zz

br /> br /> /> br /> ----

Tuesday, 30 January 2018

Nợ công tăng cao vút, Việt Nam sắp phá sản



Thật không khó hiểu khi phải nuôi cả một bộ máy ăn tàn phá hại, tham nhũng ngày đêm, nhân dân Việt Nam đang phải gồng gánh một khoản nợ công khổng lồ. 15 ngày đầu năm 2018, ngân sách thâm hụt 18.400 tỷ đồng. Năm 2018, bội chi ngân sách không dưới 200 ngàn tỷ. Tình trạng bội chi ngân sách của Việt Nam liên tục xảy ra trong những năm gần đây. Năm 2016, Bộ Tài chính cũng cho biết là mức bội chi cả năm ước tính hơn 192 ngàn tỷ đồng. Trước đó, năm 2015, bội chi 256 ngàn tỷ đồng. Năm 2014 là hơn 249 ngàn tỷ đồng.


Tăng thuế liên tục, nhà nước có bộ nào thì Đảng CSVN có ban đó. Dân bị đánh thuế hai lần, sống trong tình cảnh “một cổ hai tròng”. Trong tháng 8/2017 Bộ Tài Chánh Việt Nam đã đề nghị một số biện pháp sửa đổi liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên thiên nhiên....


Thu nhập cho ngân sách quốc gia của Việt Nam có gia tăng nhờ kinh tế phát triển khoảng trên 6% mỗi năm nhưng không bắt kịp chi phí. Theo báo cáo của mạng tin tài chánh The Economist, tổng số nợ công của Việt Nam tính đến ngày 16-7-2017 là US$ 94.854 tỷ, khoảng US$ 1,039 mỗi đầu người. Nợ công của Việt Nam gia tăng liên tục trong nhiều năm qua, tương đương với 36% của tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) vào năm 2001. Con số này lên tới 62.4% vào năm 2016. IMF dự đoán nợ công của Việt Nam sẽ là 63.3% và 64.3% so với GDP vào 2017 và 2018 trong khi đó nhà nước giới hạn mức nợ công vào 2020 là 65% của GDP. Từ 2010 đến 2015, mức tăng trưởng của GDP trung bình là 5.9%. Trong khi nợ công tăng trung bình hàng năm gấp 2-3 lần GDP.


Dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới còn bi thảm hơn. Theo đó nợ công có thể gia tăng đến 65.4% của GDP vào năm 2022. Tuy nhiên nếu bội chi ngân sách không giảm và tiếp tục ở mức độ của năm 2017, nợ công có thể gia tăng đến 70.1% của GDP vào 2022 tức là vượt xa mức cao tối đa. Ngoài điều kiện bội chi ngân sách vừa kể, nếu có thêm thay đổi lớn về lãi suất trên thị trường tài chánh quốc tế vào 2018, nợ công của Việt Nam có thể lên đến 74% của GDP vào 2022. Nhiều quốc gia cả giầu lẫn nghèo đều vay nợ ít hay nhiều để phát triển. Đối với Việt Nam tỉ lệ nợ công/GDP an toàn không thể quá 40%.


Khác với các nước tư bản, khi chính phủ và người dân có độ tích lũy cao thì việc nợ công của Việt Nam trên 60% GDP như hiện nay là điều nguy hiểm. Hy Lap khủng hoảng có ba nguyên nhân chính mà Việt Nam đang găp phải.

Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và sau thập niên 90 tiếp tục giảm gần về 0%.


Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách. Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%.

Thứ ba, theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư. Cựu thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp.


Tính đến lúc khủng hoảng tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP. IMF, ECB và EC muốn Hy Lạp cắt giảm chi tiêu (chủ yếu là lương hưu và các khoản an sinh xã hội), đồng thời tăng thuế. Song, thực tế là Hy Lạp đã áp thuế suất cao tới 45% cho mức thu nhập tối thiểu nên khó có thể tăng hơn nữa. Hầu hết các giao dịch tiền tệ trong nước bị ảnh hưởng khi người dân mỗi ngày chỉ được rút tối đa 60 euro. Mỗi năm, Hy Lạp thu hút 17 triệu khách du lịch, gấp đôi dân số nước này. Lĩnh vực này cũng đóng góp 18% GDP, tạo ra một phần tư lượng công ăn việc làm cho đất nước. Tuy nhiên, kinh tế bất ổn đã tác động không nhỏ đến tâm lý du khách. Các máy rút tiền không hoạt động, dòng tiền bị kiểm soát khiến một số cửa hàng không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.


Một ví dụ khác cho thấy khi Hungary nợ công mới chỉ gần mức 100% GDP thì quốc gia này gặp khốn đốn, phải vay IMF và dùng những biện pháp mạnh tay bóc lột người dân để giảm nợ công như tăng thuế VAT lên 27%, thuế thu nhập 40%. Ngoài thuế chính quốc gia này còn đẻ ra một loạt các thuế khác như thuế chuyển tiền nhà bank, thuế TV, thuế bất động sản, thuế năng lượng, thuế dược phẩm, thuế xây dựng, thuế văn hóa, thuế nước....v.v., theo thống kê ở Hungary có tới 60 loại thuế khác nhau.

Nguồn: Tổng Hợp, VOA, RFA


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List