zz

br /> br /> /> br /> ----

Sunday 7 June 2015

Sau cái chết sẽ là gì?


 DDoc dde hieu

Cat Bui tro ve Cat Bui

Nha Phat noi ddung DOI LA VO THUONG



Sau cái chết sẽ là gì?

“Cái này phải bẻ mạnh một chút nữa mới gỡ ra được,” Holly Williams, một người làm dịch vụ tang lễ nói trong lúc cô cố gắng duỗi các ngón tay, cùi chỏ và cổ tay của John.
“Thường thì công việc của tôi sẽ dễ dàng hơn nếu thi thể còn mới”.

Sinh ra trong một gia đình kinh doanh dịch vụ tang lễ ở phía bắc Texas, Williams, 28 tuổi, tính đến nay đã xử lý khoảng 1.000 thi thể.
Công việc của cô bao gồm việc đưa các thi thể từ khu vực Dallas-Forth Worth về nơi chuẩn bị cho tang lễ.
“Hầu hết những người chúng tôi mang về là từ các nhà dưỡng lão, nhưng cũng có người chết do bị bắn hay tai nạn giao thông,” cô nói.

“Đôi khi có người đã chết nhiều ngày hoặc nhiều tuần mới được phát hiện ra và thi thể của họ đã bắt đầu bị phân huỷ, khiến công việc của tôi trở nên khó khăn hơn”.
John đã chết khoảng 4 giờ trước khi thi thể của ông được đưa đến nhà tang lễ.

Khi còn sống, ông làm việc tại một mỏ dầu và là người khá khỏe mạnh. Ông bỏ thuốc lá từ hàng chục năm trước và cũng ít uống rượu. Thế nhưng cơn đau tim vào một buổi sáng tháng Giêng đã khiến John ngã quỵ và qua đời ở tuổi 57.
Giờ đây, nằm trên chiếc bàn sắt của Williams, thi thể của John đã chuyển lạnh và ngả màu tím-xám, dấu hiệu cho thấy quá trình phân huỷ đã bắt đầu.

Tự phân hủy

Thế nhưng cơ thể của người chết không ‘hoàn toàn chết’ mà vẫn chứa nhiều sự sống ngay trong quá trình phân huỷ.
Nhiều nhà khoa học xem thi thể là một hệ sinh thái xuất hiện ngay sau khi chết và chuyển hoá qua nhiều giai đoạn sau khi quá trình phân huỷ bắt đầu.
Quá trình phân huỷ bắt đầu chỉ vài phút sau khi chết, bắt đầu bằng giai đoạn ‘tự phân’.

Ngay sau khi tim ngừng đập, các tế bào sẽ không còn được cung cấp oxygen. Enzyme bắt đầu tiêu hoá màng tế bào và rò rỉ ra ngoài trong lúc các tế bào bị tan rã.
Điều này thường bắt đầu đầu tiên ở gan, vốn giàu enzyme, và ở não, nơi có tỷ lệ nước cao. Dần dần, tất cả các mô đều bị tiêu huỷ theo cách này.

Các tế bào máu bị tổn thương sẽ bắt đầu trào ra khỏi cách mạch máu bị vỡ và khiến da đổi màu.
Nhiệt độ cơ thể cũng bắt đầu giảm cho đến khi bằng với nhiệt độ xung quanh. Sau đó, xác bắt đầu cứng dần, bắt đầu từ mí mắt, hàm, cơ cổ, cho đến tay chân.
Ở người sống, thành phần tế bào cơ có thể co duỗi nhờ hoạt động của hai loại protein có cấu tạo dạng sợi là actin và myosin, vốn di chuyển sát nhau.
Sau khi chết, các tế bào này bị mất nguồn cung cấp năng lượng và ngưng hoạt động khiến các cơ bị cứng lại, còn các khớp xương không duỗi gập được nữa.

Trong giai đoạn đầu, hệ sinh thái xác chết thường chỉ bao gồm vi khuẩn sinh sống trên và trong cơ thể.
Cơ thể chúng ta chứa một lượng lớn vi khuẩn, từ bề mặt cơ thể cho đến nội tạng. Tuy nhiên nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất là ruột, nơi sống của hàng nghìn tỷ vi khuẩn thuộc hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn họ khác nhau.

Hệ miễn dịch ngưng hoạt động

Tháng Tám 2014, Gulnaz Javan, một nhà khoa học pháp y từ Đại học Bang Alabama tại Montgomery đã cùng các đồng nghiệp công bố kết quả nghiên cứu về cái mà họ đặt tên là ‘thanatomicrobiome’ (bắt nguồn từ từ thanatos, tức ‘cái chết’ trong tiếng Hy Lạp).

“Nhiều mẫu nghiên cứu của chúng tôi đến từ các vụ hình sự,” Javan nói. “Nhiều người chết vì tự vẫn, bị mưu sát, dùng ma tuý quá liều hoặc tai nạn giao thông, và tôi đã lấy mẫu mô từ đó. Do vấn đề đạo đức nên chúng tôi cần được sự đồng ý khi lấy các mẫu mô đó.”

Hầu hết nội tạng đều được bảo vệ trước vi khuẩn khi chúng ta còn sống.
Tuy nhiên ngay sau khi chết, hệ thống miễn dịch ngưng hoặc động, khiến vi khuẩn tự do lan ra khắp cơ thể.
Vi khuẩn làm haemoglobin trong máu chuyển thành sulfhaemoglobin (Hình: Science Photo Library)

Vi khuẩn thường bắt đầu lan ra từ ruột, tại các đoạn tiếp giáp giữa ruột non và ruột già.

Không bị kiềm chế, chúng bắt đầu đánh chén ruột trước, từ trong ra ngoài, sau đó đến các mao quản của hệ tiêu hoá và các hạch bạch cầu, lan sang gan và lá lách, rồi từ đó lên tới tim và não.

Javan và nhóm của bà đã lấy mẫu xét nghiệm từ gan, lá lách, não, tim và máu từ 11 thi thể của những người đã chết từ 20 - 240 tiếng đồng hồ. Nhóm nghiên cứu sử dụng hai công nghệ xét nghiệm DNA tối tân khác nhau, kết hợp với các thông tin sinh học để phân tích và so sánh thành phần vi khuẩn trong mỗi mẫu phẩm

Các mẫu xét nghiệm lấy từ các bộ phận cơ thể khác nhau của cùng một thi thể rất giống nhau, trong khi các nội tạng giống nhau từ nhiều thi thể lại rất khác nhau.

Điều này có thể là do cấu tạo khác biệt của các quần thể vi khuẩn trong từng thi thể, hoặc do thời gian chết khác nhau.
Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng dù các quần thể vi khuẩn trải qua nhiều thay đổi sau cái chết, sự thay đổi này là khá đồng đều, giúp các nhà nghiên cứu có thể ước tính khá chính xác được thời gian chết từ ba ngày đến 2 tháng.
Nghiên cứu của Javan cũng cho thấy các vi khuẩn tràn vào gan 20 giờ sau khi chết và chúng cần khoảng 58 giờ để lan ra khắp các nội tạng.

Như vậy, sau khi chúng ta chết, vi khuẩn sẽ lan ra khắp cơ thể một cách hệ thống, và các bác sỹ pháp y có thể dựa vào thời gian vi khuẩn lan từ nội tạng này sang nội tạng khác để ước tính thời gian chết.
“Sau cái chết, cấu tạo các quần thể vi khuẩn thay đổi,” Javan nói.
“Vi khuẩn lan sang tim, lên não và cuối cùng mới đến các cơ quan sinh sản”.
Có một điều rõ ràng là các nhóm thành phần vi khuẩn khác nhau thì liên quan đến các giai đoạn phân hủy khác nhau.
Hoạt động của vi khuẩn thay đổi hàng giờ trong xác chết (Hình: Getty Images)

Phân huỷ tự nhiên

Đối với hầu hết chúng ta, hình ảnh thi thể là một điều đáng sợ. Nhưng đối với các thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp y Ứng dụng ở đông nam Texas, việc tiếp xúc với tử thi là chuyện thường nhật.
Đi vào hoạt động từ năm 2009, trung tâm này nằm tại một khu rừng thuộc sở hữu của Đại học Sam Houston State (SHSU).
Vào cuối năm 2011, các nhà nghiên cứu từ SHSU là Sibyl Bucheli và Aeron Lynne đã cùng các đồng nghiệp đã mang hai thi thể đến đây và quan sát sự phân huỷ trong môi trường tự nhiên.
Sau khi quá trình tự phân bắt đầu và vi khuẩn đã lan ra khắp nội tạng, xác bắt đầu bị thối rữa.
Các mô mềm bắt đầu chuyển hoá thành khí, chất lỏng và muối.

Quá trình thối rữa bắt đầu ngay trong thời gian đầu, nhưng thực sự rõ rệt khi vi khuẩn kỵ khí tham gia hoạt động.
Việc thối rữa liên quan tới sự chuyển vai trò hoạt động từ các loài vi khuẩn ưa khí, vốn cần oxygen để sống, sang các loài kỵ khí, vốn không cần đến oxygen.
Chúng ăn các mô cơ thể, làm lên men chất đường rồi từ đó sinh ra khí methane, hydrogen sulphide và ammonia tích tụ trong cơ thể, làm trương phồng khoang bùng và đôi khi cả các bộ phận cơ thể khác.

Điều này khiến cơ thể bị chuyển màu rõ rệt hơn.
Trong lúc các tế bào máu tiếp tục rò rỉ ra từ các mạch máu đã tan rã, các vi khuẩn kỵ khí tiếp tục biến các phân tử haemoglobin, vốn từng đưa oxygen đi khắp cơ thể, thành sulfhaemoglobin.
Sự hiện hữu của loại phân tử này trong cơ thể khiến màu da thi thể chuyển sang màu xanh đen đặc trưng cho thấy việc phân hủy đang diễn ra.

Ký sinh trùng

Các loại khí tiếp tục tích tụ trong cơ thể, gây phồng rộp bề mặt da.Tiếp đến sẽ là giai đoạn từng mảng da lớn bong ra, chỉ còn dính hờ vào cơ thể đang phân rã.
Cuối cùng các lượng khí và các lớp mô đã chảy nước thoát ra khỏi cơ thể, mà thường là qua đường hậu môn và các lỗ tự nhiên khác cùng các vết da rách trên cơ thể. Đôi khi áp suất quá lớn khiến khoang bụng phình to tới mức nổ toác ra.
Việc sưng phồng lên thường được coi là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn sau của quá trình phân hủy, và một nghiên cứu khác gần đây cho thấy việc chuyển biến này được xác định bằng việc thay đổi trong thành phần vi khuẩn trong xác chết.

Cơ thể trong quá trình phân huỷ trở thành hệ sinh thái của vi khuẩn, côn trùng và các loài ăn xác.

Hai loài thường gắn với quá trình phân huỷ là ruồi nhặng.
Ruồi nhặng phát hiện ra mùi thi thể bằng ăng-ten trên đầu, sau đó hạ cánh xuống thi thể và đẻ trứng và các khe hở.
Mỗi con ruồi có khả năng đẻ 250 trứng, và trứng sẽ nở thành giòi trong vòng 24 tiếng.
Giòi bò nhung nhúc làm nhiệt độ bên trong xác chết tăng cao (Hình: Science Photo Library)
Những con giòi này ăn xác và trở nên lớn hơn, cho đến khi chúng đủ sức chui ra khỏi cơ thể và phát triển thành ruồi.
Quy trình này tiếp tục cho đến khi chúng không còn gì để ăn.
Nếu hội tụ đủ các điều kiện cần thiết, một thi thể phân huỷ sẽ có một số lượng lớn giòi bên trong.

Các ‘đàn giòi’ tỏa nhiều nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong cơ thể lên 10 độ C.
Nếu như chim cánh cụt thường xuyên di chuyển để giữ ấm thì những con giòi này lại di chuyển liên tục để hạ nhiệt.
Sự hiện diện của ruồi thu hút các loài săn mồi khác như bọ cánh cứng, kiến, nhện, vốn ăn trứng ruồi và ấu trùng. Kền kền và các loài ăn xác khác cũng có thể bị lôi cuốn.

Nếu không có các loài ăn xác, những đàn giòi này sẽ ăn hết các mô mềm rất nhanh.

Nhà khoa học Carl Linnaeus ghi lại trong một nghiên cứu năm 1767: “Ba con ruồi có thể tiêu thụ hết xác chết của một con ngựa nhanh không kém gì một con sư tử”.
Có thể dùng thiết bị bay phía trên phân tích đất để phát hiện ra thi thể bị chôn vùi bên dưới (Hình: Getty Images)

Đất màu mỡ

Xác chết bị phân huỷ giúp làm thay đổi thành phần hoá học của phần đất bên dưới, tạo nên những thay đổi có thể duy trì trong nhiều năm.
Những phần còn lại trong cơ thể mang lại chất dinh dưỡng cho đất, và sự di chuyển của giòi giúp mang phần năng lượng bên trong lan ra một môi trường rộng hơn.
Toàn bộ quy trình này tạo nên một ‘đảo thi thể phân huỷ’ - một khu vực đất đai màu mỡ.

Theo một ước tính, trung bình, một cơ thể người có 50-75% là nước và mỗi kg xác khô thải ra 32g nitrogen, 10g phosphorous, 4g potassium và 1g magnesium ra đất.
Các loài giun đất và các loài thực vật nhờ đó trở nên khoẻ mạnh hơn.

Những nghiên cứu về những thay đổi đối với môi trường xung quanh có thể giúp các nhà điều tra lần ra những thi thể bị chôn trong các vụ án mạng.
Việc nghiên cứu lớp đất quanh mộ cũng giúp ước tính tốt hơn thời gian chết.
Một nghiên cứu hồi năm 2008 chỉ ra rằng chất khoáng vô cơ phosphorous rỉ từ cơ thể vào trong đất ở mức cao nhất vào 40 ngày sau khi chết, trong khi đối với nitrogen là 72-100 ngày.

Hiểu biết rõ hơn về những quy trình này sẽ giúp các nhà nghiên cứu pháp y một ngày nào đó ước tính chính xác hơn thời gian một thi thể được chôn cất trong một ngôi mộ bí mật.


                                                          


CÓ LINH HN KHÔNG? (Ta'c gia? Chu Tt Tiến)- 3 VIDEO ÐC SC: TRUNG TÂM THÁNH MU TÀPAO - TRUNG TÂM ĐC M VÔ NHIM NÚI CÚI - Trung Tâm Công Giáo Vit Nam, giáo phn San Jose, Bc California, USA- NHIỀU PHÉP LẠ ĐỨC MẸ MARIA HIỂN LINH

On Friday, June 5, 2015 11:29 PM, Bac Ky Di Cu <> wrote:



CÓ LINH HỒN KHÔNG?
Chu Tất Tiến.

 Vấn đề “có linh hồn hay không” đã được tranh cãi từ nhiều thế kỷ đến nay và vẫn chưa dứt. Những người vô thần, không tin có Thượng Đế hay Thiên Chúa, dĩ nhiên, cũng không tin có linh hồn. Họ đều cho rằng “chết là hết”. Vì thế, đa số những người tự tử đều là người không có tín ngưỡng, không tin có linh hồn. Một khi họ không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống nữa, hoặc khi họ bị các yếu tố của xã hội (tiền bạc, gia đình, việc làm, tương lai, bệnh hoạn, đẳng cấp, danh dự..) đẩy họ vào chỗ tuyệt vọng, không còn tìm thấy lối thoát nữa, thì họ chán sống, và tự tìm lấy cái chết để chấm dứt nỗi đau âm ỉ trong lòng. Một số khác, tin có linh hồn nhưng lại tin một cách quá đáng là sau khi chết có thể gặp lại linh hồn người mình yêu ở một cõi khác, nên cũng tự sát. Số nhỏ nữa, cũng tin có linh hồn, nhưng cũng tin là mình làm nhiều việc sai trái quá phạm đến Thượng Đế, đến Chúa, nên tự giết mình để đền tội.

Nhìn vào vấn đề Sống, Chết theo phương pháp toán học, chúng ta có câu hỏi:
Tại sao đang sống lại chết? Đang sinh hoạt, suy nghĩ, ăn ngủ, yêu đương, vệ sinh, đột nhiên tim ngừng đập vĩnh viễn, óc ngưng hoạt động, tất cả mọi vấn đề liên quan đều chấm dứt, như vậy, theo toán học, thì Người Sống khác với Người chết là người Chết thiếu đi một yếu tố nào đó, mà ta gọi là Ẩn Số X. Vậy, chúng ta có phương trình:

NGƯỜI CHẾT = NGƯỜI SỐNG – Ẩn Số X.

Hoặc ngược lại: NGƯỜI CHẾT + Ẩn số X = NGƯỜI SỐNG!

Vậy,  Ẩn Số X là gì?
Đừng vội cho Ẩn Số X là da thịt, xương cốt, tế bào vì hàng chục tỷ người đã chết vì già, vì đau tim, trong khi xương cốt, tế bào vẫn nguyên vẹn. Ẩn số X này không phải là máu, vì có rất nhiều người chết mà không mất đi một chút máu nào. Ẩn số X cũng không phải chỉ là vì tế bào bị hư hại như ung thư, hoại huyết… vì có người chết vì bị kích xúc quá mạnh. Nhiều triết gia lại cho là vì con người mất đi tình cảm, xúc động, yêu thương, mà tình cảm và xúc động, yêu thương đó là chỉ đạo của cơ thể, cho nên khi mất những yếu tố đó, thì con người Chết! Lý luận như vậy cũng không đúng, vì có những người bị tai nạn, sống đời thực vật hoặc bị Alzheimer, không biết rung động, yêu thương, nhưng vẫn là Sống.

Như thế, Ẩn Số X là gì nếu không phải một yếu tố mà người gọi là LINH HỒN? Vậy Linh Hồn cư ngụ ở đâu trong cơ thể? Nếu chúng ta nhìn vào mắt một con mèo, con chó, con vật nuôi nào bị bỏ rơi,chúng ta thường thấy mắt chúng đẫm lệ và chúng ta biết rằng chúng đang mang một linh hồn đau khổ mà không có khả năng diễn tả, ngoài cặp mắt rưng rưng.  Với Con Người, khi chúng ta nhìn vào mắt người đối diện, chúng ta thấy trong cặp mắt đó lung linh sáng, cho dù đó là cặp mắt của người Ác, kẻ giết người, hay là cặp mắt hiền từ của một tu sĩ, một Ma Sơ, một tăng ni.. 

Từ ánh mắt đó, mà chúng ta cảm thấy chúng ta đã nhìn thấy Linh Hồn của họ. Những linh hồn sầu đau, cô quạnh, yếu đuối thì ánh sáng trong mắt bị lu mờ. Những linh hồn vui tươi, hạnh phúc thì ánh mắt như có lửa sáng. Linh hồn nhẩy múa theo cơ thể đang nhẩy múa, nhưng linh hồn không ngủ vùi với cơ thể nhắm mắt, vì trong khi ngủ, óc não vẫn có những giấc mơ phản ảnh với hiện thực ngoài đời, dĩ nhiên, vì thần kinh não là một hệ thống chằng chịt, xuyên qua xuyên lại, không phải là một tấm kính của máy ảnh chụp cho nên linh hồn tạo ra những giấc mơ bị vặn xoắn ra nhiều thứ hình ảnh lạ lùng.

 Đôi khi, vì sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó của linh hồn mà hệ thống thần kinh não cho ra những giấc mơ trọn vẹn, ngay ngắn, có đầu đuôi, xuôi ngược y như một cuốn phim được chiếu lên tường. Và cũng vì linh hồn không phải là vật thể, cho nên có thể giao lưu với những linh hồn khác trong một tần số nào đó, của một thế giới nào đó, cho nên có những vụ “báo mộng” hoàn hảo.

DUNG TÍCH (THỂ TÍCH) CỦA LINH HỒN CÓ CÂN ĐƯỢC KHÔNG?
Dung tích hay Thể tích của linh hồn phải bằng với thể tích của xác, vì khi người ta chết, thì toàn bộ các tế bào từ da, xương, thịt.. đều chết, không chừa một ngón tay, ngón chây nào không chết, cả tóc cũng chết luôn. Như vậy thì Thể Tích của Linh Hồn = thể tích của thân xác, nghĩa là linh hồn tràn ngập một con người, từ tóc, đến gan bàn chân. Khi người ta chết, linh hồn rời khỏi xác thân và đi đến một không gian mới, tùy theo quan niệm về tín ngưỡng, mà người ta gọi là Thiên Đàng, Địa Ngục, hay Niết Bàn.

TẠI SAO KHÔNG NHÌN ĐƯỢC LINH HỒN?
Tuy thể tích của linh hồn bằng thể tích của xác thân, nhưng linh hồn lại không phải là vật chất, nên ta có thể tưởng tượng linh hồn giống như một lớp sương mù hòa lẫn với những lớp tế bào bao bọc ngoài thân xác mà không có trọng lượng, khối lượng.
Ta có ba giả thiết:
1-Linh hồn = vật chất. Giả thiết này sai vì nếu linh hồn có trọng lượng, khối lượng như thân xác thì chẳng hóa ra linh hồn lại là vật chất sao? Nếu linh hồn có khối lượng thì như vậy, một con người có gấp đôi trọng lượng sao?

2-Linh hồn = ½ thể xác. Cũng không đúng vì nếu như vậy, khi chết, trọng lượng của con người sẽ giảm đi một nửa. Trước đây, có vài bài nghiên cứu cho rằng nếu đem cân người chết ngay sau khi tắt hơi, thì thấy người chết nhẹ hơn khi sống một chút xíu (?)
3-Linh hồn = 0. Vì không có khối lương nên trọng lượng = 0. Một khi trọng lượng là 0, thì mất thường không thể nhìn thấy được.

AI TẠO RA LINH HỒN?
Câu hỏi này là loại bài toán không có đáp số, nếu chúng ta không tin có Thượng Đế, có Thiên Chúa, có ông Trời. Người Bình dân thường khi gặp đau khổ, thì kêu lên: “Trời  ơi!” như thể có một ông Trời lúc nào cũng lắng tai nghe người ta gọi, cho dù người ta ở Bắc Bán Cầu hay Nam Bán Cầu, ở Xích đạo hay miền ôn đới, trong rừng sâu núi thẳm hay dưới biển, trong sông. Tuy nhiên, hầu như người ta cũng không thể nói Trời ở đâu, và Trời là gì? Chỉ có người theo Thiên Chúa Giáo (Công Giáo, Tin Lành) thì có thể trả lời câu hỏi này được: “Chúa dựng nên con người và thổi Linh hồn vào thể xác con người.” Câu này không có nghĩa là cứ mỗi người sinh ra, Chúa lại thổi một lần, mà chỉ có một lần duy nhất khi tạo ra con người đầu tiên trên trái đất, mà huyền thoại đặt tên là Adam, Ông A dong, thì Chúa mới tạo ra cả Xác và Hồn, từ đó, con người được lưu truyền Cả Xác và Hồn theo sự sắp xếp của Chúa từ tiên khởi. Đến đây, cũng phải ngừng lại một chút để nói về Thuyết Sáng Tạo và 7 ngày đầu tiên. Sách Sáng Thế viết rằng “Chúa dựng nên vũ trụ và con người trong 7 ngày”. Nhiều người tin thực là có 7 ngày theo lịch hiện đại, và cũng từ niềm tin này mà những kẻ chống báng lại Thiên Chúa ngạo mạn điều này và nói đó là vô lý! Thật sự, đó là điều vô lý nếu người ta tin rằng con số 7 ngày đây đúng là 7 ngày theo thời khắc lịch mà con người đặt ra. Không phải thế đâu! Thứ nhất, lúc Chúa tạo dựng ra vũ trụ, trái đất, mặt trăng.. “Ai” có mặt ở đó mà ghi lại? Mà ghi lại bằng phương pháp nào? Chữ viết mới có từ thời Babylon, người ta dùng cỏ Papirus làm thành giấy và lấy đầu nhọn khắc những ký hiệu tượng trưng cho sự việc. Nhưng đó là khi con người đã có văn minh rồi, còn Người nguyên tổ thì đã xuất hiện cả triệu năm trước! Như thế thì sao lại ghi chép là có 7 ngày sáng tạo? Điều này dễ hiểu nếu người đọc biết rằng người Do Thái cổ xưa, là người đã viết nên sách Sáng Thế, có khuynh hướng sắp xếp những gì giống nhau vào một loại, MỘT NGÀY. Do đó, khi muốn nói về sự Sáng thế, người Do Thái cổ mới xếp những gì giống nhau vào một NGÀY! Như ngày của Trời và Đất, ngày của Ánh sáng và Bóng tối, ngày của Đất và Nước ..rồi Ngày tạo ra CON NGƯỜI là xếp sau cùng!

Tóm lại, Linh Hồn là có thực. Đã có hàng triệu chuyện ma, dĩ nhiên, trong đó, đa phần là tưởng tượng, nhưng phải công nhận là có rất nhiều chuyện ma có thật. Và ma là gì nếu không phải là những linh hồn lang thang, uổng tử, còn dính líu đến xã hội vật chất mà không chịu đi sang thế giới khác. Người Mỹ cho hồn ma là những linh hồn còn những công việc, dịch vụ chưa hoàn tất trên thế gian (unfinished business). Và nếu tin có linh hồn, thì phải tin có Chúa Trời, mà đã tin có Chúa Trời, thì phải tin có Thưởng, Phạt phân minh, do đó, mà con người khi còn sống, phải cố gắng sống Thiện, sống Lành, sống theo Lương tâm của người Công chính, không mong làm hại ai, không muốn cho ai buồn về mình, và đồng thời, phải làm chuyện công đức, giúp người, giúp đời thì mới mong linh hồn mình được an vui mãi mãi cho đến ngày Chúa lại đến.
Chu Tất Tiến.


3 VIDEO ÐẶC SẮC: TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO - TRUNG TÂM ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NÚI CÚI - Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, giáo phận San Jose, Bắc California, USA

GII THIU TRUNG TÂM THÁNH MU TÀPAO, Giao Phn Phan Thiê’t, huyn Tanh Linh, tnh Bình Thun
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NÚI CÚI - GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, giáo phận San Jose, Bắc California, USA Mừng Kính Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hồn xác lên trời 8-15-2014
NHIỀU PHÉP LẠ ĐỨC MẸ MARIA HIỂN LINH - "Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám, bất công lan tràn"




--
Viet Si


Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List