zz

br /> br /> /> br /> ----

Monday, 31 October 2016

Đổi mới chính trị là yêu cầu cấp bách hiện nay


Đổi mới chính trị là yêu cầu cấp bách hiện nay

Tiến sỹ Vũ Cao Phan Đại học Bình Dương
  • 29 tháng 10 2016
Image result for Việt Nam phấn đấu về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
Việt Nam phấn đấu về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
Bản tổng kết kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đưa ra một chỉ số buồn: tăng trưởng chỉ đạt 5,52%, thua gần một điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước (6,32%), thua hơn một điểm rưỡi so với chỉ tiêu của năm (6,7%)và cũng là năm đầu tiên sụt giảm trở lại kể từ 2012- thời điểm gượng dậy sau nửa thập niên ốm yếu.
Vào lúc này khi hơn ba phần tư năm đã trôi qua và Ngân hàng Phát triển châu Á đã đánh tụt dự báo xuống còn 6%, người ta lại đang tìm cách điều chỉnh chỉ tiêu để cuối cùng có thể "kết thúc thắng lợi" một năm không thắng lợi của kinh tế nước nhà.
2016 là năm đầu của kế hoạch 5 năm được hy vọng mở lại một chu kỳ tăng trưởng mạnh, nhưng đã khởi đầu nan. Rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra trong phiên điều trần bất thường tại kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa mới cũng như liên tục tại các diễn đàn trao đổi, hội thảo từ đó đến nay; và tất nhiên cả trong kỳ họp Quốc hội cuối năm đang nhóm tại Hà Nội.

Không một nguyên nhân nào cho thấy: động lực phát triển đã cạn (kiệt).

Có thể khẳng định, những thành tựu của công cuộc Đổi Mới (mà người ta định ồn ào tổng kết 30 năm thực hiện rồi lại im?) được dựa chủ yếu vào hai nguyên nhân: dòng vốn tài chính và kỹ thuật từ nước ngoài đổ vào và những chính sách ( được nhà nước từng bước cập nhật) tương đối phù hợp với một nền kinh tế đã thay đổi về bản chất.

Dòng vốn ấy vẫn chảy, thậm chí còn mạnh hơn nhưng đã không còn tính động lực. Vào chính lúc đó, xã hội bùng lên vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng bắt đầu bằng câu chuyện tưởng chừng ất ơ: một ông quan muốn trộ oai tỉnh lẻ với cái biển số xe của mình.

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, câu chuyện về cái biển số xe ấy có cùng một nguyên nhân với nền kinh tế yếu kém. Nó đưa lời kêu gọi: cải cách thể chế, đổi mới chính trị, không thể chậm hơn được nữa.

Kinh tế tư bản

Một số dự án qui mô được bàn thảo ở Quốc hội
Một số dự án qui mô được bàn thảo ở Quốc hội
Nhà nước bảo: đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhiều ý kiến khác: kinh tế xã hội chủ nghĩa định hướng thị trường. Với tôi, đó là nền kinh tế đang tư bản hóa (những gì gọi là) kinh tế xã hội chủ nghĩa. 

Nói một cách chính xác: nền kinh tế chúng ta đang có là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù muốn hay không. Nó "tư bản" ở ngay trong cốt lõi quan hệ sản xuất, từ phân phối chế phẩm, tổ chức lao động đến sở hữu tư liệu, cho dù có hay ho gọi là cổ phần hóa chăng nữa. Nó "tư bản" ở chính bản chất kinh tế thị trường. Kinh tế, do quan hệ sản xuất đẻ ra chính trị và đến lượt mình, chính trị lĩnh nhiệm vụ hướng đạo kinh tế phát triển theo quy luật, theo thúc triển nội tại của nó - đây là luận điểm không chỉ riêng của những người Marxist. Để thấy rằng, nghịch lý ở Việt Nam hiện nay là trong khi chúng ta có một nền kinh tế đã thay đổi về mặt bản chất thì chính trị thượng tầng của nó vẫn ngủ quên, vẫn y như cũ, và làm nên nguyên nhân chủ yếu sinh ra vô số tật bệnh không tìm thấy thuốc chữa, kìm hãm phát triển.
Công bằng thì cái chính trị ấy cũng có được cải đổi ít nhiều do áp lực của Đổi Mới nhưng chỉ nửa vời lẽo đẽo đằng sau với cái dây "định hướng" tròng trên cổ.

Trong nông nghiệp, để "định hướng xã hội chủ nghĩa", ruộng đất không được tư hữu hóa mà thay bằng quyền sử dụng, thì thôi cũng được, nhưng tại sao vẫn không cho phép dân cày (khái niệm dân cày ngày nay đã khác trước rất nhiều) được tích tụ (bằng chuyển nhượng quyền sử dụng) loại tư liệu sản xuất ấy đến mức có thể đầu tư lớn, sản xuất lớn, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội thay vì bỏ ruộng cho cỏ mọc, đi kiếm việc khác sống cho qua ngày?

Trong công nghiệp, để "định hướng", đối với những công ty hoặc mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh thì nhà nước vẫn nắm độc quyền hoặc chỉ cổ phần hóa chiếu lệ để trên thực tế, vẫn là thiên đường của quan liêu, tham nhũng : cha chung không ai khóc, tiền chung cứ móc mà xài. Do đó, những công ty này luôn làm ăn thua lỗ và tiền thuế của dân lại được đổ vào để giữ vững "định hướng" trong khi khu vực tư nhân (đã được chính thức coi là động lực tăng trưởng) thì chẳng được một sự ưu đãi nào - kể cả những công ty tên tuổi, làm ăn có mảng, có miếng- nếu chẳng may thất bát.

Không có một chính sách tích cực và chẳng có một ngân sách nào dành cho các doanh nhân khởi nghiệp mà vẫn cứ hy vọng sẽ có được một triệu doanh nghiệp trong vài năm tới (và sau đó để chết yểu) là sao?
Còn trong lĩnh vực tinh thần - văn hóa, tư tưởng, tuyên truyền, báo chí, giáo dục,pháp luật… - thì sự đổi mới, cải cách càng hiếm đến, bởi nó là chính trị.

Rất dễ đồng ý, đây là lĩnh vực hầu như không có sự thay đổi khi đã qua cả bảy chục năm Dân chủ cộng hòa. Công tác chính trị của đất nước vốn dĩ dựa trên nền tảng đấu tranh giai cấp, dựa trên nền tảng lý tưởng hóa những cái được gọi là đạo đức xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa tập thể thì ngày nay vẫn dựa trên nền tảng ấy. Không ai thẳng thắn trả lời, nó còn tương hợp với nền kinh tế thị trường không khi ở nền kinh tế này cái cá nhân, cái tôi tất yếu phải được khẳng định, được tôn trọng. Ai cũng thấy nhưng không ai lên tiếng về tình trạng đạo đức giả đã gần như đặc trưng cho xã hội lúc này.


Quốc hội "sản xuất" được khá nhiều luật nhưng ban hành vừa xong lại phải chuẩn bị dự luật sửa đổi. Bàn đến nhất thể hóa - điều mà ngay cả những quốc gia cộng sản còn lại đã thực hiện từ lâu - nhưng thử nghiệm vừa xong lại bỏ vì sợ….độc tài! Mà ai độc tài, ai che dấu cái tôi của mình? Ai điều gì cũng lập luận lấy được? Đẩy thừa con đường này là "do Bác Hồ lựa chọn" để khỏi phải thừa nhận chính mình lựa chọn.

Trịnh Xuân Thanh

Image result for Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói người Việt Nam thiếu tư duy khái quát
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị truy nã đang gây chú ý của dư luận
Trở lại câu chuyện Trịnh Xuân Thanh. Có thể thấy kinh hoàng vì lỗi hệ thống. Nếu không có câu chuyện ông quan tư cách hàng chợ này khoe sang khoe mẽ thì ông ấy sẽ hanh thông tiến lên, chưa biết đâu là điểm dừng. Nhưng vì trót dại, người ta không thể không lôi ra việc " luân chuyển" của ông, người ta đào đến khoản tiền thất thoát khổng lồ (mà thực tế đã được chôn quên trong đống giấy lộn), người ta lần đến ông A, ông B, ông C…. chống lưng.

Lỗi hệ thống là đây: Do cơ chế chính trị, Trịnh Xuân Thanh được đưa ra kiểm điểm trong Đảng trước, Đảng kết luận có tội mới chuyển qua công an cảnh sát điều tra. Thấy động lớn, Thanh chủ động xin ra khỏi Đảng và… chuồn êm. Mọi hành động của nhà chức trách đều là vuốt đuôi.
Nhưng liệu nó có đi đến hồi kết như người ta mong muốn hay không thì chẳng biết. Quan điểm của tôi: ngay dù đạt được như vậy, có lôi ra lũ lít cả đống chuột mẹ chuột con thì vấn đề vẫn còn nguyên. Tại sao?
Chống tham nhũng lại dựa vào các quan điểm và hệ thống chính trị từ thời xã hội chủ nghĩa, từ thuở tất cả đều nghèo, từ thời giàu có đồng nghĩa với vô đạo đức là công việc bất khả, là sai lầm cơ bản. Chưa nói, tham nhũng ở Việt Nam đã phát triển vũ bão kể từ mười lăm năm trước khi còn nương nhẹ gọi một cách phiếm chỉ là "hiện tượng tiêu cực", không ai thực sự muốn ngăn cản nó để bây giờ thì thôi rồi.

Công tác cán bộ

Tôi không có điều kiện đi sâu, đi rộng trong một bài viết nhưng không thể không đề cập đến khâu đầu: công tác nhân sự, công tác cán bộ. Công tác này được hiểu là việc bổ nhiệm, thăng giáng và điều động nhân sự trong bộ máy công quyền, và nó hoàn toàn đi theo cách làm cũ, một cách làm nhân danh Đảng, nhân danh giai cấp, nhân danh chế độ với cả một quy trình nhiều bước có thể với mục đích tích cực nhưng kết cục trở thành bình phong cho những kẻ bất lương. Không ai tìm hiểu xem, ở một nền kinh tế thị trường đích thực , người ta làm việc đó như thế nào. Và cũng không ai cần biết tại sao các quan chức ở môi trường ấy không coi và không thể coi quyền lực là nơi thu vén lợi ích cá nhân; và khi cần thì họ từ nhiệm rất dễ dàng, rất tự giác mà ở Việt Nam thì không?
Đảng Cộng sản Việt Nam có một Hội đồng lý luận và Hội đồng này vừa nhận được huân chương cao quý do Nhà nước trao tặng "vì những thành tựu xuất sắc trong công tác lý luận".
Thành tựu ấy là gì không ai biết, mặc dù như tôi, rất hy vọng nó đóng góp được vào việc đổi mới chính trị sao cho theo kịp, sao cho ăn khớp với đổi mới kinh tế. Nhưng tất cả những gì được nghe, được đọc chỉ là chống "tự diễn biến"," tự chuyển hóa", những khái niệm không đầy đủ, không thuyết phục, vừa vô lý về mặt triết học, vừa thiếu vắng về mặt ngôn từ, cụt ngủn.
Image result for Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói người Việt Nam thiếu tư duy khái quát
Lãnh đạo Đảng CSVN lo ngại Đảng của ông 'tự diễn biến'
Chưa nói, tự diễn biến tự chuyển hóa về đâu, đến đâu? Trước đây còn được nghe là chống "diễn biến theo con đường tư bản chủ nghĩa", thì bây giờ không thấy chỉ điểm đến. Mất phương hướng?
Nếu vẫn là chống tha hóa về phía tư bản chủ nghĩa thì có thể yên tâm, tất cả những tai to mặt lớn bị Đảng và luật pháp trừng trị vừa qua không thấy cái tên nào bị lên án nhạt nhòa lý tưởng, mất ý chí chiến đấu, phản bội giai cấp cả. Bọn này vẫn phấn đấu vì tập thể, vì chủ nghĩa xã hội đấy, thậm chí còn to mồm hơn tất tật. Không tin cứ hỏi những người xung quanh. Nếu Hội đồng Lý luận thực sự làm được việc thì có rất nhiều vấn đề thiết thực mà Hội đồng này nên làm và cần làm.
Chẳng hạn. Hội đồng đã từng giải thích sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là có sự phá hoại của các thế lực thù địch cộng với sự trì trệ của lãnh đạo. Hãy giải thích xem, đảng cộng sản ở các nước đó bây giờ hầu hết đã đổi tên đổi họ (trở thành các đảng mang tính chất xã hội hoặc xã hội - dân chủ) với cương lĩnh mềm trong một nền dân chủ đa nguyên mỗi người một lá phiếu, nhưng sao vẫn chưa thấy một đảng nào quay trở lại cầm quyền, thậm chí chẳng len được vài xuất nghị trường?
Image result for Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói người Việt Nam thiếu tư duy khái quát
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói người Việt Nam thiếu tư duy khái quát
Chẳng hạn. Những đảng vẫn còn hiếm hoi giữ tên cộng sản như Đảng Pháp thì cương lĩnh của họ cũng đã đổi đến tối mũi tối mày. Họ không còn giữ cả biểu tượng búa liềm và thay đổi hẳn quan niệm về sở hữu. Ở Đại hội gần nhất, Đại hội 36 (2/2013), Đảng tuyên bố chủ nghĩa Mác-Lênin không còn sức sống cả trong thực tế và lý luận, và giai cấp vô sản không còn giữ vai trò thúc đẩy xã hội nữa. 

Vai trò ấy bây giờ nằm trong tay tầng lớp trí thức trong một nền kinh tế tri thức hiện đại. Hãy chứng minh những luận điểm đó là sai!

Ông Hồ Chí Minh từng cho rằng người Việt thiếu tư duy khái quát, tư duy hệ thống nên công tác nghiên cứu lý luận "hãy để các đồng chí X (ông nêu tên một nước lớn) làm". Có lẽ đúng, thực tế từng chứng minh. Khi Trung Quốc chống Việt Nam thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã dựa vào Liên Xô để tìm đến các lý thuyết phát triển. Khi Liên Xô rơi vào khủng hoảng, sắp sụp đổ đến nơi thì Việt Nam lúng túng định quay sang nắm áo Romania.

Cái quốc gia và đảng của nó mà Việt Nam từng tuân theo Liên Xô đả kích không thương tiếc một thời ấy bây giờ được coi là mô hình độc đáo, vững chắc, được toàn dân ủng hộ. Bất thình lình chỉ một ngày, người Romania nổi dậy và Tổng Bí thư Nicolas Ceaucescu cùng bà vợ quyền lực của ông bị xử bắn trong một phiên luận tội nhanh như chớp mắt.

Không còn chỗ bám víu nữa thì may sao, cuộc đại sụp đổ cả hệ thống lại là cơ hội vàng của Việt Nam (đừng nghi ngờ điều này). Câu chuyện sau đó như thế nào chúng ta đều đã rõ.

Ổn định trong trì trệ

Mặt trái của ổn định là trì trệ, chưa nói thực trạng ở Việt Nam hiện nay là ổn định trong trì trệ. Nên thử làm một cuộc thăm dò khách quan xem phỏng được bao nhiêu phần trăm? Thăm dò kín đáo thôi, khỏi cần công bố, để giật mình mà nhận ra thực trạng của cái gọi là niềm tin.

Image result for Hiệp định TPP đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam
Hiệp định TPP đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam
Muốn ổn định và giữ cho ổn định có sức sống, nếu chưa thể đổi mới toàn diện về mặt chính trị, hãy chọn những vấn đề trì trệ nhất, cản bước phát triển nhất để đột phá. Hãy coi và phải coi đổi mới chính trị , cải cách thể chế là động lực cho giai đoạn phát triển hiện nay.

Giới lãnh đạo Việt Nam đặt nhiều hy vọng vào TPP, Hiệp định về đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng TPP sẽ tạo động lực cho phát triển bởi các lợi ích kinh tế, thương mại to lớn có thể sờ nắn thấy được.
Người ta hy vọng nó có những ràng buộc về mặt chính trị nhưng không có chế tài thì Việt Nam vẫn có thể "mềm mại" vượt qua bằng "sách lược" khôn ngoan. Chắc chắn đây là một lầm lẫn tai hại.

TPP sẽ là một động lực, nhưng phải nhìn nó dưới góc độ là một Hiệp định thương mại thế hệ mới, hoàn toàn mới. Học giả Trung Quốc Dương Bằng cho rằng, với TPP, một "thời đại thương mại giá trị" được kết nối bằng những "quy tắc chính trị" tự giác đã đến. Người Trung Quốc không phải không muốn tham gia TPP hay bị ai đó gạt ra; họ ngần ngại chính là bởi các ràng buộc chính trị. Gia nhập TPP là chấp nhận các ràng buộc ấy khiến Trung Quốc sẽ phải ở cửa dưới. Ví dụ về các xí nghiệp quốc doanh.

Nó sẽ không được hưởng bất cứ một ngoại lệ ưu tiên nào mà còn phải giảm thiểu (khác với Việt Nam, các xí nghiệp, tập đoàn nhà nước ở Trung Quốc vốn rất mạnh). Không chỉ thế, các yêu cầu về quyền tự do tư tưởng, quyền được thông tin, quyền của người lao động…. với TPP là đương nhiên.
Học giả Dương Bằng mà tôi vừa nêu trên, giáo sư thỉnh giảng Đại học Harvard, trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ cho rằng dù không đề cập trực tiếp đến chính trị nhưng những điều đó tạo nên quy tắc chính trị của TPP và sẽ là quy tắc nguồn tác động đến tất cả. Nó được thực thi một cách tự giác vì làm ngược lại người ta sẽ tự đào thải mình. Không có chế tài ư, lợi ích của chính anh sẽ là chế tài.


Việt Nam có nhận thức được như vậy không khi quyết định tham gia TPP?


Nhưng những động thái gần đây có thể là đáng ngại khi Quốc hội xem xét khắt khe dự thảo Luật về hội và các dự thảo sửa đổi luật Hình sự, luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh…

Chính trị tổng quát là: Mọi việc đều phải trên cơ sở tôn trọng pháp luật và minh bạch.
Những gì khập khiễng, nửa vời sẽ đem đến kết quả thậm chí cũng không được nửa vời.

Bài thể hiện quan điểm riêng của Tiến sỹ Vũ Cao Phan, Viện trưởng Viện Chính trị và Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Bình Dương, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Memorial : Tù chính trị tại Nga tăng gấp đôi trong một năm

 

Memorial : Tù chính trị tại Nga tăng gấp đôi trong một năm

Đăng ngày 30-10-2016 Sửa đổi ngày 30-10-2016 12:58
media

Nhà tù Lefovorto trong vùng Matxcơva, nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị Nga và Ukraina.Alexey SAZONOV / AFP

Nhân ngày tưởng niệm nạn nhân của các vụ đàn áp chính trị, hôm nay 30/10/2016, tổ chức phi chính phủ Memorial công bố danh sách các tù nhân chính trị của Nga. Danh sách này bao gồm tên của những người đã bị xét xử, đang chờ xét xử và cả những người đang bị quản thúc tại gia. Theo Memorial, con số này đã tăng từ 50 người vào năm 2015 lên tới 100 người vào năm 2016. Đây cũng là lần đầu tiên Memorial công bố danh sách những người bị bức hại vì tín ngưỡng tôn giáo.

Từ Matxcơca, thông tín viên RFI Muriel Pomponne cho biết thêm chi tiết :
Có khoảng 50 người bị giam giữ vì tín ngưỡng, tất cả đều là tín đồ Hồi Giáo. Họ bị cáo buộc là không tham gia cac tổ chức chính thống. Họ là những tín đồ của nhà thần học quá cố Saïd Nursi hoặc những người có cảm tình với giáo phái Hizb ut-Tahrir vốn bị cấm ở Nga, nhưng lại được phép hoạt động tại Ukraina. Những người bị truy tố thường thuộc tộc người Tatar ở Crimée. Memorial cho biết không một ai trong số những người nằm trong danh sách này có hành vi bạo lực.
Danh sách các tù nhân chính trị gồm 52 nạn nhân các vụ đàn áp chính trị của Nhà nước. Trong số các tù nhân chính trị này của Memorial, có những người Tatar ở Crimée, người Ukraina như nhà làm phim Oleg Sentsov hay người phụ trách thư viện Ukraina ở Matxcơca.

Tổ chức phi chính phủ Memorial cũng nêu tên những trường hợp bị bắt khi thực thi các quyền tự do tụ tập, tự do ngôn luận. Đó là những người biểu tình phản đối Vladimir Putin trong cuộc bầu cử đầu năm 2012, hay Ildar Dadain, bị kết án vì đã giơ khẩu hiệu không được phép hoặc những người đã bày tỏ chính kiến cá nhân trên mạng Internet. Và cuối cùng là « các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự». Một số nhà hoạt động bảo vệ môi trường giam giữ cũng được coi như là các tù nhân chính trị.
Trong phần lớn các trường hợp, những người này bị kết án vì tội làm gián điệp hoặc chiểu theo điều luật liên quan đến các tội danh cực đoan, kích động hận thù, hoặc xúc phạm đến tình cảm tín ngưỡng.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, 30 October 2016

MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ ĐÃ BẮT ĐẦU


MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ ĐÃ BẮT ĐẦU

Cộng Tàu  quỷ quái  giết  Dân  ta
rải độc diệt nguồn sống quốc  gia
rừng  núi  nhuốm  bùn Bâu-xít đỏ
sông   ngòi   thải      For mô  sa
biển Đông đảo lập  binh đồn  giặc
Nam Bắc miền nhồi chữ  Hán  ma
xóa Việt Nam thành khu tỉnh Chệt
đâu còn thể thống Nước Non nhà ?.

Tố Nguyên
__._,_.___

Posted by: tuyen do


**********************

 San Jose: Kính mời Biểu tình & Đêm thắp nến lần thứ 26.

Trân trọng kính mời quý đồng hương tiếp tục đến với chúng tôi:
Biểu Tình & Thắp Nến đồng hành với đồng bào trong nước.

- Ðể phản đối Việt cộng đã tàn nhẫn bác đơn kiện của hàng ngàn đồng bào Hà Tĩnh ruột thịt đang trong cơn đói khổ, lại đi bảo vệ công ty Formosa của Tàu.

- Ðể phản đối Việt cộng bắt giam vô cớ các chiến sĩ Nhân quyền như Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức...

- Ðể hỗ trợ 18 ngàn đồng bào Kỳ Anh đã biểu tình sáng ngày 2/10/2016, trước cổng chính của Formosa, đòi hỏi được bồi thường thỏa đáng.

- Ðể yêu cầu đưa Formosa ra tòa án, đòi bồi thường thỏa đáng những tổn hại môi trường và kinh tế cho dân tộc Việt Nam

- Ðể phản đối công an Cộng sản đàn áp dã man, chà đạp nhân quyền của đồng bào ruột thịt.

Thời gian: 6PM - 8PM, thứ Bảy, ngày 29 tháng 10, 2016.
Ðịa điểm: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Việt Mỹ, 2072 Lucretia Ave, San Jose, CA 95122. 

Xin ghi chú: Đêm thắp nến lần thứ 26 thay đổi địa chỉ để ủng hộ Ðêm văn nghệ BIỂN và DÂN TÔI. Sau đó từ Đêm thắp nến lần thứ 27, địa điểm sẽ được dời về địa chỉ cũ: San Jose City Hall, 200 E. Santa Clara St, San Jose, California.

Liên lạc Nhóm Anh Em Thiện Chí, Ðêm Thắp Nến San Jose:

- Hội Phụ nữ vì Nhân quyền VN - WFHR. Phone: 408-386-3390
- Hội Phụ nữ Âu Cơ. Phone: 408-806-7509
- Trần Song Nguyên. Phone: 408-439-4629
- Nguyễn Ðình Lê. Phone: 408-666-6553
- Trần Long. Phone: 408-515-2797

---------------------

 Dân oan Thủ Thiêm biểu tình trước văn phòng chính phủ, thủ tướng và quốc hội tại Hà Nội

Dân oan Thủ Thiêm quận 2 đang tập trung biểu tình tại Hà Nội. Yêu cầu xử lý nghiêm việc lợi dụng dự án Thủ Thiêm để tham nhũng. Không phải là bóc lột mà là ăn cướp!

Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Việc ăn cướp này đã kéo dài suốt 20 năm nay! Vì quá sức chịu đựng và kẻ cướp ỷ có ô dù bao che còn thách đố người dân: Có giỏi thì ra Hà Nội mà tố cáo, xem có đủ tiền bạc để đi và có gì ăn để mà ở Hà Nội tố cáo lâu dài!


Nhóm 63 hộ dân thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, đã tập trung tại Hà Nội từ ngày 24/10/2016. Chưa được Ban tiếp dân TW đảng và nhà nước tại số 1 Ngô Thời Nhậm, Hà Đông giải quyết đúng theo pháp luật, nên sáng ngày Thứ Năm ngày 27/10/2016 đã tập trung tại văn phòng chính phủ, Thủ Tướng và quốc hội để tố cáo việc cố tình làm trái pháp luật, cố tình chà đạp luật pháp, không chấp hành nghị quyết của đảng, tức là chống đối đảng, để ăn cướp nhà đất và tài sản của dân nghèo đem chia cho nhau để kinh doanh, kiếm lời trên mồ hôi nước mắt và sương máu của nhân dân. Nhưng không bị bất cứ cấp nào xem xét, giải quyết.


Dân nghèo tại Thủ Thiêm bị cướp, bóc lột tới nhiều lần: 

1/ Bị cướp, bóc lột mất nhà và đất

2/ Bị cướp, bóc lột lần 2 khi phải mua nơi ở mới với giá cao.

3/ Bị cướp, bóc lột lần 3 khi phải mua chung cư chất lượng thấp giá cao.

4/ Bị cướp quyền khiếu kiện.

5/ Bị cướp quyền làm người.

6/ Khiếu nại thì bị chụp mũ làm chính trị, luôn rình rập, theo dõi, hù dọa… cài cắm người, trà trộn với dân oan để phá rối…

7/ Không có tiền để đi khiếu kiện, phải đi vay mượn. Thì bị quy chụp là nhận tiền của thế lực thù địch, phản động…

8/ Nhờ người tư vấn pháp luật để khiếu kiện thì bị cho là bị kẻ xấu kích động xúi dục…

9/ Không chịu nhận tiền đền bù, bị cho là chây ỳ, không hợp tác với kẻ cướp.

Lý do mà nhóm lợi ích đưa ra, ngụy biện cho việc ăn cướp của mình là:

I - Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm có tính đặc thù, vì: Diện tích đất bị thu hồi lớn, qui mô giải tỏa di dời hơn 14.000 hộ, chưa có khu tái định cư cho người dân, và việc bồi thường kéo dài nhiều năm… (Tất cả những điều này cho thấy năng lực quản lý yếu kém của chính quyền! Tại sao việc không đủ khả năng thực hiện dự án của chính quyền lại bắt người dân phải gánh chịu!? 160 ha tái định cư của dân chia cho 64 dự án, theo Kết luận của thanh tra thành phố, rồi báo cáo là không có đất tái định cư! Dự án lớn, nhưng lại lấy thêm hàng trăm ha tại An Phú, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi… Cố tình vi phạm Quyết Định 367/TTg.

“Dự án chỉ mới triển khai thu hồi đất, chưa có kế hoạch đầu tư tổng thể các hạng mục công trình theo qui hoạch của dự án, nên không lập phương án chi tiết cho từng dự án thành phần. Đồng thời, do tính đặc thù của dự án, nên không thể điều tra hiện trạng, xác minh nguồn gốc pháp lý nhà đất và tính giá trị bồi thường, hỗ trợ cho toàn bộ số hộ bị ảnh hưởng để xác lập dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, xây dựng và trình duyệt phương án bồi thướng, hỗ trợ theo trình tự thủ tục của Nghị Định 22/1998/NĐ-CP được!” Nguyên văn kiến nghị số: 6087/UBND-PCNC ngày 23/11/2009 (trang 5) của UBND thành phố HCM, do Phó Chủ Tịch thường trực Nguyễn Thành Tài ký là bản kiểm điểm, là lời thú tội và là bằng chứng cho thấy chính quyền cố tình vi phạm Pháp luật! Cố tình có chủ đích; không áp dụng và vi phạm luôn cả Nghị Định 22/1998/NĐ-CP. Thông B 561/TB-VP ngày 04/8/2009 cũng chính thức thừa nhận điều này.

II - Ngày 10/06/2016 trước sự hiện diện của các cơ quan trung ương và báo đài trong buổi tiếp 41 hộ dân, thành phố lại ngụy biện, cho rằng không giải quyết khiếu nại được là vì:

Khu đô thị mới Thủ thiêm có tính đặc biệt, vì kéo dài nhiều năm, từ 1996, hơn 20 năm và kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chủ yếu là triều đại của Lê Thanh Hải (tên họ Lã chuyên dùng bàn tay sắt để ăn cướp, sau đó chia cho nhau, tạo vây cánh, tạo ô dù, thành nhóm lợi ích, cùng hội cùng thuyền, nên không quyền lực nào dám đụng chạm).

KĐTMTT chỉ là DA phân lô bán nền Dự án khu dân cư phía bắc 89 ha. Quyết định số 1395/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND Thành phố ban hành về phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (Quyết Định 3345/QĐ-UBND ngày 08/7/2015 UBND thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Hữu Tín phó Chủ tịch ký ban hành V/v giao đất cho Công ty Cổ phẩn Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc dự án Đại Quang Minh cả trăm ha. Khu dân cư đa chức năng Đại Quang Minh đô thị Sala (Không công khai QĐ).

Empirecity (khu đô thị đế quốc) làm rõ bản chất của KĐTMTT.

Không có cảnh người bóc lột người, nhưng là cướp đúng là đế quốc thực dân. Nhiều hộ dân, trong đó có cả các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, được UBND quận 2 ban hành quyết định đền bù với giá quyết định đền bù với giá 0 (không) đồng! Có chế độ nào trên thế giới mà đền bù cho dân 0 đồng, sau đó đem bán lại khoảng 200 triệu đồng/1m2?

Hiện nay đang có phong trào chống tham nhũng, nên dân oan Thủ Thiêm hưởng ứng. Nếu không diệt được đại án tham nhũng này, do đại tham quan Lê Thanh Hải, không để tên họ Lã này hạ cánh an toàn, làm người tử tế, để ăn hưởng trọn tài sản đã ăn cướp.

Xin gởi kèm hình ảnh biểu tình trước các cơ quan Trung ương.






__._,_.___

Posted by: 8406news 

Saturday, 29 October 2016

Nga bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ

Nga bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ 

29.10.2016

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc nói rằng Nga nhiều năm qua đã ở trong Hội đồng và rằng lần tới chắc chắn sẽ được vào lại.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc nói rằng Nga nhiều năm qua đã ở trong Hội đồng và rằng lần tới chắc chắn sẽ được vào lại.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28/10 bỏ phiếu loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, một khiển trách đau đầu đối với quốc gia càng ngày càng bị tố cáo về các tội ác chiến tranh trong hoạt động ở Syria.
Đại hội 193 thành viên bầu chọn 14 thành viên vào Hội đồng gồm 47 quốc gia, cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
Nga, nhận được 112 phiếu, mất chiếc ghế trong khu vực vào tay Hungary, quốc gia được 144 phiếu, và Croatia với 114 phiếu.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin hạ giảm tầm quan trọng của thất bại này, nói rằng Nga nhiều năm qua đã ở trong Hội đồng và rằng lần tới chắc chắn sẽ được vào lại.

Iraq, Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Trung Quốc, Brazil, Rwanda, Hungary, Cuba, Nam Phi, Nhật Bản, Tunisia, Mỹ và Anh cũng giành được ghế trong Hội đồng.
Các nhóm nhân quyền đã kêu gọi các nước khước từ tư cách ứng viên của Nga và Ả Rập Xê Út, vốn bị tố cáo tấn công bừa bãi vào thường dân ở Yemen.

“Khước từ nỗ lực tái ứng cử của Nga vào Hội đồng Nhân quyền, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới điện Kremlin về sự yểm trợ Nga dành cho một chế độ đã gây ra rất nhiều tội ác ở Syria,” ông Louis Charbonneau, giám đốc phụ trách các vấn đề về Liên Hiệp Quốc thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói.



Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình


http://www.vlink.com/hihoa/hihoababui_cantau.jpghttp://chimbaobao.files.wordpress.com/2011/12/11041.jpg?w=640&h=200

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-10-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Courtesy photo
Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Báo chí do Nhà nước quản lý đang thực hiện điều gọi là “dội bom tấn” lên cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, để vận động truy tố hình sự nhân vật đã về hưu này. Ông cựu Bộ trưởng bị cáo buộc thực hiện các phi vụ mua bán chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng toàn cảnh bức tranh chống tham nhũng ở Việt Nam lại cho thấy tình hình không kết quả, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn và đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Đảng đứng trên pháp luật

Ngày 27/10/2016 tại Hà Nội, Ông Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực nhìn nhận là, vấn đề chống tham nhũng trong những năm qua hoàn toàn chưa thể đạt mục tiêu ngăn chặn, từng  bước đẩy lùi tham nhũng lãng phí. Tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe dọa đến sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ.
Khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.
-Nguyễn Trung Dân
Theo báo điện tử Chính phủ và VietnamNet, lên tiếng tại một Hội nghị chuyên đề tổng kết 10 năm chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cho rằng, cần xác định tiêu chí công khai, minh bạch phải là giải pháp đột phá cho phòng chống tham nhũng, đồng thời cần có cơ chế giám sát quyền lực nằm trong điều gọi là “giỏ” pháp luật.
Điều gì khiến Đảng và Nhà nước Việt Nam gần như bất lực trong cuộc chiến chống tham nhũng. Phải chăng vì tham nhũng dầy đặc từ trên xuống dưới khiến “đánh chuột sợ vỡ bình”, một phát biểu thời thượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời chúng tôi vào tối 27/10/2016, ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên Tập phụ trách Báo Du lịch, người bị cách chức vào năm 2009 vì đăng một bài viết khích lệ tinh thần yêu nước trước họa bá quyền Trung Quốc, từ Saigon nhận định:
“Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”

Nhân vật xếp thứ 15/19 về vai vế trong Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình được VGP News và VietnamNet cùng nhiều báo khác dẫn lời nói rằng, trong 10 năm qua, trên toàn quốc có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý vì thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; hơn 300.000 lượt cán bộ công chức bị chuyển đổi vị trí công tác. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình còn đề cao điều gọi là tới 99,5% viên chức, công chức cán bộ đã kê khai tài sản và thu nhập hằng năm.

Những con số mà Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình liệt kê trở nên một loại hỏa mù thông tin vì ngay trong bài phát biểu, ông lại tái xác định là tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, tham nhũng có tính “lợi ích nhóm” đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội.

Thể chế tạo tham nhũng

ongtruonghoabinh-400.jpg
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Courtesy NLD.
Trong bài phát biểu được Báo điện tử Chính phủ Việt Nam trích đăng,  Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình nhấn mạnh rằng, tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Nhận định về phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội cho biết ý kiến:
“25 năm đã qua 5 kỳ Đại hội Đảng, mỗi một kỳ Đại hội Đảng thì tình trạng tham nhũng càng nặng nề hơn, mức độ càng nghiêm trọng hơn và đối tượng phạm tội càng cao cấp hơn. Cho nên có thể nói là càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.”

Hội nghị chuẩn bị đề án tổng kết 10 năm chống tham nhũng theo Nghị quyết Đảng diễn ra ngày 27/10/2016 ở Hà Nội, trong bối cảnh báo chí nhà nước mở tổng chiến dịch, đòi truy tố cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Nhân vật này về hưu sau Đại hội Đảng XII và mới bị Ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo về mặt Đảng. Lý do vì trong hai nhiệm kỳ Bộ trưởng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng đã thực hiện một số vụ bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ mờ ám gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người đã bỏ trốn qua Âu châu và bị truy nã quốc tế. Ông này bị cáo buộc chịu trách nhiệm cao nhất làm thất thoát 3.300 tỷ, trong thời gian làm Chủ tịch Tổng Công ty xây lắp dầu khí PVC.  

Nếu như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sau kỷ luật Đảng sẽ bị truy tố,  thì có lẽ ông là nhân vật cao cấp nhất bị truy tố hình sự, dù đã là cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng. Câu chuyện này làm nhiều người nhớ lại vụ tài sản bất minh của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ, ông này bị bêu xấu nhưng không bị truy tố.

Sợ uy con hổ già

Trong 10 năm qua, các vụ án chống tham nhũng liên quan tới Đảng viên, cán bộ cao cấp đang tại chức là rất hiếm. Ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch nhận định:
Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…

-Nguyễn Trung Dân
“Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…con chuột đó dù là ông Bộ trưởng hay Thủ tướng thì phải ra khỏi bình thì ông ấy đánh…còn trong bình thì ông ấy phải bảo vệ thôi…Thực chất là không thể đánh vì bởi vì có những luật riêng, ông Minh Phó Giám đốc Công an TP.HCM nói có luật riêng đảng viên không được đưa ra xử…Thành ra chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người giơ cao ngọn cờ chống tham nhũng làm trong sạch Đảng, để tìm kiếm hậu thuẫn của lớp đảng viên trung kiên. Giới quan sát cho rằng, hoặc là ông Trọng chưa tập trung quyền lực đủ mạnh, hoặc là tham nhũng, lợi ích nhóm đã trở thành căn bệnh trầm kha bắt rễ trong hệ thống chính trị, cho nên ông Tổng Bí thư hành xử rất thận trọng và vì thế quá chậm chạp trong vấn đề làm trong sạch Đảng.

Điển hình là để “đả” một con hổ già nanh vuốt đã cùn như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, mà đường đường một ông Tổng Bí thư phải mấy lần trực tiếp ra lệnh đánh một anh Phó Chủ tịch tỉnh là Trịnh Xuân Thanh. Ông Tổng Bí thư được cho là đã huy động toàn bộ công cụ truyền thông Nhà nước để moi móc việc ông Phó Chủ tịch Hậu Giang đi xe tư tiền tỷ gắn biển số công. 

Rồi từ đó mới có cớ điều tra làm rõ các vấn đề chạy quyền, chạy chức và vấn đề cựu Bộ trưởng Công thương nhắm mắt làm ngơ sai phạm lớn của ông Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí.

Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon cho rằng, Tổng Bí thư phải có hành động thực sự quyết liệt để chống tham nhũng tới nơi tới chốn, chứ không phải chỉ làm một vài vụ để tuyên truyền. 

Ông nói:
“Đòi hỏi của xã hội, của nhân dân kể cả trong nội bộ Đảng cũng mong muốn là những vụ án gần đây cần phải làm tới nơi tới chốn. Như vụ AGV Mobiphone, vụ Núi Pháo, vụ Formosa rồi vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Vinaconex ...Nếu không làm tới nơi tới chốn thì có lẽ uy tín của Đảng sẽ thiệt hại vô cùng lớn…”
Ngày 17/10/2016 khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hà Nội, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Dân Trí online dẫn lời nói rằng, cần thiết cơ chế kiểm soát quyền lực và về điều gọi là “ Phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế lập pháp”.

Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khả năng hiện thực hay không. Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định:
“Tôi cho rằng tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có tác dụng làm khích lệ tinh thần một số đảng viên. Nó không có giá trị thực tiễn, bởi vì ở Việt Nam giữa bộ khung quyền lực với những qui định của pháp luật và việc thực thi nó là có sự khác nhau rất xa.”

Sự độc tài, thối nát, thoái hóa, thực hiện kinh tế Xã hội Chủ nghĩa thất bại, đã khiến các đảng Cộng sản từng cai trị hàng chục thập niên ở Đông Âu bị xóa sổ. Rồi chính cái nôi khai sinh ra chế độ Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô cũng đã bị tan rã vào năm 1991. Đảng Cộng sản Việt Nam tất nhiên ý thức điều này rất rõ.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lý luận chủ nghĩa Mác Lê sẽ có được sức mạnh thần kỳ nào, để sống mái với các nhóm quyền lực và lợi ích đang xâu xé nền kinh tế Việt Nam. Hay là ông sẽ phải dựa vào uy lực của nhóm lợi ích mạnh nhất, hầu có thể thực hiện kế hoạch đả hổ diệt ruồi.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List