« Đom đóm » và « Lời tố cáo »
chế độ toàn trị Bắc Triều Tiên
Ngày 15/04/2016 là ngày sinh nhật lần thứ 94 của cố lãnh đạo và
nhà sáng lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Bình Nhưỡng chắc sẽ tổ
chức trọng thể lễ sinh nhật cho ông. Hình ảnh hàng ngàn, hàng triệu người dân nghiêng
mình kính cẩn trước hình ảnh cố « Lãnh đạo Vĩ đại » sẽ được
phát đi. Liệu lòng thành kính, thương tiếc, hay tiếc nuối đó thật sự phát ra từ
tâm của người dân hay đó chỉ là một « màn
kịch » như « Lời tố cáo » của Bandi ?
Bandi là ai, và vì sao anh lại dám lên tiếng « tố
cáo » ? Những ngày đầu tháng 3/2016, giới văn đàn Pháp hay những
người muốn tìm hiểu về đất nước Triều Tiên bàn tán sôi nổi về một tuyển tập đề
tựa « Lời tố cáo » của một tác giả tên là Bandi.
Sự nóng lòng đó cũng được hiểu một phần là do vị thế đặc biệt của tác giả trong
giới văn đàn Bình Nhưỡng.
Bandi hay là con « đom đóm » trong tiếng
Triều Tiên, hiện vẫn còn đang sống trong nước, và ông còn là thành viên của Hội
Nhà Văn chính thức của chính phủ. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới bên ngoài
được đọc những tác phẩm do chính một thành viên cao cấp trong Hội Nhà văn viết.
Nhưng đó lại là một nhà văn phản kháng, phản đối chế độ toàn trị cha truyền con
nối của dòng họ Kim, bản chất phi lý, sự bất nhân, thói giả dối của chế độ,
cũng như giữa người với người.
« Lời tố cáo » của Bandi
chỉ là một tuyển tập gồm 7 câu truyện ngắn, nhưng xúc tích. Tuy vẫn thiếu những
kịch tính tâm lý, nhưng 7 câu chuyện của Bandi cũng đủ làm cho độc giả cảm nhận
được những ưu tư, bức xúc, phẫn uất, thất vọng cũng như sự bất công của một chế
độ độc tài nhà họ Kim chuyên « ru ngủ » người dân bằng
những lời tuyên truyền, ca ngợi chế độ hay như lãnh tụ.
Bảy câu truyện đó đã được ông viết lén lút trong những năm 1990,
những năm đói khát tàn khốc, cướp đi sinh mạng từ 240.000 cho đến 3,5 triệu
người. Thế nhưng, phải đợi đến 20 năm sau, những mẩu truyện ngắn đó của ông, được
giấu trong những tài liệu tuyên truyền rồi lén lút tuồn ra bên ngoài, để rồi
lần đầu tiên đến tay độc giả Hàn Quốc vào năm 2014. Sách của ông sẽ được chuyển
ngữ và phát hành tại nhiều nước phương Tây như Anh, Mỹ, Nhật và Pháp là điểm
đến đầu tiên.
Tính xác thực của tập truyện này hiện vẫn đang còn là đề tài gây
tranh cãi, nhưng đối với một số chuyên gia Pháp vốn rất am tường về Bắc Triều
Tiên lối văn phong đó không có gì phải bàn cãi, đích thực đến từ quốc gia khép
kín nhất hành tinh này. Hơn nữa, tuy đó chỉ là những câu chuyện giả tưởng,
nhưng ít nhiều cũng cho thấy được toàn cảnh xã hội Bắc Triều Tiên trong những
năm xảy ra nạn đói khủng khiếp.
Một « Soljenitsyne Bắc Triều Tiên »
Đối với nhiều học giả Pháp, Bandi cũng giống như là «
Soljenitsyne », một nhà văn phản kháng của Nga. Bandi cho biết ông
chấp nhận hy sinh tính mạng, để làm phát ngôn viên cho những người dân « thấp
cổ bé miệng ».
Mỗi câu truyện của ông gắn liền với một khía cạnh đặc trưng của
chế độ toàn trị Bắc Triều Tiên. Đó là nỗi thất vọng cay đắng của người dân về
những lời tuyên truyền hão huyền, xây dựng một tương lai sáng lạng, để rồi phải
ấm ức vỡ tim mà chết vì phải tự tay chặt bỏ đi niềm tin duy nhất do chính mình
dầy công chăm chút (Cây du vàng - L’orme d’or).
Niềm tin bị cướp mất còn được Bandi mô tả một cách thâm thúy qua
hình tượng « Nấm đỏ », truyện ngắn
cuối cùng trong tuyển tập. « Nấm đỏ » là biệt danh
người dân Bình Nhưỡng đặt cho tòa nhà trụ sở đảng Lao Động Triều Tiên. Đỏ vì đó
là mầu gạch để xây tòa nhà, giăng đầy các khẩu hiệu «
Dân chủ », « Công bằng » hay như « Nhân
dân làm chủ Lịch sử », « Hãy
chung sức xây dựng địa đàng ». nhưng ẩn sau tòa nhà đó là «
lại cất giấu vũ khí đáng gờm nhất của chế độ độc tài » (trang 225).
Tại Bắc Triều Tiên, hình ảnh lãnh tụ Kim Nhật Thành có mặt khắp
nơi.REUTERS/Yuri Maltsev
Đó là lời chỉ trích bản chất phi lý của một xã hội sống dưới chế
độ toàn trị, độc tài. Với « Xa mà gần », Bandi kể về
hành trình gian nan của một người cha trẻ tuổi, với mong mỏi duy nhất kịp nhìn
mẹ lần cuối. Thế nhưng, ước mong đó cũng bị dập tắt một cách lạnh lùng, tàn
nhẫn do bị từ chối cấp giấy phép thông hành nội bộ cần thiết. Tuyệt vọng, anh
đã chén thù chén tạc và dưới tác động của rượu, anh đã lên tàu hỏa một cách bất
hợp pháp tìm cách về quê nhà, để rồi phải bị đi lao động khổ sai trong vòng vài
tuần.
Sự phi lý đó còn được thể hiện rõ nét trong «
Nấm đỏ ». Sai lầm hay thất bại của một chính sách không thuộc trách
nhiệm nhà nước mà phải do một nhóm người nào đó, những « vật
tế thần » gánh vác. Thiếu lương thực không phải do mùa màng thất
bát, thiên tai, do nhà nước thiếu những chính sách phòng ngừa mà là do sự thiếu
trách nhiệm của một nhóm người hay một cá nhân.
Và người đó đáng bị đem ra xử công khai trước bàn dân thiên hạ.
Một con người phải làm quần quật như điên, cắn răng thắt ruột để con thơ ở nhà
một mình, để lên nơi rừng rú heo hút, cố gắng làm việc với chút hy vọng mong
manh trút bỏ được tội danh ghi trong hộ khẩu « thù
nghịch với đảng » chỉ vì anh rể dám bỏ trốn khỏi nước, để cho con
mình có được tương lai sáng lạng.
Cảnh mô tả phiên xét xử công khai Go Insik (trong « Nấm
đỏ »), ngay giữa một sân vận động không khỏi làm người đọc phải
chạnh lòng, xót xa. Một lần nữa, Bandi lại tố cáo những «
bóng ma đỏ đến từ châu Âu đang gieo rắc trên mảnh đất ». Cáo trạng
dành cho Go Insik cũng là lời tố cáo, lời kêu than thống thiết chống lại « hạt
nấm đỏ, nguồn cội của mọi sự bất hạnh và của mọi sự khổ đau »
(trang 231).
Người đọc như hòa mình vào tâm trạng của một người bạn của Go
Insik, bất lực ngồi nhìn bạn mình bị kết tội, và cũng biết là bạn mình đang lẩm
bẩm những câu gì, những câu nói mà ông ấy không kịp hét lên thành lời : « Cái
nấm đỏ kia kìa, nhổ nó đi ! Cái nấm đỏ độc địa đó, nhổ ra khỏi mảnh đất này đi,
mà không, phải ra khỏi cả hành tinh nữa, mãi mãi ! » (trang 231).
Karl Marx, Kim Nhật Thành: thủ phạm mọi nỗi khổ đau
Tính chất phi lý còn lộ rõ trong tâm trạng lo sợ đến ám ảnh của
một gia đình phải đối phó với những « mật vụ » độc địa (Bowibu đáng sợ) hay sự
dòm ngó xét nét của bà bí thư khu phố, trong câu truyện « Thành
phố của những bóng ma ». Chỉ vì cậu con nhỏ của họ khiếp hãi chân
dung của Marx và Kim Il sung (Kim Nhật Thành) được treo trên quảng trường trung
tâm Bình Nhưỡng. Hay như đó là mặc cảm tội lỗi khi phải cho ra đời một sinh
linh : « Có con để làm gì tại một đất nước mà con trai không thể
đến thăm mẹ đang hấp hối ? » (Xa mà gần, trang 91).
Và « trên trái đất này không có một người
mẹ nào muốn cho ra đời một sinh linh mà họ biết trước là đứa nhỏ sẽ phải trải
qua suốt phần đời của nó khai thông một con đường toàn đầy bụi gai. Nếu có một
người phụ nữ nào như thế tồn tại, trước khi làm mẹ, người ấy phải là một tên
tội phạm tàn bạo nhất trong số tất cả phụ nữ » (Chạy trốn – La
fuite, trang 120)
Đối với Bandi, xã hội Bình Nhưỡng lúc bấy giờ là cả một sân khấu
kịch rộng lớn bao la, mà ở đó mỗi một công dân Triều Tiên là một diễn viên đại
tài lớp 4, lớp 12 hay lớp 45… tùy theo tuổi tác. Trên sàn diễn đó, người diễn
viên được bảo cười là phải cười hay bảo khóc là phải khóc theo chỉ thị cấp
trên.
Cuối cùng, Bandi không ngần ngại điểm danh các thủ phạm chính gây
ra những khổ đau, bất hạnh, không ai khác chính là :
« Ông râu rậm người châu Âu ấy,
đã khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản là một thế giới tăm tối
chủ nghĩa cộng sản là một thế giới ánh sáng
(….)
Nhưng nếu sự tăm tối đó là một đêm dài không ánh trăng
Thì thế giới ánh sáng của ông râu rậm là một vực thẳm
Tối đen như mực »
đã khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản là một thế giới tăm tối
chủ nghĩa cộng sản là một thế giới ánh sáng
(….)
Nhưng nếu sự tăm tối đó là một đêm dài không ánh trăng
Thì thế giới ánh sáng của ông râu rậm là một vực thẳm
Tối đen như mực »
__._,_.___
No comments:
Post a Comment