zz

br /> br /> /> br /> ----

Monday, 20 July 2020

Đương đầu với Bắc Kinh, phải chăng Luân Đôn không có sự lựa chọn nào khác ?


Đương đầu với Bắc Kinh, phải chăng Luân Đôn không có sự lựa chọn nào khác ?

Đăng ngày: 16/07/2020 - 12:33
Anh đòi xem xét lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc vì đại dịch ...
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab phát biểu về luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc áp đặt ở Hồng Kông, Luân Đôn, ngày 01/07/2020 REUTERS - Hannah Mckay
Thanh Hà
5 phút
Sau Hồng Kông, Hoa Vi hay dịch Covid-19 liệu Biển Đông có là mặt trận mới trong cuộc đọ sức giữa Luân Đôn và Bắc Kinh hay không ? Thời kỳ vàng son trong quan hệ giữa vương quốc Anh và Trung Quốc đã kết thúc.
Nhật báo The Times ngày 14/07/2020 tiết lộ giới quân sự Anh đang chuẩn bị kế hoạch vào đầu năm 2021 lần đầu tiên điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sang tận Viễn Đông, tham gia các cuộc tập trận với một số đồng minh, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và kể cả với Úc hay Canada. Theo lời phó đô đốc Jerry Kyd, chỉ huy trưởng hàng không mẫu hạm Anh, sự kiện này đánh dấu sự trở lại của lực lượng Hải Quân Hoàng Gia Anh trong vùng « Ấn Độ -Thái Bình Dương ». Báo The Times cho rằng, Biển Đông cũng nằm trong chương trình hoạt động của chiếc hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth. Hiện tại bộ Quốc Phòng Anh được báo Úc The Australian ngày 16/07/2020 trích dẫn cho biết « chưa có quyết định về chương trình hoạt động cụ thể » cho chiếc tàu sân bay nói trên. 
Tuy nhiên theo giới phân tích, The Times và The Australian đều là những tờ báo uy tín, và « không có lửa làm sao có khói ? ». Có một điều chắc chắn đây là một dấu hiệu mới cho thấy quan hệ giữa Anh và Trung Quốc tiếp tục xấu đi và nếu Luân Đôn điều hàng không mẫu hạm đến Biển Đông, thì đây sẽ là một mặt trận mới mà chính quyền Anh trực tiếp thách thức Bắc Kinh.
Tháng Tư vừa qua, ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã cảnh báo « Trung Quốc sẽ phải trả lời những câu hỏi hóc búa » về nguồn gốc của virus corona chủng mới, « hợp tác song phương sẽ không thể tiếp tục như không từng có chuyện gì đã xảy ra ».
Liên quan đến luật an ninh quốc gia Hồng Kông do Bắc Kinh áp đặt với thuộc địa cũ của Anh, chính quyền của thủ tướng Boris Johnson cùng với Hoa Kỳ đã lên tuyến đầu. Anh Quốc mạnh mẽ lên án Trung Quốc bội ước về quy chế « một quốc gia hai chế độ » mà trên nguyên tắc phải được tuân thủ cho đến năm 2047. Luân Đôn đã mở rộng vòng tay đón La Quán Thông (Nathan Law) một trong những gương mặt hàng đầu của phong trào dân chủ Hồng Kông và là đồng sáng lập viên đảng Demosisto. Cũng chính quyền Johnson sẵn sàng cấp hộ chiếu cho hàng triệu người Hồng Kông sang Anh sinh sống. 
Về kinh tế, Luân Đôn vừa thẳng tay loại tập đoàn viễn thông Hoa Vi ra khỏi mạng 5G vì lý do an ninh. Đây là một vố đau đối với Trung Quốc vì hai lý do : thứ nhất về mặt chính trị, tranh thủ được thị trường Anh, đồng minh thân thiết nhất của Mỹ, sẽ là một bàn thắng quan trọng đối với Trung Quốc trong sân chơi của Hoa Kỳ. 
Thứ hai, Bắc Kinh từng xem Anh là « cổng » vào thị trường châu Âu, nơi bảo đảm đến 25 % doanh thu cho Hoa Vi. Bản thân tập đoàn có trụ sở ở Thẩm Quyến này cũng cho rằng « Luân Đôn là bàn đạp mở ra cả thị trường châu Âu » vì vậy Hoa Vi đã đầu tư rất nhiều tại vương quốc Anh. Cho đến rất gần đây, chính quyền của thủ tướng Boris Johnson dường như vẫn cưỡng lại trước mọi áp lực từ phía Hoa Kỳ muốn thuyết phục đồng minh này của Washington gạt Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà cung cấp trang thiết bị. Luân Đôn từng hứa hẹn cho phép công ty này của Trung Quốc tham gia tối đa là 35 % vào các cơ sở hạ tầng « không mang tính chiến lược ».
Vậy thì điều gì đã làm thủ tướng Boris Johnson thay đổi thái độ với Bắc Kinh cho dù đây là một quyết định không có lợi cho người tiêu dùng Anh ? Sau thời kỳ « hoàng kim » bắt đầu từ năm 2015 khi Luân Đôn mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Trung Quốc, nước Anh đã quyết định ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và do vậy trông cậy nhiều vào các trục Anh – Mỹ trên vế chiến lược, Anh –Trung Quốc về mặt thương mại. Chẳng ngờ với Donald Trump ở Nhà Trắng, rồi chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đã đẩy Luân Đôn vào thế làm xiếc đi dây giữa Bắc Kinh  và Washington.
Thêm vào đó luật an ninh quốc gia Hồng Kông là giọt nước làm tràn ly. Sau cùng, thủ tướng Johnson ngày càng chịu áp lực của một nhóm khoảng 60 nghị sĩ trong đảng Bảo Thủ có lập trường bài Trung Quốc. Thủ tướng Anh cần đến số này để giữ được đa số rộng rãi ở Nghị Viện. Nói cách khác, theo phân tích của chuyên gia Nick Witney thuộc nhóm nghiên cứu châu Âu European Council on Foreign Relations, chính trị nội bộ tại vương quốc Anh mới là yếu tố quyết định thúc đẩy Luân Đôn mạnh dạn đương đầu với Bắc Kinh. Boris Johnson không có sự chọn lựa nào khác.

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List