực tế đương
nhiên ông thủ tướng phải có quyền bổ sung, xét duyệt về mặt nhân sự được quyền
cách chức những nhân sự đầu ngành mà thủ tướng thấy làm việc không được. Đó là
phương pháp làm việc ở các nước phát triển, các nước tư bản
TS Phạm Chí Dũng
Chúng tôi nêu câu hỏi với TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phát triển ở Hà Nội đã tự giải thể, là trong thể chế chính trị
hiện tại, Việt Nam có cần một Thủ tướng mạnh và có nhiều thực quyền hay không.
TS Nguyễn Quang A nhận định rằng,
“
Tôi nghĩ rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì một người giữ trọng trách như thế
cũng phải qui định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm. Càng qui định rõ ràng
quyền hạn và trách nhiệm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, một ông
Thủ tướng cũng lại do Đảng chỉ định ra, thì cuối cùng tất cả những cái đó chỉ
mang tính hình thức thôi. Nhiều khi người ta lại đổ cho là làm theo lệnh của
Đảng. Ngược với một nửa câu trả lời ở phần trước của tôi, thì cái đó không có ý
nghĩa lắm và nó chỉ có ý nghĩa chừng nào những trách nhiệm đó được qui định rõ
ràng và người dân thực sự có một quyền để kiểm soát, để thấy rằng ông không làm
được chuyện đấy thì lần sau chúng tôi không bầu cho ông nữa. Nói cách khác
nghĩa là dân có quyền đuổi người đó. Chỉ trong trường hợp như thế thì nó mới có
đầy đủ ý nghĩa mà thôi.
Ngược dòng thời gian, vào ngày 14/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội đã bác bỏ vấn đề từ chức vì trách nhiệm
khủng hoảng kinh tế tài chính, thất thoát 84.000 tỷ đồng và sự sụp đổ của Tập
đoàn Vinashin. Lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng đã biện giải, chức vụ thủ tướng của
ông là do Đảng phân công mà Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo
Nhà nước và toàn xã hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn có một phát biểu gây chú
ý khi ông nói, suốt cuộc đời theo Đảng, ông “không chạy, không xin, không từ
chối bất kỳ nhiệm vụ nào Đảng giao cho”.
Trách nhiệm của thủ tướng
Theo các nhà phân tích chính trị, Việt Nam theo chế độ gọi là tập trung
dân chủ với trách nhiệm tập thể và gần đây đặt vấn đề nêu cao trách nhiệm của
người đứng đầu. Tuy vậy vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu sự thể hiện vẫn
quá mờ nhạt.
TS Phạm Chí Dũng nhận định:
Thực tế trong 8 năm cầm quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng, nền kinh
tế, xã hội Việt nam gần như tan hoang và điều đó phản ánh rằng cái cơ chế không
chỉ với thủ tướng và rất nhiều các quan chức đầu ngành khác không có chịu trách
nhiệm gì cả
TS Phạm Chí Dũng
“
Thực tế trong 8 năm
cầm quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng, nền kinh tế, xã hội Việt nam gần như tan
hoang và điều đó phản ánh rằng cái cơ chế không chỉ với thủ tướng và rất nhiều
các quan chức đầu ngành khác không có chịu trách nhiệm gì cả. Mỗi khi xảy ra sự cố lại trám chỗ này bít chỗ
kia hoặc là đánh bùn sang ao. Minh chứng điển hình trong quản lý điều hành kinh
tế như những vụ Vinashin, Vinalines và sắp tới đây sẽ là những vụ ngân hàng
lớn. Tôi cho rằng nếu không ràng buộc trách nhiệm thật cụ thể thật chi tiết và
cả về mặt chế tài đối với quan chức cấp cao từ Thủ tướng trở xuống thì công tác
điều hành của chính phủ vẫn luôn mãi đi vào lối mòn và yếu kém và tình trạng
tham nhũng, bội chi, chi tiêu hoang phí …tất cả những cái đó sẽ càng ngày càng
lớn không thể dừng lại được.”
Phải chăng thể chế chính trị một đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo
tại Việt Nam là nguyên nhân của tình trạng trách nhiệm tập thể mà suy cho cùng
là không có ai chịu trách nhiệm. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Đấy là một cái đặc trưng chung của tất cả các
chế độ độc tài hay là độc đoán hay là chuyên quyền. Bởi vì ý chí của người nắm
quyền rất là thất thường và người ta coi ý chí của mình trong trường hợp này lá
ý chí tập thể pháp luật và chính như thế cái gốc của nó ở đó khó mà có thể gọi
là rạch ròi được; bởi vì nếu có rạch ròi thì lúc đó họ khó có thể làm việc
được…nhưng họ vẫn làm việc được bởi vì họ không chịu trách nhiệm và họ không có
trách nhiệm giải trình với dân…họ chỉ chịu trách nhiệm với chính họ mà thực
chất là để sát phạt lẫn nhau.”
Nhà nước Việt Nam từng nói tới cải cách thể chế cả về chính trị
lẫn kinh tế để giúp đất nước bứt phá thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Nhưng
theo các nhà phân tích, có lẽ cốt lõi của vấn đề không thể cải cách hiệu quả
lại chính nằm ở chỗ Hiến pháp qui định Đảng Cộng sản là người lãnh đạo toàn
diện đất nước.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment