Làn
sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN đến Vancouver (GNĐại)...hân hoan tay cầm Cờ VÀNG..
Nhớ lại thái độ & cách hành xữ kũa tên
ĐIẾU KÀY mà ghai con mắt ..
đáng được thưỡng một cú đạp !!
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-06-18
2015-06-18
06182015-the-vn-new-wav-of-refug.mp3
Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11 vừa qua thêm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada. Đây là đợt thứ nhì. Đợt đầu tiên với 28 người đã tới Vancouver hôm 13 tháng 11, 2014.
<
Từ khi VN tiến hành cải
cách về kinh tế vào năm 1986, cho dù nền kinh tế đã phần nào phát triển. Tuy
vậy trước việc chính quyền VN tiếp tục, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ và
tôn giáo, thì đến nay vẫn có một làn sóng ngầm không ít những người đấu tranh
tìm đường trốn khỏi VN để xin tỵ nạn vì lý do chính trị và tôn giáo.
Cuộc sống hiện nay của
họ ra sao và những người này còn sẽ tiếp tục đấu tranh hay không?
Trong bài thứ nhất, Anh
Vũ sẽ giới thiệu về chặng dừng chân đầu tiên của những người tỵ nạn này ở Thái
lan và Campuchia.
…Buộc phải rời bỏ quê
hương
Sau khi chiến tranh VN
kết thúc, do sự sai lầm trong các chính sách chính trị và kinh tế của nhà cầm
quyền cộng sản, đã dẫn đến một làn sóng người VN lên đến gần một triệu người bỏ
nước ra đi để tìm kiếm cơ hội tỵ nạn ở nước ngoài.
Từ năm 1986, đảng CSVN
phải thực hiện một cuộc cải cách kinh tế để thoát ra khỏi bờ vực phá sản. Đời
sống kinh tế trong nước có khá hơn, cũng như sau đó các trại tỵ nạn của người
Việt ở nhiều nơi trên thế giới bị đóng cửa, các nước không còn muốn nhận thuyền
nhân nữa; khi đó cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt nam tưởng như đã chấm dứt.
Tuy vậy ít người biết
rằng từ đó đến nay, vẫn còn một làn sóng người Việt nam tị nạn chính trị mới.
Nhiều người trong số họ buộc phải bỏ nước ra đi, mà các nước trong khu vực Đông
Nam Á là chặng dừng chân đầu tiên của họ.
Theo số liệu thống kê,
hiện tại ở Thái lan đang có khoảng 950 người tỵ nạn, tương tự ở Campuchia cũng
có đến gần 200 người.
Nói về lý do khiến bản
thân phải chạy sang Campuchia để tỵ nạn, ông Hồ Văn Chỉnh cho chúng tôi biết:
Trước đây tôi ở tỉnh
Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau
khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên
quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảng
ông Hồ Văn Chỉnh
“Trước đây tôi ở tỉnh
Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau
khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên
quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảng.”
Anh Hoàng Đức Ái một nhà
tranh đấu ở Nghệ An bị truy đuổi nên buộc phải bỏ nước ra đi đến Thái lan, anh
nói:
“Lý do tôi phải đến Thái
lan tỵ nạn là do tôi là 1 trong 8 người ở Nghệ An đã rải truyền đơn tẩy chay
cuộc bầu cử Quốc hội.”
Thân phận tỵ nạn này còn
dành cho những người sắc tộc H’mông, vì bị chính quyền đàn áp buộc họ phải từ
bỏ tôn giáo mà họ tin theo. Một thầy truyền đạo người H’mông đang tỵ nạn ở Thái
lan, yêu cầu được dấu danh tính cho chúng tôi biết.
Ông nói:
Một gia đình dân tộc theo
đạo Tin Lành, từ vùng Tây Nguyên chạy sang Thái Lan xin tị nạn năm 2010. Sau đó
gia đình của anh Siu A Nem và 7 người con khi đến Canada tháng 7 năm 2014 (RFA)
“Quê quán của tôi ở VN
là ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho
quyền tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của
cộng đồng người H’mông chúng tôi.”
Khó khăn nơi “đất khách
quê người”
Những khó khăn của những
người bỏ nước ra đi tìm đường tỵ nạn ở nước ngoài khó mà kể hết, vì đối với họ
tất cả đều mới lạ. Nói về những khó khăn hiện nay, anh Hoàng Đức Ái ghi nhận:
“Khó khăn thứ nhất là về
công việc, mình không có việc làm. Thứ 2 là chính quyền Thái lan họ không cho
mình nhập cư, nên nếu mình ra ngoài làm việc thì sợ họ bắt, vì nếu bị họ bắt
thì chắc chắn sẽ nguy hiểm. Thứ 3 là vấn đề ngôn ngữ, vì không có ngôn ngữ thì
rất khó khăn cho mình.”
Thầy truyền đạo người
H’mông tiếp lời:
Quê quán của tôi ở VN là
ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho quyền
tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của cộng đồng
người H’mông chúng tôi
Một thầy truyền đạo người H’mông
“Ở Thái lan này thì cuộc
sống nói chung cũng có nhiều cái khó khăn lắm, một là mình phải cố gắng đi kiếm
việc làm, song vì mình là người sống bất hợp pháp nên người thuê mình làm họ ép
giá rất là thấp. Cũng vì Thái lan họ không ký cái Công ước Quốc tế năm 1951 để
bảo vệ người tỵ nạn, vì thế chúng tôi sang lánh nạn ở đây thì sự nguy hiểm luôn
thường trực 24/24.”
Những khó khăn thì chồng
chất như vậy, song việc có được Cao ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR) cứu xét để cấp quy
chế tỵ nạn cho những người tỵ nạn hay không thì là cả một vấn đề lớn và cũng
hết sức khó khăn. Anh Hoàng Đức Ái khẳng định:
“Hiện tại, tình hình
những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều,
mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ
nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đông. Như lịch phỏng vấn
của tôi cũng đã dời lại 2-3 lần, bây giờ cũng đã hết 1 năm rồi.”
Kể cả những trường hợp
đã được chấp nhận cho hưởng quy chế tỵ nạn ở Campuchia, song quyết định đó cũng
không có hiệu lực. Từ đó dẫn đến tình cảnh những người này vẫn phải sống một
cuộc đời vô tổ quốc từ nhiều năm nay. Từ Campuchia, ông Hồ Văn Chỉnh nói với
chúng tôi:
“Sau khi UN rút quân thì
họ giao tôi lại cho phía Capuchia và họ cấp cho tôi một cái giấy do Phó Thủ
tướng ký, nhưng cái giấy này không có hiệu lực gì hết. Bây giờ thì họ khong
công nhận, mà họ chỉ công nhận giấy nhập tịch thôi. Do đó hiện tại cuộc sống
của chúng tôi cũng hết sức khó khăn và ở Campuchia bây giờ chúng tôi không có
tương lai gì hết.”
Tuy nhiên, ở miền đất
mới đa số những người tỵ nạn vẫn không từ bỏ công việc đấu tranh của mình, họ
vẫn tiếp tục tham gia công việc đấu tranh trong điều kiện có thể. Anh Hoàng Đức
Ái bày tỏ:
“Đối với những người tỵ
nạn như tôi hay một số người bạn ở đây, hàng ngày vẫn theo dõi tình hình ở VN
để tiếp tục đồng hành đấu tranh với những người đấu tranh trong nước. Đặc biệt
là đối với các bạn trẻ, bằng những bài viết trên các trang blog.”
Hiện tại, tình hình
những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều,
mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ
nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đông
Anh Hoàng Đức Ái
Thầy truyền đạo người
H’mông cho chúng tôi biết hiện tại số người H’mông tỵ nạn về vấn đề tôn giáo ở
Thái lan có khoảng 350 người và ông vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền lợi
cho bà con sắc tộc H’mông ở trong nước. Ông nói:
“Tôi vẫn tiếp tục hoạt
động về niềm tin tôn giáo ở đây. Trước tình hình cộng sản VN đã ngăn cấm không
cho đồng bào hoạt động tôn giáo tự do theo ý muốn của người dân thì tôi cũng
tìm hiểu các thông tin về vấn đề này để viết các báo cáo để cho các tổ chức
Nhân quyền biết, để lên tiếng bảo vệ đồng bào H’mông của chúng tôi.”
Về nguyện vọng chung của
những người tỵ nạn hầu như cũng giống nhau, tất cả đều mong nhận được sự giúp
đỡ của cộng đồng người Việt nam ở khắp nơi trên thế giới và mong muốn nhanh
chóng được đi định cư ở nước thứ 3. Ông Hồ Văn Chỉnh cho biết:
“Bây giờ cộng đồng thế
giới hãy lên tiếng để giúp chúng tôi được đi định cư ở nước thứ 3, vì chỉ có
thế chúng tôi mới có tương lai cho con cái sau này. Cho đến giờ tôi đã tỵ nạn ở
đây 15 năm rồi, mà họ không cho chúng tôi nhập tịch gì hết. Chẳng biết tương
lai của chúng tôi sẽ ra sao nữa.”
Được biết không phải chỉ
có ở các nước Đông Nam Á, nhất là Thái lan mới có những người VN tỵ nạn về các
lý do chính trị và tôn giáo. Tại một số quốc gia thuộc các châu lục khác hiện
nay cũng có người tỵ nạn Việt Nam.
Trong bài sau, mời quý
vị đón nghe phần tường trình của thông tín viên Tường An từ Paris, về cuộc sống
của những người tỵ nạn đến từ VN ở Âu châu và Úc châu.
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH
No comments:
Post a Comment