zz

br /> br /> /> br /> ----

Thursday, 30 June 2016

Ân huệ của nhà nước CSVN đối với ngành ngoại giao (phỏng vấn Đặng Xương Hùng, phần 1)......Cái khóa của Bộ Ngoại giao (phỏng vấn Đặng Xương Hùng, phần 2)


 
 
  Chuyện kể của một cựu nhân viên Bộ ngoại giao CSVN (Phần 1)



Nguyễn Thị Từ Huy
clip_image002
Ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự CHXHCNVN 
 tại Genève, Thụy Sĩ. Photo courtesy of vanews.org

 Được biết ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Từ Huy: Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân theo mong muốn của gia đình…?

Đặng Xương Hùng: Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch, cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã cùng nhau làm việc ở Ủy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ Ngoại giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá.
Tôi vốn học giỏi ở những môn tự nhiên (toán, lý, hóa) hơn, nên khi thi vào đại học (năm 1978), tôi đã chọn thi vào Đại học Bách khoa. Lúc đó, đại học Ngoại giao không có trong danh sách để thi, mà họ đi thu nạp sinh viên từ con em trong ngành, có kết quả tốt ở các trường đại học khác. Năm đó, tôi được 21 điểm, chỉ thiếu nửa điểm là đi học ở nước ngoài (đây là sự đáng tiếc, tôi sẽ nhớ đến suốt đời, vì rằng trong bài thi toán tôi đã có sự nhầm không thể tưởng tượng được, đó là 2:1=1/2, nếu không nhầm ở đây bài thi toán tôi sẽ có điểm rất cao). Sau đó, đã có một người của trường Đại học Ngoại giao (anh Nguyễn Hồng Phong) đã đến gia đình tôi, thuyết phục đưa tôi vào Đại học Ngoại giao. Tất nhiên, gia đình tôi ai cũng đồng ý, bản thân tôi không thích thú lắm, vì rằng nó đi ngược với ý thích muốn làm nghiên cứu khoa học của tôi. Tuy nhiên, cuối cùng cậu thanh niên mới có 17 tuổi cũng đã đồng ý theo ý kiến mọi người và cậu ta cũng phải thừa nhận rằng vào ngoại giao là một diễm phúc và danh giá thời bấy giờ.
Tuy nhiên, khi vào sơ tuyển tại Đại học Ngoại giao, tôi gặp khó khăn, do ngoại hình của tôi vô cùng tệ hại, mắt híp bẩm sinh, thấp bé, lúc đó tôi chỉ nặng có 38 kg, ngoại hình này không thể đủ để vào làm ngoại giao đại diện cho Việt Nam tiếp xúc với người nước ngoài. Nhưng số phận vẫn muốn đẩy tôi vào với ngành ngoại giao. Câu chuyện lại một lần nữa liên quan đến ông Nguyễn Cơ Thạch. Năm đó, ông Thạch đang làm Thứ trưởng, phụ trách trường Đại học Ngoại giao. Khi được nghe báo cáo về trường hợp của tôi, con ông Đặng Thế Xương, ông Thạch đã nói «Nó bé thì nó sẽ lớn và sẽ nên người, cứ cho nó vào». Thế là tôi đã trở thành sinh viên trường Đại học Ngoại giao. Năm 1983, sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại giao, tôi đã chính thức vào Bộ Ngoại giao, làm ở Vụ Châu Á 2 (phụ trách Lào và Cămpuchia).

Nguyễn Thị Từ Huy: Trong tư cách một người làm ngoại giao, hẳn ông đã có nhiều đóng góp? Tại sao ông không tiếp tục đóng góp qua con đường ngoại giao mà lựa chọn từ bỏ hệ thống, nghĩa là lựa chọn một cuộc sống bấp bênh và cả nguy hiểm nữa?

Đặng Xương Hùng: Thật lòng, theo cách nghĩ của tôi, tôi đóng góp không nhiều cho ngành ngoại giao và cho đất nước. Tôi chỉ là một công chức hoàn thành nhiệm vụ. Tôi là một người làm ngoại giao rất xoàng, tầm thường. Ăn nói không thật trôi chảy, tiếng Pháp, tiếng Anh không thật giỏi. Ngoài ra, ngoại hình cũng làm tôi trở ngại rất nhiều, nhất là những năm đầu tiên. Tôi thực sự tự ti về hình ảnh của mình, đã có lúc, khi thấy một số người bạn rời bỏ ngành ngoại giao, tôi đã có ý định tương tự, nhưng quả thực tôi không có cơ hội và năng lực cần thiết nào khác để mà có thể từ bỏ được.
Hơn nữa, cùng với năm tháng, tôi đã tự trả lời cho chính mình câu hỏi tại sao mình không thành công trong ngành ngoại giao cho lắm. Mình sẽ không thể giỏi lên ở một môi trường mà mình ít có lòng yêu mến. Điều này thì có phần hơi bào chữa, nhưng vẫn có giá trị sự thật. Tiếp nữa, là việc có «thành công» ở một cơ quan nhà nước như Bộ ngoại giao thì ta phải có sự hiểu biết nhất định về «luật chơi» của nó. Những thứ luật chơi phải là người thật tinh quái mới nhận biết hết được. Hoặc nếu anh không đủ tinh quái thì chí ít anh phải đủ «hèn» để kìm nén những ý kiến cá nhân, răm rắp tuân thủ ý kiến lãnh đạo. Cả hai thứ trên tôi đều không có.
Tôi đã nhận thức ra từ khá lâu rằng Bộ Ngoại giao mới chỉ dừng lại ở chỗ là môi trường để tôi kiếm ra đồng tiền nuôi sống tôi và gia đình, chứ nó ít là môi trường cho tôi sự thoải mái. Càng ngày tôi lại càng cảm thấy Bộ Ngoại giao mất dần ký ức đẹp của nó trong tôi. Có một cái gì đó không thật ổn trong ngành ngoại giao. Những người tâm huyết vắng dần, đồng nghĩa với việc cán bộ «tinh khôn» tăng dần. Những cuộc đấu đá, chạy chọt để lên chức, lên quyền, đi luân chuyển nước ngoài ngày càng trở thành những câu chuyện thường ngày ở Bộ. Những câu nói thật tình chỉ nghe được ở những buổi chơi golf và những buổi rượu bia bạn bè vui vẻ. Ai cũng tỏ quan tâm tình hình khó khăn của đất nước, nhưng để chịu suy nghĩ sâu thêm hoặc thực thi ý nghĩ của mình thì ít người quan tâm thể hiện, hoặc không dám hoặc chặc lưỡi chấp nhận sự bình yên.
Đó là cái vòng luẩn quẩn của Bộ Ngoại giao nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Người thực sự yêu ngành nghề của mình hiếm lắm. Cả xã hội đang sống với cảnh nhanh tay kiếm lợi từ chỗ đứng riêng của mình. Công an, quân đội, bác sĩ, giáo viên, đều như vậy. Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy. Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra. Thí dụ như họ bỏ qua cho công an những nhũng nhiễu mà công an gây ra cho nhân dân, thậm chí đổ lỗi là do người dân. Bỏ qua cho giáo viên việc dạy thêm. Bỏ qua cho bác sĩ trong việc nhận phong bì. Với ngoại giao chúng tôi được họ mua bằng những chuyến đi công tác nước ngoài và lệ phí visa. Trong bộ chúng tôi hay đùa nhau rằng, rốt cuộc chỉ là «vấn đề Cămpuchia» (mâu thuẫn nội bộ các sứ quán là vấn đề chia chác lệ phí visa).

Nguyễn Thị Từ Huy: Câu chuyện visa cụ thể là thế nào, thưa ông?

Đặng Xương Hùng: Chuyện visa, khi tôi tiết lộ những chi tiết cụ thể, tôi biết những người bạn tôi ở Bộ Ngoại giao chắc sẽ trách tôi nhiều lắm. Vì rằng chỉ mới ba, bốn năm nay thôi, tôi vẫn còn sống vì nó và kiếm ra đồng tiền vì nó. Nhưng cái lòng tôi muốn nói ra vì rằng tôi có một người bạn còn trẻ ở Bộ mới lần đầu ra nước ngoài và khi tiếp xúc với câu chuyện visa, đã thốt lên rằng: «Thu tiền lệ phí visa như thế làm mất uy tín của Bộ Ngoại giao quá anh nhỉ». Tôi đã trả lời: «Đi công tác ở sứ quán, không có tiền chia từ visa, mình không còn thừa ra đồng nào để mà tiết kiệm đâu em ạ. Rồi em sẽ quen dần thôi». Và vì rằng cả hai chúng tôi đều cùng một ý nghĩ là thà nếu nhà nước cho chúng tôi hưởng một chế độ tiền lương chính đáng tương đương nào đó, còn hơn là dành cho chúng tôi một «chế độ mập mờ» để chúng tôi phải «gian dối» trong lệ phí visa. Nhưng từ lâu tôi đã có câu trả lời cho mình là, do nhà nước không thể có đủ để cung cấp cho chúng tôi một khoản tiền chính đáng nào đó, nên họ cho chúng tôi một «mảnh sân» để chúng tôi «tự do trong kín đáo» kiếm thêm để bù vào. Họ sẽ bịt mắt cho qua.
Câu chuyện visa có thể tóm tắt như sau:
Bộ Tài chính quy định một visa có giá là 35 đô la Mỹ. Số tiền này sẽ đưa vào ngân sách nhà nước. Có chia để lại cho Bộ Ngoại giao một phần. Bảng lệ phí visa theo giá nói trên lẽ ra phải treo công khai tại nơi làm lãnh sự của các sứ quán. Nhưng nếu chỉ thu như vậy, các sứ quán chỉ làm «không công» cho nhà nước, tức không có chênh lệch nào cả. Bộ Tài chính hàng năm có tổ chức đoàn sang kiểm tra các sứ quán nhất là những sứ quán có số thu lệ phí cao. Tuy nhiên, đấy là cái dịp để các bên đóng kịch. Sứ quán sẽ đóng kịch bằng việc treo bảng lệ phí visa lên để cho cán bộ Tài chính trông thấy rồi cất ngay đi. Nộp cho Bộ Tài chính đủ biên lai thu tiền visa đúng với giá 35 đô la đó.
(Chúng tôi có hai loại biên lai, một nộp cho Bộ Tài chính, một biên lai cho khách theo giá thực thu, cái này sẽ hủy đi ngay sau đó). Một lần kiểm tra như vậy cũng là dịp Bộ Ngoại giao «bồi dưỡng» cho cán bộ tài chính nói riêng và Bộ Tài chính nói chung về việc cho qua sự việc này. Theo tôi thì các bộ ngành của Việt Nam đều làm như vậy. Bỏ qua việc làm ăn mập mờ để thu về một «khoản thù lao» nào đó.
Giá thực thu một visa cho khách ở các cơ quan đại diện ngoại giao mỗi nơi một khác. Ngay cả trong một nước cũng có khi khác nhau. Thí dụ ở Genève, chúng tôi thu 70 CHF, sứ quán ở Bern thu 80 CHF. Tại Paris, hình như họ thu 70 euros. Để lý giải cho việc chênh lệch đó, có cơ quan đại diện bị bí khi bị chất vấn thì giải thích rằng phần chênh lệch là chi phí hành chính và chi phí xin chấp nhận xuất nhập cảnh từ một công ty du lịch trong nước. Phần lớn các công ty du lịch làm dịch vụ xin phép nhập xuất cảnh đều là có chân của Bộ Công an, vì như vậy việc xin phép sẽ được nhanh hơn.
Tóm lại, nhà nước định ra một giá cho visa, các sứ quán lẽ ra chỉ được thu như thế hoặc hơn lên đôi chút về những chi phí hành chính. Nhưng nếu làm như thế cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài sẽ không còn có thêm được gì. Đã nhiều năm Bộ Ngoại giao đã rất muốn điều chỉnh tìm ra một phương cách thu sao cho hợp lý, cho chính đáng hơn. Nhưng đều bất lực. Cuối cùng, đều chấp nhận nhắm mắt cho qua chấp nhận như vậy. Cũng là ân huệ mà nhà nước muốn đổi lấy sự trung thành của các cán bộ ngoại giao và cũng là cách mà các quan chức ngoại giao đủ sống khi ở nước ngoài. Họ chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/tháng. Cuối hàng tháng, chúng tôi dùng phần chênh lệch, chia cho các nhân viên sứ quán. Đây cũng là câu chuyện gây mâu thuẫn nội bộ do chia chác. Ai được chia, chia tỷ lệ bao nhiêu? Có những nơi phần chia visa mới là phần quan trọng nhất trong các khoản thu nhập. Trước khi xin đi luân chuyển, mọi người đều tìm hiểu thu nhập visa ở nơi đó là bao nhiêu. Có những nơi rất cao ở khoản này, thí dụ ở San Francisco, Washington, London, Paris… Vậy nên, người ta mới lý giải được tại sao ông Thứ trưởng Ngoại giao, ủy viên trung ương đảng lại đi làm Tổng Lãnh sự tại San Francisco, một chức vụ trong ngoại giao chỉ hơn cấp Lãnh sự của tôi một cấp.
Tôi cũng chỉ mong rằng một ngày nào đó, đất nước thay đổi, để những người đi làm ngoại giao không còn phải cam chịu những chê trách trong visa, hộ chiếu, thay vào đó là những khoản thu nhập chính đáng, xứng đáng với công việc và năng lực của họ.
Paris – Genève, tháng 6/2016
N.T.T.H. – Đ.X.H.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.
  
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Nguyễn Thị Từ Huy

Ân huệ của nhà nước đối với ngành ngoại giao (phỏng vấn Đặng Xương Hùng, phần 1)

Cái khóa của Bộ Ngoại giao (phỏng vấn Đặng Xương Hùng, phần 2)









Ân huệ của nhà nước CSVN đối với ngành ngoại giao (phỏng vấn Đặng Xương Hùng, phần 1)

Được biết ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Từ Huy :
Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân theo mong muốn của gia đình… ?
Đặng Xương Hùng :
Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch, cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã cùng nhau làm việc ởỦy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ ngoại giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá.
Tôi vốn học giỏi ở những môn tự nhiên (toán, lý, hóa) hơn, nên khi thi vào đại học (năm 1978), tôi đã chọn thi vào Đại học Bách khoa. Lúc đó, đại học Ngoại giao không có trong danh sách để thi, mà họ đi thu nạp sinh viên từ con em trong ngành, có kết quả tốt ở các trường đại học khác. 

Năm đó, tôi được 21 điểm, chỉ thiếu nửa điểm là đi học ở nước ngoài (đây là sự đáng tiếc, tôi sẽ nhớ đến suốt đời, vì rằng trong bài thi toán tôi đã có sự nhầm không thể tưởng tượng được, đó là 2 :1=1/2, nếu không nhầm ở đây bài thi toán tôi sẽ có điểm rất cao). Sau đó, đã có một người của trường đại học ngoại giao (anh Nguyễn Hồng Phong) đã đến gia đình tôi, thuyết phục đưa tôi vào đại học ngoại giao.

 Tất nhiên, gia đình tôi ai cũng đồng ý, bản thân tôi không thích thú lắm, vì rằng nó đi ngược với ý thích muốn làm nghiên cứu khoa học của tôi. Tuy nhiên, cuối cùng cậu thanh niên mới có 17 tuổi cũng đã đồng ý theo ý kiến mọi người và cậu ta cũng phải thừa nhận rằng vào ngoại giao là một diễm phúc và danh giá thời bấy giờ.

Tuy nhiên, khi vào sơ tuyển tại đại học ngoại giao, tôi gặp khó khăn, do ngoại hình của tôi vô cùng tệ hại, mắt híp bẩm sinh, thấp bé, lúc đó tôi chỉ nặng có 38 kg, ngoại hình này không thể đủ để vào làm ngoại giao đại diện cho Việt Nam tiếp xúc với người nước ngoài. Nhưng số phận vẫn muốn đẩy tôi vào với ngành ngoại giao. Câu chuyện lại một lần nữa liên quan đến ông Nguyễn Cơ Thạch. 

Năm đó, ông Thạch đang làm Thứ trưởng, phụ trách trường đại học ngoại giao. Khi được nghe báo cáo về trường hợp của tôi, con ông Đặng Thế Xương, ông Thạch đã nói « Nó bé thì nó sẽ lớn và sẽ nên người, cứ cho nó vào ». Thế là tôi đã trở thành sinh viên trường đại học ngoại giao. Năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học ngoại giao, tôi đã chính thức vào Bộ Ngoại giao, làm ở Vụ Châu Á 2 (phụ trách Lào và Cămpuchia).


Nguyễn Thị Từ Huy :
Trong tư cách một người làm ngoại giao, hẳn ông đã có nhiều đóng góp ? Tại sao ông không tiếp tục đóng góp qua con đường ngoại giao mà lựa chọn từ bỏ hệ thống, nghĩa là lựa chọn một cuộc sống bấp bênh và cả nguy hiểm nữa ?

Đặng Xương Hùng :
Thật lòng, theo cách nghĩ của tôi, tôi đóng góp không nhiều cho ngành ngoại giao và cho đất nước. Tôi chỉ là một công chức hoàn thành nhiệm vụ. Tôi là một người làm ngoại giao rất xoàng, tầm thường. Ăn nói không thật trôi chảy, tiếng Pháp, tiếng Anh không thật giỏi. Ngoài ra, ngoại hình cũng làm tôi trở ngại rất nhiều, nhất là những năm đầu tiên. Tôi thực sự tự ti về hình ảnh của mình, đã có lúc, khi thấy một số người bạn rời bỏ ngành ngoại giao, tôi đã có ý định tương tự, nhưng quả thực tôi không có cơ hội và năng lực cần thiết nào khác để mà có thể từ bỏ được.

Hơn nữa, cùng với năm tháng, tôi đã tự trả lời cho chính mình câu hỏi tại sao mình không thành công trong ngành ngoại giao cho lắm. Mình sẽ không thể giỏi lên ở một môi trường mà mình ít có lòng yêu mến. Điều này thì có phần hơi bào chữa, nhưng vẫn có giá trị sự thật. Tiếp nữa, là việc có « thành công » ở một cơ quan nhà nước như Bộ ngoại giao thì ta phải có sự hiểu biết nhất định về « luật chơi » của nó. Những thứ luật chơi phải là người thật tinh quoái mới nhận biết hết được. Hoặc nếu anh không đủ tinh quoái thì chí ít anh phải đủ « hèn » để kìm nén những ý kiến cá nhân, răm rắp tuân thủ ý kiến lãnh đạo. Cả hai thứ trên tôi đều không có.
Tôi đã nhận thức ra từ khá lâu rằng Bộ ngoại giao mới chỉ dừng lại ở chỗ là môi trường để tôi kiếm ra đồng tiền nuôi sống tôi và gia đình, chứ nó ít là môi trường cho tôi sự thoải mái. Càng ngày tôi lại càng cảm thấy Bộ ngoại giao mất dần ký ức đẹp của nó trong tôi. Có một cái gì đó không thật ổn trong ngành ngoại giao. Những người tâm huyết vắng dần, đồng nghĩa với việc cán bộ « tinh khôn » tăng dần. Những cuộc đấu đá, chạy chọt để lên chức, lên quyền, đi luân chuyển nước ngoài ngày càng trở thành những câu chuyện thường ngày ở Bộ. Những câu nói thật tình chỉ nghe được ở những buổi chơi golf và những buổi rượu bia bạn bè vui vẻ. Ai cũng tỏ quan tâm tình hình khó khăn của đất nước, nhưng để chịu suy nghĩ sâu thêm hoặc thực thi ý nghĩ của mình thì ít người quan tâm thể hiện, hoặc không dám hoặc chặc lưỡi chấp nhận sự bình yên.

Đó là cái vòng luẩn quẩn của Bộ ngoại giao nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Người thực sự yêu ngành nghề của mình hiếm lắm. Cả xã hội đang sống với cảnh nhanh tay kiếm lợi từ chỗ đứng riêng của mình. Công an, quân đội, bác sĩ, giáo viên, đều như vậy. Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy. Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra. 

Thí dụ như họ bỏ qua cho công an những nhũng nhiễu mà công an gây ra cho nhân dân, thậm chí đổ lỗi là do người dân. Bỏ qua cho giáo viên việc dạy thêm. Bỏ qua cho bác sĩ trong việc nhận phong bì. Với ngoại giao chúng tôi được họ mua bằng những chuyến đi công tác nước ngoài và lệ phí visa. Trong bộ chúng tôi hay đùa nhau rằng, rốt cuộc chỉ là « vấn đề Cămpuchia » (mâu thuẫn nội bộ các sứ quán là vấn đề chia chác lệ phí visa).

Nguyễn Thị Từ Huy:
Câu chuyện visa cụ thể là thế nào, thưa ông?
Đặng Xương Hùng:
Chuyện visa, khi tôi tiết lộ những chi tiết cụ thể, tôi biết những người bạn tôi ở Bộ ngoại giao chắc sẽ trách tôi nhiều lắm. Vì rằng chỉ mới ba, bốn năm nay thôi, tôi vẫn còn sống vì nó và kiếm ra đồng tiền vì nó. Nhưng cái lòng tôi muốn nói ra vì rằng tôi có một người bạn còn trẻ ở Bộ mới lần đầu ra nước ngoài và khi tiếp xúc với câu chuyện visa, đã thốt lên rằng : « Thu tiền lệ phí visa như thế làm mất uy tín của Bộ Ngoại giao quá anh nhỉ ». Tôi đã trả lời : « Đi công tác ở sứ quán, không có tiền chia từ visa, mình không còn thừa ra đồng nào để mà tiết kiệm đâu em ạ. Rồi em sẽ quen dần thôi ». Và vì rằng cả hai chúng tôi đều cùng một ý nghĩ là thà nếu nhà nước cho chúng tôi hưởng một chế độ tiền lương chính đáng tương đương nào đó, còn hơn là dành cho chúng tôi một « chế độ mập mờ » để chúng tôi phải « gian dối » trong lệ phí visa. Nhưng từ lâu tôi đã có câu trả lời cho mình là, do nhà nước không thể có đủ để cung cấp cho chúng tôi một khoản tiền chính đáng nào đó, nên họ cho chúng tôi một «mảnh sân » để chúng tôi « tự do trong kín đáo » kiếm thêm để bù vào. Họ sẽ bịt mắt cho qua.


Câu chuyện visa có thể tóm tắt như sau :
Bộ Tài chính quy định một visa có giá là 35 đô la Mỹ. Số tiền này sẽ đưa vào ngân sách nhà nước. Có chia để lại cho Bộ Ngoại giao một phần. Bảng lệ phí visa theo giá nói trên lẽ ra phải treo công khai tại nơi làm lãnh sự của các sứ quán. Nhưng nếu chỉ thu như vậy, các sứ quán chỉ làm « không công » cho nhà nước, tức không có chênh lệch nào cả. Bộ Tài chính hàng năm có tổ chức đoàn sang kiểm tra các sứ quán nhất là những sứ quán có số thu lệ phí cao. Tuy nhiên, đấy là cái dịp để các bên đóng kịch. 

Sứ quán sẽ đóng kịch bằng việc treo bảng lệ phí visa lên để cho cán bộ Tài chính trông thấy rồi cất ngay đi. Nộp cho Bộ Tài chính đủ biên lai thu tiền visa đúng với giá 35 đô la đó.
(Chúng tôi có hai loại biên lai, một nộp cho bộ tài chính, một biên lai cho khách theo giá thực thu, cái này sẽ hủy đi ngay sau đó). Một lần kiểm tra như vậy cũng là dịp Bộ Ngoại giao « bồi dưỡng » cho cán bộ tài chính nói riêng và Bộ Tài chính nói chung về việc cho qua sự việc này. Theo tôi thì các Bộ Ngành của Việt Nam đều làm như vậy. Bỏ qua việc làm ăn mập mờ để thu về một « khoản thù lao » nào đó.
Giá thực thu một visa cho khách ở các cơ quan đại diện ngoại giao mỗi nơi một khác. Ngay cả trong một nước cũng có khi khác nhau. Thí dụ ở Genève, chúng tôi thu 70 CHF, sứ quán ở Bern thu 80 CHF. Tại Paris, hình như họ thu 70 euros. Để lý giải cho việc chênh lệch đó, có cơ quan đại diện bị bí khi bị chất vấn thì giải thích rằng phần chênh lệch là chi phí hành chính và chi phí xin chấp nhận xuất nhập cảnh từ một công ty du lịch trong nước. Phần lớn các công ty du lịch làm dịch vụ xin phép nhập xuất cảnh đều là có chân của Bộ Công an, vì như vậy việc xin phép sẽ được nhanh hơn.

Tóm lại, nhà nước định ra một giá cho visa, các sứ quán lẽ ra chỉ được thu như thế hoặc hơn lên đôi chút về những chi phí hành chính. Nhưng nếu làm như thế cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài sẽ không còn có thêm được gì. Đã nhiều năm Bộ Ngoại giao đã rất muốn điều chỉnh tìm ra một phương cách thu sao cho hợp lý, cho chính đáng hơn. Nhưng đều bất lực. Cuối cùng, đều chấp nhận nhắm mắt cho qua chấp nhận như vậy. Cũng là ân huệ mà nhà nước muốn đổi lấy sự trung thành của các cán bộ ngoại giao và cũng là cách mà các quan chức ngoại giao đủ sống khi ở nước ngoài. Họ chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/tháng. 

Cuối hàng tháng, chúng tôi dùng phần chênh lệch, chia cho các nhân viên sứ quán. Đây cũng là câu chuyện gây mẫu thuẫn nội bộ do chia chác. Ai được chia, chia tỷ lệ bao nhiêu ? Có những nơi phần chia visa mới là phần quan trọng nhất trong các khoản thu nhập. Trước khi xin đi luân chuyển, mọi người đều tìm hiểu thu nhập visa ở nơi đó là bao nhiêu. Có những nơi rất cao ở khoản này, thí dụ ở San Fancisco, Washington, London, Paris… 

Vậy nên, người ta mới lý giải được tại sao ông Thứ trưởng Ngoại giao, ủy viên trung ương đảng lại đi làm Tổng Lãnh sự tại San Fancisco, một chức vụ trong ngoại giao chỉ hơn cấp Lãnh sự của tôi một cấp.
Tôi cũng chỉ mong rằng một ngày nào đó, đất nước thay đổi, để những người đi làm ngoại giao không còn phải cam chịu những chê trách trong visa, hộ chiếu, thay vào đó là những khoản thu nhập chính đáng, xứng đáng với công việc và năng lực của họ.
Paris – Genève, tháng 6/2016



Cái khóa của Bộ Ngoại giao (phỏng vấn Đặng Xương Hùng, phần 2)
"...Là người trong cuộc và thuộc giới hưởng lợi, tôi luôn hằng mong rằng đảng cộng sản sẽ thay đổi, để lựa chọn đi với thế giới văn minh, từ bỏ ảo tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhưng không, những diễn biến xảy ra trước mắt mình cho thấy, cho tôi tự rút ra kết luận rằng, cộng sản sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy, nếu cộng sản đã khăng khăng quyết tâm như vậy, tôi đã bắt đầu nghĩ đến việc sẽ từ bỏ nó. Như một bài học ta thường được nghe thấy, nếu ta không tự cải tạo được điều gì thì ta nên rời bỏ nó hoặc tránh xa nó ra. Câu chuyện đối với tôi, chỉ còn là thời điểm nào tôi sẽ quyết định..." - Đặng Xương Hùng.

Nguyễn Thị Từ Huy (rfavietnam) - Các chính sách đối ngoại đã được xây dựng như thế nào ở Bộ Ngoại giao, thưa ông?

Đặng Xương Hùng: Cũng như các cơ quan nhà nước khác, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đơn thuần là cơ quan làm minh họa cho một chính sách đối ngoại đã có sẵn mà các kỳ đại hội đảng vạch ra. Các hoạt động đối ngoại hầu như chỉ có tính chất tô vẽ minh họa hoặc phân bua, ngụy biện bào chữa, đối phó. Những người phát ngôn Bộ Ngoại giao như Nguyễn Phương Nga, Lê Dũng, Lê Hải Bình, họ đều là những người khá giỏi. Nếu để họ được nói theo cách của họ, chắc rằng họ sẽ không bị mang tiếng là những "quan ngại". Như vậy, công việc phân tích độc lập để đề ra những thay đổi chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình không phải là nhiệm vụ chính của Bộ Ngoại giao.

Đảng và Nhà nước chưa dành cho Bộ ngoại giao một cơ chế nghiên cứu, phân tích thật sự độc lập để có thể đề ra một chính sách đối ngoại phù hợp với đất nước và phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

Bộ ngoại giao Việt Nam khác với Bộ ngoại giao các nước văn minh khác. Bộ Ngoại giao các nước phụ trách toàn bộ công việc đối ngoại của một quốc gia, từ những hoạt động đối ngoại cụ thể, cho đến việc họ là cơ quan chính nghiên cứu tình hình, nghiên cứu, phân tích các đối tượng, để đề ra một chính sách đối ngoại.

Trong khi đó, Bộ ngoại giao Việt Nam nặng về phần làm công việc minh họa cho chính sách đối ngoại của đảng đã định sẵn. Họ làm công tác nghiên cứu, nhưng mới dừng ở mức đưa ra những kiến nghị nằm trong một khuôn khổ đã được định hình từ trước trong chính sách đối ngoại. Phần lớn những kiến nghị của Bộ ngoại giao chỉ mang tính chất sách lược, nằm ở khâu đề ra giải pháp chứ chưa mang tầm một thay đổi chiến lược.

Những thay đổi chiến lược trong lịch sử ngoại giao Việt Nam thường gắn với việc thay đổi xác định bạn và thù. Thường xảy ra sau một tranh cãi nội bộ của đảng gay gắt. Ví dụ, như những thay đổi thời hội nghị Thành Đô 1990, mà chính trong các sự kiện liên quan đến việc thay đổi chiến lược với Trung Quốc trong thời gian này, tiếng nói của Bộ Ngoại giao đã bị gạt ra ngoài, để các tiếng nói của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và của Bộ Quốc phòng trùm lên. Những phân tích tình hình thế giới và những bước đi cần thiết của đất nước trong bối cảnh đối ngoại lúc đó đã được các ông Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ phân tích đều không được lắng nghe. Thậm chí, người ta còn gạt ông Thạch đi để thực thi một đường lối đối ngoại mới.

Như vậy có thể nói chính sách đối ngoại của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều về yếu tố ý thức hệ là chính, tức vẫn còn chịu tác động bởi sự phục vụ cho lợi ích của đảng nhiều hơn là phục vụ lợi ích dân tộc, lợi ích của người dân. Nếu để Bộ được quyền nghiên cứu tình hình một cách độc lập, ít nhiều đất nước ta đã không rơi vào tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc như hiện nay. Các mối quan hệ với Mỹ và Phương Tây cũng sẽ được tăng cường thực chất hơn, nền kinh tế của Việt Nam cũng được phát triển cởi mở hơn.

Nguyễn Thị Từ Huy: Như vậy là tương đối rõ ràng: Bộ Ngoại giao thực hiện chính sách đối ngoại do đảng đề ra và đặt lợi ích của đảng lên trên hết. Điều này hẳn là một trong những lý do khiến ông rời khỏi Bộ?

Đặng Xương Hùng: Ngay từ đầu khi mới vào ngành tôi đã được dạy: Bộ Ngoại giao là Bộ cộng sản. Câu "Bộ Ngoại giao là Bộ cộng sản" là câu mà các lãnh đạo Bộ Ngoại giao thường xuyên nhắc tới trong giai đoạn những năm 1980. Câu nói này lúc đó mang tính tự hào, đề cao vị thế của Bộ Ngoại giao, là Bộ quan trọng của đảng. Ngày đó yếu tố đảng hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực. Bộ trưởng Ngoại giao thường là một trong những người đứng đầu trong Bộ Chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, thí dụ như ông Nguyễn Duy Trinh, ông Nguyễn Cơ Thạch. Những năm đó, cán bộ ngoại giao phải là đảng viên. Muốn nắm một chức vụ phải là đảng viên. Việc vào đảng lúc đó cũng khá chặt chẽ và khắt khe.

Sau này, câu nói trên ít được nhắc đến nữa. Cũng có thể là do yếu tố cộng sản không còn là một khái niệm mang đến tự hào nữa, nhất là khi khối cộng sản sụp đổ ở Đông Âu, và sự mất điểm của đảng cộng sản Việt Nam đối với chính dân chúng của mình. Tuy nhiên, yếu tố đảng vẫn nặng trong các hoạt động đối ngoại. Các báo cáo, đề án quan trọng của Bộ đều phải qua Bộ Chính trị và Ban Bí thư là chính chứ không phải báo cáo Thủ tướng chính phủ là chính. Trong những buổi kiểm điểm định kỳ, chúng tôi luôn phải tuyên bố tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản. Việc này, trong những năm gần đây, cùng với hình ảnh đã thay đổi tệ hại của đảng cộng sản thì nó đã giảm dần ý nghĩa của nó, nhưng nó vẫn là câu tuyên thệ bắt buộc và vô hình chung nó nhưng một cái khóa, khóa chúng tôi lại với vòng luẩn quẩn đó.

Khi tôi lựa chọn từ bỏ, bạn tôi có vài người đã cho tôi là dại. Vì rằng tôi còn một lựa chọn khác, chờ đến khi trọn vẹn về hưu rồi thì hãy muốn làm gì thì làm, muốn lên tiếng gì thì lúc đó mới lên tiếng, như lựa chọn của một số công chức nhà nước hiện nay. Làm như vậy mình được cả đôi đường. Nghe ra, đây là lựa chọn số đông và bao giờ cũng có phần có lý của họ. Ông Trần Quang Cơ, ông Nguyễn Trung cũng lựa chọn như vậy. Mà làm như vậy cũng đã để chúng ta rất đáng kính trọng rồi. Ít ai dám như ông Trần Xuân Bách, ông Nguyễn Cơ Thạch. Các ông đã lựa chọn được cả, không thì thôi không còn ý nghĩa gì hết, trả về cho gió cuốn đi và chỉ cần thế là đủ làm các ông mãn nguyện.

Là người trong cuộc và thuộc giới hưởng lợi, tôi luôn hằng mong rằng đảng cộng sản sẽ thay đổi, để lựa chọn đi với thế giới văn minh, từ bỏ ảo tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhưng không, những diễn biến xảy ra trước mắt mình cho thấy, cho tôi tự rút ra kết luận rằng, cộng sản sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy, nếu cộng sản đã khăng khăng quyết tâm như vậy, tôi đã bắt đầu nghĩ đến việc sẽ từ bỏ nó. Như một bài học ta thường được nghe thấy, nếu ta không tự cải tạo được điều gì thì ta nên rời bỏ nó hoặc tránh xa nó ra. Câu chuyện đối với tôi, chỉ còn là thời điểm nào tôi sẽ quyết định. Một số bạn bè của tôi đã từng được nghe tôi bày tỏ dự định này của tôi. Cuối cùng tôi đã đi đến quyết định rằng, khi các anh chị của tôi đã hoàn toàn về hưu, tôi sẽ thực hiện dự định này, vì rằng trong chế độ cộng sản, họ thường sử dụng chiêu dùng người nhà làm nhụt chí những ai có ý đồ chống đối. Tháng 10/2013, khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua giữ điều 4 trong Hiến pháp sửa đổi, và khi ông Nguyễn Phú Trọng thản nhiên tuyên bố chủ nghĩa xã hội một trăm năm nữa không biết nước ta đã có chưa, thì tôi đã thất vọng hoàn toàn. Tôi đã quyết định không chần chừ được nữa. Tôi đã tự nhủ với mình rằng, cũng như một quyết định đi tự tử, nếu bỏ qua giây phút quyết định, mình sẽ không bao giờ quay lại được nữa. Tôi đã chọn đây là thời điểm hành động. Cũng nên thành thật rằng, tôi có một sự thuận lợi hơn so với người khác là vợ con tôi lúc đó đã ở Châu Âu được hơn chục năm rồi.

Paris - Genève, tháng 6/2016

Nguyễn Thị Từ Huy

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Tuesday, 14 June 2016

Ngư dân dài cổ chờ nhà nước hỗ trợ


Ngư dân dài cổ chờ nhà nước hỗ trợ

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
024_2501458.jpg
Tàu cá neo đậu tại làng chài Đại Lãnh
AFP photo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Nhiều ngư dân tại khu vực bắc trung bộ từ khi có thảm họa cá chết hằng loạt đến nay không thể đi đánh bắt hay chỉ đánh bắt cầm chừng. Đồng thời cả người kinh doanh cũng chịu tác động. Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ cho họ trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Thực tế của ngư dân
‘Nóng như ngồi trên lửa’ là cách nói của những ngư dân chịu tác động không thể ra khơi đánh bắt hải sản do tình trạng cá chết hằng loạt tấp vào bờ kể từ đầu tháng tư vừa qua.
Điều dễ hiểu vì từ bao đời nay kế mưu sinh duy nhất của họ là đi biển đánh bắt hải sản mang về bán lấy tiền để mua gạo, thực thẩm để ăn và chi dùng vào các khoản sinh hoạt khác cho cả gia đình.
Vợ một ngư dân tại Vũng Áng, Hà Tĩnh cho biết chồng chị nay đã kiếm đường sang Đài Loan làm việc; bản thân chị ở nhà cũng phải kiếm việc để lo cho hai đứa con đang tuổi ăn học.
Chị cho biết tình cảnh hiện nay của gia đình:
Nhà nước thì có cấp cho mỗi khẩu 22 cân gạo nhưng đến nay chưa nói chi với dân và chưa trả lời cho dân gì cả!
- Vợ một ngư dân
“Gia đình tôi không có tiền bạc thì chồng phải đi làm một nơi, vợ đi là một nơi để kiếm tiền nuôi con thôi! Mình chuyên sống về biển mà nay không còn biển thì phải kiếm nghề gì để nuôi sống gia đình.
Nhà nước thì có cấp cho mỗi khẩu 22 cân gạo nhưng đến nay chưa nói chi với dân và chưa trả lời cho dân gì cả!”
Một người từng hành nghề thợ lặn ở khu Vũng Áng, nay ngồi nhà cho biết:
“Thời gian này cũng chưa làm gì. Tôi ít khi đi xa, chỉ làm ở biển gần đây nhưng vừa rồi cá chết và biển nhiễm độc nên không dám đi làm. Chúng tôi chỉ bám biển nên nay không biết làm nghề gì; không làm thì đời sống vất vả rồi!
Vừa rồi mới bầu cử xong nên chưa thấy có chuyển đổi ngành nghề gì cả.”
Trong khi đó một ngư dân đồng thời cũng là thợ lặn trước đây, nay tham gia nhóm ra vùng cách bờ hơn 100 cây số để lặn kiếm sò trình bày công việc hiện tại của họ:
“Vùng này không làm được nữa vì bị nhiễm rồi. Họ xả thải ra thì không chỉ vùng đó mà cách 5-7 (hải) lý cũng bị ảnh hưởng hết. Làm ra cho đến các hòn như Hòn Én, Hòn Chim… đều bị hết. Nay là botay.com.
Từ hôm đó đến nay tôi phải đi ra cách hơn 100 cây số để lặn sò. Tuy nhiên không ăn thua. Đi hai tháng được mười mấy, hai chục triệu chỉ đủ để nuôi vợ con chứ không được như trước đây. Đủ tiền gạo.
Thuyền của mình thì kéo lên bờ, đập lại. Tôi đi theo thuyền của người ta; họ chịu hết máy móc… nên nếu làm được 1 triệu thì mình hưởng 500 ngàn còn họ 500 ngàn.”
Thông báo của cơ quan chức năng
Ngay sau khi xảy ra thảm họa cá chết tấp vào các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam, chính phủ có chỉ thị hỗ trợ cho ngư dân và gia đình bị tác động 22 kilogarm gạo mỗi tháng. Ngoài ra còn có quyết định cấp cho mỗi tàu phải nằm bờ 5 triệu đồng.
Bộ Công Thương Việt Nam vào cuối tháng tư công bố đường dây nóng để ngư dân phản ánh về tình hình của họ cũng như giúp thu mua sản phẩn đánh bắt được từ những chuyến đi xa bờ, từ 20 hải lý trở ra, mang về.
Vào sáng ngày 13 tháng 6, chúng tôi gọi điện đến ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công Thương, được phân công phát ngôn cho bộ này để hỏi về vấn đề liên quan hỗ trợ ngư dân, thì được ông này hướng dẫn như sau:
“Đề nghị vào mạng của Bộ Công Thương có thông tin báo chí gửi ra rất đầy đủ về vấn đề đó.”
Theo trả lời của ông Đỗ Thắng Hải được đăng trên mạng của Bộ Công Thương đề ngày  9 tháng 6, thì đường dây nóng của bộ này nhận được các câu hỏi tập trung cao điểm từ ngày công bố 30 tháng tư cho đến ngày 7 tháng 5. Hiện nay thì không còn nhận được câu hỏi nào nữa.
Kêu gọi khẩn cấp
Ngư dân không gọi điện vào đường dây nóng của Bộ Công Thương như báo cáo, có phải họ không còn gặp vướng mắc nữa?
Sau khi truyền thông trong nước loan tin vựa cá Dũng- Thuộc tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 30 tấn cá nục đông lạnh bị phát hiện có chứa chất phenol vượt hàm lượng cho phép. Chủ nhân của vựa cá này lên tiếng với truyền thông Nhà nước rằng tại thời điểm thu mua lượng cá đó, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn.
Vùng này không làm được nữa vì bị nhiễm rồi. Họ xả thải ra thì không chỉ vùng đó mà cách 5-7 (hải) lý cũng bị ảnh hưởng hết. Làm ra cho đến các hòn như Hòn Én, Hòn Chim… đều bị hết. Nay là botay.com.
- Một ngư dân
Đến khi bị thông báo cá nục mà vựa cá này mua khoảng chừng 15 ngày sau khi xảy ra thảm họa cá chết hằng loạt tấp vào bờ bị phát hiện có chứa chất Phenol cực độc thì chủ vựa hết sức bất ngờ.
Và theo chủ vựa cá Dũng- Thuộc thì riêng 30 tấn cá nục đông lạnh trong kho bị nói có chất Phenol trị giá 750 triệu đồng bị thiệt hại; vựa này còn 110 tấn cá khoảng 2 tỷ 700 triệu cũng đứng trước nguy cơ không ai dám mua.
Sau khi tin tức về kết luận của cơ quan chức năng địa phương về 30 tấn cá nục tại vựa Dũng- Thuộc như vừa nói có chứa chất Phenol, giám đốc sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị cho rằng việc cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn vừa qua chỉ mang tính chất tương đối ‘cấp giấy để chứng nhận cá sạch, chứ an toàn hay không thì chưa biết’.
Sang đến ngày 13 tháng 6, có tin Bộ Y tế yêu cầu Chi cục An toàn Thực phẩm tỉnh Quảng Trị gửi mẫu cá nục ra Hà Nội để kiểm nghiệm lại.
Trong khi đó bà chủ vựa cá Dũng- Thuộc ở Cửa Tùng than vãn với truyền thông là trong những ngày qua đi đâu bà cũng nghe bàn tán cơ sở của bà buôn bán cá nhiễm độc khiến hoạt động kinh doanh bị khó khăn. Bà mong mỏi cơ quan chức năng công bố nguyên nhân cá chết hằng loạt vừa qua để ổn định kinh doanh.
Chủ vựa cá Dũng- Thuộc là cơ sở có tiền để kinh doanh mà phải than van như thế, còn đối với những ngư dân chỉ có con thuyền làm kế mưu sinh thì hẳn khó khăn của họ phải gấp nhiều lần hơn. Họ đang từng giờ, từng ngày mong khó khăn được tháo gỡ.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

"Giang sơn dân tộc sẽ về đâu???"


Xin chuyển
Nmh

"Giang sơn dân tộc sẽ về đâu???"

TDT



From: tdtran74
Sent: 6/13/2016 12:13:59 P.M. Central Daylight Time
Subj: Bai tho DANG HON NUOC!

Thưa quý vị,
Nước Việt Nam đã bị mất đất, mất biển khá nhiều vào tay Tàu cộng và sẽ mất hết vào năm 2020 theo thỏa ước Thành Đô, chỉ vì bộ chính trị đảng cộng sản quý đảng hơn nước. Tư tưởng này phát sinh từ hồi giặc Hồ, dù là Hồ Việt hay Hồ Tàu, chủ trương Tam Vô (Gia đình, Tổ quốc, Tôn giáo) nên nay những đảng viên csVN thi hành mù quáng việc giao nước Việt Nam cho Tàu cộng mà thôi, không cần biết tương lai quốc gia dân tộc sẽ về đâu. Mời quý vị đọc bài thơ Đảng Hơn Nước! và tùy nghi chuyển tiếp, họa nếu thấy ....đọc được.  Đa tạ.
TDT

ĐẢNG HƠN NƯỚC
​!​


Việt Nam đảng cộng đã ôm Tàu,
Vì lẽ mang ơn cứu quá sâu.
Ríu ríu lăng xăng theo lệnh chệt,
Lăm lăm hăm hở thi hành mau.
Rừng “vàng” cho mướn không e ngại,
Biển “bạc” hiến dâng thật quá rầu
​.​

Kinh tế nước nhà do giặc nắm
Giang sơn dân tộc sẽ về đâu???

Dzoãn Thường
Pasadena, 13-6-2016



 


CON ĐƯỜNG DUY NHẤT
Tha thiết gởi về Quê Hương và đồng bào Việt Nam, gởi những đảng viên, quân đội, các ngành, các giới, tất cả những người biết xót xa đến tổ quốc, đến chính con cháu mình, bản thân mình và đồng bào VN trước họa diệt vong mà đảng Việt cộng đã và đang tiếp tay với Tàu cộng chụp lên đầu dân tộc VN ta. Xin Quí Vị và các Bạn hãy vì sự tồn vong của tổ quốc VN, của giống nòi Hồng Lạc mà chuyển giúp bài thơ tâm huyết này đến bằng hữu thân quen của Quí vị khắp nơi trong nước. Tác giả xin chân thành ghi ơn.



Đã đến lúc hỡi toàn dân nước Việt
Phải can trường, đồng loạt đứng vùng lên
Nhận diện cộng thù, nói lời " QUYẾT CHIẾN !!!"
Như Diên Hồng, một thuở với Mông - Nguyên !
*
Đã đến lúc hỡi toàn dân nước Việt
Đứng thẳng lên mà chỉ mặt tội đồ
Tội bán nước, tội tiếp tay Tàu chệt
Tội giết dân đen,  phá nát cõi bờ !
*
Đã đến lúc hỡi toàn dân nước Việt
Hãy lấy về quyền tự chủ quê hương
Như Cha Ông đã bao đời oanh liệt
Diệt xâm lăng, xác giặc ngập sa trường !
*
Đã đến lúc hỡi toàn dân nước Việt
Phải ghé vai vào trách nhiệm núi sông
Không thể thờ ơ mặc người hủy diệt
Xương máu ông cha, tài sản Lạc Hồng!
*
Những con cá này do ai nó chết?
Nước biển này ô nhiễm bởi vì đâu?
Và bao chuyện oan hờn không kể hết
Do đảng tiếp tay cho lũ cộng Tàu!!!
*
Đã đến lúc hỡi toàn dân nước Việt
Đứng thẳng người để thấy nhé, mình cao
Tuổi trẻ Việt Nam hỡi đâu, anh kiệt ???
Dân tộc Việt Nam còn chứ, tự hào ???
*
Đã đến lúc hỡi toàn dân nước Việt
Diệt quốc thù mà cứu lấy quê hương
Bởi cộng sống thì chúng ta sẽ chết !
ĐỨNG LÊN THÔI, DUY NHẤTMỘT CON ĐƯỜNG!!!



Ngô Minh Hằng

__._,_.___

Posted by: Nmh5475

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List