Cấm chuyển kiều hối ra ngoài Mỹ, trong đó có VN
foward fr: TS Nguyễn
văn Lương
chuyên gia tài chánh quốc tế
Theo các
hãng tin Thông tấn lớn dẫn nguồn tin từ Tòa Bạch Ốc, ngay sau khi ký liên tiếp
2 sắc lệnh về cắt giảm các quy định để “cởi trói” cho ngành Tài chính Ngân hàng
Mỹ, đổi lại Tổng thống Donald Trump vừa ký thêm sắc lệnh bổ sung, cấm các tổ chức
Ngân hàng, Tài chính của Mỹ chuyển tiền ra nước ngoài theo dạng Kiều Hối, đã
gây sốc toàn cầu.
Sắc lệnh
bổ sung này còn yêu cầu Bộ Tài chính của Mỹ áp đặt hàng loạt quy định để giới hạn
tối đa việc chuyển tiền ra khỏi nước Mỹ, nhằm giữ nguồn vốn để đầu tư trở lại
nước Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người dân như ông Trump đã hứa.
Sau hàng
loạt sắc lệnh hành chính gây sốc như: sắc lệnh cấm nhập cư khiến công dân nhiều
nước, và những người đã có Quốc tịch Mỹ, và có Thẻ xanh, phải khốn đốn khi bị cấm
nhập cảnh, 2 sắc lệnh Ngân hàng cắt bỏ nhiều điều khoản trong đạo luật
Dodd-Frank “cởi trói” cho các Ngân hàng Mỹ vì “giới hạn các doanh nghiệp và gia
đình vay tiền ngân hàng”. Giới chủ ở Phố Wall tỏ ra vui mừng cho rằng: Nới lỏng
các quy định sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng thúc đẩy hoạt động tín dụng,
qua đó tạo việc làm cho người dân. Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ
Chuck Schumer lên tiếng phản đối sắc lệnh rà soát đạo luật Dodd-Frank, và cho rằng:
Việc hủy bỏ văn kiện này sẽ mở đường cho giới Tài chính “lộng quyền”. Tiếp nối
chiến lược “Nước Mỹ trên hết” như đã hứa khi tranh cử, Tổng thống Donald Trump
lại đưa ra thêm một sắc lệnh bị cho là vi hiến.
Ngược
lại, sắc lệnh mới chặn dòng tiền ra khỏi nước Mỹ, buộc các Ngân hàng hành động
“vì nước Mỹ”, đánh thẳng vào miếng cơm manh áo của nhiều kiều dân.
Không
khí hoang mang không chỉ dậy lên trong lòng người Việt hải ngoại, mà lệnh cấm
chuyển tiền ra nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu gia đình ở Việt
Nam, có người thân đang sinh sống, và học tập ở Mỹ. Thậm chí, còn gây sốc mạnh
cho các nhà đầu tư của Mỹ vào Việt Nam nữa. Dòng Kiều Hối về Việt Nam chắc chắn
sẽ giảm mạnh, thậm chí là bị khựng lại.
Theo Ngân
hàng Thế giới, tổng lượng Kiều Hối của toàn thế giới đạt tổng cộng khoảng 582 tỷ
USD (năm 2015). Mỹ chiếm 19% số lượng di dân toàn thế giới. Di dân tại Mỹ gửi về
nhà lượng Kiều Hối trị giá 133,5 tỷ USD (năm 2015). Trong đó các nước nhận Kiều
Hối từ Mỹ lớn nhất là: Mexico; TC; và Ấn Độ. Rõ ràng đây là nguồn tiền rất lớn
chuyển ra khỏi nước Mỹ mà ông Trump muốn ngăn chặn.
Sắc lệnh
hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các Ngân
hàng ở Việt Nam.
Như chúng
ta chứng kiến thời gian qua, nhiều trường hợp người Việt không làm sao được nhập
cảnh vào Mỹ. Rồi lượng người Việt ở Mỹ về thăm quê hương cũng đã giảm mạnh, thậm
chí tới đây còn có nguy cơ không được mang ngoại tệ ra khỏi nước Mỹ đem về Việt
Nam nữa.
Sắc lệnh
hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các Ngân
hàng ở Việt Nam đang cung cấp dịch vụ nhận và chuyển tiền Kiều Hối có kết nối với
các Ngân hàng tại Mỹ như: JPMorgan Chase & Co, Ngân hàng hợp tác Mỹ,
Citigroup, Wells Fargo & Co, Goldman Sachs Group, và Morgan Stanley. Người
dân ở Việt Nam muốn nhận được tiền từ người thân chỉ còn cách chuyển tiền qua
các dịch vụ “chợ đen”, dịch vụ ngầm. Tức là các dịch vụ chuyển tiền chui, không
qua hệ thống Ngân hàng, tuy nhiên, độ rủi ro cao.
Bản đồ:
Kiều Hối từ Mỹ và các nước tiếp nhận (năm 2015). Lượng Kiều Hối nhận tỷ lệ thuận
với độ đậm trên bản đồ. Mỗi độ đậm tương ứng với một lượng Kiều Hối. Việt Nam ở
trong số nước có màu đậm nhất.
Theo Ngân
hàng Nhà nước, lượng Kiều Hối về Việt Nam trong năm 2016 đã giảm chỉ vào khoảng
9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với mức dự báo tràn lạc quan là khoảng 12 tỷ USD.
Ngay tại Sài Gòn, nơi có đến vài triệu người có thân nhân ở ngoại quốc, tập
trung đến 50% lượng Kiều Hối chuyển về Việt Nam cũng chỉ nhận được khoảng 4.3 tỷ
USD thấp hơn dự kiến đến 10%.
Ngoài
ra, dòng Kiều Hối đổ về Việt Nam còn phải chịu thêm lực cản rất lớn từ việc Fed
tăng lãi suất USD, cùng với chủ trương nâng giá trị USD, và không tham gia TPP
của Tổng thống Donald Trump, khiến các nhà đầu tư, hay những người trước đây
chuyển tiền về Việt Nam, thì nay sẽ giữ USD để gửi tiết kiệm tại các quốc gia
có lãi suất tiền gửi USD cao hơn là gửi về Việt Nam. Lượng Kiều Hối từ Mỹ chuyển
về Việt Nam nhằm đầu tư vào sản xuất – kinh doanh để đón đầu TPP, thì nay cơ hội
này không còn.
Tới đây,
cùng với lệnh nhập cư của Trump đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý người Việt hải
ngoại, thì nay lệnh cấp chuyển kiều hối mà Donald Trump vừa ký chắc chắn là cú
sốc cho nhiều người Việt.
Không
chỉ ở Việt Nam, tại những quốc gia đang phát triển khác, lượng Kiều Hối cũng bị
sụt giảm mạnh do tác động của chính sách mới của Mỹ. Báo cáo mới nhất của World
Bank cho hay, nguồn Kiều Hối đổ vào Ấn Độ – quốc gia có lượng Kiều Hối lớn nhất
thế giới đã giảm 5% trong năm 2016. Kiều Hối đổ vào các quốc gia khác như:
Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka cũng lần lượt giảm 3,5%; 5,1% và 1,6%...
Bên cạnh chính sách quản lý ngoại hối, chính sách đối với người Việt Nam của Mỹ cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc ngăn dòng Kiều Hối vào Việt Nam. Trước đây, vấn đề được các kiều bào rất quan tâm là mang tiền về đầu tư vào đâu, thì nay dù có chỗ cần đầu tư, thì họ cũng không thể đầu tư được vì sắc lệnh mới.
Sắc lệnh
về Kiều Hối bất ngờ bắt đầu gây lo ngại lớn cho giới bất động sản Việt Nam.. Bởi
vì, đây là một nguồn tiền đáng kể cho thị trường địa ốc. Việc suy giảm bất ngờ
của Kiều Hối cũng gây ra những lo lắng khác, vì nó còn chảy cả vào lĩnh vực sản
xuất, thị trường chứng khoán, vàng…
Dòng Kiều
Hối còn chảy cả vào lĩnh vực sản xuất, thị trường chứng khoán, vàng…
Những
năm qua, dòng Kiều Hối là một trong những nguồn vốn bù đắp thâm hụt cán cân thương
mại, giữ ổn định tỉ giá, làm tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, góp phần lớn vào dự
trữ ngoại hối của Việt Nam. Nay nguồn tiền này bị chặn, sẽ đảo lộn cuộc sống của
hàng triệu gia đình, và nền kinh tế của Việt Nam.
Để đối
phó lại với thực trạng đi xuống không phanh của Kiều Hối, Chính phủ Việt Nam cần
thực hiện gấp các chính sách ưu đãi cho người nhận tiền từ nước ngoài để cứu
vãn dòng Kiều Hối về nước. ./.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment