zz

br /> br /> /> br /> ----

Wednesday, 30 September 2015

CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH TẠI WASHINGTON DC


CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH TẠI WASHINGTON DC

Nguyễn Thu Trâm 8406 - Trong mấy ngày qua cả nước Mỹ nóng lên từng giờ với chuyến thăm lịch sử của một vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Giáo Hội Công Giáo La Mã, Đức Giáo Hoàng Francis đến xứ Cờ Hoa trước thềm Đại Hội Gia Đình Công Giáo Thế Giới tại thành phố Philadelphia và tiếp ngay sau đó là chuyến công du Hoa Kỳ của một tên trùm vô thần, Tập Cận Bình, một lãnh tụ của nhà nước Trung Cộng.

Đối với chuyến thăm Lịch sử của Đức Giáo Hoàng, ngoài Tổng thống, phó tổng thống Hoa Kỳ cùng hàng chục triệu người Mỹ hân hoan nghênh đón thì hàng tỉ người dân đủ  mọi sắc tộc, mọi nền văn hóa trên khắp hành tinh cũng nô nức theo dõi qua các phương tiện truyền thông. 

Trong khi đó đối với Tập Cận Bình, mặc dù cũng có vài chục lá cờ máu do những kẻ Tàu cộng nô từ Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Tàu cộng mang đến để “nghênh tiếp” lãnh tụ của mình và cũng có những tên Tàu Khựa phát biểu một cách mông muội rằng: “Tôi là người Tàu, tôi có mặt để cùng mọi người tiếp đón chủ tịch nước Trung Cộng, tôi hãnh diện vì sự cố gắng làm việc và vươn lên của Trung Cộng, tôi tự hào vì ông Tập Cận Bình đến Tòa Bạch Ốc và được tổng thống Mỹ tiếp đón. Trung Cộng và Hoa Kỳ là bằng hữu, người Trung Cộng chúng tôi phải làm việc siêng năng và chịu thương chịu khó như thế nào mới có được mối bang giao tốt đẹp với Mỹ như thế này chứ.” 

Thì trên thực tế lại có đến hàng ngàn người từ Tây Tạng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Duy Ngô Nhĩ, Nhật Bản và Việt Nam với cả những rừng cờ, rừng biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền Trung cộng đàn áp những tiếng nói đối lập, đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền, xâm lược các nước láng giềng, đe dọa nền an ninh của Đài Loan cũng như trấn cướp biển đảo của Phi Luật Tân và của Việt Nam.

 Dù những người biểu tình đến từ những nền văn hóa khác nhau nhưng đều có chung một tiếng nói đó là:
“… chống ông Tập Cận Bình, yêu cầu tổng thống Obama đừng im lặng mà hãy công khai cất tiếng cho nhân quyền của Tây Tạng… chúng tôi đến đây như một liên minh các đoàn thể nhằm phản đối ông Tập Cận Bình, một nhà lãnh đạo tồi tệ nhất của Trung Quốc trong vòng 25 năm trở lại đây, không những vi phạm nhân quyền của người dân Trung Quốc một cách trầm trọng mà còn phát động một chiến dịch triệt hạ và truy bức những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động dân chủ và những người can đảm dám làm trái lời ông ta.
Chúng tôi cũng kêu gọi tổng thống Obama phải yêu cầu Trung Quốc cải thiện hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ đối với nhân dân Trung Quốc, Tây Tạng, Uighurs, Mông Cổ và Đài Loan… Chúng tôi kêu gọi tổng thống Obama yêu cầu ông Tập Cận Bình chấm dứt chính sách đàn áp có hệ thống và qui mô đối với dân tộc Duy Ngô Nhĩ chúng tôi, yêu cầu ông ta ngưng những vụ bắt bớ và xử phạt tùy tiện, trả tự do cho những người dám chống lại sự đàn áp, tra tấn và hành xử bất công của chính quyền Bắc Kinh. Ngày nào nhà nước Trung Quốc còn muốn cai trị chúng tôi bằng vũ lực thì ngày đó người dân Duy Ngô Nhĩ tiếp tục tranh đấu để bảo vệ quyền lợi và sự sống còn của mình…




Riêng người Việt Quốc Gia tại Liên Bang Hoa Kỳ, mặc dù có nhiều đồng hương đang quá bận rộn với  công danh, phú quý…” nên không thể tham gia biểu tình chống thù trong giặc ngoài.... nhưng cũng có khá nhiều những đoàn biểu tình đến từ New York đến từ Florida đến từ North Carilina, South Carolina, Chicago Illinois đến từ DC, Maryland, Virginia… chống Tập Cận Bình, chống nhà nước bá quyền Trung cộng trấn cướp lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và liên tục bắn giết ngư phủ Việt Nam… với những tiếng hô đả đảo dậy trời đén nổi Obama phải lệnh cho Tòa Bạch Ốc dung phông màn che chắn để hình ảnh hang ngàn người biểu tình phản đối không đập vào mắt của tên giặc cướp Tập Cận Bình…
Xin được gởi đến quý vị những hình ảnh của làn sóng biểu tình này:





Washington DC Ngày 25 tháng 9 Năm Quốc Nhục Thứ 40
Nguyễn Thu Trâm 8406

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gTkfhu4xDIE1JTkg

Friday, 18 September 2015

Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến


Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến

Nguyễn Lân Thắng viết từ Hà Nội
2015-09-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh kèm theo bài
Ảnh kèm theo bài
nguyenlanthang/Blog

- ...Này, sao có người bảo dạo này ông lên mạng nói chuyện ghê lắm, phản động lắm...?

- Tôi có nói gì sai đâu? Tôi chỉ nói những gì thực sự nó đang xảy ra thôi chứ có gì mà phản động? Mà nhà ông ngập lụt thế nào? Nghe nói Sài Gòn ngập tùm lum sau có mấy trận mưa hơi to là sao...

- Ừ thì ngập chút xíu ấy mà. Cũng hơi vất vả đưa con đi học tý nhưng xong rồi. Có cái xe máy mai phải đi bảo dưỡng, ngâm nước một hôm mà khói đen xì, máy kêu ầm ầm... Nhưng mà tôi hỏi này, sao bảo thành phố đầu tư ác lắm, mấy năm nay tốn hàng triệu đô la vào dự án chống ngập úng thành phố, thế mà cứ mưa hơi to tý lại ngập tùm lum nhỉ...
- Đấy nhá, ông hỏi đúng rồi đấy. 

Ông nào làm nghề xây dựng, đặc biệt dân thi công đều biết, trong mọi công trình thì phần nào chìm trong đất là phần dễ ăn cắp nhất. Người ta ăn cắp bằng nhiều thủ đoạn. Bất cứ công trình hay thiết bị đều có một hệ số an toàn nhất định, tức là bao giờ người ta cũng làm dư ra để chịu được tình trạng nguy hiểm nhất. 

Tuy nhiên không phải là lúc nào tình trạng nguy hiểm nhất cũng xảy ra, và cấp độ công trình càng cao thì hệ số an toàn càng lớn, nhưng sẽ càng tốn kém. Chỉ cần người ta cố ý giảm bớt hệ số an toàn, rút bớt vật liệu, rút bớt biện pháp thi công thì con số ăn cắp được không hề nhỏ. 

Ăn cắp ghê như vậy nhưng công trình không bao giờ hỏng ngay.

 Nhưng do hệ số an toàn kém, nên đáng lẽ ra nó có thể chịu đựng được điều kiện bất lợi trăm năm mới có thì chỉ vài năm sau khi nghiệm thu xong là nó có thể bị hỏng ngay. Và lúc đó thì người ta có thể không ngần ngại đổ cho thiên tai địch hoạ, bung bét tùm lum ra rồi bố ai mà biết hết được trong lòng công trình thi công đểu thế nào... Chuyện ngập lụt Sài Gòn chưa biết chính xác từ đâu, nhưng chắc chắn là do ăn cắp mà ra...
- Thôi ông nói phức tạp quá. Thế tôi hỏi là có kiểm soát được việc ăn cắp, làm láo không?
- Có chứ... Ba ông Thiết kế, Thi công, Giám sát cùng với ông chủ đầu tư làm thành một thế trận nếu thực sự nghiêm túc thì đố ông nào làm láo được, làm cái gì cũng phải có biên bản nghiệm thu từng khâu một, hồ sơ nó rành rành ra đấy chứ có phải đùa đâu. Làm láo chẳng qua do chủ đầu tư và các ông kia thông đồng với nhau mà thôi.
- Thế thì tại sao thằng chủ đầu tư làm láo?
- À bởi vì nó có tiêu tiền của nó đâu? Thử xem nhà nó tự xây cho mình thì nguy nga chắc chắn thế nào...
- Hê hê... Thế tôi làm chủ đầu tư nhé? Dễ kiếm thế mà không phải chịu trách nhiệm gì thì chỉ cách cho tôi làm với...
- Đấy, ông nghe cũng ham rồi phải không. Mà ông tưởng đơn giản à? Ông có biết cái ghế nó ngồi bao nhiêu tiền không mà đòi? Ông có biết nó ngồi đấy rồi còn phải hàng năm cúng kiến khắp nơi quan to quan bé không?
- Ơ, ông này nói chuyện phản động rồi nhé, tôi báo công an bắt bây giờ... Nhà nước của dân, do dân, vì dân làm gì có chuyện đấy được...
- Ông ngủ mơ à? Thôi thế tôi đếch nói chuyện với ông nữa? Ông cứ việc nộp thuế là yêu nước để rồi chúng nó ăn của các ông không từ một thứ gì... Chán ông lắm... Ngu thì ráng chịu chứ đừng ngồi hỏi tại sao nữa...!
- ...
- À quên... Cho ông xem một cái ảnh đường giao thông ở Nhật bị động đất, cứ nhìn đi rồi biết thế nào là một công trình không bị ăn cắp. Thế nào là một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúc ông sớm tỉnh ngộ rồi tôi sẽ ngồi nói chuyện với ông tiếp về quyền của mình trong xã hội này.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 11 September 2015

KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG : NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN




KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG :
NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.08.2008. Cập nhật Geneva, 11.09.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen



CHỦ ĐỀ 1 này trình bầy Mô hình Kinh tế TẬP QUYỀN CHỈ HUY và định mệnh tự hủy diệt của nó. Chúng tôi muốn so sánh Mô hình này với Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG. Nền Kinh tế Tự do Thị trường có từ lâu đời trước Mô hình Kinh tế TẬP QUYỀN CHỈ HUY, nên chúng tôi trình bầy trước để dễ hiểu cái lạc loài của Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.

Khi chưa có những Thể chế Chính trị cho một Xã hội, thì mỗi cá nhân riêng lẻ đã phải kiếm sống cho thân xác của mình. Cá nhân đó làm Kinh tế hoàn toàn TỰ DO, không chịu một can thiệp "Chính trị" nào. Cá nhân có cái cuốc để làm phương tiện sản xuất như cuốc đất trồng trọt, thì cái cuốc hoàn toàn là Tư Hữu của mình. Kết quả trồng trọt là kiếm được mấy củ khoai lang, thì kết quả này cũng hoàn toàn do cá nhan ăn hay tặng cho ai ăn tùy ý.

Tóm lại, cá nhân có quyền TƯ HỮU đối với những phương tiên sản xuất và tất nhiên những kết quả việc sản xuất của cá nhân ây tùy thuộc cá nhân quyết định TIÊU THỤ hay tặng ai theo ý mình muốn.

Chúng tôi trình bầy NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA NỀN KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG qua những điểm sau đây:

=>       Can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính trị

=>       Tìm cách nuôi sống thân xác cá nhân: nền tảng xây dựng Kinh tế tự do

=>       Nguyên tắc đòi hỏi bởi những ông tổ xây dựng nền Kinh tế Tự do và Thị trường

=>       Không thể làm tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia"


Can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp
của Chính trị

Với nền Kinh tế Tự do Thị trường, Chính trị chỉ được coi là một Môi trường cho sự phát triển Kinh tế. Người làm Kinh tế nhìn thấy Môi trường thuận lợi mà quyết định cho sự làm ăn. Cái Môi trường Chính trị cũng giống những môi trường khác như Thiên nhiên, Khí hậu, Tập quán, Phong tục... Tỉ dụ: cách đây trên 10 năm, Tập đoàn CIBA-GEIZY của Thụy sĩ muốn trồng cây sản xuất thuốc tại Việt Nam. Loại cây đó có nguồn từ Ba-Tây và hợp với đất của những đồn điền cao xu ở vùng đất đỏ Miền Nam. Khi đề nghị với Việt Nam, thì nhà nước CSVN nhất định yêu cầu phải trồng cây đó tại Miền Bắc vì muốn tập trung Kinh tế về Miền Bắc. CIBA-GEIZY đã bỏ cuộc. Khí hậu, đất đai là một môi trường thiên nhiên để người làm Kinh tế quyết định làm ăn.

Nền Kinh tế Tự do Thị trường coi Chính trị-Luật pháp chỉ là Môi trường (Environnement Politico-Juridique). Vì vậy, không thể lấy Chính trị để quyết định cho những sinh hoạt Kinh tế. Yếu tố quyết định cho Kinh tế là Lợi nhuận tối đa, trong khi đó Chính trị nhằm chiếm đoạt và bảo vệ Quyền lực Cai trị.

Việc can thiệp của Quyền lực Chính trị vào quyết định đời sống Kinh tế của Tư nhân là điều phải tránh. Quyền lực Chính trị hãy giữ đúng chức năng của mình là tạo một Môi trường Chính tri-Luật pháp cho PHÙ HỢP (Environnement Politico-Juridique ADEQUAT) với một hệ thống Kinh tế mà Dân lựa chọn, nhằm nâng đỡ sự phát triển Kinh tế Tự do và Độc lập, chứ không nhằm bắt Kinh tế phải phục vụ cho Chính trị, nhất là Chính trị độc tài.

Một số nhà Kinh tế phân biệt việc can thiệp TRỰC TIẾP và việc can thiệp GIÁN TIẾP. Sự phân biệt này được đặt ra vì trào lưu lớn mạnh trước đây của ý tưởng Xã hội tại những nước Tây phương. Đối với những nhà Kinh tế Tự do Thị trường chính thống thì bất cứ sự can thiệp nào của Chính trị cũng đều mang đến những tốn kém xã hội. Nhưng trước trào lưu lớn lên của ý tưởng Xã hội, những nhà Kinh tế ấy có thể chấp nhận cho Nhà Nước đưa ra những Chỉ đạo Kinh tế tổng quát (Directives économiques générales). Đứng về mặt Kinh tế tổng thể (Macroéconomie), thì những nhà Kinh tế chính thống coi Nhà Nước cũng giống như những tác nhân Kinh tế khác (Un des Agents (Acteurs) économiques), nghĩa là có những ảnh hưởng trên Cung và Cầu ở Thị trường. Nhà Nước có những Thu nhập và có những Chi tiêu như mọi tác nhân Kinh tế khác. Việc ảnh hưởng lên Kinh tế qua Cung và Cầu của Thị trường được coi như là việc can thiệp GIÁN TIẾP. Nhà Nước có thể ảnh hưởng vào Kinh tế qua những biện pháp thuế khóa hoặc qua những chi tiêu xây dựng.

Tóm lại, việc can thiệp TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế là tối kỵ trong hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường. Tuy nhiên nền Kinh tế cũng cho phép Chính trị đưa ra những Chỉ đạo Kinh tế tổng quát (Directives économiques générales) và cho phép việc can thiệp GIÁN TIẾP như vừa trình bầy trên đây.  


Tìm cách nuôi sống thân xác cá nhân:
nền tảng xây dựng Kinh tế tự do

Tại sao những sinh hoạt Kinh tế thuộc hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường lại chủ trương cấm cản việc can thiệp TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế như trên đã trình bầy ? Phần này và phần tiếp nối sau đây trả lời cho câu hỏi vừa nêu ra.

Mọi sinh vật, thú vật, con người, khi chào đời, thì việc trước tiên là phải ăn uống để bảo tồn thân xác mình và lớn lên. Không có ăn uống thì thân xác đó chết. Thú vật cũng như con người phải tự kiếm ăn cho chính mình. Đây là bắt đầu của nguyên tắc kiếm sống tự do và cá nhân. Cá nhân mang thân xác riêng và có trách nhiệm với thân xác ấy nếu muốn sống. Khi mới sinh ra, chưa có khả năng tự kiếm sống, thì có cha mẹ bao cấp. Con vật mới sinh ra chưa mở mắt, trẻ con mới chào đời đã phải mang bản năng tìm ra cái vú của mẹ để bú mà sống. Nhưng cha mẹ không thể bao cấp cho cuộc sống như vậy suốt đời của mình vì chính cha mẹ cũng già yếu đi không còn đủ khả năng làm việc để bao cấp. Ngoài cha mẹ ra, nói rằng Xã hội (người khác) có thể bao cấp nuôi sống thân xác mình suốt đời, đó là điều không tưởng. Mỗi con vật, mỗi người phải lo tự làm ăn kiếm sống với mồ hôi nhễ nhãi cá nhân mới mong nuôi sống thân xác mình, nhất là khi về già, bệnh tật.

Việc mỗi cá nhân tìm cách nuôi sống thân xác riêng của mình là nền tảng cho hệ thống sinh hoạt Kinh tế TỰ DO. Việc kiếm sống cá nhân đòi hỏi phải có PHƯƠNG TIỆN làm ăn. Ở đây, chúng ta đặt ra vấn đề TƯ HỮU những phương tiện kiếm sống. Mỗi con vật, tùy thức ăn phù hợp cho thân xác, mà biến hóa, tạo ra những phương tiện kiếm ăn riêng của mình. Đây là tư hữu tự nhiên. Con chim hút nhụy hoa, cần có mỏ dài. Con sư tử dạng chân ra đái để báo hiệu vùng đất săn thuộc tư hữu của mình. Người nông dân có tư hữu cái liềm để cắt cỏ; anh ngư phủ có tư hữu tấm lưới để bắt cá. Không thể tước đoạt những tư hữu PHƯƠNG TIỆN kiếm sống cá nhân.

TƯ HỮU là nền tảng phát sinh hệ thống Kinh tế Tự do. Thực vậy, TƯ HỮU là điều tự nhiên. Mà khi những phương tiện kiếm sống thuộc TƯ HỮU, thì hệ luận trực tiếp là phải có TỰ DO xử dụng phương tiện, nếu không tư hữu không còn ý nghĩa.

Mỗi cá nhân tự kiếm sống nuôi thân xác mình là điều tự nhiên và bó buộc. Phương tiện kiếm sống là tư hữu, cách thế kiếm sống là do cá nhân quyết định trong một Môi trường sống chung (Environnement Politico-Juridique) đòi hỏi phải có TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ cho mỗi cá nhân. Nguyên tắc TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ là một điều tự nhiên, chứ không đến từ một cấu trúc lý thuyết, từ một ý thức hệ nào. Một ý thức hệ, cấu trúc từ suy tư của đầu óc, để bó buộc sự tự nhiên từ bản năng thân xác, đó là một điều không thể chấp nhận.

Khi Quyền lực Chính trị, nhất là quyền độc tài của một nhóm người, nhân danh một ý thức hệ, can thiệp TRỰC TIẾP vào tư hữu và vào quyết định kiếm sống cá nhân, đó là điều không thể chấp nhận. Dùng quyền lực Chính trị độc tài, dành độc quyền quản trị Kinh kế dù trực tiếp hay gián tiếp qua những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước, mà không bao cấp cho cuộc sống thân xác cá nhân, đó là việc vi phạm vào bản năng tự nhiên kiếm sống của từng người. Một CƠ CHẾ như vậy đối với Kinh tế là một CƠ CHẾ VÔ LƯƠNG. Chúng tôi nói VÔ LƯƠNG bởi vì nếu cơ chế còn bao cấp, thì còn có lương tâm. 


Nguyên tắc đòi hỏi bởi những ông tổ xây dựng
nền Kinh tế Tự do Thị trường

Từ nền tảng cá nhân buộc phải kiếm sống cho thân xác mình, từ bản năng tự nhiên TƯ HỮU phương tiện kiếm sống, từ hệ luận trực tiếp là TỰ DO xử sụng phương tiện và từ tính cách ĐỘC LẬP quyết định sinh hoạt Kinh tế của mỗi cá nhân, những ông tổ Lý thuyết gia đã xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường. Nguyên tắc được các ông Tổ đó nhấn mạnh thiết yếu là KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP TRỰC TIẾP CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ. Cái nguyên tắc thiết yếu này nhằm:

=>       Bảo vệ sự TỰ DO và tính cách ĐỘC LẬP của cá nhân trong sinh hoạt Kinh tế kiếm sống cho chính thân xác của từng người (chứ không phải của ý niệm xã hội)

=>       Phát huy sáng kiến kiếm sống cá nhân và đẩy mạnh hiệu năng sinh hoạt kinh tế

=>       Tạo sự phát triển Kinh tế chung qua Thị trường Tự do trao đổi với sự cạnh tranh hiệu năng của những cá nhân tham dự Thị trường.

Từ nguyên tắc này, những Lý thuyết gia xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đã đồng nhất về vị trí của Nhà Nước chỉ là Trung Lập hay Cảnh Sát (Etat Neutre ou Etat Gendarme).

Qua những Thế hệ, những Lý thuyết gia sau đây giữ vững Nguyên tắc không cho Chính trị can thiệp TRỰC TIẾP vào Kinh tế:

1) Thế hệ những Nhà Kinh tế Cổ điển Anh (les Classiques Anglais). Đây cũng là những Ông Tổ sáng lập nền Kinh tế Tự do và Thị trường: Adam SMITH, David RICARDO, Stuart MILL (Thế kỷ 17)

2) Thế hệ những Nhà Kinh tế Tân Cổ điển (cuối Thế kỷ 19-đdầu Thế kỷ 20): Alfred MARSHALL, PARETTO, WALRAS

3) Nhà Toán học và Kinh tế gia lừng danh KEYNES sau cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-1930. Ông tổ của Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG lấy phía Cầu (Demande) hướng dẫn phía Cung (Offre).

4) Thế hệ học trò của KEYNES, hậu Keynes (Post-keynesiens): Paul SAMUELSON (Giải Nobel Kinh tế 1970), FRIEDMANN. Đây là nhưng Giáo sư Kinh tế và Cố vấn cho Hoa kỳ. Họ dậy tại Trường Kinh tế Harvard.


Không thể làm tréo cẳng ngỗng
hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia"

Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG cho một Xã hội có Luật lệ, thì những Luật lệ cho sinh hoạt Kinh tế phải do chính những tác nhân Kinh tế đồng thuận theo nguyên tắc Dân chủ, nghĩa là phải tạo một Môi trường chính trị--LUẬT PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement politico--JURIDIQUE DEMOCRATIQUE ADEQUAT). Những khuynh hướng Chính trị tìm cách ảnh hưởng lên những Luật lệ Kinh doanh, nhưng nếu những Luật lệ này không những không theo chiều hướng nâng đỡ phát triển Kinh tế, mà còn có tham vọng bắt những tác nhân Kinh tế phải phục vụ cho quyền lợi đảng phái Chính trị của mình hay cho những cá nhân chính trị nắm quyền hành cai trị, thì đó là vi phạm những nguyên tắc căn bản của một nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG.

Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG ! Nếu muốn tiến tới nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG đích thực, thì buộc phải trao trả cho Dân quyền định đoạt việc điều hành Xã hội, nghĩa là Dân thiết lập một Thể chế Dân chủ đa nguyên đa đảng.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.08.2008. Cập nhật Geneva, 11.09.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN

CSVN Tố 1 Việt Kiều Sai Phạm 9 Triệu Đô Do TP. SG Cho Vay; VTC Tố David Dương Siêu Lợi Nhuận; Dương Được TT Obama Cử Vào VEF

 




Xin chuyển hai bài báo viết về " bãi rác Đa Phước " của công ty VWS ( Viet Waste Solution ) của ô. David Dương để rộng đường dư luận


https://vietbao.com/a242687/csvn-to-1-viet-kieu-sai-pham-9-trieu-do-do-tp-sg-cho-vay-vtc-to-david-duong-sieu-loi-nhuan-duong-duoc-tt-obama-cu-vao-vef

http://vtc.vn/bai-rac-da-phuoc-va-he-qua-cua-ong-chu-david-duong.430.571031.htm

 

CSVN Tố 1 Việt Kiều Sai Phạm 9 Triệu Đô Do TP. SG Cho Vay; VTC Tố David Dương Siêu Lợi Nhuận; Dương Được TT Obama Cử Vào VEF

10/09/201500:01:00(Xem: 789)
CSVN Tố 1 Việt Kiều Sai Phạm 9 Triệu Đô Do TP. SG Cho Vay; VTC Tố David Dương Siêu Lợi Nhuận; Dương Được TT Obama Cử Vào VEF

SAIGON (VB) -- Chuyện hết sức lạ: nhà nước CSVN bắt đầu “kể tội” một Việt kiều từ Hoa Kỳ về VN kinh doanh.

Tội bị truyền thông nhà nước kể ra là đã “làm hại thêm môi trường.” Lại thêm quy chụp khoản 9 triệu USD và “có kết luận số tiền ấy là sai phạm.”

Bài viết của thông tấn VTC ngày 9-9-2015 có tựa đề “Bãi rác Đa Phước và hệ quả của ông chủ David Dương.”

Cũng nên nhắc rằng Việt kiều David Dương ngoaì kinh doanh xử lý rác, cũng là một người hỗ trợ cho việc đưa sinh viên Việt sang Mỹ du học theo chương trình VEF.

Tại sao, nhà nước CSVN trở mặt đánh phá Việt kiều David Dương, người kinh doanh nổi tiếng trong ngành xử lý rác và được Tổng Thống Barack Obama bổ nhiệm vào hôi đồng quản trị Vietnam Education Foundation (VEF)?

Việc này có liên hệ tới đấu đá trong Đại hội Đảng CSVN giữa các phe phái hay không?

Bản tin VTC khởi đầu bằng màn tả cảnh bi thảm của dân Đa Phước, ven Sài Gòn:

“Cơn ác mộng đầy ruồi bọ và mùi hôi cách đây hơn 5 năm trên vùng đất Đa Phước, đến nỗi người dân ăn cơm phải mắc màn, sống trong nhà mà không dám mở cửa do bãi rác Đa Phước gây ra khiến người dân không thể quên.

Không ít doanh nghiệp nhân danh Việt kiều mang công nghệ hiện đại, có yếu tố nước ngoài về đầu tư, để được hưởng những chế độ đãi ngộ, hỗ trợ kinh doanh theo chính sách của nhà nước. Nhưng mặt khác chúng ta lại để rất nhiều sơ hở, ký những hợp đồng không được chặt chẽ, những yêu sách đặc biệt mà chất lượng dịch vụ thì không thực sự như mong đợi.

Có thể nói, trường hợp nhà đầu tư bãi rác Đa Phước là một điển hình.”

Sau màn tả cảnh là kêu tên ra chỉ trích: VTC mô tả doanh nhân Việt kiều này là “Từ một Việt kiều chuyên thu mua ve chai, phế liệu không nhiều vốn liếng tại Mỹ trở về Việt Nam, David Dương gặp may mắn khi được sự giúp đỡ của nhiều nhân vật trong giới làm ăn, cộng với "chất xám" của riêng mình để cuối cùng một khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại huyện Bình Chánh do Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) do David Dương làm chủ được hình thành với diện tích 128ha ngay trên mảnh đất Sài Gòn chật chội, đắt đỏ.”

VTC nói về ‘sai phạm kế toán” cuả David Dương vì TPSG đã “cho công ty của David Dương mượn 9 triệu USD gọi là tiền ứng trước giúp công ty đi vào hoạt động. Việc này kiểm toán thành phố đã thanh tra, kiểm tra và có kết luận số tiền ấy là sai phạm.”

VTC kê tội công ty VWS của Việt Kiều này đã:

“Không hề có “công nghệ xử lý rác theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ” mà chỉ là một bãi chôn lấp hợp vệ sinh.”

VTC kể tội công ty của David Dương có siêu lợi nhuận:

“Bất ngờ hơn nữa là lợi nhuận hằng năm của VWS rất cao, từ 25-40%. Đây là con số đáng mơ ước của không ít công ty xử lý rác thải.”

Bây giờ, nhà nước CSVN đang sử dụng “sức mạnh nhân dân” khi nói rằng:

“Mới đây, nhiều hộ dân ở khu vực huyện Nhà Bè và quận 7 liên tục gửi đơn thư phản ánh về mùi hôi thối lan tỏa khắp khu vực và đặt nhiều nghi vấn mùi hôi xuất phát từ Đa Phước.”

Bản tin kể tội Việt Kiều David Dương không có lời phỏng vấn nào cho David Dương lên tiếng.

Cũng không rõ “sai phạm 9 triệu USD” là như thế nào.

Cũng không rõ hồ sơ này thuần kinh doanh, hay có liên hệ tới quỹ học bổng VEF mà David Dương được TT Obama bổ nhiệm trong Hội đồng Quản trị.
 Nguồn : Vietbao on line 10/09/201500:01:00


-------------------------------------------

CSVN lao khoec ben duoi.

Bãi rác Đa Phước và hệ quả của ông chủ David Dương

Thứ Tư, 09/09/2015 03:13PM


Cơn ác mộng đầy ruồi bọ và mùi hôi cách đây hơn 5 năm trên vùng đất Đa Phước, đến nỗi người dân ăn cơm phải mắc màn, sống trong nhà mà không dám mở cửa do bãi rác Đa Phước gây ra khiến người dân không thể quên. 
Không ít doanh nghiệp nhân danh Việt kiều mang công nghệ hiện đại, có yếu tố nước ngoài về đầu tư, để được hưởng những chế độ đãi ngộ, hỗ trợ kinh doanh theo chính sách của nhà nước. Nhưng mặt khác chúng ta lại để rất nhiều sơ hở, ký những hợp đồng không được chặt chẽ, những yêu sách đặc biệt mà chất lượng dịch vụ thì không thực sự như mong đợi. 

Có thể nói, trường hợp nhà đầu tư 
bãi rác Đa Phước là một điển hình. 
 Nhiều doanh nghiệp nhân danh Việt kiều về nước đầu tư để tranh thủ tối đa sự ủng hộ, bảo vệ của nhiều đơn vị, cơ quan chính quyền về đầu tư xây dựng. (Ảnh minh họa)

Từ một Việt kiều chuyên thu mua ve chai, phế liệu không nhiều vốn liếng tại Mỹ trở về Việt Nam, David Dương gặp may mắn khi được sự giúp đỡ của nhiều nhân vật trong giới làm ăn, cộng với "chất xám" của riêng mình để cuối cùng một khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại huyện Bình Chánh do Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) do David Dương làm chủ được hình thành với diện tích 128ha ngay trên mảnh đất Sài Gòn chật chội, đắt đỏ. 

Nói không nhiều vốn liếng bởi khi hình thành dự án khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, TP.HCM đã chi số tiền trong ngân sách nhà nước cho việc đền bù, giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng khu xử lý rác.

Ngoài ra, thành phố còn cho công ty của David Dương mượn 9 triệu USD gọi là tiền ứng trước giúp công ty đi vào hoạt động. Việc này kiểm toán thành phố đã thanh tra, kiểm tra và có kết luận số tiền ấy là sai phạm.

Một số tiền khá lớn mà có khi không cần phải bỏ vào thêm vốn nữa cũng có thể bắt đầu dự án. 

Từ những ngày mới thành lập, Công ty VWS đã không thực hiện đúng Giấy phép đầu tư. Cụ thể công ty không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn/ngày theo quy định của Giấy phép đầu tư số 2535/GP ngày 28/12/2005. 

Thay vào đó, Công ty VWS đang vận hành một bãi chôn lấp rác với công suất 2.500-3.000 tấn/ngày. Không hề có “công nghệ xử lý rác theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ” mà chỉ là một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đến ngày 13/1/2014 UBND thành phố đã cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2535/GCNĐC1/41/1 cho đúng với thực tế chôn lấp rác của Khu xử lý rác Đa Phước. 

Đến nay thì lượng rác đổ về bãi rác Đa Phước đã tăng lên gấp đôi và thành phố phải chi trả cho VWS hơn 21 USD/tấn. Hơn thế nữa, nhà nước phải thanh toán tăng hằng năm 3% giá xử lý rác trong khi các doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực không được tăng theo từng năm. Bất ngờ hơn nữa là lợi nhuận hằng năm của VWS rất cao, từ 25-40%. Đây là con số đáng mơ ước của không ít công ty xử lý rác thải. 

Trong một bài phỏng vấn về vấn đề kinh doanh, xử lý rác thải, tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng có đề cập đến việc kinh doanh rác là siêu lợi nhuận khi đưa ra giả thuyết đơn vị xử lý rác tăng 10% khối lượng xử lý rác mỗi ngày thì lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp cũng là con số mà Nhà nước bị thâm hụt ngân sách là khủng khiếp. Trong khi đó, quản lý khối lượng chủ yếu dựa vào sự trung thực của doanh nghiệp. 

Được biết, ông David Dương luôn tự hào vì khu liên hợp Xử lý chất thải Đa Phước được cho là hiện đại và quy mô nhất Việt Nam theo tiêu chuẩn và công nghệ Hoa Kỳ.

Nhưng hẳn nhiều độc giả và hơn hết là những người dân ở gần khu vực bãi rác Đa Phước vẫn chưa thể quên được cơn ác mộng đầy ruồi bọ và mùi hôi cách đây hơn 5 năm trên vùng đất Đa Phước, đến nỗi người dân ăn cơm phải mắc màn, sống trong nhà mà không dám mở cửa. 

Rồi vụ cháy nổ tại bãi rác mà ai cũng biết là nổ khí mê tan do không được xử lý tốt. Đã có lúc người ta hồ nghi về tính hiệu quả môi trường mà bãi rác Đa Phước mang lại. 

Mới đây, nhiều hộ dân ở khu vực huyện Nhà Bè và quận 7 liên tục gửi đơn thư phản ánh về mùi hôi thối lan tỏa khắp khu vực và đặt nhiều nghi vấn mùi hôi xuất phát từ Đa Phước. 

Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã có công văn yêu cầu các quận huyện, các sở, ngành trực thuộc UBND thành phố thực hiện rà soát trong công tác kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân trong việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của những đơn vị gây ô nhiễm. 

Vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh bởi bãi rác Đa Phước là câu chuyện dài tập với nhiều tình huống, dích dắc khó mà lý giải. Cuối cùng, người dân vẫn phải gánh chịu mọi hậu quả, từ việc ô nhiễm môi trường đến việc phải trả từng đồng tiền thuế vào tay ai thì không thể biết được.

Nguồn : VTC News on line Thứ Tư, 09/09/2015 03:13PM


__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Tuesday, 1 September 2015

RÚT TIỀN GẤP KHÔNG THỂ CHẦN CHỜ - ĐÂY LÀ TIN CHÍNH THỨC TỪ BÁO NHÀ NƯỚC - KINH TẾ VIỆT NAM SẮP SỤM LÀ SỰ THẬT.

 
Đồng tiền liền khúc ruột - giữ ngoại tệ bảo đảm nhất vì những lý do sau đây:
1) CSVN đổi tiền, ngoại tệ không bị ảnh hưởng
2) tiền CSVN xuống giá khi đối diện với kinh tế Trung cộng, ngoại tệ đổi cao hơn
3) dễ dàng mang theo người, nhẹ hơn vàng
4) khi lánh nạn, ngoại tệ vẫn có giá trị tại nhiều quốc gia
5) giữ ngoại tệ,tạo khó khăn cho chế độ CSVN trả tiền lời cho những món nợ thế giới khổng lồ, có nguy cơ xụp đổ CSVN

Người Việt hải ngoại phải tích cực yểm trợ trong nước bằng cách là giảm gửi tiền và không du lịch Việt-Nam... phải là những bộ ngoại giao nơi cưa ngụ, và chuẩn bị góp phần xây dựng quê hương Việt-Năm sau khi CSVN xụp đổ, để VN trở thành một quốc gia hùng mạnh... Chỉ có thế, Việt Nam sẽ trở thành một đồng mình của những cường quốc thay vì là nô lệ cho Trung Cộng như CSVN hiện nay.



---------- Forwarded message ----------
From: H-Yến Trần <
Date: 2015-08-27 20:21 GMT-04:00
Subject: RÚT TIỀN GẤP KHÔNG THỂ CHẦN CHỜ - ĐÂY LÀ TIN CHÍNH THỨC TỪ BÁO NHÀ NƯỚC - KINH TẾ VIỆT NAM SẮP SỤM LÀ SỰ THẬT.
To:



Date: Thu, 27 Aug 2015 09:56:24 +0200
Subject: Fwd: RÚT TIỀN GẤP KHÔNG THỂ CHẦN CHỜ - ĐÂY LÀ TIN CHÍNH THỨC TỪ BÁO NHÀ NƯỚC - KINH TẾ VIỆT NAM SẮP SỤM LÀ SỰ THẬT.
From: kim.dung
To:

ACB và số phận các khoản tiền gửi, cho vay liên ngân hàng
Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) công b BCTC bán niên soát xét 2015, trong đó nhiu khon tin gi liên ngân hàng chưa thu hi được, khon tin gi ti VietinBank đã được x lý bng toàn b d phòng ri ro trích lp và khon cho vay liên ngân hàng được thanh toán bng trái phiếu là tài sn đm bo.
Tính đến giữa năm 2015, tiền gửi tại các TCTD khác của ACB tăng từ 3,178 tỷ lên 5,110 tỷ đồng, tuy nhiên dự phòng rủi ro tiền gửi tại các TCTD khác giảm từ 704 tỷ về 102 tỷ đồng.

Trong đó, về khoản tiền gửi 719 tỷ đồng tại VietinBank, theo quyết định của bản án phúc thẩm tuyên án Huỳnh Thị Huyền Như phải bồi thường 695 tỷ và VietinBank phải hoàn trả hơn 24 tỷ đồng cho ACB. Theo ACB, khoản 695 tỷ này ít có khả năng hoàn trả lại nên Ngân hàng đã trích lập dự phòng toàn bộ và thoái lãi dự thu liên quan. 

Trong 6 tháng đầu năm, ACB đã sử dụng toàn bộ số tiền dự phòng trích lập để xử lý rủi ro đối với khoản tiền gửi không có khả năng thu hồi này. Như vậy, ACB còn khoản tiền hơn 24 tỷ đồng đã quá hạn tại VietinBank.

Với khoản tiền gửi 772 tỷ tại Ngân hàng B – bị Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mua 0 đồng vào ngày 7/7/2015 - Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank), tại ngày 31/03/2014, ACB đã ký thỏa thuận với GPBank đồng ý gia hạn thời hạn trả thêm 24 tháng với ngày đáo hạn mới là 4/9/2016. Vào ngày 13/7/2015, ACB đã gửi công văn đề nghị NHNN xem xét cho ACB mua lại các trái phiếu do GPBank nắm giữ để thu hồi khoản tiền gửi này. Tại thời điểm phát hành BCTC bán niên 2015, ACB chưa nhận được chỉ đạo từ NHNN về đề nghị trên.

Khoản tiền gửi 400 tỷ đồng đã quá hạn tại Ngân hàng C – bị NHNN bắt buộc mua lại 0 đồng từ ngày 31/1/2015 – Ngân hàng Xây dựng VN – CB (VNCB), số tiền trích lập dự phòng cho khoản tiền gửi này tại thời điểm 30/6/2015 là 102 tỷ đồng (cuối năm 2014 là 9 tỷ đồng). 

Vào ngày 13/7/2015, ACB đã gửi công văn đề nghị NHNN xem xét cho ACB điều chỉnh kỳ hạn thu hồi khoản tiền gửi và lãi liên quan và ACB chưa nhận được chỉ đạo cụ thể từ NHNN về đề nghị này.

Còn về khoản cho vay các TCTD khác gần 1,381 tỷ đồng cuối năm 2014 nhưng đến 30/6/2015 không còn hạch toán, trong đó có 600 tỷ đồng cho vay Ngân hàng D với lãi phải thu tại thời điểm cuối năm 2014 là 112 tỷ đồng được bảo đảm thanh toán bằng trái phiếu do một công ty trong nhóm 6 công ty phát hành cho Ngân hàng D có tổng mệnh giá 600 tỷ đồng. 

Vào ngày 9/3/2015, ACB đã thu hồi toàn bộ khoản cho vay và lãi dự thu với số tiền 117 tỷ đồng thông qua việc mua lại tài sản đảm bảo gồm 600 tỷ đồng trái phiếu và 117 tỷ đồng lãi phải thu phát sinh. Các trái phiếu này được phân loại vào nhóm 2 – nợ cần chú ý, đáo hạn vào tháng 12/2015, tháng 3/2018 và tháng 11/2020 với lãi suất 5.29% và 5.3%.

Anh Đức
— with Nhat Nguyen.
Thuy Trang Nguyen's photo.



--
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH


__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List