---------- Forwarded message ----------
From: <CAMPHAN
From: <CAMPHAN
Xin mời đọc
CBT
Kim
Cương:
Từ
giác ngộ đạo Phật đến giác ngộ chủ nghĩa Mác!
Ngày 21 tháng 9 vừa qua, trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do, Kim Cương nói rằng
vở kịch “Lá Sầu Riêng” đối với cô là một “gia bảo”, một gia bảo mẹ cô dành
riêng cho cô sau khi bà Bảy Nam, mẹ cô, qua đời.
Trước khi lý giải về ý nghĩa vở kịch nầy, có lẽ chúng ta nên trở lại từ đầu,
khởi thủy của một cuộc đời, và cũng là một tác phẩm, nếu có ai coi đó là một
tác phẩm để đời, trên một phương diện nào đó.
Theo Kim Cương kể lại, đời cô là đời thứ tư của một nghiệp dĩ: Đời ca hát, từ
cố nội, tới nội, rồi cha mẹ và tới đời cô.
Bà Bảy Nam, mẹ cô, là cô đào một gánh hát lưu diễn “dọc đường số 1”, - nói theo
kiểu Phan Nhật Nam. – Gánh hát ghé Huế, lúc đó cận tết năm Bính Tý, 1936, thì
mẹ cô chuyển đẻ, phải ở lại Huế. Gánh hát tiếp tực đi Vinh (Thanh Hóa). Bà Bảy
Nam sinh một gái, tên cúng cơm là Nguyễn Thị Kim Cương, tuổi Tý.
Kim
Cương nổi tiếng cũng phải. Tuổi tý, truyện Trinh Thử của Hồ Huyền Qui viết là
“Tâng rằng ông Tý chẳng hề dẻ dui.” Tổng thống Ngô Đình Diệm, sinh năm 1901,
tuổi tý. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, sinh năm 1924, cũng tuổi tý. Kim Cương
cùng tuổi với John McCain. (và cả tôi nữa đấy!)
Nửa tháng sau, gánh hát trở lại Huế, trên đường đi Đà-Lạt. Tại cố đô, đoàn hát
vở Quan Âm Thị Kính, bà Bảy Nam bồng đứa con còn đỏ hỏn lên sân khấu, đóng vai
Quan Âm mắc nạn. Mới 15 ngày tuổi đã lên sân khấu, đó là nghiệp dĩ không chỉ
một mình Kim Cương mà cả một dòng họ. Và ngay chính tuồng hát “Quan Âm Thị
Kính” cũng là một biểu tỏ về sự giác ngô đạo Phật: Từ bi là cốt lõi của tôn
giáo nầy, và sự giác ngộ của tôn giáo nầy là: Từ bi, điều căn bản để sống với
cha mẹ, anh em, bà con, đồng loại và chúng sanh.
Bà Bảy Nam cho con vào trường dòng, học nội trú. Cuộc đời một nghệ sĩ lưu diễn,
khó chu toàn việc làm mẹ, và nhất là sợ gián đoạn việc học của con. Thế nhưng,
năm 16 tuổi, Kim Cương rời trường học và bắt đầu nghiệp ca hát của thế hệ thứ
tư.
“Con nhà nòi”, như tục ngữ thường nói, tài năng ca hát Kim Cương phát triển rất
nhanh, nổi tiếng “Kỳ nữ”. Kỳ nữ Kim Cương là biệt danh do nhà báo Nguyễn Ang Ca
đặt cho Kim Cương, giới thiệu trên báo chí, cho giới kịch trường và cho đồng
bào Nam Bộ mê cải lương. Người ta chấp nhận danh tiếng đó một cách dễ dàng, kèm
với lời khen Kim Cương đóng như thật, Kim Cương nhập vai như thật. Chuyện trên
sân khấu mà y như chuyện của cô: Kim Cương khóc thật khi nhập vai của mình. Nó
không phải là nước mắt cá sấu, không phải là giọt nước mắt của một vai kịch, mà
chính là nước mặt thật sự, đau khổ thật sự, dù sự đau khổ ấy diễn ra trên sân
khấu.
Kỳ nữ là một người con gái có tài ba đặc biệt, khó có ai có được. Đó là bên
giới nữ. Phía nam thì có “Quái kiệt Trần Văn Trạch.” Hai bên ngang nhau, chẳng
ai chịu thua ai.
Sau 1954, nhờ hòa bình, nhờ chế độ chính trị ổn định, nên văn hóa, văn nghệ
phát triển: Nhiều gánh cải lương xuất hiện, nhiều hãng phim, cuốn phim xuất
hiện, nhiều chương trình ca nhạc xuất hiện, hằng tuần có tuyển lựa tài tử ở rạp
Quốc Thanh. Kịch nói cũng dần dần xuất hiện, trước hết là ban Dân Nam, ban Kim
Cương, rồi ban kịch Vũ Đức Duy, Thẩm Thúy Hằng… dài cho tới 30 tháng Tư-1975,
dù về sau, chiến tranh càng ngày càng khốc liệt.
Soạn giả cải lương thì có nhiều: Nổi tiếng có Hà Triều Hoa Phượng, Thiếu Linh.
Riêng thoại kịch, ít soạn giả, nên Kim Cương tự soạn cho mình. Vở đầu tiên tên
là “Lá Sầu riêng.” Chưa tin ở tài nghệ của mình, Kim Cương không để tên thật mà
để tên Hoàng Dũng, - có người nói là tên con trai của cô. Vở “Lá Sầu riêng” khá
thành công, được khán giả hoan nghênh ngay từ đêm diễn đầu tiên.
Nội dung vở kịch là câu chuyện một cô gái quê tên Diệu (do chính Kim Cương
đóng), có một người tình tên là Hoàng (Vân Hùng đóng). Hai người yêu nhau qua
mối tình ngây thơ, đơn sơ, trong sáng như cỏ nội hoa đồng. Hoàng lên Saigon
học, để ít lâu về làm thầy giáo, cưới Diệu để Diệu được dân làng gọi là thím
giáo.
Thế rồi do cuộc đời đưa đẩy, chuyện cũ không thành. Hoàng cưới một cô vợ khác,
có một con gái. Diệu, vì nhà nghèo, làm vợ bé một người khác, sinh một con
trai, nhưng không được con gọi là mẹ. Cuộc đời lại tan tác vì chiến tranh. Cuối
cùng, do Trời đưa đẩy, Diệu và Hoàng trở thành xui gia. Khi hai đứa trẻ cưới
nhau xong thì “anh xui, chị xui” làm lại cuộc đời, gương vỡ lại lành. Cuộc đời
tuy nhiều gian khổ, đầy thương đau khóc hận, nhưng vở kịch kết thúc trong nhân
quả từ bi. Những người tốt, rốt lại gặp mọi sự an lành hạnh phúc.
Tuy nhiên, sau 1975, hồi kết vở kịch đã bi sửa chữa, thay đổi. Xin nói sau.
Ngay chính cuộc đời Kim Cương, có lẽ, - tôi nói có lẽ -, không mấy hạnh phúc.
Tôi không rõ người yêu đầu đời của Kim Cương là ai, nhưng khi Anh Tứ, tài tử
ciné mới nổi danh của đất Sài thành cuối thập niên 1950, một người được giới
phim ảnh kịch trường hồi đó gọi là James Dean Việt Nam, bị tử nạn. (1) Giới
nghệ sĩ có nhiều tiếng khóc tiếc thương Anh Tử, nhưng ngay lúc đó, những người
ở xa đất Sai thành còn nghe được tiếng khóc của Kim Cương dành cho Anh Tứ qua
làn sóng điện, trong đám ma được truyền thanh lại của kẻ tài hoa đoản mệnh. Báo
chí còn nói tới việc Kim Cương ngất xỉu trước quan tài Anh Tứ nữa kia!
Tài danh Kim Cương vẫn nổi trội. Cô cũng như quái kiệt Trần Văn Trạch lên đường
sang Pháp. Trần Văn Trạch nổi tiếng với Chiều Mưa Biên Giới, Hải Ngoại Thương
Ca ở Paris (2) thì Kim Cương theo chân giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê biểu diễn
ca kịch Việt Nam tại Teheran, trong buổi hội diễn kịch nghệ thế giới. Trần Văn
Khê thì phân tích và giải thích về cách hóa trang, lối ca diễn trong hát bội Việt
Nam trong khi Kim Cương chứng minh bằng cách biểu diễn trên sân khấu. Các nhà
nghiên cứu, các giáo sư kịch nghệ và âm nhạc thế giới ngạc nhiên đến sững sờ
khi biết ra rằng dân tộc Việt Nam đã từng có một nền kịch nghệ cao cấp, tuyệt
vời đến thế trong lịch sử kịch nghệ nhân loại.
Về sau, chuyện tình Kim Cương bị không ít người phê phán, khi nó nhuốm màu sắc
chính trị. Người ta bàn tán việc Kim Cương trở thành người yêu của (đại úy)
nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chỉ vì Nguyễn Văn Đông là chánh văn phòng của trung
tướng Nguyễn Văn Là, lúc ấy - thời Ngô Đình Diệm – là tổng giám đốc tổng nha
Cảnh Sát Công An. Những lần vô tận văn phòng thăm viếng, hẹn hò với viên sĩ
quan nhạc sĩ chánh văn phòng ấy, Kim Cương đã thuổng được bao nhiêu tài liệu bí
mật để chuyển cho phía bên kia?
Việc cặp bồ ấy lại tái diễn một lần nữa với trung tá Nguyễn Mâu, khi ông Mâu là
trưởng khối Cảnh Sát Đặc Biệt của tổng nha Cảnh Sát?
Người ta lại đồn Kim Cương đã bị móc
nối (hay thuê mướn) trong những lần lưu diễn với Trần Văn Khê ở Pháp và hải
ngoại. Kim Cương muốn làm một Matahari Việt Nam. Matahari là một cô đào người
Nhựt, quan hệ với phe địch để lấy tài liệu tình báo cho đất nước của cô. Kim
Cương, cũng là một cô đào hát, làm tình báo cho Cộng Sản Việt Nam để làm gì?
Tiếp tay cho việc xâm lược miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt!
Mùa hè năm 1977, tôi bị chuyển vể trại cải tạo Suối Máu. Xin trích lại một đoạn
trong “Hồi Ký Cải Tạo” - bài số 5 của tôi:
“Anh
em chúng tôi được đưa vào một khu mới: Khu 4. Trước 1975, chỗ nầy là khu thể
thao. Bây giờ “trường cải tạo” phát triển nên khu thể thao biến thành khu nhà
giam “cải tạo viên”. Gần một chục gian nhà “tôn” mới được dựng lên ở đây, cái
nằm ngang, cái nằm dọc, trông hơi giống khu lao động Saigon cũ, tuy nhà tôn ở
đây có dài hơn. Gian nhà “tôn” đầu tiên cách riêng với toàn bộ khu nhà bằng một
hàng rào chăng giây kẽm khá kỹ.
Bên
kia là gian bệnh nhân. Một người nằm trên giường, bụng to như bụng trâu. Người
ta nói là bệnh cổ trướng; có người gọi là viêm gan. Cổ trướng và viêm gan có bà
con gì với nhau?! Tôi mù tịt về y khoa! Một người đứng sau tôi, có lẽ tới đây
trước tôi mấy tháng, nói: “Ông nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đó.” Có người à lên một
tiếng vui mừng! Người vừa nói tỏ ra rành chuyện: “Bác sĩ nói chắc không qua
khỏi. Kim Cương có lên thăm ông ta!” Nguyễn Uyên, họa sĩ, đứng bên tôi
nói: “Bác sĩ Việt Cộng thì biết gì. Khám tầm bậy không!” Người lúc nãy cải
chính: “Bác sĩ của mình, không phải “Cách mạng”. Có anh chưởi thề: “Cách mạng
cái con c…” Nói xong anh ta cười hề hề. Mấy người khác cũng cười theo… Thấy vui
vui, tôi bỗng hát to một chút, cũng mong ông nhạc sĩ nghe được cho vui: “Chiều
mưa biên giới anh đi về đâu…” Nguyễn Thụy Hiền, đại úy giải ngũ, từ quân
lao Gò Vấp được tha hai năm nay, người tôi mới quen, nói đùa: “Anh hát tầm bậy
không! Sao lại “đi về đâu”. Anh phải hát “Chiều mưa biên giới anh đi về …
đây!” Đang nằm chình ình ở đó mà còn hỏi “đi về đâu” nữa. Không chừng
về dưới đó.” Họa sĩ Nguyễn Uyên, họa sĩ, đại úy cục Tâm Lý Chiến, cự nự: “Người
ta sắp chết mà mấy ông còn đem ra đùa. Bậy! Bậy quá.” Mọi người tản đi.
Người
miền Nam có nhiều cái buồn cười. Tình nguyện đi lính, chọn những binh chủng
thật dữ: Cọp Ba Đầu Rằn, Trâu Điên, Nhảy Dù, v.v… nhưng lại phản chiến hay
thích phản chiến. Ngay “Hùng móm” em tôi cũng vậy. Ra trường, cố chọn cho được
Nhảy Dù, sợ bị người ta chê, không cho đi Dù. Mậu Thân, “loon” thiếu úy mới
toanh, đánh một trận nổi tiếng gan lì ở Vạn Kiếp rồi về giữ Bộ Tổng Tham Mưu ở
trại Trần Hưng Đạo. Tôi cũng mới nhập ngủ, lính mới tò te ở Trung Tâm Huấn
Luyện Quang Trung, cuối tuần đi phép. Hai anh em đi dạo phố Lê Lợi, Hùng ghé
quán nhạc Tú Quỳnh mua một tập nhạc của Trịnh Công Sơn vì trong đó có bài “Cho
Một Người Nằm Xuống”, một bài hát phản chiến, Trịnh Công Sơn khóc Lưu Kim
Cương. Trước khi nhập ngũ, Hùng rất thích hát những câu như “Anh đến thăm, áo
anh mùi thuốc súng…” Hà Thanh hát những bài hát nầy của Nguyễn Văn Đông thì
tuyệt, trước nay chưa ai bằng. Nhưng thằng em út của tôi cũng “mâu thuẫn không
ai bằng”.
Nguyễn
Thụy Hiền hỏi tôi:
-
“Anh Hải, người ta nói Kim Cương hoạt động cho Cộng Sản có phải không?”
-
“Hoạt động mẹ gì!” - Tôi nói. “Con mẹ ấy chính cống là Việt Cộng. Hồi Nguyễn
Văn Đông làm chánh văn phòng hay bí thư gì đó cho tướng Là, nó bắt cặp với
Nguyễn Văn Đông để vào ra Tổng Nha Cảnh Sát lấy cắp tài liệu chuyển ra bưng.
Sau nầy nó cặp với Nguyễn Mâu, cũng để làm cái việc tình báo đó.”
Hiền
hỏi:
-
“Ông Mâu nầy làm gì?”
-
“Trưởng khối Đặc Biệt ở Tổng Nha. Ông biết không, mấy thằng chả nầy ngu lắm!”
Tôi nói.
-
“Ngu sao?” Hiền hỏi.
-
“Thằng cha Mâu khoe với nhân viên ông ta có con cu bự nên Kim Cương mê lắm. Té
ra nó có cần cu đâu! Nó vào ngủ với thằng chả ngay trong Tổng Nha là để chôm
tài liệu. Thằng chả cứ nghĩ vì cái củ cải bự mà nó mê. Mất nước là phải!” Tôi
giải thích.
-
“Anh làm cảnh sát ở dưới ruộng không, sao mà biết rõ trên nầy vậy?” Hiền nói.
-
“Hồi đó thì ai biết gì. Sau 30 tháng Tư mọi chuyện mới tá hỏa ra. Một đám ở
trại Trảng Lớn với mình là sĩ quan khối Đặc Biệt. Mấy ngày sắp đứt phim, tụi nó
ngồi đốt tài liệu mà khóc. Coi như thế là xong! Tới đó trong Tổng Nha nhiều ông
mới lộ ra nhiều điều mà trước nay câm như hến. Người ta sợ mấy ông lớn ghét,
trả thù.” Tôi giải thích.
-
“Vậy chớ Kim Cương tình nghĩa gì mà lên thăm Nguyễn Văn Đông!” Hiền lại hỏi.
-
“Lòng con người ta phức tạp lắm, không biết hết được. Yêu nhau nhưng coi thường
nhau, lợi dụng nhau. “Trong khi chắp cánh liền cành mà lòng rẻ rúng đã dành một
bên.” Đọc xong câu Kiều, tôi cười.
Tới
đó, Hiền mới tin tôi. Thật ra, Hiền nhỏ hơn tôi ít ra cũng gần mười tuổi, thấy
tôi hay làm thầy bàn nên tin tôi lắm. Bàn trật hay trúng nghe cũng… vui.
Cũng
ở trại nầy, chúng tôi chung tiền mua TV coi cho đỡ buồn. Tối tối, tập trung
trong một gian nhà trống, coi TV Saigon. Thỉnh thoảng coi kịch như “Cô gái và
anh lái xe” có Tú Trinh, bồ cũ Trần Phú Trắc, cựu chỉ huy trưởng Cảnh Sát Nhà
Bè, cháu ông Tám Thẹo (tiếng lóng gọi ông Thiệu), gọi bằng cậu ruột. Trắc ngồi
coi bên tôi, trong ánh sáng nhập nhằng, không rõ mặt Trắc buồn hay vui khi xem
Tú Trinh diễn kịch. Hoặc vở “Gánh Cỏ Sông Hàn”. Trung úy Đoan (Việt Cộng) gọi
mỉa rằng chúng tôi giống như con ngựa không quên chủ cũ, là đế quốc Mỹ. Và vở
“Lá Sầu riêng” của Kim Cương, cũng do Kim Cương đóng vai Diệu. Tôi không nhớ
hôm đó ai dóng vai Hoàng, Vân Hùng hay người mới.
Xem
xong, về nằm không ngủ được. Tôi trăn trở trên cái võng làm bằng bao bố tời.
Trần Hưng, đại úy, thuộc tiểu khu Bình Định, học chữ Nho chăm lắm, thường dạy
kèm chữ Nho cho tôi, thấy vậy, hỏi:
-
“Bữa nay anh không ngủ được?”
-
“Tại vì xem vở kịch của Kim Cương.” Tôi nói.
-
“Vở “Lá Sầu Riêng”? Hưng hỏi.
-
“Người ta có thể “Gặp thời thế, thế thời phải thế.” Kim Cương khác, bà nầy thay
đổi có ý thức đấu tranh giai cấp.”
-
“Tôi có xem hồi trước, tối nay tôi không xem kịch đó, tôi không rõ.” Hưng nói.
-
“Vở kịch nầy hồi xưa kết cục khác, bây giờ đoạn kết bị người ta sửa lại cho
đúng đường lối văn nghệ của Cộng Sản.”
-
“Anh nói rõ đi.” Hưng giục.
-
“Hồi trước kết cục có hậu, hai vai chính, Diệu và Hoàng lấy nhau. Mối tình ngày
xưa tan vở nay lại kết hợp vui vầy. Còn bây giờ thì…” Tôi chưa nói hết thì Hưng
hỏi:
-
“Họ bỏ nhau?”
-
“Đương nhiên. Anh chàng Hoàng trở thành một tên tư sản. Cô gái vẫn còn là cô
gái quê. Hai người chia tay. Bên một tư sản, một bên vô sản, sao lấy được nhau?
Kim Cương bỏ đạo Phật, giác ngộ chủ nghĩa Mác rồi.”
-
“Hai sự giác ngộ nầy khác nhau?” Hưng lại hỏi.
-
“Hoàn toàn trái ngược. Giác ngộ đạo Phật là giác ngộ khổ hải, lấy từ bi mà xoa
dịu khổ hải ấy. Giác ngộ chủ nghĩa Mác là ý thức bị bóc lột, là đấu tranh giai
cấp, là hận thù. Một bên là tình thương, một bên là hận thù, ngược nhau!”
-
“Nghĩa là Kim Cương từ bỏ từ bi, đi theo thù hận?” Hưng lại hỏi.
-
“Có thể Kim Cương bị phê bình, viết kịch thiếu ý thức cách mạng. Bọn chúng vẽ
đường cho Kim Cương thay đổi hồi kết cục cho đúng đường lối chính sách.” Tôi
nói.
-
“Có thể mẹ gì nữa. Con ngựa Kim Cương đã bị đóng khớp mang dàm, bảo sao nghe
vậy, nghệ sĩ cái gì nữa.”
-
“Con ngựa nầy còn thua con ngựa “Gánh Cỏ Sông Hàn.” Tôi nói đùa.
Vậy
mà đêm dó, khuya lắm tôi mới ngủ. Tôi không tiếc cho Kim Cương, tiếc cho ai cả,
nhưng tôi thấy buồn cho tôi. Sau Nhân Văn Gia Phẩm tới “hiện tượng” Kim Cương.
Tôi phải sống suốt đời trong một chế độ như thế hay sao? Không nói chi tới sáng
tác, chỉ việc nghe, xem và đọc, tôi chui đầu vào những thứ bậy bạ đó thì cuộc
đời buồn chán biết bao nhiêu! !
Nghĩ
tới hai chữ “gia bảo” mà Kim Cương nói với phóng viên đài Á Châu Tự Do, tôi
thấy đau lòng! Có lẽ bà Bảy Nam không muốn con mình sống với lòng thù hận như
thế! Vậy thì “Lá Sầu Riêng” là “gia bảo” thế nào được!
Phải
chi biết trước có việc phỏng vấn nầy, nếu được, tôi sẽ hỏi Kim Cương cô ta bỏ
Phật, bỏ từ bi mà nuôi dưỡng lòng thù hận làm chi vậy!?
hoànglonghải
(1) Anh Tứ nguyên là thợ sửa
xe gắn máy, sau đóng phim. Tôi không rõ Anh Tứ đóng những phim nào. Hồi đó,
những phim nổi tiếng là Chúng Tôi Muốn sống, Ánh Sáng Miền Nam,
Hồi Chuông Linh Mụ,…
(2) Sang hát ở Paris,
Quái kiệt Trần Văn Trạch rất nổi tiếng. Người mê tiếng hát của ông nhất, theo
báo chí Saigon hồi ấy là bà Souphanuvong. Ông hoàng nầy
tốt nghiệp kỹ sư làm việc ở Nha Trang, và cưới một bà họ Ngụy, em hay chị gì đó
của “giáo sư Ngụy Như KonTum, dòng dõi ông Ngụy Khắc Đản, phó sứ trong sứ bộ
Phan Thanh Giản, được vua Tự Đức cử sang Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông
Nam Kỳ.
********
__._,_.___
No comments:
Post a Comment