zz

br /> br /> /> br /> ----

Monday 15 June 2020

Thủ tướng Úc: Canberra không để Trung Quốc "bắt chẹt"

 

Thủ tướng Úc: Canberra không để Trung Quốc "bắt chẹt"

Căng thẳng gia tăng giữa Úc và đối tác thương mại quan trọng nhất là Trung Quốc. Ngày 11/06/2020 thủ tướng Úc S...


Thủ tướng Úc: Canberra không để Trung Quốc "bắt chẹt"

Đăng ngày: 11/06/2020 - 14:38Sửa đổi ngày: 11/06/2020 - 14:38
Ảnh minh họa: Thủ tướng Úc Scott Morrison tại Sydney ngày 28/02/2020.
Ảnh minh họa: Thủ tướng Úc Scott Morrison tại Sydney ngày 28/02/2020. REUTERS - Loren Elliott
Thanh Hà
Căng thẳng gia tăng giữa Úc và đối tác thương mại quan trọng nhất là Trung Quốc. Ngày 11/06/2020 thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố: Canberra không sợ Bắc Kinh dùng đòn kinh tế trả đũa Úc vì đã đòi điều tra về nguồn gốc virus corona.
Trả lời một đài phát thanh Úc, thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh: Canberra muốn duy trì mối quan hệ thương mại quan trọng với Bắc Kinh nhưng chính quyền Úc sẽ "không bao giờ run sợ trước những đòn uy hiếp", hay "đánh đổi những giá trị của mình trước áp lực bất luận xuất phát từ nơi nào".
Lời lẽ cứng rắn nói trên của thủ tướng Morrison trực tiếp nhắm vào Trung Quốc. Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh cảnh báo công dân và nhất là sinh viên Trung Quốc tránh sang Úc du lịch hay du học với lý do các hành vi kỳ thị nhắm vào người châu Á tại Úc gia tăng trong mùa dịch Covid-19. Về điểm này thủ tướng Úc cũng đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng người Hoa trên quê hương ông bị đối xử "như rác rưởi".
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, thật ra căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh dấy lên từ khi chính phủ Úc kêu gọi quốc tế điều tra về nguồn gốc virus corona chủng mới xuất phát tại Vũ Hán, đã gây ra dịch viêm phổi cấp tính làm hàng trăm ngàn người trên thế giới thiệt mạng.
Trước đó, chính quyền Morrison cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn cản một số phong trào muốn mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Úc và trong khu vực Thái Bình Dương.
Úc là một trong những địa điểm được du khách và sinh viên Trung Quốc chiếu cố tận tình nhất. Các trường đại học Úc năm 2019 đón nhận hơn nửa triệu sinh viên nước ngoài, đông đảo nhất là du học sinh Trung Quốc. Đây cũng là một nguồn ngoại tệ đem vào 37 tỷ đô la Úc cho Canberra trong năm 2019.
Về thương mại, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Úc. Để trả đũa Canberra đòi điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch Covid-19, Bắc Kinh trong tháng 5/2020 đã áp dụng lệnh cấm mua nông phẩm và thịt bò của Úc.



Trung Quốc, bài toán đau đầu của Liên Hiệp Châu Âu

Bruxelles đang tìm một chiến lược mới trong quan hệ với Bắc Kinh cho giai đoạn hậu Covid-19. Với Trung Quốc, Liê...


Trung Quốc, bài toán đau đầu của Liên Hiệp Châu Âu

Đăng ngày: 11/06/2020 - 12:42Sửa đổi ngày: 11/06/2020 - 12:42
Lãnh đạo ngoại giao LHCA Josep Borrell trong cuộc họp trực tuyến Đối thoại chiến lược Liên Âu-Trung Quốc, ngày 09/06/2020, Bruxelles, Bỉ.
Lãnh đạo ngoại giao LHCA Josep Borrell trong cuộc họp trực tuyến Đối thoại chiến lược Liên Âu-Trung Quốc, ngày 09/06/2020, Bruxelles, Bỉ. REUTERS - POOL New
Thanh Hà
Bruxelles đang tìm một chiến lược mới trong quan hệ với Bắc Kinh cho giai đoạn hậu Covid-19. Với Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu dùng đòn « vừa đấm vừa xoa », tránh lao vào một cuộc « chiến tranh lạnh » như thể để giữ khoảng cách với đồng minh Hoa Kỳ trước một đối tác thương mại quan trọng là Trung Quốc.
Trong thông cáo của Ủy Ban Châu Âu chiều ngày 10/06/2020 liên quan đến chiến lược chống xuyên tạc thông tin, Trung Quốc cùng với Nga bị Liên Âu nêu đích danh nhúng tay vào « các chiến dịch gây ảnh hưởng trong công luận và phao tin thất thiệt » liên quan đến đại dịch Covid-19. Mục tiêu của các chiến dịch bóp méo thông tin đó, theo Bruxelles, là nhằm phá hoại các tranh luận lành mạnh của các nền dân chủ châu Âu, gây chia rẽ trong công luận châu Âu.
Tuy nhiên lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu, Josep Borrell cho biết trong cuộc họp trực tuyến hôm 09/06/2020 với đồng nhiệm Trung Quốc, ngoại trưởng Vương Nghị, ông đã trấn an Bắc Kinh rằng kịch bản « chiến tranh lạnh » sẽ không xảy ra và lưu ý chiến dịch chống bóp méo thông tin của Liên Âu không nhắm vào Trung Quốc.
Châu Âu không chỉ xoa dịu Trung Quốc trên mặt trận thông tin, mà ngay cả về phương diện quân sự. Ngày 09/06/2020, đối thoại chiến lược Âu – Trung lần thứ 10 đã diễn ra lâu hơn dự kiến. Josep Borrell và Vương Nghị đã thảo luận trong hơn ba giờ đồng hồ, và sau đó phía Bruxelles đã khẳng định rằng Liên Âu « không xem Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự », « không đe dọa hòa bình thế giới » cho dù Liên Âu từng xem Trung Quốc là một « đối thủ mang tính hệ thống – systemic rival ».
Điều đó không cấm cản Josep Borrell khi trả lời báo chí đã nhìn nhận rằng Trung Quốc có thói quen « nói một đằng làm một nẻo » : Ngoại trưởng Vương Nghị đã nhấn mạnh với đồng nhiệm châu Âu « Trung Quốc không có tham vọng quân sự » nhưng Bruxelles « hoàn toàn ý thức được rằng Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng ».
Khác với chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump, châu Âu không nhìn vấn đề dưới khía cạnh « thiện – ác, trắng – đen ». Với Bắc Kinh cũng vậy, Bruxelles không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước « bạn » hay « thù ». Trung Quốc có thể vừa là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, vừa là một đối tác không thể thiếu vắng kể cả sau những diễn biến trong gần nửa năm qua chung quanh virus corona và những hậu quả vô cùng tai hại đi kèm.
Nhưng quan trọng hơn nữa, có lẽ là thông điệp mà Liên Âu đang muốn nhắn gửi đến cả Bắc Kinh lẫn Washington vào thời điểm này.
Trước hết là với Trung Quốc, đành rằng Liên Âu vẫn trải thảm đó mỗi lần tiếp đón chủ tịch Tập Cận Bình hay thủ tướng Lý Khắc Cường, đồng thời gây sức ép đòi một mối quan hệ « cân bằng hơn » với ông khổng lồ châu Á này, đòi Trung Quốc mở cửa cho các doanh nghiệp phương Tây… Châu Âu nhìn nhận là đã quá « ngây thơ » và cả tin vào Trung Quốc trong quá khứ. Những tuyên bố gần đây của lãnh đạo ngoại giao châu Âu có thể là để nhắc nhở Bắc Kinh « già néo đứt dây ».
Thông điệp thứ nhì của Liên Âu nhằm gửi tới Nhà Trắng trong bối cảnh chính quyền Trump thực sự lao vào một cuộc đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. Bruxelles không về hùa với Mỹ về dự luật an ninh Hồng Kông gây nhiều tranh cãi, không cứng giọng tuyên chiến với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi. Châu Âu không chọn đứng về một phe nào và nhất là không vì quan hệ đồng minh trong quá khứ mà chọn đặt vận mệnh của mình trong tay Washington. Một phần có lẽ vì kinh nghiệm cho thấy, Mỹ có thể rút lại ô dù bảo vệ châu Âu bất kỳ lúc nào.
Có điều như phân tích của nhà báo Dorian Malovic, tổng biên tập đặc trách khu vực châu Á trên nhật báo La Croix, nước cờ của Liên Âu chỉ có thể đem lại kết quả mong muốn với điều kiện Liên Hiệp Châu Âu phải đoàn kết và có cùng một tiếng nói khi đàm phán với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Đoàn kết chặt chẽ nội bộ giữa 27 thành viên Liên Âu hiện tại có lẽ là nhược điểm quan trọng nhất của khối này. Chắc chắn là cả Washignton lẫn Bắc Kinh cùng khai thác điểm yếu đó của Liên Âu.

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 4/5/2024

My Blog List