zz

br /> br /> /> br /> ----

Friday, 29 September 2017

Đã đến lúc phải xác định Quân lực VNCH và QĐCS ai hùng, ai hèn ?

 
Một quân đội hèn là loại quân đội:
1).  Chẳng những không nhận ra kẻ ngoại bang đã chiếm mất chủ quyền quốc gia của mình mà lại còn mê muội đi theo kẻ đó đánh lại dân mình!
2).  Hèn nhất là a dua theo ngoại bang cướp chủ quyền đất nước mình mà cứ tự xưng là oai hùng!
(Chú ý: Quân đội là một tập thể lớn, là một bộ máy của guồng máy quốc gia, không phải là một vài cá nhân người lính)
Vài sự kiện tiêu biểu để xét xem một quân đội là hùng hay hèn:
. Năm 1965, Mỹ (ngoại bang) tự đổ quân xuống Đà Nẵng nhưng không thèm xin phép chính phủ Phan Huy Quát của Việt Nam Cộng Hòa! (Ấy là chủ quyền quốc gia VNCH đã bị xâm phạm, bị cướp mất,  lúc ấy quân đội ở đâu mà không bảo vệ chủ quyền?  Thế là quân đội hùng hay hèn?)
. Năm 1973, ép buộc Việt Nam Cộng Hòa phải ký Hiệp Định Paris với những điều kiện bất lợi giống như là bị ép ký bản án tử hình cho chính mình! (vậy là, chủ quyền quốc gia VNCH còn hay đã mất, lúc ấy quân đội ở đâu mà không biết để chống lại sự ép buộc? Thế là quân đội ấy hèn hay hùng?)
. Năm 1974, Tầu Cộng Sản nó đánh chiếm Hoàng Sa, ưu thế phi cơ chiến đấu có nhưng tại sao lại không dám sử dụng? hải quân thì quân ta đánh quân mình và để mất Hoàng Sa! Thế là quân đội hùng hay hèn?)
Khách Quan.




From: Chau Nguyen <
Sent: Sunday, September 3, 2017 10:57 PM
Subject: Re: Đã đến lúc phải xác định Quân lực VNCH và QĐCS ai hùng, ai hèn?

Này Thạch Ngọc Hoàng:
Cuộc chiến Việt Nam mà ai cũng thấy và biết rõ sự kết thúc vì:


"Thế chiến quốc, thế Xuân Thu
Gặp thời thế, thế thời phải thế"


Và đến hôm nay, cá hai phe lâm chiến CSVN và VNCH cũng như mọi người trên thế giới đều biết rằng


"Ai công hầu, ai khanh tướng
Trên trần ai, ai giỏi hơn ai"


Không muốn nói nhiều.


nguyenvinhchau


On Sunday, September 3, 2017 9:22 PM, Chau Nguyen < wrote:

Này Thạch Ngọc Hoàng:
Cuộc chiến Việt Nam mà ai cũng thấy và biết rõ sự kết thúc vì:


"Thế chiến quốc, thế Xuân Thu
Gặp thời thế, thế thời phải thế"


Và đến hôm nay, cá hai phe lâm chiến CSVN và VNCH cũng như mọi người trên thế giới đều biết rằng


"Ai khanh hầu, ai khanh tướng
Trên trần ai, ai giỏi hơn ai"


Không muốn nói nhiều.


nguyenvinhchau












On Sunday, September 3, 2017 9:09 PM, Thach Ngoc Hoang <> wrote:


SAU NGÀY 30-04- 75 TOÀN DÂN VIỆT NAM VÀ CẢ THẾ GIỚI ĐIỀU BIẾT VÀ THẤY RÕ QUÂN LỰC VNCH ANH HÙNG,GAN DẠ,CHIẾN ĐẤU ANH DŨNG,MẠNH NHẤT THẾ GIỚI.



Tổng thống Dương Văn Minh: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”.
Thủ tướng Vũ Văn Mẫu: "Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Chuyên viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách mạng".
Chính ủy Bùi Văn Tùng: "Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn".












18 soldiers with VC flag at Xuan Loc ..
( sư đoàn 18 với cờ đỏ sao vàng tại xuân lộc ) 






On Sunday, September 3, 2017 2:49 PM, Aladin Nguyen < wrote:

Đã đến lúc phải xác định Quân lực VNCH và QĐCS ai hùng, ai hèn ?

















Nguyên Thạch (Danlambao) - So sánh cuộc đấu tranh anh dũng vì chính nghĩa của quân dân VNCH với thực trạng của cái gọi là: “Quân hại nhân đôi, Quân đội nhân hai, Quân hại nhăn răng” cúi đầu trước sự xâm lấn của giặc ngoại bang Tàu cộng thì ai mới thật sự là yêu nước trong niềm kiêu hãnh bảo vệ Tổ Quốc, ai là thứ quân đội phản nước buôn dân? Thiết nghĩ giờ đây là thời gian để khẳng định lại lịch sử một cách công bằng xác đáng rằng quân đội nào hèn mạt, quân đội nào anh hùng.


*

Qua bao vụ Trung cộng lấn lướt chủ quyền không chối cãi của Việt Nam như cướp 7 đảo rồi xây dựng căn cứ quân sự, tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông qua Đường phân khúc-9 đoạn (Đường lưỡi bò) cắt cáp tàu thăm dò, đưa giàn khoan xâm phạm lãnh hải và xịt vòi rồng vào các tàu hải giám của VN như xịt heo, xịt trâu bò, bắn giết, cướp của, tông chìm nhiều tàu đánh cá của ngư dân VN, đuổi giàn khoan của Tây Ban Nha hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với VN và nay thì tập dợt quân sự bằng đạn thật chỉ cách vịnh Đà Nẵng chỉ 75 hải lý, cũng như tương lai gần Trung cẩu sẽ biểu dương quân sự cũng như sẽ bắn đạn thật cách cảng Cam Ranh chỉ 30 hải lý…thì quân đội nhăn răng của Việt cộng cũng sẽ chỉ quan với ngại.

Cứ mỗi lần có “sự cố” thì ĐCSVN (Đảng Cướp Sạch Việt Nô) luôn ngụy biện rằng: Quân đội ta yếu, tiềm năng vũ khí ta kém…và rồi thì tên đảng trưởng Thằng Ba Trợn Nguyễn Phú Trọng lại phát biểu một cách ích kỷ cực kỳ ngu xuẩn: “Nếu để xảy ra đụng độ (với Trung Quốc) thì có còn được ngồi đây để bàn về Đại hội Đảng được không”.

Thế thì câu hỏi được đặt ra một cách lô gic là: Tại sao quân đội ta yếu? Câu trả lời là: Có phải tại quân đội ta cũng là quân đội của Tàu và tại ta không có chính nghĩa vì thái độ phản quốc, bán nước của đám bạc nhược BCT (Bộ Cá Tra) cùng TWĐ CSVN.

Nguyên nhân tại sao vũ khí quốc phòng của ta yếu kém? Có phải vì cả bọn chúng ta chỉ chăm chú vào túi riêng, tranh nhau tham nhũng, vơ vét ngân quỹ quốc gia để rồi không còn ngân khoản khả chi cho công việc tối cần là bảo vệ Tổ Quốc?. Một quân đội bị cầm nắm bởi những tên lãnh đạo hèn nhát nhu nhược cộng với tinh thần yếm thế đầy sợ hãi của đám binh lính là một đội quân tôi tớ trong cung cách nô lệ chứ không phải là quân đội anh hùng với đầy đủ danh dự cùng trách nhiệm của người quân nhân.

Những đứa con chỉ giỏi tranh giành, hiếp đáp anh chi em trong cùng một gia đình nhưng khi ra xã hội lại hèn nhát yếu đuối là những đứa con tệ hại ươn hèn.

Hãy lật lại những trang sử quân đội của 2 thể chế: Cộng sản VN và QL-VNCH để điểm ra chính nghĩa và chân giá trị của quân đội ấy.

A- Quân đội nhân dân (QĐND)

Trước 1975 còn được gọi là “quân cs Bắc Việt”, tức quân cộng sản xâm lăng vì họ đã theo lệnh của tên đầu sỏ chúa đảng cs Hồ Chí Minh: “Dẫu đốt hết dãy Trường Sơn, dẫu hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng cũng phải giải phóng cho bằng được miền Nam”. Một thứ quân đội mà sử sách đã ghi chép lại gần như đầy đủ trong hơn 21 năm của cuộc chiến HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN để cuối cùng là Việt Nam thất bại, điều đó đã được xác định bởi cựu TBT Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh thay cho Liên Xô và Trung Quốc”, câu tuyên bố này của một người với cương vị Chủ tịch quân ủy trung ương, nếu không ngụ ý cho rằng quân đội CSBV chỉ là đám lính đánh thuê cho ngoại bang Nga Tàu thì là gì?.

Bên cạnh Lê Duẩn, những nhân chứng được sinh ra và đã phục vụ chế độ ở những cương vị có giá trị với nhiều nhận định mang tầm ảnh hưởng, hãy nêu vài vị với những thí dụ sau:

- Dương Thu Hương: Một nữ Nhà văn quân đội đã xác quyết rằng: Chế độ man rợ đã chiến thắng nền văn minh.

+ Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. (1)

- Trung tướng Trần Độ: Ở Việt Nam, từ 1975 đến 1985 ta chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Điều đó đã làm đất nước và nhân dân khốn khổ. May mà năm 1986, Đảng cộng sản phải nghe theo dân và phải đổi mới, nhưng sự đổi mới ấy lại cứ nửa vời, chập chờn, làm cho sự phát triển đất nước cũng cứ chập chờn, cứ nhùng nhằng, do đó đã qua đi 25 năm mà tương lai chưa hứa hẹn gì nhiều. Trong khi đó sự tụt hậu cứ càng ngày càng tụt xa, ta không sao theo kịp các nước không xã hội chủ nghĩa. Như vậy “xã hội chủ nghĩa” chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa được chứng thực (chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bại và đổ vỡ sau 70 năm tưởng rằng đã thành công).

- Như vậy nó không thể là con đường duy nhất để phát triển đất nước.

- Cách mạng và xây dựng, và tiến hoá

+ Ông Trần Anh Kim: Nghĩ đến lịch sử đau buồn này thì tôi vẫn nói với bạn bè rằng gia đình tôi 3 đời bị cộng sản đè nén, áp bức rồi, bị cướp trắng tay rồi, đời ông nội tôi, đời bố tôi, rồi đến đời tôi, cướp trắng tay như vậy rồi. Cho nên tôi vẫn nói với anh em, bạn bè rằng tao không căm thù chế độ này thì thôi chớ chế độ này lấy quyền gì để căm thù tao.


Ông Lê Hồng Hà, nguyên đại tá và nguyên chánh văn phòng Bộ Công an, đưa ra những đề nghị liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp trong đó ông đề nghị bỏ điều 4 hiến pháp và cho rằng quân đội phải trung thành với tổ quốc chứ không phải với đảng!

- Do mấy chục năm qua, cả nước ta đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa sai lầm nói trên, nên đất nước ta lâm vào tình trạng suy yếu, xuống cấp về hầu hết các mặt của đời sống xã hội (không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức v.v…) và tụt hậu so với nhiều nước xung quanh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Chưa bao giờ lòng tin của dân đối với sự lãnh đạo của ĐCSVN và Nhà nước ta thấp như ngày nay và tình hình nghiêm trọng tới mức trở thành nguy cơ lớn đối với sự sống còn của chế độ, của ĐCSVN. (1) 

Nguyên nhân gốc rễ của tình hình ấy, chính là do chế độ toàn trị của một đảng trên thực tế đang chi phối toàn bộ quyền lực Nhà nước và hệ thống chính trị đứng trên nhà nước và pháp luật, đứng trên nhân dân, vô hiệu hóa nhiều quyền tự do, dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp.

– Để cứu đất nước ra khỏi tình hình nghiêm trọng nói trên thì phải đổi mới căn bản thể chế chính trị, chuyển từ độc tài đảng trị sang dân chủ là cơ hội tốt, là bước đi đầu tiên mở đường cho đất nước đổi mới toàn diện, phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Luật sư Nguyễn Văn Đài: “Một đảng mà chỉ coi trọng quyền lực của mình hơn chủ quyền quốc gia và sinh mạng của nhân dân, thì đó là đảng gì? Đó là đảng khốn nạn!”

Nếu cho rằng những nhân vật tiêu biểu nêu trên, họ là Nhà văn, Nhà thơ, Tướng tá trong quân đội, Cán bộ cao cấp của chế độ cộng sản, Luật sư, Trí thức…thì lẽ nào họ lại không có cái quyền nhận định về cái cơ chế mà họ là những công dân hạng 1? Họ đã sinh ra và được chế độ dạy bảo cũng như đã từng đổ xương máu, mạng sống cho chế độ mà cho rằng những vị này không có quyền nêu quan điểm thì ai mới là người có quyền?

Nếu những tên đầu sỏ cộng sản tự cho rằng mình có quyền ngụy biện cho những hành động ngu xuẩn trong những sách lược cũng như liên tục có thái độ nhu nhược, đầu hàng, thần phục ngoại bang Tàu cộng mà cho rằng những người can trực, dám nói lên sự suy nghĩ của của những trái tim yêu nước là “phản động” thì động thái của ĐCSVN trong quá khứ và của hôm nay, thì ai mới thật sự là phản động và phản quốc?.

B- Quân lực Việt Nam Cộng Hòa:

Quân đội của miền Nam dưới 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH không chủ trương vượt vĩ tuyến 17 để tấn công ào ạt hay xâm lược miền Bắc XHCN nhưng CSBV (Cộng Sản Bắc Việt) đã thực hiện điếu ấy với miền Nam rất thô bạo và hung hãn. Những chiến tích hào hùng, một lòng vì dân vì nước, vì nền độc lập dưới chính thể Tự Do được đa số thanh niên nam nữ miền Nam thể hiện một cách tự nguyện, không bị cưỡng ép dưới nòng súng hoặc bị đấu tố và cắt lương thực… như miền Bắc XHCN. Lịch sử chiến đấu một cách oai hùng nhằm bảo vệ cho một xã hội Tự do và Nhân bản, cũng như tự vệ trước sự xâm lăng như vũ bão của CSBV, quân sử của VNCH đã ghi lại khá đầy đủ, người viết chỉ trưng bày một vài chứng tích cụ thể:

1- Đối với giặc cướp Tàu cộng: Trận hải chiến Hoàng Sa là một trong những chứng minh hùng hồn rằng QL-VNCH đã thật sự chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc trước sự hung hãn của giặc ngoại bang Trung cộng, mà Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng 74 chiến sĩ HQ/VNCH đã anh dũng hy sinh. Hãy nghe ông Phạm Ngọc Roa kể lại:

Ông Roa kể tiếp, sáng 19.1.1974, lực lượng biệt hải của VNCH đổ bộ lên một đảo chính thuộc quần đảo Hoàng Sa để chiếm lại đảo, nhưng quân Trung Quốc ở đó đông gấp 10 lần quân VNCH, họ dàn hàng ngang tràn xuống, cuộc đổ bộ thất bại. Sau khi rút quân đổ bộ, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trưởng cuộc chiến, ra lệnh các tàu nổ súng. Lúc này Hải quân VNCH chia làm 2 cánh, HQ-4, HQ-5 ở mạn nam còn HQ-10, HQ-16 ở mạn bắc. HQ-10 là chiếc khai hỏa đầu tiên (thông lệ bắn một phát lên trời như để “chào hỏi”), sau đó tất cả 4 chiếc đồng loạt nổ súng - trận chiến kéo dài chừng 30 phút(5)

Và rồi thì người chiến sĩ Hải quân VNCH Phạm Ngọc Roa một người trực tiếp chiến đấu trong Hải chiến Hoàng Sa cách đây hơn 40 năm tâm sự:

“Sau 3 ngày căng thẳng, khi nhận được lệnh chiến đấu thì ai cũng quyết tâm chứ không sợ sệt gì cả, sống chết gạt bỏ sang một bên. Đây là cuộc chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển đảo của chúng ta. Đất của mình, đảo của mình mà họ vô cớ đến dùng sức mạnh lấn ép, chiếm, thì chúng ta dù có yếu đi nữa cũng sẽ chiến đấu để bảo vệ… Khi rút lui khỏi trận chiến, chúng tôi biết muốn trở lại Hoàng Sa sẽ khó khăn hơn Chúng tôi cảm thấy bất lực, không nhận được sự giúp đỡ khi chiến đấu với đối thủ mạnh hơn rất nhiều. Tất cả anh em đều buồn vì người lính đã không hoàn thành nhiệm vụ… Tôi mong ước một ngày nào đó, quần đảo Hoàng Sa phải trở lại với đất nước Việt Nam chúng ta…”.


2- Nguyễn Văn Đương: Mãi đến tận ngày hôm nay, đã sau 45 năm kể từ ngày người anh hùng ngã gục, nhiều người Việt Nam vẫn rơi lệ khi nghe và hát bài hát bất tử của người lính Cộng Hòa cựu Đại úy Nguyễn Văn Đương:

“…Đồi 31 ở mặt trận Hạ Lào, tháng Hai, 1971.. Đại quân Miền Nam gồm: Sư Đoàn Nhảy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn I Bộ Binh, Lữ Đoàn I Thiết Kỵ, và Liên Đoàn I Biệt Động Quân cùng vượt biên giới Lào-Việt tiến đánh vùng hậu cần Tchépone của cộng sản Bắc Việt trên đất Lào. Lữ Đoàn 3 Dù gồm các Tiểu Đoàn 2, 3, và 8 giữ mặt Bắc của trục tiến quân. Vị trí Đồi 31 của Tiểu Đoàn 3 Dù được Pháo Đội B3 Pháo Binh Dù do Đại Úy Nguyễn Văn Đương chỉ huy yểm trợ. Vòng đai cực Bắc của Biệt Động Quân bị tấn công trước; tiếp vị trí Đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Dù bị công phá.. Cuối cùng, chỉ còn lại Căn Cứ Đồi 31 giữa vòng vây của một sư đoàn Bắc Việt (tỷ lệ 1 chống 15). Ngày 25/2, Đồi 31 bị tràn ngập, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ và toàn ban tham mưu lữ đoàn đồng bị bắt, căn cứ chỉ còn khẩu pháo cuối cùng, Đại Úy Đương hạ ngang nòng bắn thẳng vào toán quân cộng sản theo xe tăng T54 ào lên đồi chiếm mục tiêu, và ông gục ngã với khẩu pháo cuối cùng bị phá hủy…(6)

“Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi
Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh
Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm mầu
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh
Không, anh không, anh không chết đâu em, anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh...” Trần Thiện Thanh

Như vậy ai đã trở thành bất tử? Đại Úy Nguyễn Văn Đương? Hay nhạc sĩ Trần Thiện Thanh? Hay bài hát “Anh Không Chết Đâu Anh”? Câu trả lời là cả ba, cùng với kho tàng văn hóa nghệ thuật của Miền Nam trước 1975.


3-Trận An Lộc: Đây là một trận chiến mà phía Việt Nam Cộng hòa xem là đợt 2 trong Chiến dịch Hè 1972 hay "Mùa Hè Đỏ Lửa" trong Chiến tranh Việt Nam. Về phía quân CSBV, thì đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng trong đợt 1 của Chiến dịch Nguyễn Huệ (1 tháng 4 năm 1972 - 19 tháng 1 năm 1973).

An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn cộng quân tiến về Thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay họ ngày 7 tháng 4 năm 1972. (5). Hai câu thơ đã ghi đậm vào quân sử VNCH:

An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.

Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam (1955–1975), giả dụ nếu CSBV thu trận thì liệu rằng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Anh... cùng nhiều tướng tá của VC có dám tuẫn tiết như các bậc anh hùng Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn cùng nhiều vị anh hùng vị quốc vong chứ không hàng giặc hay không?.

So sánh cuộc đấu tranh anh dũng vì chính nghĩa của quân dân VNCH với thực trạng của cái gọi là: “Quân hại nhân đôi, Quân đội nhân hai, Quân hại nhăn răng” cúi đầu trước sự xâm lấn của giặc ngoại bang Tàu cộng thì ai mới thật sự là yêu nước trong niềm kiêu hãnh bảo vệ Tổ Quốc, ai là thứ quân đội phản nước buôn dân? Thiết nghĩ giờ đây là thời gian để khẳng định lại lịch sử một cách công bằng xác đáng rằng quân đội nào hèn mạt, quân đội nào anh hùng.

Nếu cho rằng lập luận của CSBV (Cộng Sản Bắc Việt) là đúng cho cuộc chiến xâm lăng miền Nam thì hãy trả lời cho 3 câu hỏi ngắn gọn sau đây:

1- Đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, vậy Mỹ có chiếm Cam Ranh hay bất cứ tấc đất nào của miền Nam hay không?

2- Trung cộng là đồng chí và không phải là quân xâm lược bành trướng thì tại sao chúng lại cướp 7 đảo của VN và tuyên bố chủ quyền (thứ mà họ không được Tòa Án Quốc Tế công nhận) hầu hết Biển Đông?

3- Trung cộng không là giặc cướp thì tại sao chúng cho quân đội tiến vào lãnh thổ của VN và dạy cho bài học 79, cũng như chiếm các điểm cao chiến lược trong nội địa VN, chiếm đất đai của nước ta qua những việc di dời cột mốc biên giới cùng nhiều hình thức xâm nhập trá hình khác?

Tôi tin chắc rằng Đảng Cướp Sạch sẽ không thể trả lời một cách thật thà và hợp lý dưới bất cứ hình thức ngụy biện nào vì những điều đã nêu trên là những sự thật không thể nào chối cãi.

Một quân đội cúi đầu thần phục, sợ hãi giặc cướp ngoại bang là một thứ quân đội mạt hạng. Nếu còn một chút nào tự hào là những người quân nhân vì đất nước và Dân tộc thì các anh, những đứa con của Tổ Quốc phải xét lại thật nghiêm túc rằng ta có xứng đáng là những người lính vì Quê Hương hay chỉ là những tên tôi tớ cho ngoại bang một cách nhục nhã ê chề.

3/9/2017


_______________________________________

Ghi chú:

(5)



Virus-free. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: Khach-Quan Tran 

Monday, 11 September 2017

Nóng ! Các Cựu Chiến binh bất ngờ biểu tình đòi phế truất Đảng cộng sản:

Nóng ! Các Cựu Chiến binh bất ngờ biểu tình đòi phế truất Đảng cộng sản:


- Bấm Đăng Ký theo giỏi miễn phí tại đây: https://goo.gl/lz4prD - Xin chia sẻ video và Đăng Ký (miễn phí) theo giỏi Kênh hằng ngày. *** * Nguồn Video Trực Ti...

**KẺ THÙ DUY NHẤT CỦA DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT LÀ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM .
**Bất luận ai, ở trong nước cũng như hải ngoại, không dám lật tẩy và chống lại HCM và đảng csVN đều là những người không thể đoàn kết, hợp tác và đồng chiến tuyến với những loại người ấy.

**Phải vùng dậy đập tan đảng cướp csvn và tập đoản lãnh đạo nhà nước tham ô, bạo tàn và phi nhân chỉ biết tàn ác  với  dân, tay sai hèn mạt của lũ lãnh đạo Tầu Cộng.

**Quyết tâm giải thoát nhân dân và Đất Nước Việt khỏi nạn đồng hóa của bè lũ Hán Nô!

Hoang Nguyen/NPH/Nguyễn Phi Hoàng













__._,_.___

Posted by: vinh bao <

Wednesday, 6 September 2017

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN




Phạm Tín An Ninh (Danlambao) - Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.

Người ta không còn đếm được các chương trình tìm giọng hát cho loại nhạc này: “Hát Cùng Bolero”, “Thần Tượng Boleo”, “Solo Cùng Bolero”, “Tình Bolero”, “Tình Bolero Hoan Ca”... Những cuộc thi hát nhạc Bolero thu hút hằng vài chục ngàn thí sinh, đủ mọi thành phần, cán bộ, sĩ quan, thầy cô giáo, các em bé 7, 8 tuổi, đến từ “mọi miền đất nước”. Từ những danh ca, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân” đến anh bán kẹo kéo dạo đều đua nhau hát và kiếm tiền bằng Nhạc Bolero. Và không cần biết cho phép hay không, họ hát đủ mọi đề tài: miền Nam thanh bình, tình yêu, tình lính, đời lính (VNCH), kể cả những bản nhạc chiêu hồi, như “đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu”, “miền Nam có nắng thanh bình có đồng lúa đẹp có tình quê hương, anh ơi mau sớm lên đường, bình minh còn đợi ruộng nương còn chờ...”vv...

Trong cái khát khao Bolero ấy, thực chất chính là nỗi khát khao khung trời, con người, nếp sống, tình cảm, tấm lòng đối với quê hương đất nước của quân dân miền Nam thuở trước, và đặc biệt là tính nhân bản đã hoàn toàn thiếu vắng tại miền Bắc trên bảy mươi năm và tại miền Nam hơn bốn mươi năm dưới chế độ Cộng Sản. Khi một ca sĩ hát, họ thả hồn vào từng lời ca, cùng bâng khuâng với những hình ảnh, tình tự trong nhạc phẩm, họ có cảm giác đang được sống trong cùng không gian và thời gian mê đắm ấy. Người nghe thì hồn như bay bỗng đến chốn thiên thai nào đó, họ đắm chìm trong cảm xúc của một thời hạnh phúc, mà người miền Nam đã mất đi trong tiếc nuối, và người miền Bắc thì khát khao nhưng chưa bao giờ được sống. Và như thế, một thiên đường Miền Nam trước 1975 thực sự đã sống lại trong lòng mọi người, thiết tha và mãnh liệt.

Văn chương hay âm nhạc là những phạm trù phản ảnh trung thực nhất cho một xã hội. Bolero, một loại nhạc bình dân, dù được ai đó gán cho cái tên nhạc “sến”, đã làm đúng vai trò ấy, đã suốt một thời thăng hoa qua cuộc sống chan hòa yêu thương, nhân bản, và nhạc Bolero cũng chính là tiếng than ai oán, bi phẩn của người dân miền Nam thời ấy, khi mà cuộc chiến phi lý và bẩn thỉu nhất do bọn người CS rừng rú gây ra để phá hoại đất nước, giết chết bao thế hệ thanh niên của hai miền, và tạo cảnh huynh đệ tương tàn, làm hệ lụy lâu dài cho cả một dân tộc. Những thế hệ ở Việt Nam bây giờ có cảm xúc như thế nào khi nghe những bài Tám Điệp Khúc, Đêm Nguyện Cầu, Kẻ Ở Miền Xa, Hai Chuyến Tàu Đêm, Đường Xưa Lối Cũ, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu...? Và trong tất cả những bài ca về lính mà họ đang say mê hát, họ có tìm được câu nào hô hào “sinh Nam tử Bắc” hay “thề phanh thây uống máu quân thù” như trong chính bài quốc ca CS?

Nhạc Bolero đã đè bẹp tất cả các loại nhạc “đỏ”, nhạc ăn cắp, bắt chước, lai căng của nhiều nhạc sĩ trong nước, viết theo lệnh đảng hay làm dáng, đua đòi “vươn ra biển lớn!” Ca sĩ thì “thặng dư giá trị” đủ hạng đủ cỡ, mà nhạc sĩ thì hiếm hoi như lá cuối mùa thu và cũng chẳng sáng tác được bao nhiêu ca khúc ra hồn, ngoài một vài bài của các nhạc sĩ Thanh Tùng, Bắc Sơn, Phú Quang, Trần Tiến, Phan Đình Điểu... và bài Phượng Hồng phổ từ thơ Đỗ Trung Quân.

Những ca sĩ miền Nam chuyên hát nhạc “sến” đã hết thời ở hải ngoại cỡ Chế Linh, Giao Linh, Phương Dung, Thái Châu, Tuấn Vũ... về Việt Nam làm nhiều show đã cháy vé, được ca ngợi đón tiếp như những ông bà hoàng Bolero, mang về quê hương những làn gió mới! Nhiều người được trang trọng mời ngồi ghế “nóng” làm giám khảo cho các kỳ thi tuyển lựa ca sĩ Bolero!

Ngày 30.4.75, trên đường vào “tiếp thu” miền Nam, bà Dương Thu Hương ngồi khóc bên vệ đường khi nhìn thấy một miền Nam văn minh, hiền hòa, trù phú gấp vạn lần miền Bắc. Bà đã nhận ra cả một quá khứ bị lừa dối. Một số trí thức miền Nam, như chú cháu Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng (ở cùng quê và học trung học cùng trường Võ Tánh-Nha Trang với người viết) khi bỏ miền Nam vô bưng, lòng nô nức đi làm “cách mạng”, nhưng đến khi được chuyển ra miền Bắc mới giật mình biết đã “lạc đường” nhưng quá muộn, đành phải “nín thở qua sông”. Trước khi vô bưng, Đỗ Hữu Ưng từng theo học Khóa 11 Đốc Sự tại Viện QGHC thời VNCH. Sau 75, về “tiếp thu miền Nam” giữ chức chủ tịch của một huyện nào đó ở Sài Gòn, đã tìm gặp lại những đồng môn cũ, khuyến khích mọi người nên sớm tìm đường vượt biển, nhưng chẳng mấy ai dám tin! Ông chú gốc giáo sư thì làm đến chức ủy viên tôn giáo của thành ủy, nhưng bất mãn nên cùng đám Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà lập ra Câu lạc bộ Kháng Chiến Cũ. Để phản ứng cho sự ăn năn hối hận của mình, hai chú cháu đã bị lột hết các chức tước, riêng ông chú phải nhận những bản án tù và đã chết dưới tay người đồng chí CS!
Nhiều thanh niên miền Bắc, điển hình là Nguyễn Viết Dũng, đang là một sinh viên giỏi, từng đoạt giải “Đường Lên Đỉnh Olympia”, với một tương lai tươi sáng, nhưng đã dám công khai treo cao cờ vàng ba sọc đỏ trên nóc nhà, mặc quân phục và mang phù hiệu QLVNCH như là một hình thức tôn vinh, luyến tiếc một chính thể, một quân đội chính danh đã bị bức tử. Bị cầm tù ra, anh con khắc trên cánh tay hai chữ "Sát Cộng" và rủ nhiều bạn bè tìm vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp hương kính cẩn tưởng niệm những người lính miền Nam đã vị quốc vong thân. Những người mê hát, mê nghe nhạc Bolero, chắc hẳn ít nhiều đều mang trong lòng những hoài niệm, suy tư, cảm xúc như thế.

Những nhạc sĩ miền Nam, đang còn sống như Lam Phương, Lê Dinh, Song Ngọc... hay đã mất ở hải ngoại như Trần Thiện Thanh, Trịnh Hưng, Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Nhật Ngân, Anh Bằng,... hoặc chết ở quê nhà trong nghèo nàn khốn khó như Trúc Phương, Thanh Sơn, Nguyễn Văn Tý... khi sáng tác những bản nhạc Bolero chắc họ không ngờ đã tạo thành những vũ khí vô hình nhưng ghê gớm, làm mê mẩn hàng mấy chục triệu người sống trong chế độ Cộng sản, có sức xoi mòn và làm sụp đổ chế độ tàn ác man rợ này. Mặc dù bọn tà quyền vẫn đang sống thoi thóp, dựa vào bạo lực, và sự kết họp mong manh của đám đồng chí cùng băng đảng, để chia chác quyền lợi, tài sản cướp bóc của nhân dân và sẵn sàng “mỏi gối quì mòn sân Tàu phủ”, nhưng bên trong thực sự đã mục rữa, thối tha, chia bè kết nhóm để tranh giành, thanh toán lẫn nhau. Lòng dân sẽ thay đổi nhanh chóng khi Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.

Cả một đất nước như đang bị ngón sóng thần Bolero tràn ngập, làm thay đổi não trạng và nỗi khao khát của con người, biết đâu sẽ dẫn đến việc sụp đổ cả thành trì của một chế độ từng lên án, tìm mọi cách để ngăn cấm, triệt tiêu nó. Thêm một chỉ dấu báo hiệu cho ngày tàn của CSVN.

4/9/2017



__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List