zz
br />
br />
/>
br />
----
Thursday, 31 May 2018
Wednesday, 30 May 2018
Tuesday, 29 May 2018
Monday, 28 May 2018
Sunday, 27 May 2018
Saturday, 26 May 2018
Friday, 25 May 2018
Thursday, 24 May 2018
Wednesday, 23 May 2018
Tuesday, 22 May 2018
Monday, 21 May 2018
Sunday, 20 May 2018
Donald Trump làm náo loạn thế giới
From: giao tran <
Donald Trump làm náo loạn thế giới
Rút khỏi hiệp định
nguyên tử Iran, dời đại sứ quán về Jerusalem...tổng thống Mỹ Donald Trump gây
xáo trộn cục diện thế giới.REUTERS/Matej Leskovsek
L’Express tuần này giới thiệu 100 khuôn mặt của nước Pháp
gợi lên những ý tưởng cho tương lai. Le
Point mở điều tra «Đàn ông đã bị phụ nữ vượt qua?», còn L’Obs
phân tích «Những
phe cực đoan đang thách thức tổng thống Macron».
Le Courrier International
chạy tựa «Trump,
người đặt chất nổ» với ảnh bìa là hình vẽ một khuôn mặt từa tựa như tổng
thống Mỹ nhưng ở giữa là một quả bom. Bên trong là một hình vẽ khác: ông Trump
đang hung hăng cầm một cây búa có đầu hình hỏa tiễn. Tờ báo tóm tắt: đụng độ
đẫm máu ở Gaza, vòng xoáy chiến tranh Iran-Israel, «đoạn tình» với châu Âu, và
cuộc gặp thượng đỉnh đầy rủi ro với Bắc Triều Tiên.
Trong
bài xã luận mang tựa đề «Hòa
bình, theo ông Trump», tờ báo nhận định nơi tổng thống Mỹ, chủ nghĩa cô lập
được tuyên bố trong khẩu hiệu tranh cử «American
First» kết hợp một cách kỳ lạ với chủ nghĩa can thiệp ngày càng tăng. Khi
người tiền nhiệm Barack Obama cố gắng rút nước Mỹ khỏi tất cả các cuộc xung đột
trên thế giới, thì ngược lại, Donald Trump can thiệp vào tất cả những cuộc
khủng hoảng, thậm chí còn kích động chúng.
Về
Syria, Obama ngoài các tuyên bố về lằn ranh đỏ, hầu như chỉ đứng ngoài. Còn ông
Trump không ngần ngại cho bắn hỏa tiễn ngay từ những nghi ngờ đầu tiên về tấn
công hóa học. Obama đã làm gì cho hòa bình giữa Israel và Palestine ? Chẳng có
gì đáng kể - ông không ưa thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou. Trong hồ sơ Bắc
Triều Tiên, Obama cũng tỏ ra thụ động trước những hành động khiêu khích của
Bình Nhưỡng.
Một
trong những thành tựu của thời kỳ Obama về ngoại giao, là thỏa thuận với Iran,
chủ yếu do châu Âu thương lượng trong hơn mười năm. Nhưng trên hồ sơ này cũng
như tất cả các hồ sơ khác, Donald Trump đã đi ngược lại với người tiền nhiệm.
Khi rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran, Trump khẳng định nếu Iran muốn trở
thành thành viên cộng đồng quốc tế, thì phải chấm dứt bành trướng trong khu vực
và ngưng yểm trợ các phe Hezbollah, Hamas. Nếu người Palestine muốn tồn tại,
thì phải chấp nhận mình đã thua cuộc.
Donald
Trump không mơ hồ, không cần đến thủ thuật ngoại giao. Đó là con người của chủ
nghĩa đơn phương tuyệt đối, cho rằng chỉ có tiếng nói của người chiến thắng là
quan trọng. Cũng giống như đồng nhiệm Nga và Trung Quốc, Trump ỷ vào sức mạnh
của mình, bất chấp các đồng minh châu Âu. Ông nghĩ rằng đã thắng được ván đầu
khi đưa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào bàn hội nghị. Donald Trump mơ thành nhà
kiến tạo hòa bình – hòa bình theo kiểu của ông. Theo Le
Courrier International, đó là một ván bài tẩy đầy rủi ro, có thể kêt thúc
bằng một đám cháy lớn trên toàn cầu, mà những ngọn lửa đầu tiên đã bốc lên ở
dải Gaza và Syria.
Những lời hứa vẫn chỉ là lời hứa
Trong
bài «Nền
ngoại giao hỗn loạn», The New York Times được Le Courrier International trích
dịch, nhắc nhở : khí hậu, tự do mậu dịch, Iran - mỗi lần Donald Trump xé bỏ một
thỏa thuận được ký kết trước khi ông lên nắm quyền, thì lại khẳng định ông sẽ
thương lượng được tốt hơn. Thế nhưng những lời hứa này chưa bao giờ thành sự
thực.
Tháng
6/2017 khi rút khỏi hiệp định khí hậu Paris bị Donald Trump cho là «
lừa đảo », tổng thống Mỹ cho biết sẵn sàng thương lượng lại, nhưng từ
đó đến nay vẫn im ắng. Ông hứa một chế độ bảo hiểm y tế mới cho mọi người với
chi phí rẻ hơn, và người ta vẫn phải chờ đợi kế hoạch của ông. Trước đó, một
trong những quyết định đầu tiên của Donald Trump khi bước vào Nhà Trắng là rút
lui khỏi hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP.
Donald
Trump khẳng định sẽ buộc Trung Quốc nhượng bộ, nhưng những cuộc đàm phán gần
đây vẫn chưa cho thấy hy vọng tránh được một cuộc chiến tranh thương mại. Thỏa
thuận duy nhất mà Trump áp đặt tái thương lượng khá thành công là với Hàn Quốc,
tuy nhiên còn phải dời lại để dành thế mạnh cho Seoul khi đối thoại với Bình
Nhưỡng về chương trình nguyên tử.
Thỏa
thuận bị Donald Trump ngờ vực nhiều nhất là hiệp định nguyên tử Iran. Các thanh
tra quốc tế, và ngay cả các cơ quan an ninh, tình báo của Mỹ lần Israel đều cho
rằng Teheran tôn trọng hiệp định. Điều này không quan trọng đối với ông Trump,
các đồng minh diều hâu, thủ tướng Israel và Ả Rập Xê Út. Tất cả dường như tin
rằng vấn đề Iran sẽ được giải quyết khi chế độ sụp đổ, do khủng hoảng kinh tế
hoặc do một chiến dịch quân sự.
Một động thái bất lợi cho hồ sơ Bắc Triều Tiên
Thông
điệp này có vẻ phản tác dụng trước cuộc gặp thượng đỉnh với Kim Jong Un ; trong
khi tầm quan trọng của hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên còn cao hơn cả với Iran.
USA Today
dẫn nhận xét của Bruce Klingher, cựu chuyên gia phân tích của CIA, nay làm việc
cho think tank Heritage Foundation: «Về
mặt chính thức thì hai hồ sơ không liên quan với nhau, nhưng trong ý nghĩ của
mọi người thì ngược lại. Đó là hai Nhà nước du côn, đang ở những giai đoạn khác
nhau trong chương trình nguyên tử».
Bình
Nhưỡng tiến triển khá xa trong lãnh vực này, bị nghi là đang sở hữu ít nhất 60
đầu đạn hạt nhân. «Chính
quyền Trump đã đặt mục tiêu quá cao, và đang trong ngõ cụt khi nhất quyết chống
đối không chỉ hiệp định với Iran mà cả với Bắc Triều Tiên».
Hồi
năm 1994, một thỏa thuận khung giữa chính quyền Clinton và Bắc Triều Tiên đã
giúp làm chậm lại chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng trong tám năm. Tuy
nhiên đã bị tan vỡ dưới thời ông George W.Bush, một phần do các khiêu khích của
Bắc Triều Tiên, nhưng cũng do Washington không giữ lời hứa hỗ trợ cho một
chương trình năng lượng nguyên tử hòa bình.
Iran gieo gió gặt bão ?
Ngược
lại, The
Daily Telegraph xuất bản ở Luân Đôn phản biện «Chính
Iran đã gây ra nông nỗi». Theo bài báo được Le
Courrier International dịch lại, thái độ hung hăng của nước Cộng hòa Hồi
giáo từ khi ký được hiệp định đã khiến tổng thống Mỹ không có chọn lựa khác.
Năm
2015, khi Barack Obama đầu tư rất nhiều cho hiệp định này, nhiều người chờ đợi
Iran có những quan hệ mang tính xây dựng một khi thỏa thuận được ký kết. Đây là
cơ hội để từ bỏ chính sách hiếu chiến chống phương Tây từ năm 1979, giao thương
với thế giới bên ngoài. Nhưng trái lại, Iran đã trở nên thù địch hơn với phương
Tây.
Theo
tờ báo bảo thủ Anh, nếu tổng thống Hassan Rohani thành thật, thì đã không để
cho các chiến hạm Iran quấy nhiễu Đệ ngũ hạm đội Mỹ đang tuần tra trong khu vực
như thường lệ. Ông ta cũng không thể tiếp tục yểm trợ quân nổi dậy Houthi ở
Yemen – đã gây ra thảm họa nhân đạo khi muốn lật đổ chính phủ được bầu lên một
cách dân chủ. Và cũng không cho phép Vệ binh Cộng hòa tích trữ vũ khí ở Syria
và Liban, với hàng ngàn hỏa tiễn có thể tấn công các thành phố chính của
Israel. Teheran tiếp tục xuất khẩu nguyên tắc không khoan nhượng của cuộc cách
mạng Iran sang thế giới Hồi giáo.
Việc
tăng cường bộ máy quân sự Iran tại Nam Liban và nhất là tại Syria, khiến tình
báo Israel ước lượng có 50% khả năng xảy ra xung đột quân sự với Iran trong mùa
hè 2018. Obama muốn thương thuyết về chương trình nguyên tử chính là để tránh
cuộc chiến này, nhưng ba năm sau, bóng ma chiến tranh lại càng đe dọa hơn,
khiến Israel phải chuẩn bị bảo vệ biên giới.
Theo
The
Daily Telegraph, chính quyền Obama không hiểu được quyết tâm mở rộng ảnh
hưởng ra bên ngoài lãnh thổ của Iran. Rõ ràng Cộng hòa Hồi giáo Iran muốn thống
trị khu vực. Teheran đỡ đầu phe Hezbollah - phe này vừa thắng thế trong cuộc
bầu cử ở Liban hôm 6/5, và ủng hộ Hadi Al Ameri, thủ lãnh dân quân Shia từng
sống lưu vong nhiều năm tại Iran - ứng cử viên này về nhì trong cuộc bầu cử đến
12/5 ở Irak.
Nhận
định rằng việc hủy hiệp định nguyên tử làm cho «Phe
cứng rắn ở Iran mạnh thêm», nhưng Washington
Post cũng ghi nhận phần lớn trong ngân sách 350 tỉ đô la của Iran được dành
cho các cuộc can thiệp quân sự và chính trị ở Syria, Irak, Yemen và Liban.
Trong bốn năm gần đây, chi tiêu quân sự của Teheran tăng 128%.
Ba siêu diều hâu tại Nhà Trắng
«Vỏ quít dày, móng tay nhọn». L’Obs giới
thiệu «Băng
nhóm khủng khiếp» của Donald Trump: những người chừng mực đã ra đi, bây giờ
là siêu diều hâu Bolton ở chức cố vấn an ninh quốc gia, Pompeo ở bộ Ngoại Giao,
Haspel ở CIA.
Tuần
báo mô tả ông John Bolton là một «quả
lựu đạn đã rút chốt». Ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc
đổ quân vào Irak năm 2003, phản đối hiệp định nguyên tử Iran ngay từ đầu, và
cho rằng để đáp trả chương trình vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ hoàn
toàn có quyền chính đáng khi ra tay «tiên
hạ thủ vi cường». Một chi tiết nữa gần gũi với Donald Trump: năm 1970 để
khỏi phải đi quân dịch sang Việt Nam, John Bolton đã vào lực lượng Vệ binh Quốc
gia, nói rằng «không
hề muốn đi chết trên các ruộng lúa».
Còn
Mike Pompeo, tốt nghiệp cả West Point lẫn Harvard từng đả kích kịch liệt bà
Hillary Clinton trong vụ lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi bị tấn công, cũng là người
chống đối hiệp định Iran từ đầu. Ông biết trấn an đúng lúc với những câu như «Nếu
chúng ta không đóng vai trò lãnh đạo trong kêu gọi dân chủ, thịnh vượng và nhân
quyền trên thế giới thì ai sẽ làm điều ấy?». Nhưng theo L’Obs,
đằng sau cung cách lịch sự của Pompeo là một chú pitbull, một nhà tư tưởng cay
độc.
Với
«gián
điệp sắt thép» Gina Haspel, 33 năm phục vụ cho CIA, trước câu hỏi việc
tra tấn có phi đạo đức hay không, bà từ chối trả lời, chỉ nói rằng «nhiều
thông tin quý giá đã lấy được từ các thành viên Al Qaida».
An ninh của Israel trên hết
Khi
rút khỏi hiệp định nguyên tử Iran và dời đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, tổng thống
Donald Trump đã khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối với Nhà nước Do Thái. Theo tờ
Al Hayat có trụ sở ở Luân Đôn được Le
Courrier International trích dịch, một mặt ông Trump chọn lựa đối đầu trực
tiếp với Iran, mặt khác đặt mình trong tình trạng xung đột với người Palestine,
đặt toàn thế giới Ả Rập trước việc đã rồi.
Có
ba lý do. Trước hết Donald Trump rất thù ghét chế độ Iran, và nói chung không
ưa người Ả Rập, người Hồi giáo. Thứ hai, ông đặt an ninh của Israel lên trên
hết, kể cả phải lâm chiến với Iran. Thứ ba, Donald Trump hy vọng các nước vùng
Vịnh, cũng lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Teheran trong khu vực, sẽ xích
lại gần với Israel.
Máu lại đổ trên dải Gaza, cho đến bao giờ ?
Về
vụ bạo động tại dải Gaza vào «Ngày
thứ Hai đen» 14/5 làm 59 người chết và 2.400 người bị thương, L’Obs cho
rằng một lần nữa cuộc chiến hình ảnh lại đóng vai trò quan trọng trong cuộc
xung đột Israel-Palestine, trong một ngày rất đặc biệt.
Người
Do Thái kỷ niệm 70 năm lập quốc, một phép lạ trường thọ của quốc gia tí hon lọt
thỏm giữa bao nhiêu nước thù địch. Còn người Palestine tưởng niệm «Nakba»,
tức thảm họa khiến họ phải lưu vong, trong sự dửng dưng của cộng đồng quốc tế
đã quá chán ngán trước một cuộc chiến bất tận.
Nhận
định rằng phe Hamas chắc chắn có can dự, và cũng có thể đã cổ vũ người dân Gaza
khiêu khích lính Israel, dẫn đến cái chết của họ, nhưng tờ báo trong bài «Gaza,
vụ thảm sát những người bị quên lãng» chỉ trích quốc tế đã bỏ rơi người
Palestine. Tờ Ha’Aretz
ở Tel Aviv cho rằng «Vụ
Gaza đã làm xấu đi hình ảnh của Israel».
Ngược
lại, tuần báo Anh The
Economist với hình bìa là một cậu bé Palestine đang bắn bằng chiếc ná trong
khói đen mịt mù, đặt vấn đề «
Có cách nào tốt hơn không ? ». Theo tờ báo, Israel phải trả lời về
những cái chết ở dải Gaza, nhưng bây giờ là lúc người Palestine thực hiện chính
sách phi bạo lực.
Bao
nhiêu máu đổ ra mới đủ? Tất cả các Nhà nước đều có quyền bảo vệ biên giới, và
dường như có những chiến binh Hamas trà trộn trong những người biểu tình
Palestine. Phe này đã phá hiệp ước hòa bình Oslo với chiến dịch đánh bom tự sát
trong những năm 1990 và 2000. Thắng cử năm 2006, những người lãnh đạo Hamas lại
tham nhũng và bất tài. Xi-măng lẽ ra dùng cho tái thiết, là bị sử dụng để xây
các hầm ngầm nhằm tấn công Israel, vũ khí được trữ tại các địa điểm dân cư, kể
cả đền thờ Hồi giáo và trường học, khiến những nơi này trở thành mục tiêu. Theo
tờ báo, nếu Hamas chịu buông vũ khí và người Palestine tuần hành một cách hòa
bình, họ sẽ được cảm tình hơn, có thể thuyết phục được Israel bớt bóp nghẹt dải
Gaza.
Làm gì trước một nhà độc tài được bầu lên một
cách dân chủ?
«Nếu Kadhafi là người Mỹ?».
Tác giả Kamel Daoud đặt vấn đề trên Le
Point: chúng ta biết hạ bệ một nhà độc tài nhưng bất lực trước một nguyên
thủ được bầu lên một cách dân chủ và lại đe dọa thế giới. Liệu có thể làm một
cuộc «đảo chính quốc tế» hay không ?
Trước
một lãnh tụ độc tài, có thể lật đổ và tổ chức bầu cử người mới. Nhưng phải làm
gì nếu Kadhafi mang màu da trắng, là người Mỹ, rất giàu có và được bầu lên?
Donald Trump không phải từ trên trời rơi xuống, mà đại diện cho nhiều cử tri,
cho một xu hướng trên thế giới. Làm thế nào thoát khỏi nhân vật này càng sớm
càng tốt, vì theo tác giả, sớm muộn gì ông Trump cũng sẽ khởi động một cuộc
chiến.
Ủng
hộ một lãnh tụ dân chủ, đổ bộ ban đêm xuống một bờ biển với các «cố vấn quân
sự» hoặc giúp đỡ người dân cầm vũ khí, cô lập nhà độc tài, đóng băng các tài
khoản của ông ta ? Câu trả lời tương đối dễ dàng khi một dân tộc là nạn nhân
của một lãnh đạo độc tài, nhưng làm gì khi dân tộc – hoặc đúng hơn là đa số của
dân tộc này – lại là thủ phạm? Đó cũng là trường hợp của Putin, Erdogan và một
số khác: họ dùng thủ đoạn để tại vị, nhưng họ cũng mang đến hy vọng tạo dựng
lại vinh quang cũ cho đất nước.
Mỹ bỏ rơi, châu Âu cần tự lực cánh sinh
Trước
thời thế đổi thay, cây bút Jacques Attali trên
L’Express than thở
«Châu Âu chúng ta đang đơn độc» và đặt câu hỏi, bao giờ người châu Âu mới
chịu hiểu điều đó?
Kể
từ thập niên 20 đến nay, người châu Âu quen nghĩ là dù sao đi nữa luôn có ai đó
sẽ hỗ trợ mình. Thực tế Hoa Kỳ đã cứu châu Âu khỏi móng vuốt bọn quốc xã, giúp
vực dậy nền kinh tế qua kế hoạch Marshall, và mối đe dọa Liên Xô với các tên
lửa hạt nhân. Hơn nữa, người Mỹ còn làm mọi cách để các đồng minh tiếp tục lệ
thuộc mình. Không có chuyện châu Âu độc lập về quân sự, tài chính, văn hóa, kỹ
nghệ, công nghệ ; Mỹ luôn tìm cách kiểm soát các lãnh vực chiến lược và ấn định
các nguyên tắc của mình; và châu Âu cảm thấy thoải mái về sự lệ thuộc này.
Ngày
nay tất cả dường như đã thay đổi. Tổng thống Mỹ quyết định mà không quan tâm
đến quan điểm cũng như lợi ích của các đồng minh châu Âu. Nhưng không chỉ Donald
Trump, mà thật ra các tổng thống tiền nhiệm cũng chỉ hành động vì quyền lợi của
nước Mỹ, còn ông Obama thì kín đáo «giựt
dây từ xa».
Tác
giả chắc chắn rằng sẽ không có một người Mỹ nào đến, hy sinh tính mạng để cứu
châu Âu hay Washington can thiệp với nguy cơ lãnh một quả bom trên đất Mỹ. Theo
tác giả Attali, cần có một kế hoạch quốc phòng chung để bảo vệ biên giới trên
đất liền và trên biển, có những phương tiện thông tin độc lập với các vệ tinh
và cáp quang dưới đáy biển của Mỹ. Một liên bang châu Âu mà đến nay mới chỉ có
tổng thống Pháp đề nghị đang trở thành điều kiện cần thiết để cứu vãn nền văn
hóa cựu lục địa.
__._,_.___
Donald Trump làm náo loạn thế giới
From: giao tran <
Donald Trump làm náo loạn thế giới
Rút khỏi hiệp định
nguyên tử Iran, dời đại sứ quán về Jerusalem...tổng thống Mỹ Donald Trump gây
xáo trộn cục diện thế giới.REUTERS/Matej Leskovsek
L’Express tuần này giới thiệu 100 khuôn mặt của nước Pháp
gợi lên những ý tưởng cho tương lai. Le
Point mở điều tra «Đàn ông đã bị phụ nữ vượt qua?», còn L’Obs
phân tích «Những
phe cực đoan đang thách thức tổng thống Macron».
Le Courrier International
chạy tựa «Trump,
người đặt chất nổ» với ảnh bìa là hình vẽ một khuôn mặt từa tựa như tổng
thống Mỹ nhưng ở giữa là một quả bom. Bên trong là một hình vẽ khác: ông Trump
đang hung hăng cầm một cây búa có đầu hình hỏa tiễn. Tờ báo tóm tắt: đụng độ
đẫm máu ở Gaza, vòng xoáy chiến tranh Iran-Israel, «đoạn tình» với châu Âu, và
cuộc gặp thượng đỉnh đầy rủi ro với Bắc Triều Tiên.
Trong
bài xã luận mang tựa đề «Hòa
bình, theo ông Trump», tờ báo nhận định nơi tổng thống Mỹ, chủ nghĩa cô lập
được tuyên bố trong khẩu hiệu tranh cử «American
First» kết hợp một cách kỳ lạ với chủ nghĩa can thiệp ngày càng tăng. Khi
người tiền nhiệm Barack Obama cố gắng rút nước Mỹ khỏi tất cả các cuộc xung đột
trên thế giới, thì ngược lại, Donald Trump can thiệp vào tất cả những cuộc
khủng hoảng, thậm chí còn kích động chúng.
Về
Syria, Obama ngoài các tuyên bố về lằn ranh đỏ, hầu như chỉ đứng ngoài. Còn ông
Trump không ngần ngại cho bắn hỏa tiễn ngay từ những nghi ngờ đầu tiên về tấn
công hóa học. Obama đã làm gì cho hòa bình giữa Israel và Palestine ? Chẳng có
gì đáng kể - ông không ưa thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou. Trong hồ sơ Bắc
Triều Tiên, Obama cũng tỏ ra thụ động trước những hành động khiêu khích của
Bình Nhưỡng.
Một
trong những thành tựu của thời kỳ Obama về ngoại giao, là thỏa thuận với Iran,
chủ yếu do châu Âu thương lượng trong hơn mười năm. Nhưng trên hồ sơ này cũng
như tất cả các hồ sơ khác, Donald Trump đã đi ngược lại với người tiền nhiệm.
Khi rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran, Trump khẳng định nếu Iran muốn trở
thành thành viên cộng đồng quốc tế, thì phải chấm dứt bành trướng trong khu vực
và ngưng yểm trợ các phe Hezbollah, Hamas. Nếu người Palestine muốn tồn tại,
thì phải chấp nhận mình đã thua cuộc.
Donald
Trump không mơ hồ, không cần đến thủ thuật ngoại giao. Đó là con người của chủ
nghĩa đơn phương tuyệt đối, cho rằng chỉ có tiếng nói của người chiến thắng là
quan trọng. Cũng giống như đồng nhiệm Nga và Trung Quốc, Trump ỷ vào sức mạnh
của mình, bất chấp các đồng minh châu Âu. Ông nghĩ rằng đã thắng được ván đầu
khi đưa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào bàn hội nghị. Donald Trump mơ thành nhà
kiến tạo hòa bình – hòa bình theo kiểu của ông. Theo Le
Courrier International, đó là một ván bài tẩy đầy rủi ro, có thể kêt thúc
bằng một đám cháy lớn trên toàn cầu, mà những ngọn lửa đầu tiên đã bốc lên ở
dải Gaza và Syria.
Những lời hứa vẫn chỉ là lời hứa
Trong
bài «Nền
ngoại giao hỗn loạn», The New York Times được Le Courrier International trích
dịch, nhắc nhở : khí hậu, tự do mậu dịch, Iran - mỗi lần Donald Trump xé bỏ một
thỏa thuận được ký kết trước khi ông lên nắm quyền, thì lại khẳng định ông sẽ
thương lượng được tốt hơn. Thế nhưng những lời hứa này chưa bao giờ thành sự
thực.
Tháng
6/2017 khi rút khỏi hiệp định khí hậu Paris bị Donald Trump cho là «
lừa đảo », tổng thống Mỹ cho biết sẵn sàng thương lượng lại, nhưng từ
đó đến nay vẫn im ắng. Ông hứa một chế độ bảo hiểm y tế mới cho mọi người với
chi phí rẻ hơn, và người ta vẫn phải chờ đợi kế hoạch của ông. Trước đó, một
trong những quyết định đầu tiên của Donald Trump khi bước vào Nhà Trắng là rút
lui khỏi hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP.
Donald
Trump khẳng định sẽ buộc Trung Quốc nhượng bộ, nhưng những cuộc đàm phán gần
đây vẫn chưa cho thấy hy vọng tránh được một cuộc chiến tranh thương mại. Thỏa
thuận duy nhất mà Trump áp đặt tái thương lượng khá thành công là với Hàn Quốc,
tuy nhiên còn phải dời lại để dành thế mạnh cho Seoul khi đối thoại với Bình
Nhưỡng về chương trình nguyên tử.
Thỏa
thuận bị Donald Trump ngờ vực nhiều nhất là hiệp định nguyên tử Iran. Các thanh
tra quốc tế, và ngay cả các cơ quan an ninh, tình báo của Mỹ lần Israel đều cho
rằng Teheran tôn trọng hiệp định. Điều này không quan trọng đối với ông Trump,
các đồng minh diều hâu, thủ tướng Israel và Ả Rập Xê Út. Tất cả dường như tin
rằng vấn đề Iran sẽ được giải quyết khi chế độ sụp đổ, do khủng hoảng kinh tế
hoặc do một chiến dịch quân sự.
Một động thái bất lợi cho hồ sơ Bắc Triều Tiên
Thông
điệp này có vẻ phản tác dụng trước cuộc gặp thượng đỉnh với Kim Jong Un ; trong
khi tầm quan trọng của hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên còn cao hơn cả với Iran.
USA Today
dẫn nhận xét của Bruce Klingher, cựu chuyên gia phân tích của CIA, nay làm việc
cho think tank Heritage Foundation: «Về
mặt chính thức thì hai hồ sơ không liên quan với nhau, nhưng trong ý nghĩ của
mọi người thì ngược lại. Đó là hai Nhà nước du côn, đang ở những giai đoạn khác
nhau trong chương trình nguyên tử».
Bình
Nhưỡng tiến triển khá xa trong lãnh vực này, bị nghi là đang sở hữu ít nhất 60
đầu đạn hạt nhân. «Chính
quyền Trump đã đặt mục tiêu quá cao, và đang trong ngõ cụt khi nhất quyết chống
đối không chỉ hiệp định với Iran mà cả với Bắc Triều Tiên».
Hồi
năm 1994, một thỏa thuận khung giữa chính quyền Clinton và Bắc Triều Tiên đã
giúp làm chậm lại chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng trong tám năm. Tuy
nhiên đã bị tan vỡ dưới thời ông George W.Bush, một phần do các khiêu khích của
Bắc Triều Tiên, nhưng cũng do Washington không giữ lời hứa hỗ trợ cho một
chương trình năng lượng nguyên tử hòa bình.
Iran gieo gió gặt bão ?
Ngược
lại, The
Daily Telegraph xuất bản ở Luân Đôn phản biện «Chính
Iran đã gây ra nông nỗi». Theo bài báo được Le
Courrier International dịch lại, thái độ hung hăng của nước Cộng hòa Hồi
giáo từ khi ký được hiệp định đã khiến tổng thống Mỹ không có chọn lựa khác.
Năm
2015, khi Barack Obama đầu tư rất nhiều cho hiệp định này, nhiều người chờ đợi
Iran có những quan hệ mang tính xây dựng một khi thỏa thuận được ký kết. Đây là
cơ hội để từ bỏ chính sách hiếu chiến chống phương Tây từ năm 1979, giao thương
với thế giới bên ngoài. Nhưng trái lại, Iran đã trở nên thù địch hơn với phương
Tây.
Theo
tờ báo bảo thủ Anh, nếu tổng thống Hassan Rohani thành thật, thì đã không để
cho các chiến hạm Iran quấy nhiễu Đệ ngũ hạm đội Mỹ đang tuần tra trong khu vực
như thường lệ. Ông ta cũng không thể tiếp tục yểm trợ quân nổi dậy Houthi ở
Yemen – đã gây ra thảm họa nhân đạo khi muốn lật đổ chính phủ được bầu lên một
cách dân chủ. Và cũng không cho phép Vệ binh Cộng hòa tích trữ vũ khí ở Syria
và Liban, với hàng ngàn hỏa tiễn có thể tấn công các thành phố chính của
Israel. Teheran tiếp tục xuất khẩu nguyên tắc không khoan nhượng của cuộc cách
mạng Iran sang thế giới Hồi giáo.
Việc
tăng cường bộ máy quân sự Iran tại Nam Liban và nhất là tại Syria, khiến tình
báo Israel ước lượng có 50% khả năng xảy ra xung đột quân sự với Iran trong mùa
hè 2018. Obama muốn thương thuyết về chương trình nguyên tử chính là để tránh
cuộc chiến này, nhưng ba năm sau, bóng ma chiến tranh lại càng đe dọa hơn,
khiến Israel phải chuẩn bị bảo vệ biên giới.
Theo
The
Daily Telegraph, chính quyền Obama không hiểu được quyết tâm mở rộng ảnh
hưởng ra bên ngoài lãnh thổ của Iran. Rõ ràng Cộng hòa Hồi giáo Iran muốn thống
trị khu vực. Teheran đỡ đầu phe Hezbollah - phe này vừa thắng thế trong cuộc
bầu cử ở Liban hôm 6/5, và ủng hộ Hadi Al Ameri, thủ lãnh dân quân Shia từng
sống lưu vong nhiều năm tại Iran - ứng cử viên này về nhì trong cuộc bầu cử đến
12/5 ở Irak.
Nhận
định rằng việc hủy hiệp định nguyên tử làm cho «Phe
cứng rắn ở Iran mạnh thêm», nhưng Washington
Post cũng ghi nhận phần lớn trong ngân sách 350 tỉ đô la của Iran được dành
cho các cuộc can thiệp quân sự và chính trị ở Syria, Irak, Yemen và Liban.
Trong bốn năm gần đây, chi tiêu quân sự của Teheran tăng 128%.
Ba siêu diều hâu tại Nhà Trắng
«Vỏ quít dày, móng tay nhọn». L’Obs giới
thiệu «Băng
nhóm khủng khiếp» của Donald Trump: những người chừng mực đã ra đi, bây giờ
là siêu diều hâu Bolton ở chức cố vấn an ninh quốc gia, Pompeo ở bộ Ngoại Giao,
Haspel ở CIA.
Tuần
báo mô tả ông John Bolton là một «quả
lựu đạn đã rút chốt». Ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc
đổ quân vào Irak năm 2003, phản đối hiệp định nguyên tử Iran ngay từ đầu, và
cho rằng để đáp trả chương trình vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ hoàn
toàn có quyền chính đáng khi ra tay «tiên
hạ thủ vi cường». Một chi tiết nữa gần gũi với Donald Trump: năm 1970 để
khỏi phải đi quân dịch sang Việt Nam, John Bolton đã vào lực lượng Vệ binh Quốc
gia, nói rằng «không
hề muốn đi chết trên các ruộng lúa».
Còn
Mike Pompeo, tốt nghiệp cả West Point lẫn Harvard từng đả kích kịch liệt bà
Hillary Clinton trong vụ lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi bị tấn công, cũng là người
chống đối hiệp định Iran từ đầu. Ông biết trấn an đúng lúc với những câu như «Nếu
chúng ta không đóng vai trò lãnh đạo trong kêu gọi dân chủ, thịnh vượng và nhân
quyền trên thế giới thì ai sẽ làm điều ấy?». Nhưng theo L’Obs,
đằng sau cung cách lịch sự của Pompeo là một chú pitbull, một nhà tư tưởng cay
độc.
Với
«gián
điệp sắt thép» Gina Haspel, 33 năm phục vụ cho CIA, trước câu hỏi việc
tra tấn có phi đạo đức hay không, bà từ chối trả lời, chỉ nói rằng «nhiều
thông tin quý giá đã lấy được từ các thành viên Al Qaida».
An ninh của Israel trên hết
Khi
rút khỏi hiệp định nguyên tử Iran và dời đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, tổng thống
Donald Trump đã khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối với Nhà nước Do Thái. Theo tờ
Al Hayat có trụ sở ở Luân Đôn được Le
Courrier International trích dịch, một mặt ông Trump chọn lựa đối đầu trực
tiếp với Iran, mặt khác đặt mình trong tình trạng xung đột với người Palestine,
đặt toàn thế giới Ả Rập trước việc đã rồi.
Có
ba lý do. Trước hết Donald Trump rất thù ghét chế độ Iran, và nói chung không
ưa người Ả Rập, người Hồi giáo. Thứ hai, ông đặt an ninh của Israel lên trên
hết, kể cả phải lâm chiến với Iran. Thứ ba, Donald Trump hy vọng các nước vùng
Vịnh, cũng lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Teheran trong khu vực, sẽ xích
lại gần với Israel.
Máu lại đổ trên dải Gaza, cho đến bao giờ ?
Về
vụ bạo động tại dải Gaza vào «Ngày
thứ Hai đen» 14/5 làm 59 người chết và 2.400 người bị thương, L’Obs cho
rằng một lần nữa cuộc chiến hình ảnh lại đóng vai trò quan trọng trong cuộc
xung đột Israel-Palestine, trong một ngày rất đặc biệt.
Người
Do Thái kỷ niệm 70 năm lập quốc, một phép lạ trường thọ của quốc gia tí hon lọt
thỏm giữa bao nhiêu nước thù địch. Còn người Palestine tưởng niệm «Nakba»,
tức thảm họa khiến họ phải lưu vong, trong sự dửng dưng của cộng đồng quốc tế
đã quá chán ngán trước một cuộc chiến bất tận.
Nhận
định rằng phe Hamas chắc chắn có can dự, và cũng có thể đã cổ vũ người dân Gaza
khiêu khích lính Israel, dẫn đến cái chết của họ, nhưng tờ báo trong bài «Gaza,
vụ thảm sát những người bị quên lãng» chỉ trích quốc tế đã bỏ rơi người
Palestine. Tờ Ha’Aretz
ở Tel Aviv cho rằng «Vụ
Gaza đã làm xấu đi hình ảnh của Israel».
Ngược
lại, tuần báo Anh The
Economist với hình bìa là một cậu bé Palestine đang bắn bằng chiếc ná trong
khói đen mịt mù, đặt vấn đề «
Có cách nào tốt hơn không ? ». Theo tờ báo, Israel phải trả lời về
những cái chết ở dải Gaza, nhưng bây giờ là lúc người Palestine thực hiện chính
sách phi bạo lực.
Bao
nhiêu máu đổ ra mới đủ? Tất cả các Nhà nước đều có quyền bảo vệ biên giới, và
dường như có những chiến binh Hamas trà trộn trong những người biểu tình
Palestine. Phe này đã phá hiệp ước hòa bình Oslo với chiến dịch đánh bom tự sát
trong những năm 1990 và 2000. Thắng cử năm 2006, những người lãnh đạo Hamas lại
tham nhũng và bất tài. Xi-măng lẽ ra dùng cho tái thiết, là bị sử dụng để xây
các hầm ngầm nhằm tấn công Israel, vũ khí được trữ tại các địa điểm dân cư, kể
cả đền thờ Hồi giáo và trường học, khiến những nơi này trở thành mục tiêu. Theo
tờ báo, nếu Hamas chịu buông vũ khí và người Palestine tuần hành một cách hòa
bình, họ sẽ được cảm tình hơn, có thể thuyết phục được Israel bớt bóp nghẹt dải
Gaza.
Làm gì trước một nhà độc tài được bầu lên một
cách dân chủ?
«Nếu Kadhafi là người Mỹ?».
Tác giả Kamel Daoud đặt vấn đề trên Le
Point: chúng ta biết hạ bệ một nhà độc tài nhưng bất lực trước một nguyên
thủ được bầu lên một cách dân chủ và lại đe dọa thế giới. Liệu có thể làm một
cuộc «đảo chính quốc tế» hay không ?
Trước
một lãnh tụ độc tài, có thể lật đổ và tổ chức bầu cử người mới. Nhưng phải làm
gì nếu Kadhafi mang màu da trắng, là người Mỹ, rất giàu có và được bầu lên?
Donald Trump không phải từ trên trời rơi xuống, mà đại diện cho nhiều cử tri,
cho một xu hướng trên thế giới. Làm thế nào thoát khỏi nhân vật này càng sớm
càng tốt, vì theo tác giả, sớm muộn gì ông Trump cũng sẽ khởi động một cuộc
chiến.
Ủng
hộ một lãnh tụ dân chủ, đổ bộ ban đêm xuống một bờ biển với các «cố vấn quân
sự» hoặc giúp đỡ người dân cầm vũ khí, cô lập nhà độc tài, đóng băng các tài
khoản của ông ta ? Câu trả lời tương đối dễ dàng khi một dân tộc là nạn nhân
của một lãnh đạo độc tài, nhưng làm gì khi dân tộc – hoặc đúng hơn là đa số của
dân tộc này – lại là thủ phạm? Đó cũng là trường hợp của Putin, Erdogan và một
số khác: họ dùng thủ đoạn để tại vị, nhưng họ cũng mang đến hy vọng tạo dựng
lại vinh quang cũ cho đất nước.
Mỹ bỏ rơi, châu Âu cần tự lực cánh sinh
Trước
thời thế đổi thay, cây bút Jacques Attali trên
L’Express than thở
«Châu Âu chúng ta đang đơn độc» và đặt câu hỏi, bao giờ người châu Âu mới
chịu hiểu điều đó?
Kể
từ thập niên 20 đến nay, người châu Âu quen nghĩ là dù sao đi nữa luôn có ai đó
sẽ hỗ trợ mình. Thực tế Hoa Kỳ đã cứu châu Âu khỏi móng vuốt bọn quốc xã, giúp
vực dậy nền kinh tế qua kế hoạch Marshall, và mối đe dọa Liên Xô với các tên
lửa hạt nhân. Hơn nữa, người Mỹ còn làm mọi cách để các đồng minh tiếp tục lệ
thuộc mình. Không có chuyện châu Âu độc lập về quân sự, tài chính, văn hóa, kỹ
nghệ, công nghệ ; Mỹ luôn tìm cách kiểm soát các lãnh vực chiến lược và ấn định
các nguyên tắc của mình; và châu Âu cảm thấy thoải mái về sự lệ thuộc này.
Ngày
nay tất cả dường như đã thay đổi. Tổng thống Mỹ quyết định mà không quan tâm
đến quan điểm cũng như lợi ích của các đồng minh châu Âu. Nhưng không chỉ Donald
Trump, mà thật ra các tổng thống tiền nhiệm cũng chỉ hành động vì quyền lợi của
nước Mỹ, còn ông Obama thì kín đáo «giựt
dây từ xa».
Tác
giả chắc chắn rằng sẽ không có một người Mỹ nào đến, hy sinh tính mạng để cứu
châu Âu hay Washington can thiệp với nguy cơ lãnh một quả bom trên đất Mỹ. Theo
tác giả Attali, cần có một kế hoạch quốc phòng chung để bảo vệ biên giới trên
đất liền và trên biển, có những phương tiện thông tin độc lập với các vệ tinh
và cáp quang dưới đáy biển của Mỹ. Một liên bang châu Âu mà đến nay mới chỉ có
tổng thống Pháp đề nghị đang trở thành điều kiện cần thiết để cứu vãn nền văn
hóa cựu lục địa.
__._,_.___
Saturday, 19 May 2018
Friday, 18 May 2018
Lá thư Canada : Basáchmới Trà Lũ
Lá thư Canada : Basáchmới
Trà LũNhân nói tới sách báo tiếng Việt, tôi xin khoe các cụ tin vui này:: mấy tháng vừa qua tôi nhận được 3 cuốn sách mới do bạn bè cho. Tháng Ba thì tôi nhận được cuốn ‘Lang Thang Trên Đất Mỹ, tập 5’ của nhà văn TU DINH ở Colorado gửi tặng. Tôi đã nói sơ về cuốn này rồi, các cụ còn nhớ chứ ạ. Tôi thích sách của ông nhà văn này qúaquá. Nó vừa trí thức vừa tếu. Nó mang lại cho tôi bao nhiêu hiểu biết và tiếng cười. Tháng Tư thì tôi được cuốn ‘Ký’ của nhà văn nhà báo ĐINH QUANG ANH THÁI từ tòa soạn báo Người Việt ở Cali gửi tặng. Tôi mê ông Thái quá. Hằng ngày tôi đọc ông trên mạng, nghe ông nói trên đài đã thích quá sức, nay lại còn được cầm trên tay những bài ông viết trước đây, bài nào cũng đầy tin tức và các chuyện đa phần là vui và tếu, tôi thấy mình sung sướng hết mức. Ông là con người đã sống qua bao nhiêu thăng trầm vừa của mình vừa cuả củađất nước, ông được gặp gỡ bao nhiêu nhân vật lịch sử như Hồ Hữu Tường, , Đỗ Ngọc Yến…, ông được đi nhiều nơi mà bao nhiêu người hằng mơ ước nhưng không có cơ hội, như ông đi Nga, đi Đông Âu, không phải một lần mà nhiều lần. Ông tiếp xúc với nhiều người mới thoát CS, còn đang choáng váng. Có một cái nghề mà ông đã từng làm và tôi rất thích, đó là lái taxi ở Hạ Uy Di. Bác tài lái taxi là người thấy, nghe, biết và chứng kiến rất nhiều chuyện. Với cái vốn trí thức và cái máu tếu sẵn có, nếu ông viết riêng một cuốn ‘Ký Taxi’ thì sách sẽ hay vô cùng vì toàn là kinh nghiệm sống. Trong làng An Lạc của tôi, dân làng đã tranh nhau đọc cuốn Ký này. Mấy cô Huế thì ngoài việc khen các bài ký còn khen tác giả Đinh Quang Anh Thái đẹp trai và có bộ râu mép đẹp hơn râu của Tướng Nguyễn Cao Kỳ… (sách trang 182)}
Tôi hỏi ông H.O. thích điều gì nhất trong cuốn sách ‘KÝ’này. Ông trả lời ngay :: Tôi thích nhất lời tác giả đã kể về câu nói của một nhà văn gốc miền Bắc vừa mở mắt :: ‘… Các anh Miền Nam mang tiếng là thua, nhưng còn hãnh diện là đã chiến đấu cho một lý tưởng đúng, chứ bọn tôi ởMiền Bắc tiếng là thắng mà khi bừng con mắt dậy, thấy cả đời mình bị chúng nó lừa. Bọn tôi đau hơn các anh chứ. Nói không được nói, viết thì chúng nó cấm. Thế thì sống thế mẹ nào được. Không tự dothì đếch làm gì được… (sách trang 169)
Mấy lời này làm tôi nhớ bài thơ của Phan Huy trên mạng. Chắc Phan Huy cũng là dân gốc Bắc Kỳ bị lừa, cùng một tâm trạng như ông nhà văn trên. Bài này khá dài, câu nào cũng hay thấm thía ::
Bài thơ mang tên ‘Cảm tạ Miền Nam’
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
…
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ ngụy quyền
Áp bức đọa đầy đói ăn khát uống..
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do.
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ dô,
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt…
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài Bác, Đảng ‘kính yêu’
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt
Mở miệng ra là ‘Nhờ ơn Bác Đảng’
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mác Lê Nin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu…
Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng ngày 30-4-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Mà ngược lại là ngày Miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đường chỉ lối cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ CS, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ, và tác giả không tiếc lời cảm tạ nhân dân Miền Nam. Ông đã kết bài thơ dài như thế này ::
Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.
Tác giả Phan Huy đã khóc, giống y như bà Dương Thu Hương đã khóc giữa Saigon tháng Tư, 1975.
Cứ viết về CSVN là tôi miên man không dứt. Xin tạm ngưng chuyện dân cả nước muốn hết CS, để nói tiếp về chuyện sách vở nha. Tôi xin kể tiếp chuyện nhận sách vào mùa xuân này :: Cuốn một là cuốn Lang Thang Trên Đất Mỹ của Tu Dinh ở Colorado, cuốn 2 là cuốn KÝ Kýcủa Nhà văn Nhà báo Đinh Quang Anh Thái ở Nam Cali. Bây giờ xin nói tới cuốn thứ 3, người cho sách là một nhà giáo, nhà văn, một dịch giả nổi tiếng ở Toronto. Các cụ đã đoán ra ai chưa? Thưa đó là GS Đỗ Khánh Hoan. Nói tới quý danh này thì ai cũng phải biết. Ông gốc là nhà giáo, giỏi lắm, trưởng ban Anh Văn của Đại Học Văn Khoa Saigon năm xưa cơ mà. Ông nổi tiếng ngay từ thời 1960. Ông là dịch giả cuốn’Lời Dâng’của Tagore. Cuốn này đã được tái bản 15 lần. Thuở ấy, bạn tặng cuốn thơ này cho người yêu là tặng món quà đẹp nhất và trang nhã nhất. Có nhiều người cũng đã dịch tập thơ Tagore này, nhưng không ai dịch hay hơn dịch giả Đỗ Khánh Hoan. Sau cuốn Lời Dâng, dịch giả họ Đỗ đã dịch không biết bao nhiêu là sách, toàn những thứ kiệt tác quốc tế như Platon, Socrate, Aristote. Cuốn sách tôi vừa nhận được mang tên ‘Aristote, Đạo ĐứcLuận Nicomaque, do Học Viện Công Dân bên Mỹ xuất bản. Sách dày 300 trang, bàn về các vấn đề văn hóa triết học thời xưa cách đây 2.400 năm. Xưa như vậy nhưng vẫn còn là vấn đề của ngày nay. Đọc các lời chú giải và giới thiệu của dịch giả ta mới thấy sự thông thái có chiều sâu của GS Đỗ Khánh Hoan. Ngoài các sách vừa kể, ông còn dịch một số tác phẩm của văn học Nhật Bản và Nam Mỹ. Tên các tác phẩm của họ Đỗ ghi đầy một trang sách. Phục ông qúaquá. Mà chưa hết đâu.. Xong cuốn này, ông lại đang ra tay dịch thi tập trường thiên của Dante dài hơn 3500 câu thơ. Các cu cụbiết thi sĩDante người Ý này chứ. Mà cũng chưa hết. Ông còn hứa sẽ dịch 150 bài thơThánh Vịnh trong Kinh Thánh Cựu Ước. Ai cũng hồi hộp chờ mong được đọc lời của một học giảngoài đạo Công Giáo.
Xin ngưng chuyện sách vở để trình các cụ chuyện sinh hoạt trong làng An Lạc của tôi. Trung tuần tháng Năm có lễ Tôn vinh Các Bà Mẹ, Mother’s Day,phe ta quen gọi là Ngày Hiền Mẫu. Chúng tôi đã mừng lễ này tại nhà Chị Ba.. Vui qúa quásức.
Theo truyền thống trong làng thì ngày lễ Hiền Mẫu mỗi năm, phe liền ông trong làng đứng ra nấu bếp thết phe liền bà. Việc này các nhà quân tử chúng tôi phó thác cho ông ODP làm đầu tầu.
Ngày lễ, trong khi chờ cơm trưa, cả làng trao đổi đủ các thứ tin. Cụ bà
B.95 xin anh John là chủ nhà kể chuyện. Cụ bảo anh kể chuyện gì cũng
được, miễn là chuyện vui. Chẳng hạn trong tiếng Anh có cái gì vui về các bà vợ không? Anh thưa ngay ::Dạ có và nó dính tới tiếng Việt Nam. Trong tiếng Việt, vợ chồng gọi nhau là ‘mình’ như mình ơi mình à… Tiếng mình này nói lên hết ý nghĩa vợ chồng, hai người trở thành một thân xác, một thân mình. Đúng như lời Chúa phán trong Kinh Thánh ::”‘Cả hai trở nên một xương một thịt”’. Có lẽ người Anh thấy tiếng ‘mình’ của tiếng VN hay quá nên trong tiếng Anh vợ chồng mới bắt chước mà gọi nhau là ‘my better half’ . Tiếng VN còn đi một bước hay hơn nữa , là khi nói về vợ hay chồng mình thì người VN nói là ‘Nhà tôi’, nhà đây phải dịch là ‘home’. Home khác với house. House chỉ cơ sở vật chất, còn home chỉ mái ấm, tổ ấm gia đình.‘My home’ trong tiếng Anh là chỉ tổ ấm gia đình, và chỉ tổ ấm mà thôi, không mang nghĩa thứ hai là vợ tôi, chồng tôi. Mặt này tiếng Việt tài tình và sâu sắc hơn tiếng Anh. Cụ Chánh nghe xong bèn bảo nhỏ tôi :: Lão chưa hề thấy ai khenvợ giỏi như cái anh John này .
Ông ODPđể anh John kể chuyện xong thì gọi anh vào làm phụ bếp, phe còn lại chúng tôi phụ trách dọn bàn. Ông ra lệnh hôm nay phải có xiên muỗm và dao. Các cụ đã đoán ra ông ODP làm món gì chưa? Thưa là món bí tết. Mỗi thực khách một đĩa. Món bí tết phải ăn nóng mới ngon, cho nên bắt đầu bữa thì anh John lên lĩnh ý thực khách. Ai ăn tái, ai ăn chinchín. Ai tái vừa ai tái ít. Cứ thế, anh John bưng đĩa bí tết theo đúng sở thích lên cho từng người. Trên bàn có chai magi, chai nước mắm, có đĩa bánh mì, có đĩa cơm nóng, có đĩa cà chua rau sống.Mấy cô Huế thì thắc mắc sao có nhiều thứ thế này. Ông ODP giải thiích :: Xưa nay ăn món bí tết ta thường theo lối Tây là ăn với bánh mì và magi. Theo ông, ông không ăn theo lối tây mà ăn theo lối ta, tức là miếng thịt bò cho chút xiú xíunước mắm và ăn với cơm. Nghe lời ông, ai cũng thử kiểu này và trời ơi, món bí tết ngon chi lạ. Các cụ cứ thử mà coi. Ông ODP cười hà hà :: mình phải Việt Nam hóa món Tây này chứ. Ta phải cám ơn ông Tây về món bò này. Trước khi Tây sang đây, Việt Nam mình chỉ ăn thịt trâu, đâu có biết đến thịt bò. Miếng thịt bí tết ông chọn rất ngon, mềm, tươi, ngọt lịm. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi làm sao mà ông rành về thịt bò như vậy. Ông lại cười hà hà :: Nghề của tôi mà. Dân làng ai cũng thắc mắc :: nghề của ông ở VN là nghề nhà binh cầm súng, đâu có nghề thịt bò. Ông nhìn mọi người trong làng với cái nhìn rất thân yêu rồi nói :: Ở VN thì tôi cầm súng, còn sang tới Canada thì ban đầu tôi chọn cho tôi cái nghề cũng cầm súng, nhưng không phải bắn VC mà là bắn con bò. Hôm nay tôi xin kể hết chuyện này cho làng nghe nha.
Rằng tôi xin được cái job đầu tiên ở Canada là job giết bò trong một xưởng thịt bò rất lớn. Các con bò còn sống lần lượt được đưatới một đường thang máy. Tôi đứng ở đầu thang, tay cầm một khẩu súng bắn bằng hơi. Khi con bò tiến đến đúng tầm tay thì tôi dí đầu súng hơi vào đầu nó.Đùng một cái, con bò lăn ra chết và rơi xuống một đầu dây chuyền khác để người ta mổ bụng và xẻ thịt. Cứ thế, hết con bò này đến con bò khác, mỗi con tiến đến trước mặt tôi, tôi bắn một phát, nó quay lơ và té xuống…Ban đầu thì tôi làm hăng say lắm nhưng sang tuần lễ thứ hai thì thấy tinh thần xuống, mình đang làm việc sát sinh, ác đức. Tụi bò cũng biết chúng đang trên đường bị giết, nhiều con khóc vì tôi thấychúng chảy nước mắt. Tôi thấy tay bắt đầu run, đầu tôi choáng váng, và cuối cùng thì tôi xin nghỉ việc. Tôi không còn can đảm giết bò nữa. Ông chủ hãng thấy tôi làm việc nghiêm chỉnh, bèn nói :: Anh xin nghỉ việc cầm súng, vậy anh có muốn làm việc cầm dao không? Anh chỉ việc cắt thịt bò mà thôi. Tôi đồng ý và tôi được chuyển sang khâu xẻ thịt. Tại đây tôi mới biết tên các miếng thịt. Thịt ở vai gọi là chuck, thịt ở bắp đùi gọi làbrisket, thịt ở sườn gọi là rib, thịt ở lưng gọi là loin.
Chị Ba Biên Hoà Hòalên tiếng hỏi ngay :: Thế miếng thịt ở con bò chỗ nào là ngon nhất ? Ông ODP đáp ngay :: Ở mông con bò, vùng đùi của chân saulà ngon nhất, tên nó là “‘ eye of the round’.”. Hôm nay tôi đã mua miếng thịt này làm bí tết đãi cả làng. Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay cám ơn ông, vỗ mãi mới thôi. Chị Ba nói với Cụ B.95 và hai cô Huế :: Kiến thức làm bếp của phe mình vất đi hết nếu so với cái biết của bác ODP. Xin bái phục Bác và cám ơn Bác đã cho ăn bí tết “‘eye of the round”’ lần đầu với cơm và nước mắm tuyệt vời này.
Trà Lũ
__._,_.___
Thursday, 17 May 2018
Wednesday, 16 May 2018
Tuesday, 15 May 2018
Monday, 14 May 2018
HÃY NGỪNG LẠI SỰ GIẢ DỐI ĐIÊN CUỒNG
---------- Forwarded message
----------
From: Lá
Date: 2018-05-11 4:29 GMT+10:00
Subject: HÃY NGỪNG LẠI SỰ GIẢ DỐI ĐIÊN CUỒNG
From: Lá
Date: 2018-05-11 4:29 GMT+10:00
Subject: HÃY NGỪNG LẠI SỰ GIẢ DỐI ĐIÊN CUỒNG
HÃY NGỪNG LẠI SỰ GIẢ DỐI ĐIÊN CUỒNG VỚI ẢO VỌNG ĐI TRẢ CHO DÂN
QUYỀN LÀM NGƯỜI QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN CÔNG DÂN
Những ngày qua, chúng ta thấy hiện trạng đất nước chúng ta càng trở nên tồi tệ. Nhất là trước hội nghị trung ương 7 của ĐCS, hàng loạt vụ thanh trần lẫn nhau của các nhóm lợi ích, hé lộ ra rất nhiều sự dối trá của nhà cầm quyền, sự tham nhũng tột độ và cả những cái chết "treo cổ" theo đúng quy trình. Còn Trung Quốc thì ngang nhiên triển khai các tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài xã hội thì người dân chịu rất nhiều bất công, thêm nhiều thứ thuế, xăng dầu tăng cao, người gửi tiền ngân hàng thì bị mất, người dân Thủ Thiêm không được đền bù đất thỏa đáng .... cả những thông tin về đấu giá đất của nhà thờ Thủ Thiêm và dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, hay sự gian xảo chiếm đoạt đất của các Sơ dòng Phao lô ở Hà Nội.
Trên trang Fb cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Tổng thư ký Ủy ban Công lý và Hòa bình HĐGM VN, ngài đã lên tiếng mạnh mẽ với chế độ vô thần, nguồn gốc gây nên những tội ác cho xã hội chúng ta như sau:
Tôi là một Linh mục Công Giáo, tôi không theo thuyết định mệnh, càng không chủ trương báo oán. Tôi chỉ theo đường lối của Chúa tôi, Đấng giàu lòng Thương xót. Tôi kêu gọi những anh chị em đồng bào của tôi đang theo chủ nghĩa vô thần, những người là đảng viên cộng sản, những người nhờ đó mà nắm giữ mọi quyền bính trên tổ quốc Việt Nam này từ Tổng Bí Thư đến cán bộ xã, những anh em dân phòng. Hãy ngừng và từ bỏ ngay chủ thuyết vô luân này. Trả cho dân quyền làm người, quyền sở hữu và quyền công dân. Nếu không chạy không kịp đậu. Quí vị biết rõ sự bấp bênh của thể chế chính trị này mà.
Hãy ngừng lại sự giả dối điên cuồng với ảo vọng đi.
Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng vì quê hương nước Việt thân yêu
này:
CSVN HÃY NGỪNG LẠI SỰ GIẢ DỐI ĐIÊN CUỒNG VỚI ẢO VỌNG ĐI TRẢ CHO
DÂN QUYỀN LÀM NGƯỜI QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN CÔNG DÂN
nguồn fb: Joseph Le
Sunday, 13 May 2018
Saturday, 12 May 2018
Friday, 11 May 2018
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
Popular Posts
-
From: 'Andy Van' via banvang < To: Andy Van < Sent: Thursday, April 26, 2018, 4:41:53 AM GMT+2 Subject: Chế độ ...
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-