zz

br /> br /> /> br /> ----

Monday 27 July 2015

Danh sách cán bộ từ nhiệm từ tháng 5 năm 2015 đến nay:



Date: Thu, 23 Jul 2015 22:13:44 -0400
From: vamco1
To: quocviet17
Subject: Tin Đặc biệt

Thưa quý CH/hữu

Tiếp theo bản Tin Nội bộ.
 Chương Trình Truyền Hình SBTN-Boston "Vì Quê Hương Tìm Đến Nhau" đã được chú ý nhiều trong nước.
Nhiều nhà đấu tranh đã liên lạc để chúng ta tìm đến. Đây là một dịp để QN và HN thông tin và chúng ta biết được những nguyện vọng của toàn dân Việt.
và chương trình này đã được nhiều Tổ chức "đấu tranh" tiếp tay hàng ngày You-tube, và thông  tin mạng đăng tải bài phỏng vấn do nhiều tổ chức nối tiếp thực hiện trong phạm vi khác nhau. Phong trào phỏng vấn những nhà dân chủ tại QN đang nổ rợ.  Đảng CSVN không thể bịt miệng Dân Chúng, Đảng CSVN cũng 
không có đủ sức trấn áp và khủng bố dân trong khi nội bộ đảng rối bời, kinh tế khủng hoảng, giá vàng giảm nhưng trị giá đồng đô la tăng.

Tại QN phong trao bỏ đảng " không có nghĩa là theo giặc - mà bỏ đảng đây là về với cội nguồn dân tộc, về với nhân dân để chống lại việc Hán hoá và nô lệ giặc Phương Bắc. Bỏ đảng mà các chiến hữu QN đã đươc học tập cũng như chuẩn bị yểm trợ tại HN. Việc từ bỏ đảng chắc chắn là được toàn dân bao dung và QT lưu tâm.
Vì hiểm hoạ các quốc gia sẽ liên minh với nhau. vì lợi nhuận các quốc gia sẽ hợp tác với nhau: Khối thị trường chung Âu Châu G 7 rối WTO rồi TPP. Khi CS sập đổ chắc chắn VN sẽ là một quốc gia vững mạnh về kinh tế trở lại Con Rồng Đông Nam Á và giữ một vai trò quan trọng tại Á Châu trong khu vực Thái Bình Dương.

Khi CSVN xụp đổ, những kiện Phạm Văn Đồng - ký  dâng Hoàng Sa  năm 1958 - Nguyễn Văn Linh ký hội nghị Thành Đô 1980 -Nguyễn Tân Dũng ký Nghi Hội Kinh tế năm 2014 khi dàn khoan  HD 981 ở bờ biện vùng lợi nhuận kinh tế của VN . Theo đó TC chiếm 70% VN 30 %. NHỮNG VĂN BẢN NÀY SẼ HOÀN TOÀN VÔ GIÁ TRỊ TRƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC khi đảng CSVN bị giải thể. Những món nợ giữa hai đảng CS coi như xoá sổ và TC trắng tay, không có dính dáng gì với Chính phủ VN mới.

Vì Tiền Đồ Dân Tộc - vì sự sống còn của con dân nước Việt và bổn phận của người dân trước hiểm hoạ: Mất nước, muôn người như một đã tay nắm tay vùng lên lật đổ bạo quyền. Phong trào Bỏ đảng đang rầm rộ trong nước. 

Danh sách cán bộ từ nhiệm từ tháng 5 năm 2015 đến nay:

1.Nguyễn Sự Bá  Thành ủy Hội An
2, Nguyễn Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
3.             Phạm Thế Tập, Bí thư Thành ủy Hải Dương
  1. Tô Văn Cường – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thường Tín
5.-  Nguyễn Văn Nguyệt – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn
6.-  Phạm Hùng Vỹ – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên
7.- Các Phó Chủ tịch HĐND các quận, huyện như Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh, Thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa và quận Hai Bà Trưng cũng sẽ  nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
7.Lê Hùng Dũng Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã xin thôi nhiệm, đồng thời không tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ mới.
7.Cao Sĩ Kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cũng xin rút khỏi ban lãnh đạo chỉ sau một năm nắm quyền điều hành nhà băng này.
  1. Phó Trưởng ban Tố chức Trung ương:
  2. Trần Lưu Hải – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực
  3. Nguyễn Văn Quynh – Ủy viên Trung ương Đảng
  4. Nguyễn Hoàng Việt – Ủy viên Trung ương Đảng
  5. Trần Văn Minh – Ủy viên Trung ương Đảng
  6. Nguyễn Tuấn Khanh – Ủy viên Trung ương Đảng
  7. Nguyễn Thanh Bình – Ủy viên Trung ương Đảng
  8.   Trần Văn Tuý- Ủy viên Trung ương Đảng
  9.  Hà Ban Ủy viên Trung ương Đảng
  10. Mai Văn Chính – Ủy viên Trung ương Đảng
  11. Phạm Minh Chính – Ủy viên Trung ương Đảng
  12. Nguyễn Thị Nương – Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm
  13. Nguyễn Thái Bình – Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm
  14. Nguyễn Ngọc Lâm
.Đây chỉ là danh sách được ghii nhận trên báo chí, Những cán bộ bỏ đảng âm thầm, nhưng vẫn còn tại chức để không dùng quyền uy hiếp dân
không dùng súng bắn vào dân nhưng sẽ bắn vào kẻ thù để bảo vệ dân. Chúng ta đã thấy những cán bộ đã và đang  hiên ngang bỏ đảng cũng như  nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội nhân đã rời hàng ngũ vì không muốn trở thàng tội đồ dân tộc.

Hoàng xuân Lan
Thông Tin QN
__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

Friday 24 July 2015

Cuộc tháo chạy thoát thân đã bắt đầu

Cuộc tháo chạy thoát thân đã bắt đầu

Bà Đầm Xòe


Gần tới Đại hội ĐCSVN lần thứ XII, cuộc tranh đua giành phần thắng của phe cánh chiếm giữ những vị trí then chốt đã vào hồi quyết liệt, sục mùi máu.

Sau cái chết của Bá Thanh đến lượt Phùng Quang Thanh tử nạn, Nguyễn Phú Trọng quy hàng, cuộc đấu đá tranh giành quyền, lợi và lo cả cho mạng sống của mình trên chính trường Việt Nam hầu như đã vào bước ngoặt. Có cảm tưởng, những cá thể Phe Đảng thân Tàu Cộng đang như những con lợn béo trong chuồng chờ ngày lên bàn xeo, chọc tiết. Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Nguyễn Xuân Sơn vừa bị bắt ngày hôm qua, 20/7/2015, là thêm một bằng chứng.

Hiện tượng hàng loạt cán bộ cao cấp thuộc ủy cấp và giám đốc doanh nghiệp dứt khoát từ nhiệm nhằm kiếm cho mình một con đường sống là những bằng chứng tiếp theo (1). Đây là một hiện tượng chưa từng xảy ra trong lịch sử tồn tại 70 năm của ĐCSVN. Truyền thống cầm quyền của họ là: còn một ngày cũng bám, còn một ngày cũng kiếm. Nhưng nay điều này đã bắt đầu chuyển động ngược lại.

Có mấy người trong số hàng chục cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi có danh dự và nhân phẩm để quyết xin nghỉ hưu sớm? Không biết bao nhiêu người, chiếm tỷ lệ % bao nhiêu, nhưng tôi tin rằng, trong tất cả những người này, họ đang run sợ, họ biết gió đã đổi chiều, cản lại gió, có nghĩa là bị làm thịt. Sự thật bắt đầu khua lưỡi dao sắc nhọn của mình để thực thi công lý trên đất nước Việt Nam này. Quan chức lắm quyền, nhiều của đã và đang tìm kể thoát thân.

Tuy nhiên, cuộc tranh giành quyền và lợi và lo cho mạng sống của mình trên chính trường Việt Nam thì mới bắt đầu vào hồi quyết liệt giữa Phe Đảng và phe Chính phủ. Mèo nào cắn mủi Mèo nào vẫn còn là một ẩn số.

Nên nhớ, từ cuối năm 2014 phe Đảng, mà nhân vật chủ chốt là Tô Huy Rứa, trưởng Ban tổ chức Trung ương, đi cơ sở như con thoi, đọc quyết định thay thế, đề bạt nhân sự liên miên, để rồi cán cân lực lượng của phe Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 5/2015) đã nghiêng về phe Đảng (Blog Cầu nhật Tân). Phe Đảng không những dàn trận ở cơ sở mà còn điều động, luân chuyển cán bộ ém sát các vị trí chủ chốt trên thượng tầng mà ta có nhìn thấy các ủy viên Trung ương Đảng giữ chức phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, hiện có tới những 12 người.

Phe Chính phủ dù có thực dụng muối mặt tham lam đến mức nào cũng nhận ra, nếu cứ giữ nguyên tắc, để mặc cho Tổ chức Đảng muốn sao theo vậy, có nghĩa là lãnh tụ Ba X và bày đàn phe phái tự nguyện chui đầu vào rọ hoặc tự nguyện buộc thòng lọng vào cổ mình.

Để cân bằng lực lượng cho cuộc chiến sắp tới trên nghị trường và trong Đai hội lần thứ XII ĐCSVN, gần đây, Phe Chính phủ cũng bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, trong đó có việc đưa cả Bí thư huyện ủy Tân Hiệp Đặng Công Huấn, hàm cấp vụ trưởng, vọt lên giữ chức Phó Thanh tra Chính phủ, hàm cấp thứ trưởng.

Bên cạnh đó, sau khi Bát xa mâu Bá Thanh bị tử nạn, phe Chính phủ đã ra đại đòn chặt gãy Thanh long đao Phùng Quang Thanh, và ép lãnh tụ của phe Đảng Trọng Lú quy hàng. Đòn giết vừa độc vừa hiểm vừa cao tay này đã lấy lại được uy thế và chứng tỏ sức mạnh của phe Chính phủ và cũng là đòn cảnh báo, răn đe cho những ai trong Phe Đảng rắp tâm bám đít Tàu Cộng và cố tình muốn treo cờ Đảng trên phố phường và trong Đại hội Đảng CSVN lần thừ XII.

Cuộc tháo chạy thóat thân đã bắt đầu.

Ghi chú:
Danh sách cán bộ từ nhiệm từ tháng 5 năm 2015 đến nay:
1. Nguyễn Sự – Bá tư Thanh ủy Hội An
2. Nguyễn Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
3. Phạm Thế Tập, Bí thư Thành ủy Hải Dương
4. Tô Văn Cường – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thường Tín
5. Ông Nguyễn Văn Nguyệt – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn
6. Ông Phạm Hùng Vỹ – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên.
Các Phó Chủ tịch HĐND các quận, huyện như Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh, Thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa và quận Hai Bà Trưng cũng sẽ được nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
7. Lê Hùng Dũng Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã xin thôi nhiệm, đồng thời không tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ mới.
8. Cao Sĩ Kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cũng xin rút khỏi ban lãnh đạo chỉ sau một năm nắm quyền điều hành nhà băng này.
Phó Trưởng ban Tố chức Trung ương:
1. Trần Lưu Hải – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực
2. Nguyễn Văn Quynh – Ủy viên Trung ương Đảng
3. Nguyễn Hoàng Việt – Ủy viên Trung ương Đảng
4. Trần Văn Minh – Ủy viên Trung ương Đảng
5. Nguyễn Tuấn Khanh – Ủy viên Trung ương Đảng
6. Nguyễn Thanh Bình – Ủy viên Trung ương Đảng
7. Trần Văn Túy– Ủy viên Trung ương Đảng
8. Hà Ban– Ủy viên Trung ương Đảng
9. Mai Văn Chính – Ủy viên Trung ương Đảng
10. Phạm Minh Chính – Ủy viên Trung ương Đảng
11. Nguyễn Thị Nương – Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm
12. Nguyễn Thái Bình – Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm
13. Nguyễn Ngọc Lâm
Nguồn: Bà Đầm Xòe


Thursday 23 July 2015

Những con ma ẩn mình chờ chết


Những con ma ẩn mình chờ chết

22/07/2015
RadioCTM - Cánh Cò

Những con ma ẩn mình chờ chết
conmaThe Thorn Birds của nhà văn nữ người Úc, bà Colleen McCullough khi được dịch ra tiếng Việt trở thành “Những con chim ẩn mình chờ chết”. Theo nhà báo Trần Trọng Thức thì “The Thorn” là một loài chim huyền thoại, cái chết của chúng đã thi vị hóa từ nhà thơ Phạm Thiên Thư trong Đưa em tìm động hoa vàng khi viết “Chim ơi chết dưới cội hoa, tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà….”
Đảng cộng sản Việt Nam ngoài công việc chính trị “nặng nhọc” khả năng viết tiểu thuyết của họ không hề kém thế giới tư bản. Tựa quyển tiểu thuyết diễm tình của Colleen McCullough được cải biên rất hay, rất phù hợp với thể trạng cộng sản: Quyền sinh sát của tập thể lãnh đạo đối với đồng chí của mình là tuyệt đối. Họ cho sống thì sống họ bắt chết thì phải chết.
Khi họ bắt chết thì trăm phương ngàn kế nạn nhân sẽ trở thành một cái xác nằm im bất động dưới lòng đất hoặc sống mà như đã chết trong các nhà tù nổi tiếng. Họ có biệt tài đối phó với người đồng chí khiến nạn nhân có miệng mà như không lời, đến khi được thả ra khỏi nhà tù rồi vẫn còn sợ không dám thở mạnh huống chi là tố cáo.
Đó là người sống, những con người.
Còn những con ma thì sao?
Vâng, ma là tiếng dùng để chỉ con người đã chết, mà theo y học thì “chết” thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống, không thể phục hồi, của một cơ thể. Tim, phổi và não khi ngưng không hoạt động nữa thì bác sĩ sẽ xác nhận là đã chết. Và sau khi chết thì không thể gọi là người mà phải gọi là ma.
Đảng cộng sản Việt Nam không chấp nhận cách khám nghiệm của y khoa trước một xác chết mà nó phải được Đảng có chấp nhận cho nó chết thì mới được chết. Những con ma này trong tiểu thuyết nhiều tập có tên “Những con ma ẩn mình chờ chết”.
Sở dĩ chúng ẩn mình vì không thể lên tiếng công khai cho cái chết của chúng và vì vậy chưa được gia nhập vào thế giới ma. Những con ma ấy thường là cấp lớn nhất trong hệ thống lãnh đạo và do đó Đảng phải đắn đo ngày giờ phù hợp cho nó chết. Trong lịch sử Đảng “đương đại” con ma gây tốn giấy mực nhất là Nguyễn Bá Thanh, đã chết từ bên Mỹ và xác được chở về Việt Nam nằm đó chờ thủ tục được gia nhập “tập đoàn ma” tức là các đồng chí của ông ta. Ông ta nằm trong tư thế một thi hài nhưng Đảng nằng nặc nói là ông ta chưa chết.
Trước tiên thẩm quyền nhất là ông GS Phạm Gia Khải, bác sĩ riêng của Bộ chính trị, người chuyên bắt mạch cho toàn bộ cấp lãnh đạo khi họ đã vào một bệnh viện nào đó ở ngoại quốc. Vì bắt mạch từ xa nên có khi “nhiễu sóng”. Ông Khải bảo ông Nguyễn Bá Thanh sức khỏe tốt đang diễn tiến thuận lợi. Vài ngày sau ông Bá Thanh rất thuận lợi nằm trên máy bay riêng hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng.
“Tau khỏe mà có chi mô” là lời kể của một ông Đảng viên ưu tú tại thành phố khi ra đón ông Thanh để rồi vài ngày sau đó, phái đoàn cao cấp của Đảng lục tục xếp hàng phúng điếu, xác nhận ông Thanh đã chết, đã thành ma.
Con ma thứ hai cũng tên Thanh nhưng chưa được phép chết.
Phùng Quang Thanh sang Pháp chữa bệnh không ai biết. Tin đồn râm ran trên trang mạng xã hội ngày càng nhiều khiến GS Phạm Gia Khải lại được lệnh Đảng một lần nữa ngồi tại Hà Nội, bắt mạch một con ma tận Paris để rồi đưa ra kết quả rất khả quan: Phùng tướng quân đã hoàn toàn bình phục.
Tin đồn bổng trở thành tin nóng sốt khi hãng tin DPA của Đức chính thức thông báo ông Phùng Quang Thanh đã trở thành ma, tức là đã chết vào chiều ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại bệnh viện Georges Pompidou tại Paris.
Đảng lại một lần nữa không cho ông Thanh Phùng chết vào lúc này, lúc mà bọn phản động đang chăm chăm nhìn vào hoạt động thay ngựa giữa dòng của Đảng. Lập tức Thứ trưởng Bộ quốc phòng Võ Văn Tuấn yêu cầu DPA cải chính vì ông Thứ trưởng xác nhận như đinh đóng cột rằng ông vừa gọi điện cho ông Thanh và ông ấy vẫn còn khỏe sẽ về Việt Nam vào cuối tháng này.
Hảng tin DPA ghi lại nguyên văn lời ông tướng Tuấn nói, và vẫn giữ ý chính của bản tin đã được loan đi vào ngày hôm qua, nguyên văn như sau:
“An earlier dpa report said the general died Sunday after receiving treatment at the hospital, citing a source at the hospital.”
“Bản tin của dpa trước đó tường thuật rằng Tướng (Thanh) đã chết vào ngày Chúa Nhật sau khi được chữa trị tại bệnh viện, trích từ một nguồn tin của bệnh viện”’
Có nghĩa là DPA chả cải chính gì sất mà nó còn mượn lời phát biểu của ông Thứ trướng quốc phòng để khoáy sâu thêm vào sự ngờ vực của dư luận về một con ma chưa được Đảng cho chết.
Con ma họ Phùng vậy là còn “ẩn mình” chờ chết.
Nhưng một con ma khác, lớn hơn và “vĩ đại” hơn sẽ không bao giờ được chết mặc dù ông có lăng có miếu đường bệ. Ông là Hồ Chí Minh, vẫn sống mãi trong lòng các Đảng viên và vì vậy ông sẽ không bao giờ chết.
Đảng không cho ông chết mặc dù khi lâm chung ông đã yêu cầu được hỏa thiêu và nhất là không được làm rầm rộ trên xác chết của ông. Nhưng Đảng muốn rầm rộ thì toàn dân phải rầm rộ. Đảng muốn ông chưa được chết thật sự thì dù ông là ma cao cấp nhất vẫn phải ẩn mình chờ chết.
Ông đợi hơi lâu, vì duy nhất chỉ có một sức mạnh khẳng định cho cái chết của ông chính là lịch sử. Lịch sử đến từ từ nên ông vẫn còn phải vật vạ ẩn mình.

Nhiệt kế lòng dân
Sáng ra, đọc báo lề dân nào cũng thấy người ta bàn tán về số mệnh của Phùng tướng quân. Một cách chính thức, ông vẫn còn ở bệnh viện và đàm đạo cùng sĩ quan cấp dưới, gửi điện chúc mừng đến quân đội (1); còn tin ngoài đảng thì cho biết ông hoặc đã qua đời, hoặc đang trong cơn hấp hối. Nhưng ở đây, tôi thấy phản ứng của công chúng (cư dân mạng) trước bản tin về ông PQT rất thú vị vì nó cho thấy một thước đo lòng dân khá chính xác.
Không như các báo Việt Nam loan tin, hãng thông tấn Đức DPA không hề xin lỗi hay đính chính về bản tin ông PQT đã qua đời hôm 19/7. DPA chỉ thay đổi bản tin bằng một bản tin khác cho rằng phía Chính phủ VN bác bỏ nguồn tin đầu tiên của DPA (2). Phóng viên của đài RFI có liên lạc với DPA, bệnh viện Georges Pompidou, và một nhân vật X, tất cả đều xác nhận là DPA đưa tin đúng (2).
Phải nói trường hợp ông PQT là một cách đo nhiệt kế lòng dân rất hay. Phản ứng của người dân trước cái tin ông PQT qua đời rất khác với phản ứng trước tin tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Đối với tướng Giáp, tuyệt đại đa số bày tỏ sự kính trọng và thương tiếc một đại công thần của chế độ. Ông Giáp cũng là người mà Tàu cộng không ưa. Nhưng đối với ông PQT, cũng 4 sao và cũng bộ trưởng, nhưng bản tin ông qua đời không làm công chúng mạng xúc động; ngược lại, phản ứng chung của cư dân mạng là ... vui mừng! Một số khác thì dửng dưng, không quan tâm đến tình trạng sống hay chết của ngài đại tướng. Sự khác biệt về phản ứng của cư dân mạng rất đáng là một đề tài cho nghiên cứu về truyền thông.
Có lẽ ít ai biết rằng ông là người có công hiện đại hoá quân đội. Đằng sau hậu trường, ông miệt mài thuyết phục Chính phủ mua thêm vũ khí để đối phó với kẻ thù. Tuy ông có vẻ thành công trong việc thuyết phục Chính phủ, nhưng lại thất bại trong việc thuyết phục người dân. Những nỗ lực hiện đại hoá quân đội không đủ khoả lấp mối quan tâm đến sự an ninh của ngư dân và sự phẫn nộ của người dân trước sự lộng hành và ăn cướp của Tàu trên Biển Đông.
Tôi nghĩ sự tương phản về tấm lòng của người dân trước hai ông tướng 4 sao có liên quan đến yếu tố Tàu. Nhắc đến ông ngày nay ai cũng liên tưởng đến chữ "tâm tư" vốn đã trở thành trademark của ông. Nói đến ông PQT người ta nghĩ ngay đến tính cách thân Tàu của ông. Báo Tàu cũng chẳng giấu giếm gì tấm lòng thân thiện ông dành cho Tàu. Ông tỏ ra rất lo ngại người dân ghét Tàu. Mà, gần 80% dân Việt không ưa Tàu. Cái tâm tư của ông cùng tình cảm ông dành cho các đồng chí "4 tốt" đã vô tình đặt ông ở một vị trí rất xa trung tâm của lòng dân tộc.
=======
Trao đổi với một nhà báo của RFI, phóng viên DPA nói: “Không, chúng tôi không hề nói rằng tin của mình sai. DPA chỉ đưa lại thông tin của phía Việt Nam, bác bỏ thông tin ông Phùng Quang Thanh qua đời. Nhưng trong đoạn thứ tư ngay sau đó, chúng tôi đã nhắc lại nguồn tin từ bệnh viện Pháp cho biết ông Thanh đã chết.” Khi phóng viên RFI liên lạc bệnh viện Georges Pompidou thì họ nói đây là tin riêng, và xác nhận bản tin trước đây “Đúng thế, đó là nguồn tin riêng, giấu tên nhưng rất đáng tin cậy. Cô có thể liên lạc với người này (tạm gọi là X), để xác minh.” Phóng viên RFI liên lạc nhân vật X, và sau đây là trao đổi:
“PV: Thưa ông, thông tin ông Phùng Quang Thanh qua đời đã đưa hôm qua là sự thật?
X: Vâng, văn phòng Bangkok và Paris phải phối hợp chặt chẽ để đưa ra bản tin hôm Chủ nhật.
PV: Nhưng hôm nay DPA lại đăng thêm bản tin về việc VN cải chính ?
X: Chúng tôi tạm thời chấp nhận thiệt thòi, và thời gian sẽ chứng minh là ai đúng. Rồi cũng phải đưa về thôi. Không lâu lắm đâu cô ạ. Cũng xin nói thêm là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy căng thẳng như ngày hôm nay” (3).


Lệnh Kế Hoạch bị khai trừ : Hồ Cẩm Đào im hơi lặng tiếng

 

Đăng ngày 22-07-2015

Lệnh Kế Hoạch bị khai trừ : Hồ Cẩm Đào im hơi lặng tiếng

mediaÔng Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) trong một cuộc họp tại Bắc Kinh, đầu năm 2013.Reuters

Về Châu Á hôm nay, báo Le Figaro trang quốc tế trở lại vụ ông Lệnh Kế Họach (Ling Jihua), nhân vật thân tín của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị khai trừ khỏi Đảng và chính thức bị bắt giữ, với dòng tựa : « Thêm một ‘con hổ’ bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc ».

Thông tín viên Le Figaro, Patrick Saint Paul ở Bắc Kinh, mở đầu bài viết với nhận xét hóm hỉnh : Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình quả là không ngơi nghỉ. Tư pháp Trung Quốc chuẩn bị xét xử một con ‘hổ’ mới - Lệnh Kế Hoạch, nguyên là cố vấn của ông Hồ Cẩm Đào - và chỉ vài tuần sau khi kết án tù chung thân cựu Sa hoàng của ngành an ninh Chu Vĩnh Khang.

Bài báo trích lại các ‘tội danh’ rất nặng nề gán cho ông Lệnh Kế Hoạch : vi phạm kỷ luật tổ chức, kỷ luật bảo mật ... lạm dụng quyền thế, tham ô, nhận đút lót, ngoại tình... Truyền thông nhà nước còn tố cáo ông đứng đầu băng Sơn Tây, một tỉnh giàu có nhờ mỏ than và đã trở thành chiếc nôi tham nhũng của cán bộ lãnh đạo Đảng.

Tác giả bài báo trích các ‘chuyên gia hậu trường’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho là ông Lệnh Kế Hoạch hiển nhiên là một đối tượng chính trị, xuất thân từ phe cánh đối nghịch với Tập Cận Bình, và điều đó đã biến ông thành một ‘ứng viên’ thích hợp để tượng trưng cho những sai lệch của Đảng.
Thật ra theo tờ báo, ông Lệnh Kế Hoạch còn đại diện cho mọi điều thái quá của tầng lớp ưu tú lãnh đạo Đảng mà Bắc Kinh sợ rằng tính chính đáng sẽ bị đặt lại nếu không trừng trị những thái quá đó.

Bài báo cũng nhắc lại vụ tai nạn chiếc xe Ferrari của con trai ông Lệnh Kế Hoạch vào tháng 3 năm 2012, cùng với hai cô gái trong tình trạng lõa thể, việc ông Lệnh bị thuyên chuyển sau đó, nhưng không bị truy tố vì vào lúc đó, đối tượng tấn công của ông Tập Cận Bình là Bạc Hy Lai.

Thế nhưng, theo Le Figaro, chính ông Lệnh Kế Hoạch đã làm cho Tập Cận Bình nghĩ đến việc tung ra chiến dịch ‘làm sạch’ Đảng, có điều chiến dịch làm sạch này chỉ nhắm vào phe cánh đối nghịch với đương kim chủ tịch, cho phép ông củng cố mạnh mẽ thế lực, nắm chặt Đảng, cho dù vẫn có những tiếng nói bất bình trong hàng ngũ thủ cựu, có ảnh hưởng lớn trong đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Hồ Cẩm Đào im hơi lặng tiếng
Trong hồ sơ hiện nay, Le Figaro còn nêu lên sự im lặng ‘đáng chú ý’ của ông Hồ Cẩm Đào, mà ông Lệnh Kế Hoạch, theo tờ báo là cánh tay mặt trong nhiều năm.
Là dấu hiệu của mối e ngại mà người thừa kế của ông gợi ra, ông Hồ Cẩm Đào là vị cựu chủ tịch nước kín đáo, mờ nhạt nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tác giả bài viết còn trích xã luận của Hoàn Cầu Thời báo, ký tên Quốc Bình - bút hiệu được chính quyền sử dụng khi muốn cho ý kiến về một sự kiện chính trị hay kinh tế quan trọng – trong đó trường hợp ợp Lệnh Kế Hoạch được nêu lên như một lời cảnh cáo đối với đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, để họ không lập bè phái, tránh đeo đuổi quyền lợi cá nhân trong Đảng, hay có ‘những hành động chống đối hay tự phụ’.

Trong phần kết luận, bài báo cho là tên ông Lệnh Kế Hoạch sẽ nằm cạnh những tên tuổi lớn khác bị kết án trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình : Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai... và tổng cộng, theo Le Figaro, đã có khoảng 250.000 người bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Kinh tế Trung Quốc gây lo ngại cho giới đầu tư
Báo Les Echos cũng nhìn sang Trung Quốc nhưng trên bình diện kinh tế, ghi nhận nỗi lo ngại của các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là Châu Âu, đầu tư vào Trung Quốc
Theo Les Echos, những dao động, phong ba trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa qua đã làm cho các nhà đầu tư rất cảnh giác, vì nó phơi bày những rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tuy rằng không có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hiện tượng, như một chuyên gia giải thích.

Điều làm các nhà đầu tư e ngại nhất hiện nay là hoạt động kinh tế Trung Quốc chậm lại. Theo kết quả thăm dò của Phòng Thương mại Châu Âu, trên 541 công ty được hỏi, thì 43% cho rằng hoạt động kinh tế Trung Quốc chậm lại đối với họ là mối lo ngại lớn nhất.

Les Echos nhìn thấy là số liệu quý 2 công bố trung tuần tháng 7/2015, với tăng trưởng 7% ,đã không trấn an được các nhà đầu tư. Họ đánh giá thời kỳ vàng son với tăng trưởng 8-9% đã qua rồi và tăng trưởng Trung Quốc giờ đây chỉ có thể tiếp tục chậm lại mà thôi.

Đăng ngày 22-07-2015

Trung Quốc: Nhân viên bảo tàng trộm các bức danh họa, thay bằng tranh tự vẽ

media
Một bức tranh của danh họa Từ Bi Hồng (Xu Beihong), Hồng Kông, ngày 05/09/2012. Bên phải bức ảnh là bà Yannan Wang (con gái cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương), phụ trách một nhà bán đấu giá tranh thuộc loại xưa nhất tại Hoa lục.Reuters/Bobby Yip

Một nhân viên phụ trách bảo trì các tác phẩm trưng bày trong một viện bảo tàng ở miền Nam Trung Quốc đã đánh cắp 143 bức tranh, thay vào đó bằng những tranh do chính tay ông ta vẽ. Nhưng đến một hôm, nhân viên này phát hiện những bức tranh dỏm của mình đã bị thay bằng những tranh sao chép khác.

Xiao Yuan, trưởng ban lưu trữ của Viện hàn lâm nghệ thuật Quảng Châu, đã nói ra những lời thú tội đáng ngạc nhiên này, khi tòa án kết tội đã thu lợi được 35 triệu nhân dân tệ (5,15 triệu euro) qua việc bán các bức tranh nguyên tác.
Trong số các danh họa bị Xiao sao chép và bán lại tranh gốc, có họa sĩ Tề Bạch Thạch (Qi Baishi, 1864-1957), mà giá bán tranh ngang ngửa với Picasso hay Andy Warhol.

Kẻ trộm tranh, đã tự mình thực hiện những bản sao chép tranh lụa hay thư pháp, đã bán đi 125 bức tranh gốc bằng cách đấu giá. Công an tịch thu được 18 bức tranh tại nhà nghi can. Bị cáo 57 tuổi khẳng định trước tòa, ông ta không phải là người duy nhất hành động như thế tại bảo tàng.
Theo một video quay diễn biến phiên tòa đã được công khai, đương sự giải thích với các thẩm phán: « Trong quá trình điều tra, công an cho tôi xem các tấm ảnh chụp những bức tranh sao chép của mình. Tôi nhận ra một số đã bị thay bằng các bức khác, vì chất lượng làm việc của những người này quá tồi tệ ».

Công ty bán đấu giá lớn thứ nhì Trung Quốc China Guardian đã tiến hành điều tra về các bức tranh liên quan và xác nhận với AFP : Xiao Yuan là một trong những nguồn cung ứng tác phẩm nghệ thuật.

Các xì-căng-đan về hàng giả thường xuyên xảy ra trên thị trường nghệ thuật và các bảo tàng Trung Quốc. Năm 2013, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã ra lệnh đóng cửa một viện bảo tàng chứa toàn đồ giả, trong đó có một chiếc bình chạm trổ được cho là niên đại từ đời nhà Thanh (1644-1911).

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday 21 July 2015

Dân biểu Cam Bốt đưa hơn nghìn người "thị sát" biên giới với Việt Nam


Đăng ngày 20-07-2015

Dân biểu Cam Bốt đưa hơn nghìn người "thị sát" biên giới với Việt Nam

media
Cảnh biểu tình phía Cam Bốt, vùng biên giới ở Svay Rieng, ngày 19/07/2015Reuters


===

ĐCSVN giết người man rợ như bọn diệt chủng Pol Pot



Pol pot 

cái đám mọi rợ campuchia mướn chết nữa.?
=============

Theo báo chí Cam Bốt, hai dân biểu đối lập nước này, hôm qua 19/07/2015 đã dẫn đầu hơn hai nghìn người trở lại khu vực cột mốc biên giới với Việt Nam, nơi đã xảy ra xô xát cách đây gần một tháng khiến nhiều người bị thương.

Nhật báo Cambodia Daily đưa tin hai dân biểu đối lập của đảng Cứu nguy Dân tộc ( CNRP) , Real Camerin và Um Sam An đã cùng một đoàn khoảng 2500 người đi trên 100 xe bus từ thủ đô Phnom Penh đến khu vực cột mốc số 203 trong khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Riêng và Long An, địa điểm đã xảy ra xô xát hôm 28/6 làm 7 người hai bên bị thương, trong đó có ông Real Camerin.

Lực lượng an ninh của hai bên đã huy động hàng trăm người đến để tránh không xảy ra xô xát. Chỉ có khoảng 100 người trong đoàn biểu tình được tiếp cận sát đường biên, còn lại phải đứng cách xa hàng trăm mét. Cuộc tập hợp kéo dài khoảng 45 phút, không có sự cố nào xảy ra.

Đây là lần thứ nhì, các dân biểu của đảng Cứu nguy Dân tộc cùng người ủng hộ đến khu vực có cột mốc biên giới giữa hai nước mà họ cho là đã được cắm sai lấn sang đất Cam bốt. Lần trước là vào hôm 28/6, họ đã tràn qua đường biên và gây ra xô xát dữ đội với dân địa phương Việt Nam, khiến 10 người phía Cam Bốt và 8 người Việt bị thương.

Vấn đề biên giới Cam Bốt – Việt Nam trở nên nóng từ vài tháng nay, từ khi đối lập Cam Bốt tố cáo chính phủ của Thủ tướng Hun Sen sử dụng bản đồ sai cho việc cắm mốc phân định biên giới hai nước.

Việt Nam và Cam Bốt có 1270 km đường biên, trong những năm qua hai bên đã tiến hành cắm mốc phân định được 83% chiều dài đường biên. Quãng biên giới còn lại đang còn những bất đồng về vị trí đặt mốc.

Trước sức ép của phe đối lập, Thủ tướng Hun Sen đã có một số động thái như đề nghị Liên Hiệp Quốc cho mượn bản đồ gốc mà nước này đã nộp lên tổ chức quốc tế này từ năm 1964. 

Hôm 16/7 vừa qua, ông Hun Sen trong một phát biểu đã thừa nhận có một số mốc biên giới đã cắm có sai sót cần phải điều chỉnh lại.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday 20 July 2015

Tiếp tục chuyện về trận Vị Xuyên

 

Tiếp tục chuyện về trận Vị Xuyên

Nhà văn Phạm Viết Đào Gửi cho BBC từ Hà Nội
  • 18 tháng 7 2015

Một cựu chiến binh Việt Nam xúc động trước nắm đất 'thấm máu xương của đồng đội' khi thăm lại chiến trường cũ Vị Xuyên.

Lão Sơn là tên chung mà phía Trung Quốc nói về những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc lấn chiếm với bộ đội Việt Nam trên các mỏm núi tại khu vực ngã ba Thanh Thuỷ, gồm địa bàn hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Việt Nam) giai đoạn từ 1983-1989.

Tại những mỏm núi từng xảy ra những trận đánh giằng co, ác liệt, quân hai bên tranh dành nhau từng hốc đá, từng khe suối; Phía Việt Nam đã gọi các tên các trận đánh này theo cách riêng:

-Trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 diễn ra ngày 28/4/1984;
- Trận phản công đánh chiếm lại Cao điểm 772, (lính Hà Giang thời đó gọi là “ Đồi thịt băm” );
-Những trận đánh giằng co cuối năm 1984 kéo sang năm 1985 tại Cao điểm 685 (lính Hà Giang gọi 685 là “Lò vôi thế kỷ” vì đạn pháo hai bên ngày đêm bắn phá nên ngọn núi này trắng xoá như vôi…);
-Khu vực Ngã ba Thanh Thuỷ thì lính Hà Giang gọi là “Cối xay thịt” thế kỷ.
-Còn các trận đánh tại đồi Đài, đồi Cô X., thì phía Trung Quốc gọi là Điểm cao 211, 400.

Trận Cao điểm 1509

Về trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 ngày 28/4/1984, người viết bài này đã gặp cựu chiến binh Việt Nam Đường Minh Tuấn, ông nguyên là kế toán pháo binh đại đội 14, trung đoàn 122, Sư 313, có quê ở Hương Canh, Phúc Yên.
Đường Minh Tuấn là một trong những người lính cuối cùng rút khỏi 1509 chiều 28/4/1984 và đã kể lại như sau:
"Phía quân ta (Việt Nam), Sư đoàn 313 đã bố trí một đại đội khoảng 100 tay súng chốt giữ cao điểm này.

"Trước khi mở đợt tấn công ồ ạt vào rạng sáng ngày 28/4/1984, phía Trung Quốc đã liên tục bắn pháo vào trận địa của quân ta suốt cả tháng trước đó.
"Từ 6 giờ sáng 28/4/1984 cho tới chiều, quân ta đã chống trả quyết liệt, gây cho phía Trung Quốc nhiều thương vong, khoảng 3 giờ chiều thì 1509 bị thất thủ vì quân ta hết đạn, bộ đội của Sư đoàn 313 đã phải “ mở đường máu” để rút lui…"
Về thông tin lính Trung Quốc bắn thương binh Việt Nam trong trận đánh này, tài liệu của mạng Quốc Phòng Trung Quốc, đã mô tả như sau:
“Trung đoàn 118 của Trung Cộng phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng.
null
Cựu chiến binh Việt Nam trở lại chiến trường Vị Xuyên, hát và tưởng niệm đồng đội.

"Đặc biệt, có 4 nữ cán binh Cộng sản Việt Nam (CSVN) cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và lính Trung Cộng đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô gái này.
“Quân Trung Cộng cũng bị thương vong nặng: trung đoàn 118 bị chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70% quân số bị loại khỏi vòng chiến.
Sự kiện 4 nữ cán binh cộng sản Việt Nam cố thủ trong hang đá bị lính Trung Cộng dùng súng phóng hoả thiêu chết trong hang, đã được một cán binh Trung Cộng kể lại trong hồi ký của anh ta, cũng đăng trên mạng Quốc Phòng Trung Quốc.

'Xử bắn thương binh'

Nguồn tin thứ hai do ông Hà Minh Thành, một Việt Kiều tại Nhật đã cùng tham gia đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản, làm bộ phim về chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Ông Hà Minh Thành đã lên quay phim trên Cao điểm 1509 vào năm 2009; đạo diễn Bành Trung Nghĩa, một đạo diễn người Trung Quốc, từng có em hy sinh tại Lão Sơn thực hiện bộ phim này.

Trong một bức thư gửi cho tác giả bài viết này, ông Hà Minh Thành cho hay ông đã nghe thấy một Cựu chiến binh Trung Quốc tên Vương Hoàn Hải trực tiếp kể lại câu chuyện.
Lá thư có đoạn: “Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh (Phạm Viết) Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái (2009).

“Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn.

“Ông Vương Hoàn Hải, một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó, đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó.

“Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10km và làm nghĩa trang liệt sĩ , còn thi thể của các liệt sĩ Việt Nam (VN) cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp.
null
Truyền thông nhà nước Việt Nam sau nhiều năm 'im lặng' gần đây đã nói về chiến trường Vị Xuyên trong Cuộc chiến Biên giới Việt - Trung.

“Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3.700 xác binh sĩ VN. Cho đến ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh tiếng kêu gào của các thương binh VN trong biển lửa khi hỏa thiêu họ. Em đã không cầm được nước mắt và quỳ xuống cảm tạ trước ngôi mộ hoang tàn mà trong đó có thể có thi thể của anh Tạo em của anh, một người bằng tuổi của em đã Vị quốc vong thân…”

Nhân chứng thứ ba, ông Đường Minh Tuấn kể:
“Từ trên Mỏm 1, mỏm cuối cùng em và đồng đội còn giữ được tới tầm 3 giờ chiều; bọn em còn nghe rõ đồng đội kêu la từ Mỏm 2, đồng hương ơi cứu nhau với… Sau đó thì nghe súng nổ.
Bộ đội ta thương vong và hy sinh đều được đưa vào trong hầm, khi lính Trung Quốc tràn được lên thì chúng xả súng bắn chết cả thương binh. Trong trận đánh bảo vệ 1509 những thương binh liệt sĩ ta không mang được ai về; chắc lính Trung Quốc đã 'chôn cất' anh em mình tại chỗ…
Qua ít nhất ba nguồn tin trên, sơ bộ có thể xác tín một sự thật: không có chuyện "có 4 nữ cán binh cộng sản Việt Nam cố thủ trong hang đá” bị bắn chết như mạng Internet của Trung Quốc đưa, mà chắc chắn đó là anh em thương binh của Việt Nam, được đưa vào hầm và đã bị bắn chết, chính Đường Minh Tuấn có nghe tiếng kêu cứu của họ…

'Quay súng bắn chỉ huy'

Cuộc chiến Vị Xuyên có nhiều chi tiết, bí mật mà thời gian sẽ phải trả lời, nếu các nhân chứng, vật chứng không bị tiêu hủy hoặc mất mát hết.
Nhân đây, xin được đơn cử ngắn gọn một tình tiết khác của cuộc chiến trong nội bộ Trung Quốc. Ấy là một binh lính Trung Quốc dám nổ sung bắn một thủ trưởng bậc cao, đó là Sư trưởng Túc Nhung Sinh, con trai Đại tướng Túc Dụ ngay tại Lão Sơn.

Một tư liệu của phía Trung Quốc đưa trên mạng cách đây không lâu viết lại câu chuyện này cụ thể như sau:
“Sau thảm bại ngày 31/5 (1985), Quân đoàn 67 (của Trung Quốc) còn xảy ra một chuyện trước sau chưa từng có trong chiến tranh với Việt Nam.
“Một chiến sĩ, vốn người Táo Trang, từ trận đánh đồi 211 may mắn được sống quay về, vào giờ ăn cơm sáng, bước vào nhà ăn sở chỉ huy Quân đoàn 67, nhằm Túc Nhung Sinh mà bắn.
null
Tác giả Phạm Viết Đào (đầu tiên) thăm lại một địa điểm trên chiến trường cũ trận Vị Xuyên.

“Túc Nhung Sinh nhanh nhẹn trốn xuống gầm bàn ăn, nên không bị thương. Nhưng người cảnh vệ của họ Túc thì bị giết chết, Quân trưởng Quân 67 Trương Chí Kiên bị thương xuyên bả vai, còn mười người gồm binh lính sĩ quan đang đứng tại hiện trường cũng trúng thương.

“Cả hiện trường náo loạn, tất cả đều cho rằng đây là đội đặc công mà bên Việt Nam phái sang thâm nhập đánh úp, mấy ngày sau mà chưa làm rõ được đầu đuôi là chuyện gì. Mà người chiến sĩ ấy cũng an toàn trở về từ hiện trường. Mấy ngày sau, mới phát hiện anh ấy đã tự sát tại hầm nước phía sau sở chỉ huy Quân đoàn 67.

“Trong lòng còn ôm ngọn súng, do đã qua một thời gian dài nên xác đã bốc mùi. Thế là (sự việc xảy ra ở) Quân 67 lại một lần nữa bị thông báo trong toàn quân.

“Sau khi sự việc phát sinh, Quân ủy trung ương, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia và Quân khu Tế Nam (Trung Quốc) liên tiếp phái người đến Quân đoàn 67 điều tra nguyên nhân sự việc.


“Trương Chí Kiên đang nằm viện, phải chịu việc điều tra, khóc mà nói rằng: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến nông nỗi quân của mình lại cầm súng bắn vào Quân trưởng của họ như vậy!”

Sau khi đưa tin về thông tin này, tôi đã gặp và trao đổi với Đại tá Bùi Như Lạc, nguyên là Sư đoàn trưởng Sư 313 của Việt Nam, người trực tiếp chỉ huy trận đánh làm tan rã sư 199 của Đại Quân khu Bắc Kinh tháng 5/1985, ông cho biết đó là trận đánh tại hai ngọn đồi phía Việt Nam gọi là Đồi Đài và Đồi cô X. nằm tại ngã ba Thanh Thuỷ.

Xin được nói thêm, sở dĩ có tên gọi là Đồi cô X., vì nó liên quan chuyện tình của một cô gái Hà Giang tuẫn tiết ở đây vì thất tình, đây chính là nơi xảy ra trận đánh lớn mà báo mạng Trung Quốc đưa.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả là nhà văn, blogger có thân nhân hy sinh ở trận Vị Xuyên, bài được tới BBC sau khi tác giả tham gia cuộc Tọa đàm trực tuyến của BBC về đề tài cuộc chiến Vị Xuyên hôm 16/7/2015.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

🔥 Bản Tin trong Ngày 10/4/2024

My Blog List