zz

br /> br /> /> br /> ----

Monday 13 July 2015

Đạo Phật hiện tại không phải là Đạo Phật vì:

 
Đạo Phật hiện tại không phải là Đạo Phật vì:

1. Thường niệm Trời Phật, vậy là theo Đạo thờ Tạo Hóa (creator, tức Thượng Đế, Ông Trời, ông Thiên, Thiên Chúa), Đức Phật xác nhận rõ, Ngài không biết nguồn gốc vũ trụ, sinh ra từ đâu, tận cùng đến đâu. Do đó người ta bảo Đạo Phật vô thần (tức là không tin có tạo hóa, siêu nhiên). Chữ vô thần này có nghĩa là thần chúa, chứ không phải thần thánh nguồn gốc là con người.
2. Các ông sư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ Thích Trí Quang, Thích Thiện Hoa, Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Liên, Thích Đôn Hậu, Thích Nhất Hạhh đầu là đệ tử của Thích Trí Độ, mà Thích Trí Độ theo Việt Cộng "lập" Phật Giáo Cứu Quốc cùng Lê Đình Thám. sau năm 1954, Thích Trí Độ tập kết ra Bắc (ở Chùa Quán Sứ, Hà Nội), để lại đám học trò trên "điều khiển tổ chức Việt Cộng Phật Giáo Cứu Quốc" từ tỉnh Quảng Bình vô đến các tỉnh khác ở dưới vĩ tuyến 17... tranh đấu cho Việt Cộng, ngày 30-4-1975 Phật Giáo kéo cờ Phật Giáo và cờ Mặt Trận Giải Phóng ra đón tiếp Việt Cộng từ Ngã Tư Bảy Hiền về Chùa Ấn Quang nhưng sau đó vận bi Việt Cộng bắt gia nhập Phật Giáo "nhà nước" (quốc doanh), nhiều người theo, một số nhỏ vẫn không công nhận "sự thật" ấy, vẫn nài nỉ xin Việt Cộng hưởng quyền lợi "quốc giáo" nhưng Việt Cộng không cho, còn đàn áp... Viiệt Cộng vô thần (theo nghĩa không tin có linh hồn, không tin duy tâm, duy linh) làm sao lại cho Phật Giáo làm quốc giáo được... Đúng là mấy ông sư này chẳng hiểu gì về Việt Cộng vô thần (có học triết học đâu mà biết học thuyết Marx "Tam Vô"). Muốn biết rõ xin đọc tiểu sử Thích Huyền Quang do Võ Văn Ái tung lên net khi Thích Huyền Quang chết và Thư Kể Công với VC của Thích Huyền Quang trong Đặc San của Đại Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngọai lần Thứ Nhất tại San Jose năm 1985.
3. Đa số người theo Phật Giáo sau khi biết rõ Phật Giáo theo Việt Cộng nên chán nản, không còn tin mấy ông sư nữa, nên mấy ông sư kêu gọi giúp đỡ, người Phật Giáo làm lơ, không hưởng ứng, có người còn bảo: Để cho mấy ông ấy chết luôn, thích Việt Cộng thì để cho chết đáng đời...


On Saturday, July 4, 2015 3:03 AM, "Peter Duong peterhduong@yahoo.com [PhoNang]" <PhoNang@yahoogroups.com> wrote:


On Friday, July 3, 2015 7:49 PM, "Outlook.com Service phacvn [chinhnghia]" <> wrote:

Phat giao truoc 1963 duoc De nhat cong hoa thuong yeu cho xay hang nghin ngoi chua lon be

tu thon que heo lanh den thi thanh do hoi voi thuong toa Thich Tam Chau lanh dao; nhung vi ong Tam Chau nhu nhuoc khien cho lu suc sanh cho de Ho tac don hau tri quang nhat hanh duoc thang suc sanh cho dr Ho tac gai vao lung doan va hung han voi ban chat suc sanh cua loai quy do giet nguoi khong gom tay ep thuong toa quang duc bi hoa thieuroi do toi cho chinh phu dan ap phat giao de giet chet nguoi cong chinh anh hung NgO Dinh Diem ma tam chau cung dong loa voi bon giet nguoi an quang , roi sau do chinh tam chau cung bi tong co ra khoi  Viet nam quoc tu mot cach tuc tuoi va nhuc nha, e che!... Den De nhi cong hoa cua thieu ky khiem thi lu cho de suc sanh Ho tac ch cho phat tu o Hue dem ban th Phat to nhu lai ra duong chong da tien quan cua Quan luc Quox giaon nhuc ma ca Phat giao bang cach ra lenh
cho toan the phat giao do o kinh do Hue dem het ban tho Phat to Nhu lai ra duong lam vat can buoc tien cua Quan doi Quoc gia voi muc dich chiem mien Trung dang cho lu suc sanh cho de quy do Ho cho Minh!_ Day la vet nho cua Phat giao lam cho the gioi khinh mie-t trinh do ban khai cua lu cho de tri quang don hau noi rieng va Phat diao do Hue noi chung!-Lam gp co hieu nha m!-Bay gio lu cho de con thi dua xay chua o hai ngoai, nhat ka vung Nam cali de chung no dem ten cho de suc sanh dai dam tac Ho cho Minh vao ngoi voi thai tu tat dat da nhu chung dang lam o quoc noi!-HUU XA TU NHIEN HUONG la the!
 
NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ ĐẠO PHẬT
Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Minh Đức Triều Tâm Ảnh là một vị Tỳ kheo Nam Tông




Date: Fri, 3 Jul 2015 22:21:16 +0000
From: kiwizengarden
To: hagianglinh
Subject: Fw: Fwd: Fw NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ ĐẠO PHẬT

Subject: FW: Fw NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ ĐẠO PHẬT

Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu. 

Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:

1- Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

2- Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

3- Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.

4- Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.

5- Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!

6- Cực lạc, cực hạnh phúc: Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế. 

7- 8 vạn 4 ngàn pháp môn: Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu... 

8- Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu: Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃsupabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃpadakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”
Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).

9- Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.

10- Siêu độ, siêu thoát: Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.

11- Huyền bí, bí mật: Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!

12- Tâm linh: Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!

13- Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được. 

14- Bỏ khổ, tìm lạc: Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!

15- Tu để được cái gì! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.

16- Tu là sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.

17- Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ! 

18- Bồ-tát: Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.

19- Phật: Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác. 
Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên. 

20- Thể nhập: Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cãi ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sanh khởi.

Ngoạ Tùng Am, Sơ Xuân 2015
Minh Đức Triều Tâm Ảnh






__._,_.___

Posted by: sacvan le 

Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam (Biên khảo gía trị của sử gia, học giả Lữ Giang)



 
Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam (3-1)
Lữ Giang

Chương I

LÝ DO, MỤC TIÊU, CHIÊU BÀI PHÁT ĐỘNG THÁNH CHIẾN

LÝ DO VÀ MỤC TIÊU
Quan sát các cuộc thánh chiến được phát động tại Việt Nam trong suốt 30 năm qua, các nhà phân tích đều đồng ý rằng đằng sau các cuộc thánh chiến đó có rất nhiều bí ẩn cần phải được nghiên cứu để phát hiện.
Người ngoại cuộc nhìn vào các cuộc thánh chiến đó tưởng rằng đây chỉ là những cuộc tranh đấu đòi quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo, đòi tự do dân chủ, nhân quyền ..., nhưng nhìn các chiêu bài được xử dụng cũng như các chiến lược và chiến thuật đã được áp dụng, chúng ta thấy có nhiều hiện tượng không bình thường. Tại sao có các cuộc thánh chiến này ? Các cuộc thánh chiến đó được phát động nhắm mục đính gì ? Câu trả lời có lẽ không có gì quá khó khăn.

NHẬN ĐỊNH CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

Karl Marx đã tuyên bố :
"Xóa bỏ tôn giáo, một thứ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân dân."(2)
Lénine coi Thiên Chúa Giáo là đối tượng nguy hiểm nhất cần phải thanh toán, sau đó là Hồi Giáo. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nhận định rằng Thiên Chúa Giáo là một trở ngại lớn lao trên con đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Chính Thiên Chúa Giáo là bức thành ngăn chận không cho chế độ cộng sản lan qua Âu Châu và Mỹ Châu, và đang gây khó khăn cho việc cộng sản hóa toàn bộ nước Việt Nam. Trong thời gian lưu vong chống Pháp, Hồ Chí Minh đã viết vô số bài chống Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam. Một số bài này được đăng lại trong bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập do nhà xuất bản Sự Thật ở Hà Nội ấn hành. Vậy phải tìm mọi cách loại bỏ Thiên Chúa Giáo hay vô hiệu hóa mọi hoạt động của tôn giáo này. Tại Việt Nam, Cao Đài Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo cũng là hai trở ngại cho việc cộng sản hóa Việt Nam, nên hai tôn giáo này cũng là mục tiêu thanh toán như Thiên Chúa Giáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ TĂNG NI, PHẬT TỬ CỰC ĐOAN MIỀN TRUNG
Một số tăng ni và Phật tử miền Trung gốc Bình-trị-thiên theo tông phái Phật Giáo Ấn Quang, nhất là nhóm theo Hòa Thượng Thích Trí Quang, cho rằng đạo Thiên Chúa mới xâm nhập vào Việt Nam khoảng bốn thế kỷ mà đã chiếm được ưu thế về chính trị, văn hóa và xã hội, gây biến dạng văn hóa cổ truyền Việt Nam. Vậy phải tìm mọi cách để ngăn chận lại. Trong bài Dân Tộc và Phật Giáo cuối thế kỷ 20 đăng trên Bông Sen số 17, Lý Khôi Việt đã diễn tả khá đầy đủ ý nghĩ đó :
"Chính trị Việt Nam suốt 100 năm này, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho những đứa con Việt Nam ưu tú (tức Phật Giáo) và dành một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đứa con phản bội xấu xa (tức Thiên Chúa Giáo)."

Từ những nhận định tương tự như thế, nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung đã đưa ra chủ thuyết PHẬT GIÁO và DÂN TỘC để hành động. Họ lập luận rằng Phật Giáo và dân tộc đã gắn liền với nhau. Vận mệnh của đất nước đi liền với vận mệnh của Phật Giáo. Vậy muốn cứu vãn dân tộc, chỉ có một con đường duy nhất là đưa Việt Nam trở lại thời đại Lý-Trần, Phật Giáo là quốc giáo, các Hòa Thượng làm Quốc Sư. Muốn tiến tới mục tiêu đó, trước tiên phải siêu việt hóa Phật Giáo và cổ võ việc loại trừ Thiên Chúa Giáo, một tôn giáo bị coi là "đạo ngoại lai". Chủ thuyết này đã được đa số các tăng sĩ của nhóm Phật Giáo cực đoan nhai đi nhai lại như con vẹt, không cần biết chủ thuyết đó có căn cứ hay không.

CÁI THẾ LIÊN ỨNG
Nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung chống Thiên Chúa Giáo nhận thấy họ không đủ khả năng ngăn chận Thiên Chúa Giáo vì thiếu tổ chức và không được sự yểm trợ của đồng bào trong nước cũng như quốc tế. Vậy chỉ còn một cách là mượn bàn tay Cộng Sản. Giữa Phật Giáo và Cộng Sản có những mục tiêu bất khả dung hợp, nhưng một số nhà điều khiến chiến dịch lý luận rằng có thể mượn bàn tay Cộng Sản để đánh bại Thiên Chúa Giáo rồi sau đó dùng Phật Giáo để "hóa giải" Cộng Sản.
Phía Cộng Sản rất nhạy cảm, họ nhận ra được những ý định của một số tín đồ Phật Giáo cực đoan nên tương kế tựu kế: Dùng chiến tranh tôn giáo để gây suy yếu hàng ngũ chống cộng và kiềm chế Thiên Chúa Giáo, sau đó khống chế Phật Giáo.
Vì lý do nói trên, nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung đã phối hợp với Cộng Sản rất chặt chẽ trong việc đánh phá miền Nam Việt Nam và Thiên Chúa Giáo, nhất là trong các cuộc "thánh chiến" được phát động từ 1963 - 1966 tại miền Trung. Chúng tôi sẽ chứng minh sự phối hợp chặt chẽ nầy ở các chương sau.

CHIÊU BÀI XỬ DỤNG
Trong phương thức đấu tranh cho quyền lợi của phe phái mình, nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung trong tông phái Phật Giáo Ấn Quang đã xử dụng phương châm của Karl Marx mà những người cộng sản thường áp dụng, đó là phương châm "Cứu cánh biện minh phương tiện" (la fin justifie les moyens), nghĩa là dùng bất cứ phương tiện gì, dù tốt hay xấu, miễn là đạt được cứu cánh thì thôi. Vì thế, chúng ta thấy nhóm nầy đã không ngần ngại xử dụng phương thức của Phát-xít Đức.
Hitler, khi muốn kích động dân tộc Đức đứng lên dành quyền bá chủ thế giới, đã đưa ra thuyết "chủng tộc vượt trội" (master race), coi chủng tộc Đức vượt lên trên tất cả các chủng tộc khác. Căn cứ vào chủ thuyết nầy, Hitler đã phát động chiến dịch đề cao chủng tộc Đức và hô hào diệt chủng tộc Do Thái để gây động lực đấu tranh.
Phương thức đó đã được nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung áp dụng khi phát động đấu tranh: Tuyên truyền Phật Giáo là một tôn giáo siêu việt còn các tôn giáo khác, nhất là Thiên Chúa Giáo, đều là những thứ "tà đạo", đang bị đào thải qua quá trình lịch sử.
Sau khi siêu việt hoá Phật Giáo, nhóm này đưa ra chủ thuyết ĐẠO PHÁP và DÂN TỘC để đồng hóa Phật Giáo với dân tộc Việt Nam và đòi chiếm địa vị độc tôn.
Để thực hiện sứ mạng Phật Giáo hóa Việt Nam, đưa Phật Giáo lên nắm địa vị ưu thắng trong nền chính trị quốc gia cần phải có một nhóm Phật Giáo siêu việt, thuộc loại "đỉnh cao của trí tuệ loài người" như kiểu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhóm này không ai khác hơn là các tăng sĩ miền Trung gốc Bình - Trị - Thiên trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang.

DÙNG THUYẾT PHẬT GIÁO SIÊU VIỆT VÀ ĐỘC TÔN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM LÀM CHIÊU BÀI.
Các nhà phát động đấu tranh của tông phái Phật Giáo Ấn Quang luôn luôn tuyên bố Phật Giáo là đạo dân tộc, dân tộc là Phật Giáo và truyền thống dân tộc là truyền thống Phật Giáo. Thời kỳ quang vinh nhất của dân tộc Việt Nam là thời đại Lý - Trần, một thời đại do Phật Giáo nắm vận mệnh quốc gia. Vậy phải trở về với tình trạng Phật Giáo của thời Lý - Trần, nghĩa là đưa Phật Giáo lên hàng quốc giáo, chính quyền tuân theo chính sách của Phật Giáo, Việt Nam mới có hòa bình, tự do dân chủ và phú cường. Sau đây là quan điểm của một số tác giả về căn bản của chủ thuyết Phật Giáo siêu việt và độc tôn của dân tộc Việt Nam :
Lý Khôi Việt :
"Có thể nói đạo Phật ngày nay vẫn là chủ đạo văn hóa của quốc dân Việt Nam như trong thời Phật Giáo thịnh trị khác... Phật Giáo là chủ đạo văn hóa ưu thắng của Việt Nam, nghĩa là của đại đa số dân chúng tin theo và chi phối các sinh hoạt xã hội..."
"Trên lãnh vực chính yếu của mình, văn hóa Phật Giáo đã vừa thực hiện một thành tích kỳ diệu : nó đã cùng nền văn hóa dân tộc đánh bại một cách toàn diện và dứt khoát văn hóa Mac-xít"(3)
Phan Quang Độ :
"Phật Giáo đã thích nghi một cách kỳ diệu với tất cả mọi nền văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau, ... Trong tiến trình thích nghi, hòa nhập nầy, hoàn toàn không có chiến tranh, không có xâm lăng không có giết hại, không có áp bức và đau khổ như tiến trình thiên chúa giáo hóa tại Việt Nam cũng như tại các nơi khác."(4)
Phan Quang Độ đã quả quyết rằng các thời đại Ngô, Đinh, Lý, Trần đưa nước vào thời kỳ vinh quang là nhờ tôn Phật Giáo làm quốc giáo và được Phật Giáo giúp đỡ. Cuối cùng, Phan Quang Độ kết luận :
"Việt Nam hôm nay mà phục hưng được chánh pháp, chính quyền biết lãnh đạo quốc gia trong tinh thần từ bi, bao dung, khai phóng của đạo Phật thì chắc chắn Việt Nam sẽ phát triển thần kỳ như những con rồng khác tại Á Châu và kỷ nguyên quang hưng sẽ đến với quê hương ta"(4)
Đọc những đoạn vừa trích dẫn trên, người đọc có cảm tưởng như vừa đọc cuốn "Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng," chỉ khác là hai chữ "Cộng Sản" được thay bằng hai chữ "Phật Giáo".

KÍCH ĐỘNG LÒNG CĂM THÙ THIÊN CHÚA GIÁO NHƯ LÀ ĐỘNG LỰC ĐẤU TRANH.
Khi Phát-xít Đức đưa dân tộc Đức lên tận mây xanh, họ đã nhận chìm dân tộc Do Thái xuống tận đáy bùn đen. Một nhóm lý thuyết gia thuộc tông phái Phật Giáo Ấn Quang, sau khi siêu việt hóa Phật Giáo, cũng đã đối xử như vậy đối với Thiên Chúa Giáo :
Phan Quang Độ :
"Và Vatican được hiểu như một đế quốc cũng từ đặc tính độc tôn văn hóa và diệt chủng văn hóa của các dân tộc khác: những nhà truyền giáo TCG La Mã đã hủy diệt nền văn minh Maya cổ đại của dân tộc Mễ Tây Cơ, tàn phá kim tự tháp khổng lồ của nền văn minh nầy và giết hại hàng chục triệu người dân Mễ Tây Cơ và Nam Mỹ. "
"Thiên chúa giáo Việt Nam không ra ngoài đặc tính nầy: không chấp nhận thích nghi văn hóa, chỉ muốn đi đồng hóa kẻ khác, kể cả bằng bạo lực, súng đạn hay mua chuộc bằng tiền bạc, danh lợi, hay tồi tệ hơn, cả bằng tình yêu và hôn nhân của con cái và mặt khác, thích nghi rất quỷ quyệt về chính trị để hướng đến mục tiêu tối hậu là cướp chính quyền và dùng chính quyền để bành trướng đạo thiên chúa. "
"Hơn 100 năm nay, Phật Giáo và dân tộc đã không ngừng tranh đấu, hy sinh chống lại xâm lăng, tàn phá của đế quốc Vatican và đế quốc cộng sản."(5)
Lý Khôi Việt :
"Việt Nam đang trở lại tình trạng bất công của thời thực dân nô lệ, đó là tôn giáo thiên chúa giáo, một tôn giáo có bản chất độc đoán, bất khoan dung, có truyền thống ngoại lai, vong bản, tay sai ngoại bang, có lịch sử phản quốc đã nhiều lần bán đứng đất nước cho các thế lực xâm lăng thì lại được chính quyền ưu đãi, vuốt ve, thỏa hiệp ..."
"Vì có tín đồ thiên chúa giáo VN thần phục mù quáng Vatican, đang làm việc phản quốc và phá hủy văn hóa dân tộc, phá hủy Tổ Quốc, nhưng họ lại tưởng là đang xây dựng tốt đẹp đất nước, như những tín đồ Việt Nam khờ dại, cuồng tín của chủ nghĩa Mác, đã từng nghĩ như thế suốt 60 năm qua."
"Đế quốc thiên chúa giáo La Mã mưu đồ khống chế Việt Nam về tôn giáo, tinh thần, văn hóa, chính trị và kinh tế. Nếu đa số người Việt Nam theo đạo thiên chúa thì Việt Nam, được hiểu như một quốc gia có văn hóa đặc thù độc lập, sẽ bị hủy. Họ sẽ viết lại lịch sử Việt Nam theo nhãn quan của họ như đã từng sửa đổi ngụy tạo lịch sử giáo hội La Mã, cuộc đời của chúa Christ và cả thánh kinh, họ sẽ tiêu hủy nền văn hóa độc sáng Việt Nam, như đã tiêu hủy các nền văn hóa đặc thù của dân Mễ Tây Cơ và các dân tộc khác tại Nam Mỹ..., họ sẽ áp dụng một chế độ độc tài bất khoan dung và hết sức khắc nghiệt, tàn bạo và Việt nam sẽ chỉ là một thuộc địa của các lãnh chúa áo đen như thời Trung Cổ man rợ như đã thấy dưới sự thống trị của các ông cố đạo và của đảng Cần Lao. Và là một sự nô lệ càng khó gỡ hơn cả sự nô lệ vào đế quốc Trung Hoa."(6)
Trong các bài viết, khi viết hai chữ Phật Giáo, Lý Khôi Việt và Phan Quang Độ luôn viết bằng chữ hoa, còn ba chữ Thiên Chúa Giáo hay Đạo Thiên Chúa được viết bằng chữ thường!
Nếu Thiên Chúa Giáo tồi tệ như thế, làm sao có số tín hữu trên thế giới hiện nay lên đến khoảng 1.783.660.000 người, trong khi số tín đồ Phật Giáo chỉ có 309.127.000 ? Nhưng chúng ta không nên mất thì giờ để tranh luận về những điểm mà nhóm Bông Sen đã nêu ra ở trên, vì nói theo kiểu của Luật Sư Phạm Nam Sách khi phê phán các luận điệu của một lý thuyết gia cộng sản, những lập luận đó "rặt toàn lời lẽ tuyên truyền, nói lấy được, nói vô tội vạ, ta gọi là khẩu thuyết vô bằng, còn Tây gọi là "parler pour ne rien dire".

QUAN NIỆM CHỈ CÓ TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO ẤN QUANG LÀ PHẬT GIÁO CHÍNH THỐNG VÀ ĐẠI DIỆN CHO PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Trước 30.4.1975, tại miền Nam đã có 45 Giáo Hội và Hiệp Hội Phật Giáo hoạt động hợp pháp. Chỉ có Giáo Hội Ấn Quang hoạt động ngoài vòng pháp luật. Hiện nay, theo nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cho biết ở trong nước có đến 22 tông phái Phật Giáo. Nhưng qua những lời tuyên bố cũng như hành động của của nhóm Phật Giáo miền Trung cực đoan trong tông phái Ấn Quang từ 1963 đến nay, chúng ta thấy rằng nhóm này muốn rằng chỉ có tông phái Phật Giáo Ấn Quang mới được coi là Phật Giáo chính thống và đại diện duy nhất cho toàn thể Phật Giáo Việt Nam. Trong công văn "tuyệt mật" mang số L06/PA 15 - 16 ngày 18.8.1992 được mạo hóa một cách rất vụng về, nhóm này đã mượn danh nghĩa . "Công An Tỉnh Quảng Trị" để ca tụng "Giáo Hội Phật Giáo . Việt Nam Thống Nhất (Phật Giáo Ấn Quang) là giáo hội chủ lực trong các giáo phái". Những nhóm hay tông phái khác không muốn gia nhập vào tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang thường bị lên án nặng nề như Việt Gian, tay sai chính quyền, gây chia rẽ Phật Giáo, v.v. Một số tông phái đã bị tấn công bằng vũ lực như trường hợp của Hòa Thượng Thích Từ Quang, Viện Trưởng Hoằng Pháp của Tổng Giáo Hội Việt Nam được thành lập do Sắc Luật số 001/64 ngày 8.2.1964 hay trường hợp của ban lãnh đạo Viện Hóa Đạo Việt Nam Quốc Tự bị bắt giam và Thượng Tọa Thích Tâm Châu bị mưu sát.
***
Nhìn chung, nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung gốc Bình-trị-thiên đã bắt chước phương pháp đấu tranh của Cộng Sản khi mưu tìm một địa vị chính trị ưu thắng trong quốc gia. Trong khi Đảng Cộng Sản Việt Nam đem "chủ thuyết Mác-Lênin ưu việt" và "bách chiến bách thắng" để áp đặt thì nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung đã thay thế chủ thuyết Mác-Lênin bằng chủ thuyết "Phật Giáo siêu việt và độc tôn" của dân tộc Việt Nam. Cộng Sản dùng "giai cấp đấu tranh" làm động lực cho cuộc cách mạng, còn nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung lấy sự kích động lòng căm thù Thiên Chúa Giáo làm động lực. Đảng Cộng Sản Việt Nam quan niệm chỉ có Đảng là "đội tiên phong của giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo" mới có thể đưa cuộc cách mạng tới thành công, còn nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung cho rằng chỉ có các tăng sĩ miền Trung gốc Bình-trị-thiên trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang mới có khả năng đưa Phật Giáo Việt Nam lên địa vị ưu thắng trên chính trường. Rập khuôn theo phương pháp của Cộng Sản, nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung đã và đang đưa Phật Giáo và dân tộc đi về đâu ? Đây là những vấn đế chúng tôi sẽ đề cập trong các chương sau
NHÌN VÀO THỰC TẾ
Sau khi trình bày lý do, mục tiêu và chiêu bài của các cuộc thánh chiến đã và đang được phát động, chúng ta thử khảo sát qua về chủ thuyết Phật Giáo và Dân Tộc, tình trạng Phật Giáo dưới thời Lý - Trần, tình trạng Phật Giáo trong một trăm năm qua cũng như sự du nhập và phát triển của Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam để xem lập luận của nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung trong Giáo Hội Ấn Quang có đứng vững không. Những hành động và những hậu quả do chủ trương của nhóm này đem lại sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.




--
Viet Si
__._,_.___

Posted by: Viet Si 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List