zz

br /> br /> /> br /> ----

Tuesday, 9 June 2015

Quốc Hội người ta, Quốc hội mình!


Quốc Hội người ta, Quốc hội mình!

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-06-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06082015-parliaments-of-oth-n-ours.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
AFP
Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông do hoạt động xây cất các bãi đá và đảo của Trung quốc tại Trường sa gia tăng, cùng với sự can thiệp của nhiều cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật bản, ngày 5/6/2015 Quốc hội Việt nam họp kín về biển Đông. Sau phiên họp này không có tuyên bố nào được đưa ra. Trong khi đó những quốc gia như Hoa kỳ, Nhật bản, Philippines  đều có những tuyên bố từ Quốc hội của họ. Sau đây là bài ghi nhận của Kính Hòa để tìm hiểu hoạt động và quyền lực thực tế của Quốc hội Việt nam.

Họp kín
Ông Hạ Đình Nguyên, một cựu sinh viên đấu tranh trước năm 1975 cho biết nhận định của ông về phiên họp kín của Quốc hội vừa qua để bàn về chuyện biển Đông:
Cái tình hình quốc tế thì người ta nhìn, người ta đọc người ta cũng hiểu thế nào đó. Còn tự nhiên họp kín để làm chi vậy? Tôi không hiểu được, tôi không hiểu được.”

Sau phiên họp kín, theo truyền thông Việt nam đưa tin thì vì chương trình nghị sự của Quốc hội không có thời gian nên các đại biểu không thảo luận được. Và cuối cùng Quốc hội không ra nghị quyết về biển Đông.

Trên thực tế những diễn biến căng thẳng tại quần đảo Trường sa đã bắt đầu bằng việc xây cất của Trung quốc, bắt đầu trước khi Quốc hội Việt nam nhóm họp. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà nội nói là vấn đề biển Đông đã được Quốc hội biết đến, nhưng vẫn không được đưa vào chương trình nghị sự.
Những việc mà khẩn cấp thì có thể là Quốc hội phải bỏ tất cả những việc khác đi để mà bàn cái chuyện khẩn cấp chứ không thể có cái chuyện cứng nhắc được.

Thực sự là cuộc họp Quốc hội lần này cũng không hề có chương trình như vậy. Sau đó có một vài người kiến nghị thì người ta mới đành đưa vào. Mà đưa vào thì lại trở thành cuộc họp kín, mà đã là họp kín thì không ai biết rằng có nghị quyết hay không, vì đã là kín thì người ta không thông báo ra. Đấy là điều mà nó chỉ làm cho những người gọi là đại diện của dân mất đi cái tính đại diện của mình mà thôi.”
Đã là họp kín thì không ai biết rằng có nghị quyết hay không, vì đã là kín thì người ta không thông báo ra. Đấy là điều mà nó chỉ làm cho những người gọi là đại diện của dân mất đi cái tính đại diện của mình mà thôi
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội nhận xét là vấn đề biển Đông và Trung quốc trong thời gian vừa qua được các cơ quan truyền thông bàn đến một cách rộng rãi chứ không bị giới hạn. Ngoài ra ông cũng cho rằng chương trình nghị sự của Quốc hội cũng mềm dẻo, chứ không cứng nhắc. 

Ông lấy ví dụ về lần họp Quốc hội năm 2014, người ta đã đưa vào chuyện giàn khoan Trung quốc xâm lấn thềm lục địa Việt nam, như là một chuyện lớn khẩn cấp sau khi có một đại biểu từ TP HCM là ông Trương Trọng Nghĩa nêu lên.

 Ông nhận định tại sao vừa rồi Quốc hội lại họp kín về biển Đông:
Có lẽ là người ta muốn nói với Quốc hội một số vấn đề về thái độ và phương pháp đấu tranh của mình, của Việt nam với Trung quốc, những cái quyết sách của Việt nam đối với Trung quốc, chuẩn bị thế này thế kia thì những chuyện ấy không thể công khai được.”

Những người theo dõi tình hình Việt nam cũng thấy là trong thời gian qua các cơ quan như Bộ ngoại giao cũng thường nhanh chóng đưa ra những tuyên bố chống lại những lấn lướt của Trung quốc. Ông Trần Quốc Thuận đoán lý do tại sao sau lần họp kín vừa qua Quốc hội Việt nam lại không đưa ra được nghị quyết về biển Đông:
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014. AFP
Khi Quốc hội mà ra nghị quyết để mà phản đối, thì thường là nghị quyết Quốc hội là một văn bản hoàn chỉnh. Nó phải kèm theo những biện pháp, giải pháp đủ thứ chuyện rườm rà. Thì cái cách người ta nó quen như thế. Chứ không chỉ ra một tuyên bố đơn giản. Tuyên bố đơn giản thì họ để cho các cơ quan khác.”

Quốc hội là ai và làm gì?
Theo pháp luật Việt nam thì Quốc hội Việt nam cũng có chức năng như ở tất cả các quốc gia khác, đó là cơ quan thể hiện ý chí là nguyện vọng của toàn dân, là nơi soạn thảo ra các bộ luật cho xã hội.

Trong những trường hợp khẩn cấp, hay đặc biệt, các vị dân cử ở các quốc gia có truyền thống lập pháp có thể nêu ý kiến của mình để các cơ quan chính phủ phải bắt tay vào thảo luận với họ, hay chính những nhà lập pháp đó cũng trực tiếp ra tuyên bố thay mặt cho những người dân mà họ đại diện. 

Trong câu chuyện căng thẳng tại biển Đông trong thời gian qua, Quốc hội các nước Hoa kỳ, Philippines đã làm như thế.
Các vị đại biểu Quốc hội Việt nam, trên nguyên tắc là đại diện cho tất cả các địa phương trên cả nước.

 Ngoài ra tại Việt nam còn có một cơ quan khác cũng có cấu trúc tương tự Quốc hội là Trung ương đảng cộng sản Việt nam. Cơ quan này cũng bao gồm những vị đến từ tất cả các địa phương của cả nước. Và rất nhiều vị ủy viên trung ương đảng cũng là đại biểu Quốc hội. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa hai cơ quan quyền lực này, ông Trần Quốc Thuận cho biết:
Tôi nghĩ là Quốc hội chỉ là một bộ phận phụ tùng của đảng cho nên là ảnh biểu gì thì họ nghe thế thôi. Có cãi vả thì họ cho cãi vả những chuyện loanh quanh, những chuyện nhỏ không quan trọng để cãi vả. Còn những gì quan trọng thì họ giấu kín, họ phải nghe lời đảng thôi chứ
Ông Hạ Đình Nguyên
Tuy nó là hai nhưng mà là một, vì ở Việt nam chỉ có một đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo đã ghi vào trong Hiến pháp rồi. Còn ở đây là người ta mở rộng ra để nghe tiếng nói của nhân dân. Ở Việt nam người ta hay dùng cái chữ là ý đảng lòng dân. 

Có khi nó phù hợp, có khi nó không phù hợp. Như vậy để điều chỉnh những chính sách cần thiết. Chứ còn đại biểu Quốc hội Việt nam thì trên luật lệ qui định là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhưng mà thật sự họ phải chịu sự lãnh đạo rất chặt chẽ của đảng.”

Như vậy trên thực tế quyền lực của Quốc hội không phải là cao nhất như trong luật pháp Việt nam qui định. Ông Hạ Đình Nguyên bình luận về vai trò của Quốc hội:
Tôi nghĩ là Quốc hội chỉ là một bộ phận phụ tùng của đảng cho nên là ảnh biểu gì thì họ nghe thế thôi. Có cãi vả thì họ cho cãi vả những chuyện loanh quanh, những chuyện nhỏ không quan trọng để cãi vả. Còn những gì quan trọng thì họ giấu kín, họ phải nghe lời đảng thôi chứ.

Khi được hỏi là trong lịch sử Quốc hội Việt nam đã có chuyện gì mà Trung ương đảng quyết định đồng ý mà Quốc hội phủ quyết hay chưa? Ông Nguyễn Quang A, người theo dõi sát những hoạt động chính trị tại Việt nam nói đó là trường hợp của dự án đường sắt cao tốc. Nhưng ông cho biết thêm là hình như người ta lại chuẩn bị đưa dự án đó trở lại bàn nghị sự.

Còn về câu chuyện tại sao Quốc hội không ra được nghị quyết về biển Đông thì ông cũng đồng ý với một ý kiến khác là có thể do trung ương đảng cộng sản Việt nam cũng chưa biết phải ứng xử như thế nào, hoặc là họ cũng không muốn đưa ra thái độ ứng xử trước Trung quốc.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List