zz

br /> br /> /> br /> ----

Sunday, 9 April 2017

Đối kháng hay liệt kháng


....chính quyền hiện nay tại VN, rất quỉ quyệt, hơn cả bọn thực dân thời Pháp Họ tổ chức lễ hội(festival) liên mien trong năm. Chuyện ăn chơi,  xa hoa, trụy lạc được khuếch đại hết mức. Lớp thanh, thiếu niên "nhậy cảm" với những cảm giác hời hợt bên ngoài như thế, lâu dần sẽ trở nên xa lạ với những hình ảnh biểu tình. Tính nhậy cảm như thế không giúp ích gì đến tính đối kháng.....

...Kẻ thù người Việt là Tàu đỏ, hiện nay qua bọn Thai thú, chưa tỏ rõ trên thực tế là đã xâm lăng nước ta. Đó là một nguy hiểm tiềm ẩn...ít người thấy được. Nhưng, thành phần lãnh đạo cuộc chiến đấu, chống lại kẻ thù ngàn năm phương Bắc, dù trong hay ngoài nước, mà không thấy được mối nguy hiểm tiềm ẩn ấy..không thể nắm giữ vai trò hướng dẫn cuộc chiến đấu của dân tộc.


Đối kháng hay liệt kháng


Một tác giả đưa bài viết với tựa: "Đối thoại hay đối kháng" (*). Cá nhân người viết nhận thấy, cũng nên khai triển bài viết đó một ít hơn nữa, để người đọc có cái nhìn tương đối trọn vẹn hơn.

Đối kháng có thể tạm hiểu là: sức kháng cự, đối đầu với một sự việc/vật nào đó. Chữ "đề kháng" nghe ra cũng có nghĩa tương tự. Nhưng, chữ "liệt kháng" không đồng nghĩa với hai chữ vừa nói.

Nghĩa chữ "liệt kháng" có thể được hình dung qua trường hợp sau. Người bị ung thư (dù ở bộ phận nào), trong cơ thể của họ, các tế bào tốt, mạnh khỏe đã không còn sức chống đối lại sự phát triển vô tổ chức của các tế bào xấu. Khi được trị lieu bằng các loại thuốc(uống, chích) cũng như các biện pháp y học khác (hóa trị, xạ trị) cũng không thay đổi được tình trạng các tế bào xấu phát triển. Bệnh nhân đã bị liệt kháng!

Trên thực tế, hình ảnh sau nói lên được tình trạng đối kháng và liệt kháng, khác nhau ra sao. Hình ảnh những nhóm biểu tình do Lm. Lý khởi xướng gần đây ở VN và hình ảnh   thanh, thiếu niên (tuổi teen) tại VN, ra phi trường đón tiếp một ca sĩ (tên Tùng) nào đấy.

Có rất nhiều lời bình luận được kê dưới bức ảnh của hai trường hợp đó.

Với hình ảnh biểu tình, nhiều người viết nói rằng, tội nghiệp những người đã biểu tình. Vì ít người hơn, làm sao nhóm biểu tình có sức đối kháng với lực lượng công an và côn đồ. Có những người biểu tình bị đá, đánh đập và bị lôi lên xe của công an. Họ chống cự. Họ là những người anh hùng, can đảm. Nhưng, hình ảnh anh hùng, can đảm đó sẽ đạt được mục đích gì?

Người dân xem những hình ảnh này, họ có cảm tưởng tội nghiệp đối với người biểu tình, nhưng có lẽ cảm giác sợ hãi nơi họ chiếm một tỉ lệ cao hơn là cảm tưởng tội nghiệp. Cảm giác sợ hãi sẽ giảm xuống, theo tỉ lệ nào đó, khi số người tham gia biểu tình đông...và càng lúc càng đông (theo kêu gọi của Lm. Lý, người dân nên biểu tình suốt cả năm). Nếu không, tình trạng biểu tình sẽ như một cục gạch, được ném xuống một cái hồ. Chỉ chút xao động rồi sẽ im lìm như cũ!.

Với hình ảnh đón rước ca sĩ (?) Tùng nào đó, ngưòi viết ghi bình luận của mình như sau. Ý rằng, chính quyền hiện nay tại VN, rất quỉ quyệt, hơn cả bọn thực dân thời Pháp. Họ tổ chức lễ hội(festival) liên mien trong năm. Chuyện ăn chơi,  xa hoa, trụy lạc được khuếch đại hết mức. Lớp thanh, thiếu niên "nhậy cảm" với những cảm giác hời hợt bên ngoài như thế, lâu dần sẽ trở nên xa lạ với những hình ảnh biểu tình. Tính nhậy cảm như thế không giúp ích gì đến tính đối kháng. Tính đối kháng sẽ có cường độ cao hơn khi sự nhậy cảm với các vấn đề thiên về đạo đức, tinh thần, về giá trị con người...được bộc phát mạnh. Nhưng, những giá trị như vừa kể, có được giáo dục trong nhà trường hay không. Hay chỉ giáo dục những gì thuộc về Đảng, về bác Hồ, về cuộc chiến đấu được dẫn dắt sai lầm, bởi đảng CSVN (đem đến cuộc chiến 54-75 trong nước và kết quả chỉ là sự tàn phá vật chất, tình thần cho đất nước, dân tộc!)

Tính nhậy cảm, đối kháng thường tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Nhưng, nếu không được hướng dẫn đúng bởi gia đình, trường học, hai đặc tính đó sẽ bị lệch lạc, chệch hướng. Trong tình trạng đó, cộng thêm một xã hội bị gò ép, bị đặt vào một khuôn mẫu, theo hướng định sẵn của một nhà nước độc tài toàn trị, tình trạng một dân tộc bị liệt kháng sẽ xảy ra, dù sớm hay muộn. Con bệnh đi dần đến cái chết. Dân tộc đi dần đến sự diệt vong.

Đến đây, nên nói thêm về việc đối kháng. Theo nội dung bài viết "đối thoại" hay "đối kháng", tác giả có ý cho rằng, không thể có chuyện bên thống trị (theo đường lối độc tài toàn trị) lại chấp nhận nói chuyện với bên bị trị. Theo người viết, lại càng không có chuyện đối kháng xuông, đối kháng tiêu cực, thụ động. Không có chuyện bất chiến tự nhiên thành. Không có chuyện bất bạo đông.

Người biểu tình, nhất là thành phần lãnh đạo, phải chuẩn bị trước tình hình, đến lúc nào đó, cách thế bất bạo động phải được thay thế bằng bạo động. Nếu kết hợp được cả hai càng tốt! (nghĩa là, khi bạo động tiến đến mức độ nào đó, có thể quay sang đối thoại, thương lượng). Kinh nghiệm Thiên An Môn bên Tàu là một thí dụ. Phong trào sinh viên bùng nổ và khí thế dâng tràn, nhưng không nghĩ đến sẽ có sự đàn áp tàn bạo!...)

Bạo động có nhiều mức độ. Bạo động ngoài đường phố là kiểu ai cũng thấy được trên TV. Sau kỳ bầu cử T.Thống vừa rồi ở Mỹ, cảnh đập phá cửa tiệm, đốt xe trên đường phố, đã xảy ra. Bạo động đến mức triệt để khi nhóm đối kháng tìm cách giết chết những nhân viên công vụ. Chuyện này cũng đã xảy ra tại Mỹ trong thời gian rồi, khi một người da đen bị CS bắn chết. Sau đó, qua một vụ nổ súng, có đến 2(3) cảnh sát Mỹ đã bị giết chết. Tại VN, bọn tá, tướng công an là những tay "nợ máu nhân dân" -chữ của người CS- đúng nghĩa!. Họ, do thành tích được đề bạt, nhưng cũng do đồng tiền o ép, hối lộ, có được từ người dân, rồi dùng đồng tiền đó để mua chức danh.

Trước năm 75, tại miền Nam, khi một cán bộ VC bị sát hại, chúng ta nghe những lời kêu gọi, đại khái là: biến đau thương thành hành động. Hành động gì?. Chúng ném lựu đạn, bắn hỏa tiển vào bất cứ nơi đâu, khi chúng có thể làm được. Không cần biết đó là chợ, trường học, chùa, nhà thờ...v..v..

Hiện nay, chuyện "ăn miếng trả miếng" đó xảy ra như chuyện bình thường, hàng ngày vẫn xảy ra. Tên đao phủ IS (người Anh) đã tự cắt cổ tù nhân người phương Tây, sau đó đã bị lực lượng đặc biệt Mỹ-Anh giết chết (đừng ra trận mà nói đến lòng nhân ái!). Trong vài ngày qua, khi quân đội Syria dùng bom hóa chất để giết thường dân. Hội đồng Bảo An LHQ lên án. Đó là tính nguyên tắc. Riêng Mỹ, đã phóng ngay 59 hỏa tiển Hawk trả đũa. Chuyện "đưa má phải cho người khác đánh tiếp" là truyện trong kinh thánh Thiên chúa Giáo Nếu chuyện này thành sự thật, có lẽ đạo Thiên chúa đã bị triệt tiêu từ những thế kỷ 13(14)!.

Bởi vậy, đừng hỏi tại sao người Việt trong và ngoài nước, thờ ơ và thụ động với cuộc tranh đấu chung. Bởi làm sao người ta tin tưởng được, khi một chính phủ lâm thời nào đó, chủ trương lấy lại đất Việt, không làm khổ dân...và cách thế làm việc là chỉ cần đảng viên đạp lên mặt HCM. Một tổ chức khác, lấy tôn chỉ bất bạo động, mà lại đòi chiến đấu với nội thù. Biết đâu, chừng 20(30) năm sau, khi mọi việc đã được bạch hóa, tổ chức này đã hoàn thành nhiệm vụ là một tổ chức do CS tạo ra. Nhiệm vụ là đã cầm chân được sự tranh đấu của đồng bào, cho một đất nước VN, không có đảng CS, được độc lập, dân chủ và phú cường. Trường hợp điệp viên Phạm Xuân Ẩn là thí dụ nhỏ (vai trò cá nhân) trong một sự việc có tầm quan trọng đến vận mệnh của cả một đất nước. Vai trò đó chỉ được lộ bí mật, khi càng lùi về sau năm 1975 càng lâu càng tốt...cho đến ngày đồng chí đó ra đi, xuống suối vàng.

Tóm lại, không có tính đối kháng, sẽ từ từ bị bệnh liệt kháng. Tính đối kháng không thể tìm kiếm được qua tinh thần bất bạo động. Nhất là khi hai bên đã nằm trong tình trạng chiến đấu, nhằm tiêu diệt kẻ thù. Kẻ thù người Việt là Tàu đỏ, hiện nay qua bọn Thai thú, chưa tỏ rõ trên thực tế là đã xâm lăng nước ta. Đó là một nguy hiểm tiềm ẩn...ít người thấy được. Nhưng, thành phần lãnh đạo cuộc chiến đấu, chống lại kẻ thù ngàn năm phương Bắc, dù trong hay ngoài nước, mà không thấy được mối nguy hiểm tiềm ẩn ấy...không thể nắm giữ vai trò hướng dẫn cuộc chiến đấu của dân tộc.




Đặng Quang Chính
08.04.2017
14:01



__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List