zz
br />
br />
/>
br />
----
Monday, 29 June 2020
Sunday, 28 June 2020
Saturday, 27 June 2020
Friday, 26 June 2020
Thursday, 25 June 2020
Tuesday, 23 June 2020
Monday, 22 June 2020
Sunday, 21 June 2020
Saturday, 20 June 2020
Friday, 19 June 2020
Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt Nam không tiến bộ trong minh bạch tài chính
Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt
Nam không tiến bộ trong minh bạch tài chính
17/06/2020
|
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra hôm 15/6 cho thấy Việt Nam không nằm trong số 76 trên 141 quốc gia được đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về minh bạch tài chính.
Minh bạch tài chính, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính công một cách hiệu quả, giúp xây dựng niềm tin thị trường tư nhân và củng cố sự bền vững về kinh tế. Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong báo cáo mới nhất rằng minh bạch tài chính cho công dân biết thu nhập và thu nhập từ thuế của chính phủ được sử dụng như thế nào và do đó nó cung cấp một cửa sổ cho người dân nhìn vào ngân sách của chính phủ cũng như giúp các chính phủ chịu trách nhiệm về việc quản lý của họ.
Theo tiêu chí toàn cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, những nước đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về minh bạch tài chính là khi chính phủ của họ đưa ra công chúng các tài liệu ngân sách trong một thời gian hợp lý. Những tài liệu này phải hoàn chỉnh và đáng tin cậy.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết dù chính phủ Việt Nam trong thời gian qua cho phép công chúng truy cập đề xuất ngân sách điều hành và ngân sách được thực hiện nhưng chính phủ Hà Nội đã không công bố báo cáo cuối năm trong một khoảng thời gian hợp lý. Thông tin về số nợ của các doanh nhiệp nhà nước không được công khai.
Theo đó, dù chính phủ Việt Nam công khai các tài liệu về các khoản chi tiêu và nguồn thu theo kế hoạch nhưng họ vẫn không minh bạch hoá các tài khoản ngoài ngân sách. Thêm nữa, dù chính phủ Việt Nam dường như tuân theo các điều luật và quy định về trao hợp đồng hoặc giấy phép khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định nhưng các thông tin cơ bản về việc cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam không phải lúc nào cũng có sẵn công khai.
Theo Ngân hàng Thế giới, minh bạch tài chính đặc biệt có một tác động quan trọng ở Việt Nam khi ngành kinh tế công đóng một vai trò tương đối lớn trong nền kinh tế của đất nước. Ngân hàng này đánh giá rằng Việt Nam có những tiến bộ đáng kể so với thập niên 1990 trong việc minh bạch tài chính.
Kết quả khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách mở 2019 được đưa ra hồi tháng 5 năm nay cho thấy điểm số công khai, minh bạch ngân sách của Việt Nam đã tăng mạnh so với các kỳ đánh giá trước đó, tăng 23 điểm so với năm 2017. Thời báo Tài chính cho biết đây là kết quả nỗ lực của Bộ Tài chính trong suốt những năm qua và mục đích của việc công khai, minh bạch ngân sách là nhằm tăng cường sự giám sát của cộng đồng, đảm bảo hiệu quả trong chi tiêu ngân sách cũng như yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách.
Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đánh giá hàng năm về sự minh bạch tài chính của các chính phủ trên thế giới hiện đang nhận sự trợ giúp tài chính của Hoa Kỳ nhằm giúp đảm bảo rằng các quỹ từ tiền thuế của người dân Mỹ được sử dụng hợp lý và cũng để cung cấp những cơ hội đối thoại với các chính phủ về sự quan trọng của minh bạch tài chính.
Hồi tháng 5, Mỹ công bố viện trợ cho Việt Nam 9,5 triệu USD để chống dịch COVID-19 và một tháng trước đó, Mỹ tài trợ 42 triệu USD để giúp phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Forbes đưa ra hồi tháng 4, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong hơn một thập niên qua, với kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng liên tục ở mức hơn 20% trong ba năm gần đây. Riêng quý I năm nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch 19,5 tỉ USD, tăng gần 20% trong đó Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ gần 16 tỉ USD, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan.
__._,_.___
Thursday, 18 June 2020
Tuesday, 16 June 2020
Monday, 15 June 2020
Thủ tướng Úc: Canberra không để Trung Quốc "bắt chẹt"
|
Thủ tướng Úc: Canberra không để
Trung Quốc "bắt chẹt"
Đăng ngày: 11/06/2020 - 14:38Sửa đổi ngày: 11/06/2020 - 14:38
Thanh Hà
Căng thẳng gia tăng giữa Úc và đối tác thương mại quan
trọng nhất là Trung Quốc. Ngày 11/06/2020 thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố:
Canberra không sợ Bắc Kinh dùng đòn kinh tế trả đũa Úc vì đã đòi điều tra về
nguồn gốc virus corona.
Trả lời một
đài phát thanh Úc, thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh: Canberra muốn duy trì mối
quan hệ thương mại quan trọng với Bắc Kinh nhưng chính quyền Úc sẽ "không bao giờ run sợ trước những đòn uy
hiếp", hay "đánh
đổi những giá trị của mình trước áp lực bất luận xuất phát từ nơi nào".Lời lẽ cứng rắn nói trên của thủ tướng Morrison trực tiếp nhắm vào Trung Quốc. Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh cảnh báo công dân và nhất là sinh viên Trung Quốc tránh sang Úc du lịch hay du học với lý do các hành vi kỳ thị nhắm vào người châu Á tại Úc gia tăng trong mùa dịch Covid-19. Về điểm này thủ tướng Úc cũng đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng người Hoa trên quê hương ông bị đối xử "như rác rưởi".
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, thật ra căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh dấy lên từ khi chính phủ Úc kêu gọi quốc tế điều tra về nguồn gốc virus corona chủng mới xuất phát tại Vũ Hán, đã gây ra dịch viêm phổi cấp tính làm hàng trăm ngàn người trên thế giới thiệt mạng.
Trước đó, chính quyền Morrison cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn cản một số phong trào muốn mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Úc và trong khu vực Thái Bình Dương.
Úc là một trong những địa điểm được du khách và sinh viên Trung Quốc chiếu cố tận tình nhất. Các trường đại học Úc năm 2019 đón nhận hơn nửa triệu sinh viên nước ngoài, đông đảo nhất là du học sinh Trung Quốc. Đây cũng là một nguồn ngoại tệ đem vào 37 tỷ đô la Úc cho Canberra trong năm 2019.
Về thương mại, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Úc. Để trả đũa Canberra đòi điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch Covid-19, Bắc Kinh trong tháng 5/2020 đã áp dụng lệnh cấm mua nông phẩm và thịt bò của Úc.
|
Trung Quốc, bài toán
đau đầu của Liên Hiệp Châu Âu
Đăng ngày: 11/06/2020 - 12:42Sửa đổi ngày: 11/06/2020 - 12:42
Thanh Hà
Bruxelles đang tìm một chiến lược mới trong quan hệ với
Bắc Kinh cho giai đoạn hậu Covid-19. Với Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu dùng đòn
« vừa đấm vừa xoa », tránh lao vào một cuộc « chiến tranh lạnh »
như thể để giữ khoảng cách với đồng minh Hoa Kỳ trước một đối tác thương mại
quan trọng là Trung Quốc.
Trong
thông cáo của Ủy Ban Châu Âu chiều ngày 10/06/2020 liên quan đến chiến lược chống
xuyên tạc thông tin, Trung Quốc cùng với Nga bị
Liên Âu nêu đích danh nhúng tay vào « các chiến dịch gây ảnh hưởng trong
công luận và phao tin thất thiệt » liên quan đến đại dịch
Covid-19. Mục tiêu của các chiến dịch bóp méo thông tin đó, theo Bruxelles, là
nhằm phá hoại các tranh luận lành mạnh của các nền dân chủ châu Âu, gây chia rẽ
trong công luận châu Âu.Tuy nhiên lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu, Josep Borrell cho biết trong cuộc họp trực tuyến hôm 09/06/2020 với đồng nhiệm Trung Quốc, ngoại trưởng Vương Nghị, ông đã trấn an Bắc Kinh rằng kịch bản « chiến tranh lạnh » sẽ không xảy ra và lưu ý chiến dịch chống bóp méo thông tin của Liên Âu không nhắm vào Trung Quốc.
Châu Âu không chỉ xoa dịu Trung Quốc trên mặt trận thông tin, mà ngay cả về phương diện quân sự. Ngày 09/06/2020, đối thoại chiến lược Âu – Trung lần thứ 10 đã diễn ra lâu hơn dự kiến. Josep Borrell và Vương Nghị đã thảo luận trong hơn ba giờ đồng hồ, và sau đó phía Bruxelles đã khẳng định rằng Liên Âu « không xem Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự », « không đe dọa hòa bình thế giới » cho dù Liên Âu từng xem Trung Quốc là một « đối thủ mang tính hệ thống – systemic rival ».
Điều đó không cấm cản Josep Borrell khi trả lời báo chí đã nhìn nhận rằng Trung Quốc có thói quen « nói một đằng làm một nẻo » : Ngoại trưởng Vương Nghị đã nhấn mạnh với đồng nhiệm châu Âu « Trung Quốc không có tham vọng quân sự » nhưng Bruxelles « hoàn toàn ý thức được rằng Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng ».
Khác với chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump, châu Âu không nhìn vấn đề dưới khía cạnh « thiện – ác, trắng – đen ». Với Bắc Kinh cũng vậy, Bruxelles không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước « bạn » hay « thù ». Trung Quốc có thể vừa là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, vừa là một đối tác không thể thiếu vắng kể cả sau những diễn biến trong gần nửa năm qua chung quanh virus corona và những hậu quả vô cùng tai hại đi kèm.
Nhưng quan trọng hơn nữa, có lẽ là thông điệp mà Liên Âu đang muốn nhắn gửi đến cả Bắc Kinh lẫn Washington vào thời điểm này.
Trước hết là với Trung Quốc, đành rằng Liên Âu vẫn trải thảm đó mỗi lần tiếp đón chủ tịch Tập Cận Bình hay thủ tướng Lý Khắc Cường, đồng thời gây sức ép đòi một mối quan hệ « cân bằng hơn » với ông khổng lồ châu Á này, đòi Trung Quốc mở cửa cho các doanh nghiệp phương Tây… Châu Âu nhìn nhận là đã quá « ngây thơ » và cả tin vào Trung Quốc trong quá khứ. Những tuyên bố gần đây của lãnh đạo ngoại giao châu Âu có thể là để nhắc nhở Bắc Kinh « già néo đứt dây ».
Thông điệp thứ nhì của Liên Âu nhằm gửi tới Nhà Trắng trong bối cảnh chính quyền Trump thực sự lao vào một cuộc đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. Bruxelles không về hùa với Mỹ về dự luật an ninh Hồng Kông gây nhiều tranh cãi, không cứng giọng tuyên chiến với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi. Châu Âu không chọn đứng về một phe nào và nhất là không vì quan hệ đồng minh trong quá khứ mà chọn đặt vận mệnh của mình trong tay Washington. Một phần có lẽ vì kinh nghiệm cho thấy, Mỹ có thể rút lại ô dù bảo vệ châu Âu bất kỳ lúc nào.
Có điều như phân tích của nhà báo Dorian Malovic, tổng biên tập đặc trách khu vực châu Á trên nhật báo La Croix, nước cờ của Liên Âu chỉ có thể đem lại kết quả mong muốn với điều kiện Liên Hiệp Châu Âu phải đoàn kết và có cùng một tiếng nói khi đàm phán với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Đoàn kết chặt chẽ nội bộ giữa 27 thành viên Liên Âu hiện tại có lẽ là nhược điểm quan trọng nhất của khối này. Chắc chắn là cả Washignton lẫn Bắc Kinh cùng khai thác điểm yếu đó của Liên Âu.
|
__._,_.___
Sunday, 14 June 2020
Saturday, 13 June 2020
Friday, 12 June 2020
Thursday, 11 June 2020
Wednesday, 10 June 2020
Tuesday, 9 June 2020
Monday, 8 June 2020
Sunday, 7 June 2020
Saturday, 6 June 2020
Friday, 5 June 2020
Thursday, 4 June 2020
Wednesday, 3 June 2020
Tuesday, 2 June 2020
Monday, 1 June 2020
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
Popular Posts
-
From: 'Andy Van' via banvang < To: Andy Van < Sent: Thursday, April 26, 2018, 4:41:53 AM GMT+2 Subject: Chế độ ...
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-