zz

br /> br /> /> br /> ----

Wednesday, 18 January 2017

VÙNG LÊN HỠI ĐỒNG BÀO


diệt trừ Đảng Cộng hãy mau mau
ác  độc   tay  sai   của   Chệt  Tàu
cướp đảo lấn biên hòng Hán hóa
giành lại Việt Nam hỡi đồng bào

VÙNG LÊN HỠI ĐỒNG BÀO

vùng   lên   hỡi   quốc  dân  đồng bào
thế   giới   đồng   tình  thuận xiết bao
lực  lượng  dân  quân  lìa Đảng Cộng
phong trào  hải  nội   diệt  Tàu   Mao
giương  cao  Tổ   quốc  vàng  ba  sọc
xé    nát    Hồng   cờ   máu   sáu   sao
chính nghĩa Việt Nam không được mất
đứng   lên   cả   Nước   đứng  lên  nào !

Tố Nguyên
__._,_.___

Posted by: tuyen do

Người đàn bà thép Mã Tiểu Linh thách thức bè lũ Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm dám xác nhận sự thật

Người đàn bà thép Mã Tiểu Linh thách thức bè lũ Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm dám xác nhận sự thật =========






===========

Lá cờ ấy không đáng bị xa lánh

Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
kính chuyển và giới thiệu
Lá cờ ấy không đáng bị xa lánh
     bài của tác giả Phạm Hồng Sơn (Hà Nội Việt Nam)
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017






Lá cờ ấy không đáng bị xa lánh

Image result for Lá cờ ấy không đáng bị xa lánh


Phạm Hồng Sơn

Lại vừa xảy ra một cuộc tranh cãi gay gắt về lá cờ vàng ba sọc đỏ – cờ của chính thể quá cố Việt Nam Cộng Hòa. Lần này cuộc tranh cãi liên quan tới ca sỹ Mai Khôi, một nghệ sỹ trẻ đã có một số biểu hiện cổ xướng, đứng về phía tự do, dân chủ, nhân quyền.

Image result for Lá cờ ấy không đáng bị xa lánh


Tranh cãi, tranh luận là một điều kiện cơ bản để con người tìm ra chân lý, hiểu được sự thật. Nhưng tranh luận về lá cờ vàng hiện nay có hai trở ngại chính. Thứ nhất, chế độ đương quyền tại Việt Nam vẫn là một chế độ độc tài bất dung khác biệt chính trị và bất dung mọi thứ có thể tổn hại tới sự độc quyền quyền lực của nó. Thứ hai, lá cờ vàng là lá cờ của một chính thể là đối thủ của, và đã thua, chế độ đương quyền Việt Nam trong cuộc nội chiến 1954-1975.

Trở ngại thứ nhất đưa tới những hệ quả cơ bản: các thông tin xác thực về cờ vàng cùng chính thể song hành vẫn bị ngăn chặn/bóp méo/cắt xén khiến cho nhiều người hiểu sai về cờ vàng; những người còn sợ độc tài/còn muốn dựa dẫm, hưởng lộc độc tài không thể/không dám/không muốn bày tỏ thái độ khách quan/đúng mực về cờ vàng.

Trở ngại thứ hai dễ đưa tới hai xúc cảm thái quá trái ngược nhau: hoặc quá nuối tiếc, quá thương cảm một cái đã mất thành ra tình cảm ủng hộ quá mạnh; hoặc quá thiếu thiện cảm, quá khinh miệt vì coi đó thuộc về bên thất bại, cùng với sự thu nhận thông tin bị cắt xén/bóp méo, thành ra xúc cảm dị ứng quá lớn. Hai xúc cảm này đều dễ đưa tới những trao đổi thiếu kiềm chế, miệt thị, xúc phạm nhau quá mạnh – những điều không lợi cho xác định lẽ phải, dễ đưa tới các chia rẽ, đổ vỡ.

Nhưng tranh luận sẽ bế tắc và gần như vô ích nếu một bên thuộc nhóm người thứ hai trong hệ lụy của trở ngại thứ nhất kể trên. Mọi lý lẽ, bằng cớ khách quan, xác thực, và ôn tồn đến đâu, chắc chắn sẽ không thể thuyết phục được những người này nhìn nhận/ủng hộ sự thật/điều đúng chừng nào họ vẫn chưa thoát được nỗi sợ/qui phục độc tài. Đơn giản hơn, để thấy lý lẽ, thật đáng quí, nhưng nhiều khi vô ích: Hồ Chí Minh không bao giờ công nhận Việt Cách hay Việt Quốc là những tổ chức chính nghĩa, ái quốc có quyền bình đẳng trong việc tham chính trị nước; rất khó, nếu không phải bất khả, kỳ vọng Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông đưa ra cương lĩnh “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nghịch lý, dối trá”.

Trong một số bài viết của tôi, và nhiều bài viết của người khác, đã chứng minh chính thể quá cố Việt Nam Cộng Hòa, cùng những biểu tượng liên quan, đáng được trân trọng. Sự trân trọng này không dựa trên tình cảm yêu-ghét, thân-sơ, mà dựa trên so sánh về mức độ văn minh-man dã, tự do-nô lệ, dân chủ-độc tài, bao dung-hẹp hòi, nhân bản-phi nhân và ái quốc-phản quốc. Cố nhiên, chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã thua, đã chết. Đó là một sự thật không thể nói khác. Nhưng xét đúng-sai, tốt-xấu, thiện-ác không thể dựa trên thắng-thua, được-mất. Lịch sử nhân loại và lịch sử Việt Nam đã từng xảy ra rất nhiều biến cố trong đó cái Thiện, cái tiến bộ bị thất bại, bị tiêu diệt; cái Ác, cái man khai hơn đã ngạo nghễ chiến thắng, thống trị trong một thời gian, đôi khi khá dài. Nhưng không vì thế mà nhân loại tiến bộ lãng quên, xa lánh, xúc xiểm Socrates, Thomas More, Bruno, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Pétrus Ký, Cộng Hòa La Mã hay thành-bang dân chủ A Ten. Ngoài ra, nếu tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về lịch sử cuộc nội chiến Việt Nam 54-75, tôi tin tưởng chúng ta sẽ biết nhiều hơn và hiểu hơn các nguyên nhân đã đưa tới thất bại của Việt Nam Cộng Hòa – theo tôi, cũng là thất bại chung của mọi người Việt Nam muốn có chung một Tổ quốc tự do, nhân bản và lành mạnh.

Trong cuộc tranh luận đang nói, và những cuộc tranh luận tương tự, còn cho thấy có một thái độ khác, ẩn tính hơn, nhưng rất đáng bàn. Đó là thái độ tỏ ra trung lập, không ủng hộ lá cờ nào của hai chính thể đối nghịch, cộng sản hay cộng hòa. Thái độ này thường cơ bản tự lấy cơ sở dựa trên quyền tự do bày tỏ (freedom of expression) hay tự do ngôn luận (freedom of speech) để khéo léo ủng hộ  quan điểm/thái độ xa lánh, miệt thị cờ vàng

Thoạt nhìn thái độ trung lập này rất có lý, vì dựa vào các nhân quyền cơ bản đang là vấn đề thời thượng. Nhưng nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy thái độ trung lập này không ổn, hoặc là ngộ nhận hoặc là ngụy biện cho một ẩn đích nào đó. Bởi, thứ nhất, trong những cuộc tranh luận chúng ta đang nói tới, không có bên nào đàn áp tự do bày tỏ/ngôn luận của bên nào, chỉ thuần túy hai bên cùng bày tỏ quan điểm trái ngược nhau, vì vậy đưa quyền tự do ra ở đây để biện hộ là lạc đề; thứ hai, vấn đề mấu chốt của cuộc tranh luận/tranh cãi là việc phải xác định cờ vàng có đáng được trân trọng hay đáng bị miệt thị thì thái độ trung lập này không hề đề cập.

Thái độ trung lập này còn đưa thêm những lý lẽ phụ khác như “chỉ quan tâm tới nhân quyền và tự do chứ không quan tâm tới chính trị/chính quyền/cờ quạt”; hoặc viện dẫn lịch sử nội chiến Mỹ để chứng minh “ủng hộ lá cờ nào cũng không quan trọng.”

Trong lý lẽ phụ thứ nhất vừa nói đã ẩn chứa một thái độ lẩn tránh, nếu không phải là thiếu trung thực. Vì những ai đã trải nghiệm sống tại Việt Nam từ 40 năm qua đều không thể không nhận ra hiện trạng mất nhân quyền, tự do có sự gắn bó máu thịt với chế độ chính trị/chính quyền – một biểu tượng của nó là “lá cờ quốc gia” nền đỏ sao vàng.

Lý lẽ phụ thứ hai, có vẻ sang trọng và học thuật hơn, đã tự cho thấy một tư duy so sánh/liên hệ khập khiễng, trái bối cảnh. Bởi, thứ nhất, bên chiến thắng trong nội chiến Mỹ không đàn áp, không sỉ nhục những người thuộc phía thua là “thù địch”, “bán nước”; thứ hai, bên chiến thắng đã ý thức thiết lập một chế độ dân chủ biết bao dung và bảo vệ đa nguyên chính trị, các quyền tự do căn bản, trong đó có quyền tự do bày tỏ yêu ghét cả hai lá cờ từng là đối địch. Nhưng cuộc nội chiến 54-75 tại Việt Nam không đưa tới kết quả như thế, và hệ thống đương quyền cũng không cho thấy muốn đưa tới những kết quả như vậy. Nói cách khác, thực trạng ở Việt Nam hiện nay là tình trạng trong đó cái Ác đang thống trị, đang lấn át cái Thiện. Vì vậy, nếu thực đứng về cái Thiện và đủ hiểu biết, bản năng lương tâm con người không thể cho phép phát ra những thông điệp ‘trung lập’, thờ ơ giữa hai lá cờ, càng không thể biện luận để đánh đồng cờ vàng với cờ đỏ hay cờ đỏ cũng như cờ vàng, Thiện Ác lẫn lộn.

Nhìn lại những ngày đen tối, rùng rợn của Thế chiến II, chúng ta không khỏi lạnh mình nếu tưởng tượng những con người như Albert Einstein, Julius Robert Oppenheimer, hay Deithich Bonhoeffer cứ tỏ ra cao đạo ‘trung lập’, vờ khinh bỉ chính trị để thụ hưởng êm ấm, bổng lộc cho bản thân. Thực trạng nội chiến giành giật Ác-Thiện của Việt Nam 54-75 cũng cho thấy ‘trung lập’, dù thật hay giả, sập bẫy hay cố ý, đều đã tiếp tay cho cái Ác thống trị toàn xã hội.

Dĩ nhiên, như đã nói, vẫn có những đồng bào chỉ vì sợ hãi, vì thiếu thông tin nên chưa nhìn ra, chưa dám bảo vệ sự thật. Nhưng nếu chỉ có vậy, chúng ta có thể an tâm và hoàn toàn tin, tin vào sự chân thành, sẽ có một ngày những

đồng bào đó sẽ tự tin bày tỏ lòng trân quí một lá cờ của một chính thể dân chủ, nhân bản nhất (cho tới nay) của người Việt Nam đã từng tồn tại trong lịch sử.

Được đăng bởi Pham Hong Son vào lúc 16:03




Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
**********************************************



Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: =?utf-8?Q?Lien_Ho=C3=AE_Nh=C3=A2n

Việt Nam trên bờ vực sụp đổ


Việt Nam trên bờ vực sụp đổ

Nguyễn Huy Vũ
clip_image002

Ảnh minh họa. Photo courtesy DCV
Việt Nam đang ở trong một trạng thái hiểm nghèo chưa từng có, và đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ kinh tế lan sang chính trị.

Sự bi đát của tình trạng Việt Nam trên bề mặt thể hiện ở chỗ ngân sách gần như kiệt quệ. Lần đầu tiên trong lịch sử các khoản chi cho Tết đã bị cắt giảm hết mức, từ các chi phí trang trí cho đến tiền dành để bắn pháo hoa.

Không những ngân sách cạn kiệt mà lượng dự trữ ngoại hối cũng suy kiệt theo. Trước hết hãy nói về dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối được đưa ra bởi Ngân hàng Nhà nước cho các báo là tăng và ở khoảng 40 tỉ đô la Mỹ. Tuy vậy, không ai tin đây là con số trung thực, mà dự đoán dự trữ ngoại hối hiện nay chỉ trong khoảng 20 tỉ đô la. Tại sao lại như vậy?

Dòng ngoại hối chuyển vào Việt Nam phụ thuộc vào sáu kênh chính: FDI, viện trợ, kiều hối, bán dầu mỏ, xuất khẩu, và tài chính chuyển vào. Tuy vậy, cả năm kênh đầu trong năm qua đều giảm nghiêm trọng và xu hướng là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới.

Thứ nhất, FDI giảm vì số phận của TPP coi như chấm dứt khi tổng thống mới của Mỹ là Donald Trump đã tuyên bố dẹp TPP Không có TPP, các đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chuyển sang các quốc gia khác vì Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh khi chi phí lao động và các chi phí khác tăng cao trong khi năng suất lao động không thay đổi mấy.

Thứ hai, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách nước nghèo nên không còn nhận viện trợ mấy nữa.

Thứ ba, kiều hối về Việt Nam đã giảm so với trước. Kiều bào gửi tiền về Việt Nam có hai mục đích chính là giúp người thân và đầu tư. Với tình trạng kinh tế Việt Nam có quá nhiều rủi ro hiện nay từ nguy cơ phá giá tiền Đồng đến nền kinh tế có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, nhiều người không còn muốn đầu tư ở Việt Nam nữa. 

Một nguyên nhân khác là nhiều người ở Mỹ đặt niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ dưới triều đại Donald Trump nên họ cảm thấy an toàn hơn khi giữ tiền và đầu tư ở Mỹ. Bằng chứng là các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng liên tục khoảng 8% kể từ ngày Donald Trump đắc cử tổng thống.

Thứ tư, nguồn thu từ dầu mỏ cũng không còn nữa. Mức giá dầu thế giới nằm trong ngưỡng 50 đô la một thùng chỉ đủ bù vào chi phí khai thác dầu ngoài khơi của Việt Nam. Chính vì lí do đó mà liên doanh khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Nga Vietsovpetro đã thông qua phương án cắt giảm nhân sự và đóng cửa một số mỏ dầu. Giá dầu được dự đoán sẽ nằm trong ngưỡng 50 đô la Mỹ một thùng trong năm tới và do đó khó có khả năng đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam.

Thứ năm, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các hàng nông sản và thủy hải sản. Tuy vậy, biển ô nhiễm ở miền Trung coi như đặt dấu chấm hết cho ngành xuất khẩu thủy sản nước mặn Việt Nam. Cho dù các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam được đánh bắt từ vùng khác, có thể không bị ô nhiễm, nhưng khó mà thuyết phục được người tiêu dùng và do đó những công ty nhập khẩu sẽ trước hết từ chối các đơn hàng thủy sản của Việt Nam.

Và cuối cùng, nguồn thu từ tài chính chuyển vào có được thông qua việc bán các tài sản trong nước cho các tổ chức nước ngoài và vay mượn. Tuy vậy, ngay cả việc bán hết khoảng 10 công ty lớn nhất Việt Nam mà nhà nước đang nắm giữ cũng chỉ đem lại một khoản tiền 7 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với con số 12 tỉ đô la mà nhà nước phải trả nợ năm 2016. 

Vì vậy mà để trả nợ nước ngoài và cân bằng chi tiêu, dù muốn dù không chính phủ sẽ phải vay mượn tiền từ dự trữ ngoại hối. Các kế hoạch vay tiền để trả nợ đã bị hủy bỏ vì Việt Nam khó mà vay được ngoại tệ trên thị trường tài chính vào lúc này, và thậm chí vay được thì mức phí cũng phải trên 10%/năm, khi so với mức hơn 7% năm khi Việt Nam vay qua Credit Suisse cho Vinashin năm 2007.

Các dẫn chứng trên cho thấy rằng nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đang sụt giảm nhanh chóng và khó có thể hồi phục trong khoảng thời gian vài năm trước mặt. 

Nếu so với các năm trước, khi mà giá dầu ở mức hơn 100 đô la Mỹ/thùng, kiều hối dồi dào, và Việt Nam chưa phải trả nợ nước ngoài nhiều, ngoại hối chuyển về Việt Nam chỉ đủ tròm trèm cân bằng chi tiêu dành cho nhập khẩu. Giờ đây khi tất cả các nguồn đóng góp ngoại tệ đều giảm sút, dự trữ ngoại hối Việt Nam tất phải vơi đi.

Với mức dự trữ ngoại hối được báo cáo vào cuối năm 2015 ở mức khoảng 30 tỉ đô la Mỹ, sự thâm hụt ngoại hối của năm 2016 khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay chỉ ở trong khoảng 20 tỉ đô la.

Trong năm nay, 2017, Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với mức trả nợ hơn 10 tỉ đô la như năm ngoái, và khi mà mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam dưới 20 tỉ đô la Mỹ, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính bất cứ lúc nào, khi mà thị trường đòi rút ngoại tệ gây áp lực phá giá tiền Đồng.

Chính vì nỗi sợ đó mà nhà nước đang ráo riết tìm các phương kế để tăng dự trữ ngoại hối. Họ đang làm bằng cách nào?

Cách đầu tiên là họ đang tìm cách bán hết các công ty mà nhà nước đang nắm giữ. Nhưng không dễ để tìm đối tác bán các công ty ở thời điểm này khi mà nền kinh tế Việt Nam không mấy sáng sủa.

Cách thứ hai là họ đang ráo riết vận động dư luận để tổ chức Tết Ta sang ngày 1/1 hàng năm, ăn Tết Ta chung với Tết Tây, nhờ đó mà kiều bào về Việt Nam ăn Tết nhiều hơn và giúp tăng nguồn ngoại tệ.

Cách thứ ba là họ đang tìm cách bán tất cả những thứ có được khác để thu ngoại tệ, từ các quặng mỏ cho tới đất đai.
Và cách thứ tư là lân la với Trung Quốc để cầu cứu xin vay mượn viện trợ. Đó cũng là lý do mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn một phái đoàn hùng hậu sang cầu cứu với Bắc Kinh.

Sự suy kiệt ngân sách nhà nước bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ vài năm trước nay có thêm sự sụp đổ của kinh tế miền Trung bắt nguồn từ thảm họa biển chết bởi Formosa. Sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo theo nguồn thu ngân sách cạn kiệt. Để làm tăng ngân sách, nhà nước một mặt giảm chi tiêu, mặt khác đang cố gắng tạo ra các nguồn thu mới bằng cách tăng thuế. Mức tăng thuế môi trường đánh vào xăng là một ví dụ.

Tuy vậy, việc tăng giá xăng sẽ kéo theo sự tăng mạnh của lạm phát, vốn đã cao do nạn in tiền quá nhiều để chi tiêu của chính phủ. Sự tăng mạnh của lạm phát đến lượt nó sẽ kéo theo các bất ổn vĩ mô và khiến nền kinh tế nhanh chóng mất kiểm soát và sụp đổ.

Ngược lại, nếu chính phủ không nhanh chóng kiếm một nguồn thu ngân sách bổ sung, họ sẽ phải đối mặt với một ngân sách trống rỗng không đủ trang trải cho các hoạt động của bộ máy chính phủ và phải đối diện với sự phá sản.
Cả hai mặt trận, ngân sách chính phủ và dự trữ ngoại hối, chính phủ đang đối mặt với một tình thế hết sức hiểm nghèo và nền kinh tế có thể sụp đổ nhanh chóng trong những tháng ngày tới. 

Có lẽ đối diện với nỗi lo sợ đó mà ông tổng bí thư vội vã đem một phái đoàn sang diện kiến Bắc Kinh và ký kết một lúc 15 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực đặng mong Trung Quốc giúp đỡ trong những thời khắc điêu linh của đất nước?

N.H.V.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Tuesday, 17 January 2017

Sự Thật không thể bị chôn vùi



Sự Thật  không  thể  bị chôn vùi
           ____________

         LỜI  NÓI  ĐẦU

Như đã thông báo trong Hành Trình Chữ Nghĩa cuốn I , cuốn II của tập sách này đã tới tay bạn đọc với  tên  “SỰ THẬT KHÔNG THỂ BỊ CHÔN VÙI”.

Tựa đề này hẳn gây thắc mắc cho bạn đọc : “Sự thật nào đã bị chôn vùi ?”

Xin nói ngay, kể từ khi miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, đã có hàng ngàn, hàng vạn con người mang theo những kinh nghiệm sống chất chứa rất nhiều sự thật  hãi hùng trước khi họ bị vùi thây trong rừng sâu, nơi biển cả, hay trong các trại cải tạo..v…v…Những Sự Thật ấy tuy riêng lẻ, tuy xẩy ra ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, nhưng  trong một ý nghĩa nào đó, có thể gói chung vào hai chữ “vận nước” mà phạm vi cuốn sách nhỏ bé này không có ý định đề cập tới.

Ở đây, người viết chỉ nói đến một vài Sự Thật, tuy không lớn lao và hãi hùng như đã xẩy ra trong vận nước, nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại, triền miên trong nhiều năm ròng rã, cho đến nay nó vẫn bị chôn vùi.

Đó là sự thật về những thiện chí của nhiều người muốn đóng góp tâm sức vào công cuộc chung của Cộng đồng nhưng rồi đã bị xuyên tạc, bôi nhọ do ý đồ đen tối của nhiều kẻ chỉ muốn gây chia rẽ hàng ngũ cầm bút hoặc triệt hạ những nhân vật có thiện chí để khiến cho tiềm năng chống Cộng  của người Việt hải ngoại trở nên suy yếu đi.

Nhưng cái hậu quả tệ hại nhất sinh ra bởi những mưu đồ triệt hạ liên tục không ngơi nghỉ này, là nhiều người Việt   đã nẩy sinh lòng  thắc mắc,  nghi hoặc, tâm trạng hoang mang, thậm chí đến nỗi tuy nhìn nhau mà không còn phân biệt được ai là bạn, ai là thù.

Sở dĩ để xẩy ra cái tình trạng đau lòng như vậy là vì ta đang sinh sống ở một xứ tự do. Đã có nhiều kẻ lợi dụng sự tự do quý báu này để  làm xáo tung hàng ngũ những người Việt hải ngoại lên bằng đủ mọi thủ đoạn đê hèn qua những lời lẽ hạ cấp, ti tiện  để xuyên tạc, chụp mũ, dựng chuyện lên đời tư của nhiều người khiến cho trong một thời gian dài cả nhiều chục năm, nhiều người chân chính tuy đứng trong cùng một hàng ngũ, tuy cùng chia sẻ với nhau lý tưởng chống CS và xây dựng lại quê hương nhưng lại đã nhìn nhau ngỡ ngàng, lắm khi còn sinh ra đến cả sự khinh bỉ hay hận thù.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho Cộng đồng VN hải ngoại trong nhiều thập niên qua, tuy vững mạnh về mặt đời sống nhưng rất yếu kém trong thành quả chống lại CSVN.

Xin lấy một ví dụ cụ thể :

Vào cuối thập niên 80, đất nước đã tới thời điểm cực kỳ  đen tối : Đổi Mới hay là Chết, nên Tổng Bí Thư của Đảng CSVN là Nguyễn văn Linh vào khoảng năm 1987 đã phải chấp nhận một sự đổi mới và để cho văn nghệ sĩ trong nước được tự do phần nào viết lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Nhờ thế mà ở trong nước, vào thời điểm đó đã nổi lên một cao trào mà ở hải ngoại mệnh danh là “cao trào văn chương phản kháng”.

Trên phương diện sách lược chống lại Cộng sản, thì dù có đặt nghi vấn là “phản kháng thật hay phản kháng giả” thì mọi người cũng nên thổi vào đám lửa “phản kháng” đó cho nó bùng rộng thêm và khiến cho sự kiện đó hóa ra“lộng giả thành chân” thì mới phải.

Biết đâu, trong hàng ngũ những nhà văn, nhà thơ gọi là phản kháng đó lại chẳng có những con người khát khao tự do thực sự, viết ra những lời tâm huyết thực sự và muốn tâm tư, tình cảm của mình được tất cả mọi người Việt trên toàn thế giới lắng nghe?

Đây là lý do mà nhiều anh chị em trong làng văn, làng báo ở hải ngoại hồi cuối thập niên 80 đã ngồi lại với nhau, bỏ công sức biên soạn một cuốn sách mà chính chế độ CSVN khi hết “cởi trói văn nghệ sĩ” lại cũng muốn đem vùi giập.

Cuốn sách mang tên ‘TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG”, lấy ý tưởng của nhà biên khảo Hoàng văn Chí hồi cuối thập niên 50’s viết cuốn Trăm Hoa Đua Nở Trên Quê Hương khi nói về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

Khi nhóm biên soạn chúng tôi sử dụng những chữ “Vẫn Nở” là có ngụ ý rằng tinh thần Nhân Văn Giai Phẩm của văn giới trong nước hồi thập niên 50, sau hơn ba chục năm sau vẫn còn tồn tại, và do đó đã tạo nên phong trào Văn Chương Phản Kháng để cho ta thấy rằng từ hồi Nhân Văn Giai Phẩm đến nay, sau biết bao nhiêu vùi giập mà  Trăm Hoa VẪN NỞ .....

Ý hướng của nhóm thực hiện rõ ràng như thế mà vẫn bị đám tay sai nhà nước cộng sản hợp sức cùng một vài  tên lộn sòng vào hàng ngũ cầm bút khác, nhất loạt xuyên tạc nội dung của cuốn sách để dẫn dắt dư luận cộng đồng đi theo một hướng khác, đến nỗi nhiều người chỉ mới nghe thấy tên cuốn sách “Trăm Hoa Vẫn Nở….” là đã nghĩ ngay đó là sản phẩm tuyên truyền cho Cộng Sản rồi.

Cho nên, đã tới lúc phải để cho Sự Thật không bị chôn vùi, phải có một hợp lực đồng loạt lên tiếng để xóa tan những ngộ nhận, vạch mặt chỉ tên những bàn tay lợi dụng ngòi bút để phá hoại Cộng đồng ngõ hầu vừa làm sạch mội trường chữ nghĩa, vừa trả lại công bằng cho những người công chính.

Biên soạn cuốn sách này, ngoài việc góp phần cho mục đích kể trên, tôi còn tiếp tục ghi lại vài dấu ấn trong cuộc hành trình chữ nghĩa của tôi, và nhân dịp này tôi cũng mong muốn góp phần vào công cuộc dọn dẹp sạch sẽ môi trường chữ nghĩa tại hải ngoại vốn đã từ lâu bị bôi bẩn bằng những thứ văn phong tục tĩu, vô văn hóa của một số ngòi bút vẫn tự phong cho mình vai trò ngự sử văn hóa, văn nghệ,  nhân danh lý tưởng chống Cộng để vùi giập, hạ nhục rất nhiều con người công chính.

Thành quả chống Cộng chẳng thấy đâu, mà chỉ thấy bọn này đã  làm lợi rất nhiều cho Cộng sản. 

Như đã thưa trước trong Lời Mở Đầu,  việc tôi biên soạn cuốn sách này, ngoài việc làm sáng tỏ thêm những ngộ nhận đã từng bao trùm lên cuốn sách Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương cùng một số tác phẩm của riêng tôi , tôi còn  mong muốn góp phần vào công cuộc dọn dẹp sạch sẽ môi trường chữ nghĩa tại hải ngoại vốn đã từ lâu bị bôi bẩn bằng những thứ văn phong tục tĩu, vô văn hóa của một số ngòi bút vẫn tự phong cho mình vai trò ngự sử văn hóa, văn nghệ,  nhân danh lý tưởng chống Cộng để vùi giập, hạ nhục rất nhiều con người công chính. Đây là một hậu quả bi thảm của tình trạng Tự Do trong địa hạt Chữ Nghĩa đã bị lạm dụng tối đa bởi những kẻ không biết “ liêm sỉ”  hay  “tinh thần trách nhiệm” là cái gì. Bọn chúng chỉ viết cho sướng tay, cho thỏa mãn tự ái cá nhân và đầu óc bệnh hoạn vốn chỉ chất chứa những hình ảnh tục tĩu để lúc nào cũng sẵn sàng văng ra trên bài viết của mình.

Tôi nói không ngoa!
 Thí dụ có mấy  ai biết rằng Nguyễn Hữu Nhật với bút danh Chém Đá, phụ họa với Nguyễn Hữu Nghĩa với bút danh Mõ Làng Văn trong một bài viết về một nhân vật già khả kính là bà Khúc Minh Thơ, Chủ tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị, mượn cớ thằng nhỏ phải mặc quần rộng vì nghịch ngợm cứ phải xốc lên, để đưa ra 2 câu thơ với ý đồ bệnh hoạn, tục tĩu không thể che giấu: “Xốc quần quần tụt tụt quần. Xốc sao cho bọn cù lần mỏi tay”  ( Trong cuốn Đá đổ mồ hôi, của Sắc Không tức Nguyễn Hữu Nhật ở Na Uy do Làng Văn của Nguyễn Hữu Nghĩa ở Canada xuất bản).

Người Việt chân chính hỏi ai mà không phẫn nộ khi nhận ra rằng môi trường văn hóa hải ngoại đã  bị bọn chúng quấy hôi bôi nhọ đến như thế !
Trên đây chỉ là một ví dụ trong hằng hà sa số những bài viết hạ thấp Nhân phẩm cũng như bôi đen Chính nghĩa    chống Cộng xuất hiện đầy rẫy trên báo chí, trên Internet trong hàng chục năm vừa qua.

Tôi nghĩ, đã tới lúc chúng ta không thể tiếp tục cho phép tình trạng viết lách hỗn loạn , tục tĩu, vô luân ấy được duy trì mãi để khiến cho người Việt ở hải ngoại cứ bị mang tiếng xấu xa chỉ vì từ lâu đã  dung dưỡng những loại cầm bút vô trách nhiệm, kém đạo đức và thiếu lương tâm này.

Ước mong những nỗ lực chính đáng và chân thành của tôi sẽ không trở thành tiếng kêu trong sa mạc.. ..

Mời đọc:






__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

Sunday, 15 January 2017

Cập nhật chữ ký ngày 14-01-2017 Bản lên tiếng ủng hộ Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu


To: "8406news ." <



Cập nhật chữ ký ngày 14-01-2017
Bản lên tiếng ủng hộ
Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu
Quốc hội Hoa Kỳ thông qua 'Đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu' ngày 8-12-2016.
          Trước khi rời chức vụ, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã làm một việc có ý nghĩa, mang ảnh hưởng lâu dài và rộng khắp. Đó là hôm thứ Sáu 23-12-2016, ông đã biến Dự luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky (*) do Quốc hội Mỹ thông qua năm 2012 (nhắm quan chức chính phủ Nga) thành Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act). Đạo luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay pháp nhân nào khắp thế giới vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng theo cách như sau:
          * Giết hoặc tra tấn ngoài vòng pháp luật hoặc vi phạm trầm trọng các quyền con người đã được quốc tế công nhận chống lại cá nhân ở bất cứ một nước nào chỉ vì cá nhân ấy tố cáo những hành vi bất chính của các viên chức chính quyền, hay thực thi hoặc khuyến khích những quyền con người và những quyền tự do.
          * Thi hành những vi phạm nhân quyền kể trên theo lệnh của một người khác.
          * Chịu trách nhiệm hay a tòng -với tư cách viên chức chính quyền hay phụ tá cao cấp của đương sự- trong việc ra lệnh hay trực tiếp có những hành động tham nhũng đáng kể, kể cả việc tịch thu tài sản tư nhân hay công cộng để làm lợi cho cá nhân, tham nhũng liên quan đến những hợp đồng của chính phủ hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, hối lộ, hoặc giúp đỡ hay chuyển giao tiền hối lộ cho một giới thẩm quyền nước ngoài.
          * Trợ giúp đáng kể hay cung cấp tài chánh, vật liệu, hoặc yểm trợ kỹ thuật, hiện vật hay dịch vụ cho những hành động kể trên.
          Trước sự kiện quan trọng này, chúng tôi, những tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây đồng nhận định:
          1- Việc Đạo luật Magnitsky liên kết vấn đề đàn áp con người với tham nhũng bóc lột như thế là điều hết sức đúng đắn. Vì trước hết, cả hai cũng chỉ là chuyện vi phạm nhân quyền; thứ đến, các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, đều chủ trương bạo hành với công dân, với đồng bào để giữ vững quyền lực và tham nhũng công sản, bóc lột tư sản để duy trì quyền lực. Ngoài ra, việc Đạo luật Magnitsky chỉ nhắm thẳng vào cá nhân tội phạm (kẻ chỉ đạo lẫn kẻ thừa hành) mà không trừng phạt nguyên cả một quốc gia, trong đó có những người dân vô tội, là một biện pháp bảo vệ nhân quyền khôn khéo, vì trong các chế tài trước đây của quốc tế nhắm vào cả một chế độ, tuy có lúc rất cần thiết, nhưng thường chính Nhân dân phải chịu trước tiên và trực tiếp mọi hậu quả nặng nề.
          2- Với Đạo luật Magnitsky là một trong những công cụ ngoại giao của Hoa Kỳ, những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng trên thế giới từ đây hiểu rằng họ không thể thoát khỏi các hậu quả do những hành động họ gây ra ngay cả khi quốc gia của họ bất động. Bởi lẽ từ trước tới nay, viên chức chính quyền tham nhũng ở những nước độc tài thường mua tài sản và cất giấu tiền bạc ở những nước giàu có và tân tiến, nơi có hệ thống kinh tế tài chánh ổn định và thị trường đầu tư tốt, bảo đảm giá trị tài sản của họ. Chứ họ không để tại quốc gia, trong chế độ của mình, nơi mà “luật kẻ mạnh” đã giúp họ tham nhũng, bóc lột, bạo hành và đàn áp, nhưng cũng là nơi tiềm ẩn mối đe dọa cho bản thân và tài sản của họ cũng như cho chế độ họ đã góp sức tạo thành.
          3- Và đó chính là tình trạng tại Việt Nam hôm nay. Đảng và nhà cầm quyền CSVN đã và đang vận hành theo 3 nguyên tắc của chế độ cộng sản: chiếm đoạt vật chất (tài nguyên quốc gia) và chiếm đoạt tinh thần (ý thức dân chúng) để chiếm lĩnh quyền lực (độc tài độc đảng) và ngược lại. Chính vì thế, từ mấy mươi năm nay, nhà cầm quyền không ngừng đàn áp nhân dân bằng bạo lực hành chánh (hiến pháp và luật lệ) cũng như bằng bạo lực vũ khí (tra tấn và bỏ tù), thông qua những chính sách lẫn chỉ thị từ giới lãnh đạo và những hành vi đê hèn lẫn bạo ngược từ giới thừa hành đủ mọi loại, đặc biệt đối với những công dân cổ vũ hay đòi hỏi các nhân quyền. Và tất cả chỉ nhằm tạo điều kiện cho đảng viên cán bộ các cấp tham nhũng bóc lột, bòn rút tài nguyên quốc gia và chiếm đoạt tài sản quốc dân; rồi sau khi vơ vét thì chuyển tiền bạc và gởi thân nhân ra nước ngoài hoặc bản thân liệu đường sang ngoại quốc. Bằng chứng cho những việc này quá rõ ràng và nhiều vô kể.
          4- Chúng tôi rất vui mừng vì sau khi Dự luật Nhân quyền Magnitsky được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, nhiều quốc gia ở châu Âu (như Anh quốc, Na Uy, Estonia…) và châu Mỹ (như Canada…) cũng đã cứu xét các dự luật tương tự, nhằm trừng phạt những kẻ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền hoặc tham nhũng bóc lột tại bất cứ nơi đâu mà đang có tài sản hoặc muốn nhập cảnh vào các quốc gia ấy. Một khi những nước văn minh dân chủ đều có luật tương tự luật Magnitsky, các kẻ tội phạm sẽ chẳng còn nơi an toàn để dung thân vui sống hoặc cất giấu của cải bất chính của mình.
          5- Trong tâm tình cảm ơn Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ về món quà nhân quyền nói trên, chúng tôi cũng ý thức mình có nhiều bổn phận liên hệ. Một là khai dụng Đạo luật Magnitsky để hoàn thành những hồ sơ tố cáo tội ác đàn áp và bóc lột từ hệ thống quyền lực và bộ máy cai trị của cộng sản VN để gởi ra quốc tế (những hồ sơ này sẽ trở thành bản cáo trạng vào ngày toàn dân chiếm lại quyền lực). Hai là khai dụng những biến động hiện thời tại VN: thảm họa môi trường, áp bức chính trị, suy sụp kinh tế, nguy cơ quốc phòng, băng hoại xã hội… bằng những hành động đấu tranh ôn hòa nhưng quyết liệt, tập thể và kiên trì, để Đất nước không còn cái chế độ và những con người nhân danh quyền lực để tước đoạt mọi giá trị tinh thần và tài sản vật chất của Nhân dân.
          6- Chúng tôi cũng nhân cơ hội này thiết tha kêu gọi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cũng như các cán bộ đảng viên thức tỉnh trong guồng máy chính quyền và quân đội hãy tham gia vào việc nhận diện và cung cấp thông tin về các đối tượng của luật Magnitsky, bởi lẽ tất cả chúng ta và cả Đất nước đều là những nạn nhân của chính họ. Trước mắt, các cán bộ, đảng viên, quân đội, công an hãy chấm dứt và kiên quyết không thực hiện mọi hành vi vi phạm nhân quyền làm tổn hại lợi ích và cuộc sống bình an của nhân dân.
          (*) Sergei Magnitsky là luật sư điều hành một công ty luật ở Moscow. Ông đại diện cho công ty đầu tư Anh Hermitage Capital Management để điều tra việc tham nhũng của các giới chức Bộ Nội vụ Nga. Ông đã bị bắt giam năm 2008 và chết trong tù 12 tháng sau đó.
          Làm tại Việt Nam ngày 12 tháng 01 năm 2017
          Hai tổ chức khởi xướng:
1- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
2- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi.
          Các tổ chức đồng ký tên.
3- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành. 
4- Chí Nguyện đoàn. Đại diện: Ông Trần Lam Sơn.
5- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
6- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.
7- Diễn đàn Hội luận Khối 8406. Đại diện: Ông Lạc Việt.
8- Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện:  TS Nguyễn Quang A.
9- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
10- Giáo hội  Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Các Ông Lê Quang Hiển, Lê Văn Sóc.
11- Giáo xứ Phú Yên, Nghệ An. Đại diện: Linh mục Đặng Hữu Nam.
12- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam Nguyễn Bắc Truyển
13- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn
14- Hội Bảo vệ quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.
15- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
16- Hội Dân oan Đòi Quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương.
17- Hội đồng Liên kết Đấu tranh Dân chủ Nhân quyền. Đại diện: Ông Lạc Việt.
18- Hôi Giáo chức CHu Văn An. Đại diện: Thầy Vũ Mạnh Hùng
19- Hội Nhà báo độc lập VN. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
20- Hội thánh Mennonite Dân lập. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hồng Quang
21- Khối Tự do Dân chủ 8406 Hoa Kỳ. Đại diện: Các Ông Nguyễn Phú, Vũ Hoàng Hải.
22- Khối Tự do Dân chủ 8406 Úc châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song.
23- Liên minh Dân chủ Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh.
24- Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ. Đại diện: Ông Trần Quốc Huy.
25- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: TS Nguyễn Bá Tùng
26- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Nguyễn Văn Lý.
27- Nhóm Thông tin ngôn luận Cộng hòa LB Đức. Đại diện: Ông Lê Hiếu Tử.
28- Phong trào Đồng tâm Toàn cầu. Đại diện: Ông Nguyễn Việt Hưng.
29- Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
30- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Canada. Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính.
31- Tập hợp Vì nền Dân chủ. Đại diện: BS Nguyễn Quốc Quân.
32- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa Việt Nam. Đại diện: Bà Mai Kim Huyền.

          Các cá nhân đồng ký tên
1- André Menras (Hồ Cương Quyết), Nhà giáo Pháp-Việt.
2- Bùi Hiển, Nhà thơ, Canada.
3- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt.
4- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Pháp.
5- Bùi Thị Loan, Dân oan, Hải Phòng.
6- Bùi Thị Minh Trâm, Nội trợ, Sài Gòn.
7- Bùi Tín, Nhà báo tự do, Pháp
8- Bùi Viết Dũng, Kỹ sư, Sài Gòn.
9- Chu Anh Tuấn, Lao động tự do, Vũng Tàu.
10- Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hòa
11- Đặng Hữu Nam, Linh mục, Nghệ An.
12- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ, Hà Nội.
13- Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đăk Lăk.
14- Đinh Đức Long, Tiến sỹ y khoa, Sài Gòn
15- Đinh Văn Hải, Nhà nghiên cứu Xã Hội. Lâm Đồng
16- Đoàn Ngọc Hạ, Nông Dân, Bình Định.
17- Đoàn Văn Tiết, Nhà giáo, Sài Gòn.
18- Đỗ Văn Bình, Dân oan, Hải Phòng.
19- Ellen Nguyễn (Hồn Nhiên), thành viên Mạng Lưới Nhân Quyền VN, Hoa Kỳ.
20- Huỳnh Tân Thanh, Cán bộ hưu trí, Sài Gòn.
21- Kha Lương Ngãi, Nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
22- Lại Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB Hiếu Đằng, Sài Gòn.
23- Lê Anh Hùng, Nhà báo, Hà Nội.
24- Lê Công Định, Luật sư, cựu Tù nhân chính trị, Sài Gòn.
25- Lê Thị Công Nhân, Luật sư, Hà Nội.
26- Lê Thị Hương, Dân oan, Hải Phòng.
27- Lê Thị Vân, Dân oan, Hải Phòng.
28- Lư Văn Bảy, Cựu Tù nhân lương tâm, Kiên Giang.
29- Lưu Thị Thu, Dân oan, Hải Phòng.
30- Mai Xuân Dũng, Hoạt động xã hội, Hà Nội.
31- Ngô Duy Quyền, Doanh nhân, Hà Nội.
32- Ngô Thị Quyết, Dân oan, Hải Phòng
33- Nguyên Ngọc. Nhà văn, Quảng Nam.
34- Nguyễn Công Huân, Dân oan, Hải Phòng.
35- Nguyễn Đăng Đức, Nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn.
36- Nguyễn Đình Nguyên, BS y khoa, Australia
37- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội.
38- Nguyễn Huy Thành, Giáo viên, Hà Tĩnh
39- Nguyễn Khắc Mai, Cán bộ về hưu, Hà Nội.
40- Nguyễn Kỳ Hưng, Tiến sĩ, Australia
41- Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn.
42- Nguyn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội.
43- Nguyễn Phương Đông, Khối 8406, Pháp Quốc
44- Nguyễn Quang A, Tiến sĩ, Hà Nội
45- Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam.
46- Nguyễn Thị Hằng, Dân oan, Hải Phòng
47- Nguyễn Thị Huần, Nông dân, Vĩnh Phú
48- Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Sài Gòn.
49- Nguyễn Thị Kim Thủy, Dân oan, Sài Gòn.
50- Nguyễn Thị Nga, Nội trợ, Hải Phòng.
51- Nguyễn Trung Trực, Hoạt động nhân quyền, Quảng Bình.
52- Nguyễn Tường Thụy Nhà báo độc lập, Hà Nội.
53- Nguyễn Văn Túc, Hoạt động nhân quyền, Thái Bình.
54- Nguyễn Vũ Bình, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
55- Ninh Thị Định, Dân oan, Hải Phòng.
56- Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư điện toán, Úc châu.
57- Phạm Thu Thủy, Dược sĩ, Na Uy
58- Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội.
59- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư, Paris.
60- Phan Thị Hận, Dân oan, Hải Phòng.
61- Phan Thị Hoàng Oanh, Giảng viên đại học, Sài Gòn.
62- Phan Thị Huệ, Dân oan, Hải Phòng.
63- Phan Trọng Khang, Thương binh, Hà Nội.
64- Sương Quỳnh, Nhà báo tự do, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
65- Trần Hoàng Thông, Hội viên Hội Nhà báo Độc lập, Sài Gòn.
66- Trần Kim Thập, Cựu Chủ tịch Ban Chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự Do Tây Úc.
67- Trần Quốc Hùng, Cựu Giáo viên, Sài Gòn.
68- Trần Thị Tuyết, Dân oan, Hải Phòng.
69- Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn, Hà Nội.
70- Trần Văn Bang, Kỹ sư, Sài Gòn
71- Trương Đắc Hoàn. Kỹ Sư IT, Lâm Đồng
72- Trương Long Điền, Công chức hưu trí, An Giang.
73- Trương Văn Dũng, Hoạt động nhân quyền, Hà Nội.
74- Vinh Nguyên, Thành viên nhóm We are one, Úc Châu.
75- Võ Thị Hảo, Nhà văn, Đức.
76- Võ Thị Mỹ Dung, Kinh doanh trang trại, Đồng Nai.
77- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
78- Vũ Thạch, Hoạt động nhân quyền, Sài Gòn
---------------------------------------------
          Xin lưu ý: Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy chữ ký. Xin quý vị cá nhân ghi đầy đủ: tên họ, nghề nghiệp, nơi ở (thành phố nếu là trong nước, quốc gia nếu là hải ngoại). Xin cảm ơn. Vui lòng gởi về địa chỉ email:phanvanloi@fvpoc.org

          Cập nhật chữ ký ngày 14-01-2017
          Tổ chức
1- Diên Hồng Thời đại Việt Nam. Đại diện: Nhà biên khảo Phạm Trần Anh.
2- Liên minh Dân chủ Tự do Việt Nam. Đại diện: Ông Huỳnh Hưng Quốc.
3- Nhóm Dân chủ Đuốc Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Lưu Hoàn Phố.
          Cá nhân
1- Bùi Quang Hưng, Kỹ sư Tin học, Pháp
2- Bùi Văn Hưng, Kỹ sư cầu đường, Hải Dương.
3- Cao Xuân Lý, nhà văn, Australia
4- Chu Mạnh Sơn, Cựu  tù nhân lương tâm, Nghệ An.
5- Đặng Thanh Quý, Nhân viên văn phòng, Hoa Kỳ.
6- Đỗ Thị Ngọc Nguyên, Dân oan, Đồng Nai.
7- Hồ Minh Tịnh, Sinh Viên, Khánh Hòa.
8- Khúc Thừa Sơn, Nghề tự do, Đà Nẵng.
9- Lê Thị Bích Ngọc, Kinh doanh, Thái Nguyên.
10-  Thị Kim Thu, Dân oan, gốc Đồng Nai, Hoa Kỳ.
11- Lê Văn Sỹ, Nội trợ, Sài Gòn.
12- Ngô Thanh, Nhân viên IT-Plano, Hoa Kỳ.
13- Nguyễn Đình Cương, Cựu Tù nhân Lương tâm, Nghệ An.
14- Nguyễn Đức Quốc, Lao đông tự do, Hoa Kỳ
15- Nguyễn Huy Thiết, Thợ xây dựng, Canada
16- Nguyễn Hữu Trí, Giáo viên, Tây Ninh.
17- Nguyễn Khắc Long, Phóng viên, Bỉ.
18- Nguyễn Minh Nhựt, Lập trình viên, Sài Gòn
19- Nguyễn Quang Vinh, Cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội.
20- Nguyễn Tạo, Hưu trí, Hoa Kỳ.
21- Nguyễn Thế Quang, Giáo sư, Hoa Kỳ.
22- Nguyễn Thị Huyền, Dân oan, Hải Phòng.
23- Nguyễn Thiện Nhân, Nhà báo độc lập, Sài Gòn.
24- Nguyễn Trọng, Công nhân, Hoa Kỳ.
25- Nguyễn Văn Hiên, Nông dân, Bắc Ninh.
26- Nguyễn Văn Lương, Tiến sĩ, Hoa Kỳ.
27- Nguyễn Văn Nghiêm, Lao động tự do, Hòa Bình
28- Nguyễn Việt Hưng, Nhóm ĐổngTâm, Úc.
29- Phạm Hồng Thắm, Nhà báo hưu trí, Hà Nội.
30- Phạm Quý, Cán bộ hưu trí, Hà Nội.
31- Phạm Thị Lan, Giáo viên, Ninh Bình
32- Phạm Thị Quý, Cán bộ hưu trí& Dân oan, Hà Nội.
33- Tâm An, Diễn đàn Chính nghĩa VNCH, Úc
34- Trần Cương, Kinh doanh, Hà Nội.
35- Trần Lễ Nguyên, Nhà thơ, Hoa Kỳ.
36- Trần Mạnh Cường, Kinh Doanh, Hà Nội.
37- Trần M. Xuân, Giáo sư, Hoa Kỳ
38- Trần Ngọc Thành, Kỹ sư, Áo.
39- Trần Văn Phê, Lao động tự do, Bến Tre.
40- Võ Đăng Khanh, Kỹ sư môi trường, Bình Dương.
41- Vũ Ngọc Phúc, Doanh nhân, Đan Mạch
42- Vũ Xuân Hoàng, Công nhân, Hoa Kỳ.

---------------------------------------------------------------------------------------- 

__._,_.___

Posted by: 8406news 


Nhân quyền VN, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus

https://ngaytancsvn.blogspot.com.au/2017/01/nhan-quyen-vn-luat-nhan-quyen-magnitsky.html

Năm Mới 2017 Hân Hoan Chào Đón


Luật Magnitsky TT Obama Ban Hành ngày 23 tháng 12, 2016  Chế Tài Cán Bộ Vi Phạm Nhân Quyền
https://ngaytancsvn.blogspot.com.au/2017/01/nam-moi-2017-han-hoan-chao-on-luat.html



Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

My Blog List