Những con ma ẩn mình chờ chết
22/07/2015
RadioCTM - Cánh Cò
The Thorn Birds của nhà văn nữ người Úc, bà
Colleen McCullough khi được dịch ra tiếng Việt trở thành “Những con chim ẩn
mình chờ chết”. Theo nhà báo Trần Trọng Thức thì “The Thorn” là một loài chim
huyền thoại, cái chết của chúng đã thi vị hóa từ nhà thơ Phạm Thiên Thư trong
Đưa em tìm động hoa vàng khi viết “Chim ơi chết dưới cội hoa, tiếng kêu rơi
rụng giữa giang hà….”
Đảng cộng sản Việt Nam ngoài công việc chính trị “nặng nhọc” khả
năng viết tiểu thuyết của họ không hề kém thế giới tư bản. Tựa quyển tiểu
thuyết diễm tình của Colleen McCullough được cải biên rất hay, rất phù hợp với
thể trạng cộng sản: Quyền sinh sát của tập thể lãnh đạo đối với đồng chí của
mình là tuyệt đối. Họ cho sống thì sống họ bắt chết thì phải chết.
Khi họ bắt chết thì trăm phương ngàn kế nạn nhân sẽ trở thành một
cái xác nằm im bất động dưới lòng đất hoặc sống mà như đã chết trong các nhà tù
nổi tiếng. Họ có biệt tài đối phó với người đồng chí khiến nạn nhân có miệng mà
như không lời, đến khi được thả ra khỏi nhà tù rồi vẫn còn sợ không dám thở
mạnh huống chi là tố cáo.
Đó là người sống, những con người.
Còn những con ma thì sao?
Vâng, ma là tiếng dùng để chỉ con người đã chết, mà theo y học thì
“chết” thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay
ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống, không thể phục hồi, của một cơ thể. Tim,
phổi và não khi ngưng không hoạt động nữa thì bác sĩ sẽ xác nhận là đã chết. Và
sau khi chết thì không thể gọi là người mà phải gọi là ma.
Đảng cộng sản Việt Nam không chấp nhận cách khám nghiệm của y khoa
trước một xác chết mà nó phải được Đảng có chấp nhận cho nó chết thì mới được
chết. Những con ma này trong tiểu thuyết nhiều tập có tên “Những con ma ẩn mình
chờ chết”.
Sở dĩ chúng ẩn mình vì không thể lên tiếng công khai cho cái chết
của chúng và vì vậy chưa được gia nhập vào thế giới ma. Những con ma ấy thường
là cấp lớn nhất trong hệ thống lãnh đạo và do đó Đảng phải đắn đo ngày giờ phù
hợp cho nó chết. Trong lịch sử Đảng “đương đại” con ma gây tốn giấy mực nhất là
Nguyễn Bá Thanh, đã chết từ bên Mỹ và xác được chở về Việt Nam nằm đó chờ thủ
tục được gia nhập “tập đoàn ma” tức là các đồng chí của ông ta. Ông ta nằm
trong tư thế một thi hài nhưng Đảng nằng nặc nói là ông ta chưa chết.
Trước tiên thẩm quyền nhất là ông GS Phạm Gia Khải, bác sĩ riêng
của Bộ chính trị, người chuyên bắt mạch cho toàn bộ cấp lãnh đạo khi họ đã vào
một bệnh viện nào đó ở ngoại quốc. Vì bắt mạch từ xa nên có khi “nhiễu sóng”.
Ông Khải bảo ông Nguyễn Bá Thanh sức khỏe tốt đang diễn tiến thuận lợi. Vài
ngày sau ông Bá Thanh rất thuận lợi nằm trên máy bay riêng hạ cánh xuống phi
trường Đà Nẵng.
“Tau khỏe mà có chi mô” là lời kể của một ông Đảng viên ưu tú tại
thành phố khi ra đón ông Thanh để rồi vài ngày sau đó, phái đoàn cao cấp của
Đảng lục tục xếp hàng phúng điếu, xác nhận ông Thanh đã chết, đã thành ma.
Con ma thứ hai cũng tên Thanh nhưng chưa được phép chết.
Phùng Quang Thanh sang Pháp chữa bệnh không ai biết. Tin đồn râm
ran trên trang mạng xã hội ngày càng nhiều khiến GS Phạm Gia Khải lại được lệnh
Đảng một lần nữa ngồi tại Hà Nội, bắt mạch một con ma tận Paris để rồi đưa ra
kết quả rất khả quan: Phùng tướng quân đã hoàn toàn bình phục.
Tin đồn bổng trở thành tin nóng sốt khi hãng tin DPA của Đức chính
thức thông báo ông Phùng Quang Thanh đã trở thành ma, tức là đã chết vào chiều
ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại bệnh viện Georges Pompidou tại Paris.
Đảng lại một lần nữa không cho ông Thanh Phùng chết vào lúc này,
lúc mà bọn phản động đang chăm chăm nhìn vào hoạt động thay ngựa giữa dòng của
Đảng. Lập tức Thứ trưởng Bộ quốc phòng Võ Văn Tuấn yêu cầu DPA cải chính vì ông
Thứ trưởng xác nhận như đinh đóng cột rằng ông vừa gọi điện cho ông Thanh và
ông ấy vẫn còn khỏe sẽ về Việt Nam vào cuối tháng này.
Hảng tin DPA ghi lại nguyên văn lời ông tướng Tuấn nói, và vẫn giữ
ý chính của bản tin đã được loan đi vào ngày hôm qua, nguyên văn như sau:
“An earlier dpa report said the general died Sunday after receiving
treatment at the hospital, citing a source at the hospital.”
“Bản tin của dpa trước đó tường thuật rằng Tướng (Thanh) đã chết
vào ngày Chúa Nhật sau khi được chữa trị tại bệnh viện, trích từ một nguồn tin
của bệnh viện”’
Có nghĩa là DPA chả cải chính gì sất mà nó còn mượn lời phát biểu
của ông Thứ trướng quốc phòng để khoáy sâu thêm vào sự ngờ vực của dư luận về
một con ma chưa được Đảng cho chết.
Con ma họ Phùng vậy là còn “ẩn mình” chờ chết.
Nhưng một con ma khác, lớn hơn và “vĩ đại” hơn sẽ không bao giờ
được chết mặc dù ông có lăng có miếu đường bệ. Ông là Hồ Chí Minh, vẫn sống mãi
trong lòng các Đảng viên và vì vậy ông sẽ không bao giờ chết.
Đảng không cho ông chết mặc dù khi lâm chung ông đã yêu cầu được
hỏa thiêu và nhất là không được làm rầm rộ trên xác chết của ông. Nhưng Đảng
muốn rầm rộ thì toàn dân phải rầm rộ. Đảng muốn ông chưa được chết thật sự thì
dù ông là ma cao cấp nhất vẫn phải ẩn mình chờ chết.
Ông đợi hơi lâu, vì duy nhất chỉ có một sức mạnh khẳng định cho
cái chết của ông chính là lịch sử. Lịch sử đến từ từ nên ông vẫn còn phải vật
vạ ẩn mình.
Nhiệt kế lòng dân
Sáng ra, đọc báo lề dân nào cũng thấy người ta bàn tán về số mệnh
của Phùng tướng quân. Một cách chính thức, ông vẫn còn ở bệnh viện và đàm đạo
cùng sĩ quan cấp dưới, gửi điện chúc mừng đến quân đội (1); còn tin ngoài đảng
thì cho biết ông hoặc đã qua đời, hoặc đang trong cơn hấp hối. Nhưng ở đây, tôi
thấy phản ứng của công chúng (cư dân mạng) trước bản tin về ông PQT rất thú vị
vì nó cho thấy một thước đo lòng dân khá chính xác.
Không như các báo Việt Nam loan tin, hãng thông tấn Đức DPA không
hề xin lỗi hay đính chính về bản tin ông PQT đã qua đời hôm 19/7. DPA chỉ thay
đổi bản tin bằng một bản tin khác cho rằng phía Chính phủ VN bác bỏ nguồn tin
đầu tiên của DPA (2). Phóng viên của đài RFI có liên lạc với DPA, bệnh viện
Georges Pompidou, và một nhân vật X, tất cả đều xác nhận là DPA đưa tin đúng
(2).
Phải nói trường hợp ông PQT là một cách đo nhiệt kế lòng dân rất
hay. Phản ứng của người dân trước cái tin ông PQT qua đời rất khác với phản ứng
trước tin tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Đối với tướng Giáp, tuyệt đại đa số bày
tỏ sự kính trọng và thương tiếc một đại công thần của chế độ. Ông Giáp cũng là
người mà Tàu cộng không ưa. Nhưng đối với ông PQT, cũng 4 sao và cũng bộ
trưởng, nhưng bản tin ông qua đời không làm công chúng mạng xúc động; ngược
lại, phản ứng chung của cư dân mạng là ... vui mừng! Một số khác thì dửng dưng,
không quan tâm đến tình trạng sống hay chết của ngài đại tướng. Sự khác biệt về
phản ứng của cư dân mạng rất đáng là một đề tài cho nghiên cứu về truyền thông.
Có lẽ ít ai biết rằng ông là người có công hiện đại hoá quân đội. Đằng
sau hậu trường, ông miệt mài thuyết phục Chính phủ mua thêm vũ khí để đối phó
với kẻ thù. Tuy ông có vẻ thành công trong việc thuyết phục Chính phủ, nhưng lại
thất bại trong việc thuyết phục người dân. Những nỗ lực hiện đại hoá quân đội
không đủ khoả lấp mối quan tâm đến sự an ninh của ngư dân và sự phẫn nộ của người
dân trước sự lộng hành và ăn cướp của Tàu trên Biển Đông.
Tôi nghĩ sự tương phản về tấm lòng của người dân trước hai ông
tướng 4 sao có liên quan đến yếu tố Tàu. Nhắc đến ông ngày nay ai cũng liên
tưởng đến chữ "tâm tư" vốn đã trở thành trademark của ông. Nói đến
ông PQT người ta nghĩ ngay đến tính cách thân Tàu của ông. Báo Tàu cũng chẳng
giấu giếm gì tấm lòng thân thiện ông dành cho Tàu. Ông tỏ ra rất lo ngại người
dân ghét Tàu. Mà, gần 80% dân Việt không ưa Tàu. Cái tâm tư của ông cùng tình
cảm ông dành cho các đồng chí "4 tốt" đã vô tình đặt ông ở một vị trí
rất xa trung tâm của lòng dân tộc.
=======
Trao đổi với một nhà báo của RFI, phóng viên DPA nói: “Không,
chúng tôi không hề nói rằng tin của mình sai. DPA chỉ đưa lại thông tin của
phía Việt Nam, bác bỏ thông tin ông Phùng Quang Thanh qua đời. Nhưng trong đoạn
thứ tư ngay sau đó, chúng tôi đã nhắc lại nguồn tin từ bệnh viện Pháp cho biết
ông Thanh đã chết.” Khi phóng viên RFI liên lạc bệnh viện Georges Pompidou thì
họ nói đây là tin riêng, và xác nhận bản tin trước đây “Đúng thế, đó là nguồn
tin riêng, giấu tên nhưng rất đáng tin cậy. Cô có thể liên lạc với người này (tạm
gọi là X), để xác minh.” Phóng viên RFI liên lạc nhân vật X, và sau đây là trao
đổi:
“PV: Thưa ông, thông tin ông Phùng Quang Thanh qua đời đã đưa hôm
qua là sự thật?
X: Vâng, văn phòng Bangkok và Paris phải phối hợp chặt chẽ để đưa ra bản tin hôm Chủ nhật.
PV: Nhưng hôm nay DPA lại đăng thêm bản tin về việc VN cải chính ?
X: Chúng tôi tạm thời chấp nhận thiệt thòi, và thời gian sẽ chứng minh là ai đúng. Rồi cũng phải đưa về thôi. Không lâu lắm đâu cô ạ. Cũng xin nói thêm là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy căng thẳng như ngày hôm nay” (3).
X: Vâng, văn phòng Bangkok và Paris phải phối hợp chặt chẽ để đưa ra bản tin hôm Chủ nhật.
PV: Nhưng hôm nay DPA lại đăng thêm bản tin về việc VN cải chính ?
X: Chúng tôi tạm thời chấp nhận thiệt thòi, và thời gian sẽ chứng minh là ai đúng. Rồi cũng phải đưa về thôi. Không lâu lắm đâu cô ạ. Cũng xin nói thêm là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy căng thẳng như ngày hôm nay” (3).
No comments:
Post a Comment