"Phán
quyết của Tòa Trọng tài có thể đã là quá trễ!"
VIỆT NAM
Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt
NamDR
Việt Nam, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình, “hoan
nghênh” phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, nhắc lại lập
trường đã được nêu trong tuyên bố ngày 05/02/2014 mà bộ Ngoại Giao gửi Tòa.
Tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam được đưa ra hôm
nay, 12/07/2016, vẫn không kêu gọi tất cả các bên thi hành phán quyết mà chỉ tuyên
bố “
ủng hộ mạnh mẽ ” việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông “
bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý,
không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế,
trong đó có Công Ước Liên Hiệp Châu Âu về Luật Biển năm 1982 ”.
Đồng thời, Việt Nam tiếp tục khẳng định “chủ quyền của mình đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam được xác định phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982,
cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu
trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Trả lời RFI Việt ngữ về phán quyết hôm nay, giáo sư Ngô Vĩnh Long,
Đại học Maine, Hoa Kỳ, xem thắng lợi của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc
cũng là thắng lợi của Việt Nam:
Về phản ứng của các nước khác, Nhật Bản, qua lời ngoại trưởng
Fumio Kishida, cho rằng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài là mang tính “ràng
buộc về pháp lý” và tất cả các bên phải tôn trọng phán quyết này.
Zealand cũng kêu gọi toàn bộ các bên tôn trọng phán quyết của Tòa về Biển Đông.
Lập trường này dĩ nhiên là sẽ có ảnh hưởng đến quan hệ giữa nước này với Trung Quốc,
đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand.
Về phần Ấn Độ thì thận trọng hơn. Theo lời một quan chức cao cấp,
New Delhi đang “nghiên cứu” phán quyết
về Biển Đông của Tòa Á0n Trọng Tài Thường Trực.
Đang có mặt tại Bắc Kinh để dự thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu –
Trung Quốc, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk kêu gọi Trung Quốc phải “tôn
trọng trật tự pháp lý quốc tế”.
Biển Đông: Philippines kêu gọi các bên liên
quan kiềm chế
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay phát
biểu sau phán quyết của Tòa Án Thường Trực La Haye về vụ kiện Trung Quốc trên
Biển Đông, Manila, 12/07/2016REUTERS / Romeo Ranoco
Hôm nay, 12/07/2016, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La
Haye (CPA) ra phán quyết liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề
Biển Đông, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã có lời hoan nghênh phán
quyết này.
Ông Perfecto Yasay cũng đồng thời khẳng định Philippinnes sẽ tôn
trọng quyết định của Tòa Trọng Tài La Haye, coi đó là một đóng góp quan trọng
vào nỗ lực giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Ông kêu gọi các bên liên quan hãy
kiềm chế sau phán quyết của CPA.
Đối với người Philippines, đây là quyết định được mong đợi kể từ
khi chính quyền của tổng thống Benigno Aquino khởi kiện cách đây hơn 3 năm, sau
khi thấy các con đường ngoại giao đều dẫn đến bế tắc.
Thông tín viên RFI tại Manila Marianne Dardard cho biết thêm tình
hình :
"
Một quyết định lịch sử. Đó là đánh giá của người Philippines về phán quyết
của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Bởi các tranh chấp đã kéo dài từ nhiều năm nay.
Mọi kế sách ngoại giao đều vô hiệu và giờ đây với Philippines thì đưa vấn đề ra
tòa là cách làm duy nhất để đối phó trước sự lấn lướt của Trung Quốc.
Thách
thức đối với Philippines trước hết là quyền đánh bắt và khai thác tài nguyên
dầu mỏ trong vùng vốn nổi tiếng là dồi dào. Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc
lấn lên vùng đặc quyền kinh tế mà việc xác định đã khá rõ ràng. Những đòi hỏi
đó có thể khiến Philippines mất 80% sản lượng đánh bắt hải sản trong vùng.
Là
một người thực dụng, tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẵn
sàng chia sẻ nguồn tài nguyên biển với Bắc Kinh. Nhưng liệu ông sẽ có được vị
thế thực sự để đàm phán ? Trước khi được đắc cử tổng thống, ông cũng đã tuyên
bố sẽ dùng xe lướt sóng ra cắm cờ philippines trên các đảo có tranh chấp… Là một
người dân tộc chủ nghĩa hơn, tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino thậm chí còn
so sánh các lãnh đạo Trung Quốc như Hitler ".
__._,_.___
No comments:
Post a Comment