zz

br /> br /> /> br /> ----

Sunday, 2 October 2016

HỒ SƠ FORMOSA HỐI LỘ LÃNH ĐẠO CSVN: BIẾN VŨNG ÁNG NƠI TH ẢI RÁC QUỐC TẾ




HỒ SƠ FORMOSA HỐI LỘ LÃNH ĐẠO CSVN:
BIẾN VŨNG ÁNG NƠI TH ẢI RÁC QUỐC TẾ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.04.2015
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu

Inline image 4

Inline image 5

Inline image 6



VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ 
(1)KHU TỰ TRỊ, (2)TIỀN ÁN FORMOSA,
(3)BỆNH TỪ RÁC, (4)CSVN ĂN HỐI LỖ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 05.05.2016
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu

“Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.”

Tìm được những nước chấp nhận cho Formosa thải rác mang nhiều chất hóa học độc hai như thủy ngân chẳng hạn không phải là dễ dàng. Tập đoàn này dùng đo-la dán mồm đám lãnh đạo phản quốc CSVN để câm miệng mà cho phép Tập đoàn Formosa từ các nơi  chở rác mang chất độc đến Vũng Áng, Hà Tĩnh, để thải bằng ống ngầm ra Biển của Việt Nam.Chất độc thủy ngân này đang làm cho cá chết hàng loạt. Chim ăn cá cũng bị chết. Người ăn cá sẽ bị bệnh tật. Lãnh đạo đảng cướp CSVN, Hà Tĩnh và Trung Ương, vì ăn hối lộ đo-la của Formosa mà thành phản quốc, phạm tội diệt chủng đối với dân bốn tỉnh phía Bắc miền Trung VN. Tội diệt chủng này không thể tha thứ được.Tập đoàn Formosa này đã từng bị kết án về việc gian lận thải chất độc hại này ra đển tàn phá môi trường thiên nhiện. Tập đoàn đã làm cho tụi Lãnh đạo CSVN câm miệng mà chấp nhận cho phép Vũng Áng thành khu tự trị để đám Formosa gian xảo dấu diểm việc thải lậu chất độc hại ra Biển của Việt Nam.

Chúng tôi trình bầy Bài này theo nội dung sau đây:

Phần 1: GIẤY PHÉP CẤP MỘT KHU TỰ TRỊ CHO NƯỚC NGOÀI
Phần 2: TIỀN ÁN THẢI CHẤT ĐỘC KHẮP NƠI CỦA FORMOSA
Phần 3: BỆNH TẬT CỦA CHẤT THẢI THỦY NGÂN NHƯ Ở NHẬT
Phần 4: THÁI ĐỘ VÔ TRÁCH NHIỆM TẬP ĐOÀN ĂN HỐI LỘ CSVN

---------o0o---------

(VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ) 
Phần 1: GIẤY PHÉP CẤP MỘT KHU TỰ TRỊ CHO NƯỚC NGOÀI

Formosa Hà Tĩnh, do tập đoàn Formosa đầu tư tại Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo nằm ở phía bắc miền Trung, là một dự án đầy tai tiếng và mờ ám, khiến dư luận hết sức bức xúc và bất an suốt mấy năm qua:

Một doanh nghiệp Trung Quốc[i] được giao một phần lãnh thổ lên tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao), bao gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương, ở dưới chân Đèo Ngang, một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh – quốc phòng; [ii]

Hai văn bản quyết định đưa đến sự ra đời của dự án này đều do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký: Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”;

Formosa Plastic Group, chủ đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh, là một tập đoàn Đài Loan - Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm gì về sản xuất gang thép.

Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư nước ngoài được cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương dành cho sự ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”:  thời hạn thuê đất là 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai năm 2003; miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm với giá rẻ mạt (80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm); miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định; được Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi cao nhất: chỉ 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (thuế suất thuế TNDN năm 2008 là 28%), miễn bốn năm đầu và giảm 50% trong chín năm tiếp theo; được nâng giới hạn cấp tín dụng lên 4 lần vốn tự có (coi như là được kinh doanh bằng vốn của Việt Nam); (…);

Formosa Hà Tĩnh đã cho xây dựng những công trình đáng ngờ như hầm ngầm hay cả toà nhà đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không có lấy một viên gạch nào;

PTT Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua; còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đồng ý cấp cho Hà Tĩnh gần 300 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ dự án xây nhà ở cho công nhân, đặc biệt là hàng nghìn công nhân Trung Quốc, của BQL Khu kinh tế Vũng Áng.

Trả lời câu hỏi của BBC hôm 02/5/2016 về kinh nghiệm, công nghệ của nhà sản xuất thép vốn 'đang bị nghi' là 'có trách nhiệm' trong sự cố, thảm họa môi trường gây cá chết hàng loạt ở các tỉnh duyên hải miền Trung mà Việt Nam đang điều tra, tìm hiểu nguyên nhân, Kỹ sư Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Đúc, luyện kim Việt Nam, nói:

"Khi họ được chấp nhận thì chủ tịch tập đoàn Formosa có nói với Việt Nam là họ hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về sản xuất thép. Trước đây họ làm plastic những chất thuộc về sản phẩm hóa dầu họ cũng không có kinh nghiệm, nhưng vì họ có tiền họ có thể thuê chuyên gia về thép của nước ngoài để làm ở Việt Nam, cũng như họ làm những chất plastic ở nước họ.”


(VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ) 
Phần 2: TIỀN ÁN THẢI CHẤT ĐỘC KHẮP NƠI CỦA FORMOSA

Tổng quát những tiền án

Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.

Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.

Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.

Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…Formosa và CEO của nó là Ông Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.

Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.

Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).

Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.

Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến cả một vụ chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.

Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.

Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.

Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố, làm chết thêm 5 người nữa.

Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.

Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.

Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.

Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.

Mà họ còn giấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.

Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).

Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.

Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.

Đặc biệt vụ hối lộ thải rác độc tại Campuchia

Cơn ác mộng của người Campuchia !!!

Sihanoukville từng là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở vương quốc Campuchia. Cho đến cuối năm 1998, tập đoàn Formosa đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm khoảng 3.000 tấn nhiễm thủy ngân tới thị trấn này.

Tờ New York Times dẫn số liệu điều tra của Bộ Môi trường Campuchia cho hay, Formosa Plastics đã bỏ lại hơn 140 container chứa khối chất thải độc hại tại một bãi đất rộng, không rào chắn, không biển cảnh báo, mọi người có thể ra vào bình thường.

Thậm chí, nhiều người dân Campuchia do không được cảnh báo, từng “hồn nhiên” vào đây nhặt các bao tải mà Formosa bỏ lại, mang về nhà đựng rác thải, thậm chí cả gạo. Có người trong số họ dùng rác thải của Formosa để… đun nấu. Sau đó không lâu, họ gặp các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, sức khỏe suy giảm.

Các tư liệu ghi lại cho thấy, khoảng cuối tháng 12/1998, gần 1.000 người ở thị trấn Sihanoukville tranh nhau lên tàu, xe đò, xe khách để rời bỏ làng quê đã ô nhiễm nặng của mình. Nhiều vụ tai nạn thương tâm từ vụ “chạy trốn ô nhiễm” này đã xảy ra, đơn cử như vụ một xe đò chở hơn 20 người dân Sihanoukville đâm vào một chiếc xe tải nhỏ khiến nhiều người thương vong, chưa kể 4 người khác thiệt mạng trong một loạt chuyến bay “hoảng loạn” của gần 50.000 cư dân Sihanoukville trong vòng 3 ngày, theo The Guardian.
Lời “Xin lỗi” muộn màng của Formosa !

Gần 2 tuần sau cơn “chạy loạn” thương tâm của người dân thị trấn Sihanoukville, Formosa Plastics đã lên tiếng “xin lỗi” người dân địa phương, The Guardian đưa tin ngày 31/12/2015.

 “Gã khổng lồ Formosa Plastics đã xin lỗi vì “gây rối trật tự” cho người dân Campuchia, nhưng vẫn phủ nhận về việc bỏ lại gần 3.000 tấn chất thải thủy ngân trên mảnh đất này”, The Guardian viết.

Phnom Penh Post cho hay, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Truyền thông Campuchia cho hay, ít nhất 7 người dân Sihanoukville đã thiệt mạng với những lý do bị nghi là có liên quan đến nhiễm độc từ rác thải của Formosa , bao gồm 2 người có triệu chứng nhiễm thủy ngân cấp tính.


(VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ) 
Phần 3: BỆNH TẬT CỦA CHẤT THẢI THỦY NGÂN NHƯ Ở NHẬT
        
Bệnh lạ' khủng khiếp do xả thải thủy ngân ra biển

Năm 1932 tập đoàn Chisso ở Nhật xả nước thải nhiễm thủy ngân ra biển Minamata khiến tôm cá chết hàng loạt, người dân ăn cá đã bị nhiễm độc gây co giật, tê liệt, đau đớn đến chết hay sinh ra thế hệ dị tật.

Theo ENV, trang tin chính thức của Bộ Môi trường Nhật Bản, Minamata là một tỉnh ở đảo Kyushu. Sau sự kiện thảm khốc từ năm 1932, Minamata trở thành tên gọi của một chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân từ chất thải hóa học mà một khu công nghiệp xả trực tiếp ra biển. Nhắc đến bệnh này, nhiều thế hệ người dân xứ sở hoa anh đào còn bị ám ảnh và coi đây là một thảm họa môi trường thảm khốc nhất lịch sử. Nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 đến nay vẫn chưa đến hồi kết.

Năm 1908, tập đoàn Chisso bắt đầu mở nhà máy ở Minamata, lắp đặt hệ thống nước thải xả trực tiếp xuống vùng vịnh và biển quanh ngôi làng có khoảng 10.000 cư dân sinh sống. Lúc đầu đơn vị này được chính quyền cấp giấy cho phép hệ thống xả thải "ra thiên nhiên". Sau một thời gian hoạt động, nó gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt cá đến nỗi Hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã 2 lần đòi Chisso phải bồi thường. Không bao lâu sau hàng loạt người dân quanh khu vực được phát hiện nhiễm độc thủy ngân. Tôm cá chết trôi dạt vào bờ không đếm xuể.

Năm 1926, Chisso đồng ý hỗ trợ cho hợp tác xã Minamata 1.500 Yen (khoảng 704 USD) theo tỷ giá đương thời. “Tiền thông cảm” là cách gọi của tập đoàn này để né tránh việc phải nhận trách nhiệm gây thiệt hại về môi trường vốn sẽ bị xử lý nghiêm bởi luật pháp nước sở tại. Để phòng ngừa nguy cơ bồi thường, bên bồi thường còn ghi thêm vào hợp đồng một điều khoản thỏa thuận rằng hợp tác xã cam kết “không bao giờ kiện nữa”.

Áp dụng chiêu "vừa đấm vừa xoa", tập đoàn Chisso một mặt chối bỏ trách nhiệm, một mặt đàm phán trong khi vẫn không ngừng xả thải xuống biển suốt thời gian dài. Năm 1956, cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở Minamata. Hàng nghìn người ăn cá nhiễm độc thủy ngân sau một thời gian đã bị á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật, thậm chí phát điên, tê liệt, hôn mê và tử vong chỉ sau vài tuần.pviv

Để khống chế bệnh lạ, chính quyền tỉnh Kumamoto đã cấm bán hải sản đánh bắt từ vịnh Minamata nhưng không cấm đánh bắt tôm cá. Ngư dân vẫn đánh bắt mà không thể bán, cuộc sống ngày càng khó khăn, họ đành sống bằng chính lượng hải sản thu gom về.

Vào ngày Quốc tế lao động 1/5/1956, lần đầu tiên có người đặt tiền đề về căn bệnh trên. Đó là bác sĩ Hajime Hosokawa báo cáo một "bệnh dịch lạ liên quan đến hệ thần kinh trung ương" sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Chỉ ít lâu sau, 54 trường hợp khác được phát hiện, 17 người đã tử vong.

Bệnh không loại trừ một loài vật nào, ngay cả những con mèo ăn cá chết sau một thời gian cũng lên co giật rồi chết. Còn bệnh ở người xuất hiện triệu chứng run không kiểm soát, tê chân tay, giảm thị lực, co giật và đau đớn đến chết.

Thời ấy nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về nguyên nhân gây bệnh. Một số bác sĩ cho rằng đây là một dịch bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trong khi những người khác nói do di truyền. "Điều đáng sợ nhất chính là thứ chưa được giải mã", thế nên xã hội Nhật bấy giờ rất thành kiến đối với người mắc bệnh và gia đình họ đến nỗi bị từ chối tuyển dụng, cấm kết hôn và bị kỳ thị.

Năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức rằng căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata. "Thủy ngân là mối quan tâm của chúng tôi. Nó có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nhiễm độc cho cá, sinh vật có vỏ cứng", nhóm nghiên cứu viết.

Theo Japan Times, kết quả giám định tử thi cho thấy loại thủy ngân trong cơ thể người bệnh qua đời tương tự như trong chất thải công nghiệp của nhà máy hóa chất Chisso. Dù đại diện tập đoàn bác bỏ điều này, song nhiều thí nghiệm tiến hành trên mèo đã cung cấp thêm bằng chứng xác nhận mối nghi ngờ là có cơ sở.

Theo Japan Today, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa đủ điều kiện được công nhận nhiễm bệnh.

Mãi đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh. Cùng lúc đó, công ty tiếp tục xả nước thải ô nhiễm ra biển, làm nhiễm độc cá, khiến người dân địa phương mắc bệnh sau khi ăn cá. Căn bệnh ngày càng lan rộng trong khu vực.

Căn bệnh không chỉ giới hạn ở Minamata và khu vực lân cận. Năm 1965, nhiều người dân có biểu hiện tương tự bệnh Minamata đã được phát hiện ở lưu vực sông Agano thuộc tỉnh Niigata. Sau này còn có "sự kiện bệnh Minamata thứ hai" còn gọi là bệnh Niigata Minamata được xác định do thủy ngân hữu cơ từ nước thải nhà máy Showa Denko K.K gây ra.

Năm 1977, chính phủ Nhật Bản thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn trong việc xác nhận nạn nhân của Minamata. Theo đó, những người có các biểu hiện đặc trưng như rối loạn cảm giác ở chân tay, hạn chế tầm nhìn hay mất khả năng vận động mới được công nhận là bệnh nhân Minamata. Đến nay, vẫn còn 33.450 người trong danh sách chờ.

Tập đoàn Chisso cũng đồng ý với phán quyết của thành phố Minamata. Thỏa thuận bồi thường đầu tiên giữa Chisso và ngư dân đã được thực hiện. Tuy nhiên thảm họa về môi trường và những vụ kiện tụng liên quan đến Minamata vẫn chưa dừng lại cho đến ngày nay.

 “Luật đền bù cho sự thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm”.

Vụ chất độc gây ảnh hưởng tới môi trường của Formosa từng có tiền lệ trên thế giới. Căn bệnh Minamata – một căn bệnh đã xuất hiện ở Nhật Bản từ 1973 và kéo dài vài chục năm qua cùng những món tiền bồi thường khổng lồ mà công ty Chisso và chính phủ Nhật Bản phải trả cho hệ quả của xả thải độc hại.

Theo đó, công ty Chisso có trụ sở ở Tokyo và nhà máy ở vịnh Minamata đã gây ô nhiễm môi trường, gây ra căn bệnh mang tên Minamata năm 1973. Các sản phẩm chính của Chiso là pha lê lỏng, các chất bảo quản, các chất chống sấy khô, phân hóa học, nhựa thông nhân tạo và một số sản phẩm khác.

Nhằm ngăn chặn những con cá đã bị nhiễm độc và bảo vệ người dân, tỉnh Kumamoto đã thả lưới ở cửa ra vào vịnh Minamata vào năm 1974 và vận động việc đánh cá trong vịnh. Công ty Chisso đã mua lại số cá này và đem đi tiêu hủy. Những người mắc bệnh Minamata có biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, do nhiễm độc thủy ngân từ nhà máy

Những người được cấp chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được nhận một khoản tiền bồi thường từ 16-18 triệu yên. Ngoài ra Chisso còn phải trả tiền trợ cấp hang năm, chi phí thuốc men, tiền chăm sóc, tiền mai tang, tiền trị liệu suối nước nóng, châm cứu…. Công ty này còn phải trả tiền giúp đỡ, quà tặng an ủi, trị liệu massage, chi phí đi và về của bệnh nhân tới bệnh viện….

Ngay từ năm 1970, 14 luật môi trường ở Nhật Bản được ban hành và sửa đổi, trong đó có Luật Giải quyết tranh chấp môi trường đã bảo vệ được quyền lợi của cộng đồng. Để khắc phục phần nào những tổn thương về sức khỏe cho người dân trước sức ép ô nhiễm môi trường, năm 1973, Nhật Bản đã ban hành “Luật đền bù cho sự thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm”.

Theo đó, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ sở, xí nghiệp sản xuất phải thực thi nghiêm túc các biện pháp cải tiến kỹ thuật để ngăn chặn ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Trong trường hợp ô nhiễm xảy ra, dù là do vô tình hay sự cố kỹ thuật, thì cơ sở đó vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và phải bồi thường thiệt hại.

(VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ)
Phần 4: THÁI ĐỘ VÔ TRÁCH NHIỆM TẬP ĐOÀN ĂN HỐI LỘ CSVN

Thái độ đứng đắn của một chính quyền có TRÁCH NHIỆM

Khi xẩy ra một biến cố mang tính cách gây nguy hại trầm trọng đế dân chúng như vụ cá chết hàng loạt tổng cộng ước chừng tới 70 tấn dọc theo bờ biền gồm 4 tỉnh bắc Miền Trung, rồi chim ăn cá chết vì nhiễm độc cũng bị chết theo, nhà nước hữu trách phải can thiệp ngay lập tức:

1)         Khi chưa xác định nguyên nhân một cách khoa học cho việc cá chết, phải đưa ra những biện pháp cấp thời để ngăn chặn dân không được đụng chạm tới:

=> Những con cá đã chết

=> Vùng nước biển mà những con cá chết đó đã sống

2)         Cấp thời đưa CHÍNH NHỮNG CON CÁ CHẾT để phân tích một cách khoa học những độc tố làm cho các chết

3)         Từ những độc tố chưa đựng trong con cá chết, tìm ra thủ phạm thải những chất độc đó vào nước biển

Thái độ VÔ TRÁCH NHIỆM của nhà cầm quyền đã hối lộ

Nhà cầm quyền CSVN đã không cấp bách làm những điều trên đây để che chở cho dân trong thời gian nguy hiểm trầm trọng đến tính mạng. Ngược lại, nhà chức trách CSVN lại làm vòng vòng những việc ruồi bu như:

=> Yên lặng như không có gì xẩy ra

=> Đưa ra những lý do cá chết một cách khôi hài

=> Những lãnh đạo tỉnh tắm biển, rồi ăn cá biển như trò hề

=> Đổ lỗi cho những lý do biến động thời tiết, biến động biển cả...

Chúng ta gọi là thái độ VÔ TRÁCH NHIỆM, nhưng thực ra thái độ này của đám lãnh đạo CSVN, trung ương và địa phương, có chủ đích rõ rệt là TRÁNH LÝ DO SẢ THẢI CHẤT ĐỘC RA BIỂN CỦA FORMOSA, vì Formosa đã cho họ ăn tiền HỐI LỘ đầy họng rồi !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 05.05.2016
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu
Chú thích :Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


---o0o---


FORMOSA SẢ THẢI CHẤT ĐỘC THỦY NGÂN RA BIỂN:
CÁ CHẾT CHẤT DÀI DỌC BỜ BIỂN BẮC MIỀN TRUNG
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.04.2016
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu


“Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.”

Tìm được những nước chấp nhận cho Formosa thải rác mang nhiều chất hóa học độc hai như thủy ngân chẳng hạn không phải là dễ dàng. Tập đoàn này dùng đo-la dán mồm đám lãnh đạo phản quốc CSVN để câm miệng mà cho phép Tập đoàn Formosa từ các nơi  chở rác mang chất độc đến Vũng Áng, Hà Tĩnh, để thải bằng ống ngầm ra Biển của Việt Nam.Chất độc thủy ngân này đang làm cho cá chết hàng loạt. Chim ăn cá cũng bị chết. Người ăn cá sẽ bị bệnh tật. Lãnh đạo đảng cướp CSVN, Hà Tĩnh và Trung Ương, vì ăn hối lộ đo-la của Formosa mà thành phản quốc, phạm tội diệt chủng đối với dân bốn tỉnh phía Bắc miền Trung VN. Tội diệt chủng này không thể tha thứ được.Tập đoàn Formosa này đã từng bị kết án về việc gian lận thải chất độc hại này ra đển tàn phá môi trường thiên nhiện. Tập đoàn đã làm cho tụi Lãnh đạo CSVN câm miệng mà chấp nhận cho phép Vũng Áng thành khu tự trị để đám Formosa gian xảo dấu diểm việc thải lậu chất độc hại ra Biển của Việt Nam.


Những Bài Nhận định và những Bản Tin trong tuần này gồm:

(1) Hồ sơ vi phạm môi trường của Formosa
(2) Hà Tĩnh vượt quyền ưu đãi Formosa
(3) Cá chết bất thường ở miền Trung
(4) Tiết lộ kinh hoàng của kỹ sư về xả thải của Formosa
(5) Cá chết, người Trung Quốc và nhà cầm quyền ở Bắc miền Trung
(6) Hàng chục người nhập viện sau ăn hải sản mua ở nơi nhiều cá chết
(7) Xuất hiện cá chết trở lại, ngư dân vớt bán cho thương lái
(8) “Về phát ngôn"chọn nhà máy thép hay tôm cá"
(9) "Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh có phần coi thường người Việt Nam"
(10) Họp báo của Formosa: Lãnh đạo công ty từ chối nhiều câu hỏi
(11) Xử lý khủng hoảng vụ cá chết quá chậm
(12) 'Bệnh lạ' khủng khiếp nhất lịch sử Nhật do xả thải thủy ngân ra biển
(13) Ai sẽ thề không phản bội quê hương?

-----------o0o-----------

(1) Hồ sơ vi phạm môi trường của Formosa
TS Trần Bắc Hải (từ Úc) | 25/04/2016 15:00

Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.

Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.

Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.

Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…Formosa và CEO của nó là Ông Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.

Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.

Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).

Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.

Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến cả một vụ chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.

Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.

Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.

Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố, làm chết thêm 5 người nữa.

Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.

Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.

Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.

Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.

Mà họ còn giấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.

Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).

Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.

Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.

(2) Hà Tĩnh vượt quyền ưu đãi Formosa

Phạt 303 lao động Trung Quốc trái phép ở dự án Formosa 4,5 tỉ đồng
02/03/2015 10:01

Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất vượt cả thẩm quyền của Chính phủ, đấu thầu thiếu minh bạch, bồi thường giải phóng mặt bằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật... là những sai phạm điển hình tại Formosa (tỉnh Hà Tĩnh).

Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố nêu rõ, dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa), do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm. Trong khi đó, điều 52 của luật Đầu tư quy định thời hạn hoạt động của dự án nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ ra quyết định về thời hạn dài hơn nhưng không được quá 70 năm.

Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, TTCP cho biết Chính phủ chưa có ý kiến cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.

“Khu vực khá nhạy cảm”

Đáng chú ý, dự án FDI này nằm trong khu vực khá nhạy cảm (cảng biển khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng) nên cần phải được xác định rõ để tạo ra sự đồng thuận cũng như trong quá trình triển khai và quản lý hoạt động dự án sau đầu tư.

Xem xét các vấn đề liên quan đến dự án Formosa

Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế với số tiền 493,6 tỉ đồng; đến thời điểm này các đơn vị liên quan đã khắc phục hơn 300 tỉ đồng. TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm. Đồng thời giao Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ TN-MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét các vấn đề liên quan đến việc cấp phép đầu tư cho dự án Formosa cũng như việc đảm bảo an ninh quốc phòng.

Kết luận thanh tra này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và giao UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện những kiến nghị của thanh tra; khẩn trương kiểm tra xử lý chấn chỉnh công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng, H.Kỳ Anh.

Chưa hết, Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng còn áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư cho Công ty Formosa được miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm. Trong hợp đồng ký năm 2009 giữa 2 bên thì Công ty Formosa được thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước trên địa bàn 5 xã thuộc H.Kỳ Anh, với giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm.

Theo TTCP, qua đối chiếu, so sánh tiền thuê đất, mặt nước tính theo quy định về giá đất tại thời điểm bàn giao với tiền thuê đất, mặt nước theo hợp đồng còn tính thiếu số tiền hơn 46 tỉ đồng. Tính đến thời điểm kết thúc thanh tra, Công ty Formosa chưa kê khai và chưa nộp khoản tiền 136,76 tỉ đồng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác cát từ biển dùng để san lấp mặt bằng xây dựng dự án.

Chi tiền bồi thường lấy đất công cho cá nhân

Trong việc quản lý, sử dụng đất đai tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, TTCP xác định đã có dấu hiệu buông lỏng quản lý trong một thời gian dài, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khiếu nại, tranh chấp, cá biệt đã có nơi phát sinh tranh chấp gay gắt, phức tạp. Đặc biệt, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tại H.Kỳ Anh để lấy đất cho dự án Formosa đã xảy ra “một số khuyết điểm lớn, gây thất thoát cho nhà nước và tiềm ẩn khiếu kiện phức tạp”.

Cụ thể, UBND tỉnh đã phê duyệt dự toán bồi thường hỗ trợ thực hiện dự án Formosa đối với hơn 90 ha đất được ghi là “đất tranh chấp” với số tiền bồi thường là gần 33 tỉ đồng. Hội đồng giải phóng mặt bằng đã chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân mà không kiểm tra làm rõ việc tranh chấp (kiểm tra trên hồ sơ địa chính cho thấy các diện tích này là đất công do UBND đang quản lý) biểu hiện sự thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt cho Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng H.Kỳ Anh thống kê, lập phương án bồi thường gần 42 ha đất công ích do UBND xã đang quản lý cho các hộ gia đình, cá nhân với số tiền hơn 15,5 tỉ đồng. Theo TTCP, việc bồi thường đất công ích trong trường hợp này là không đúng với luật Đất đai, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Chủ đầu tư chỉ định cổ đông làm nhà thầu

Qua kiểm tra 1.120 gói thầu xây lắp tại 402 dự án cấp huyện, sở được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư, TTCP phát hiện có tới 664 gói thầu (chiếm gần 60%) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu sai với quy định luật Đấu thầu, luật Xây dựng.

Mặt khác, trong số 404 gói thầu được lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế có tới hơn 60% chậm tiến độ và đã phải thực hiện bù giá vật liệu nhân công với số tiền hơn 40 tỉ đồng. Trong 260 gói thầu chỉ định có hơn 33% gói chậm tiến độ, phải thực hiện bù giá hơn 3,5 tỉ đồng. Ngoài nguyên nhân khách quan, TTCP lưu ý nhiều nhà thầu có năng lực tài chính lẫn tổ chức thi công rất yếu. Một số gói thầu do điều kiện địa chất thi công khó khăn nhưng không được chỉ ra từ khâu khảo sát, lập phương án, phê duyệt kế hoạch đấu thầu không sát thực tế. Việc chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ, tăng giá trị quyết toán mà còn gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.

Đáng chú ý, qua kiểm tra dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu công nghiệp Vũng Áng, TTCP phát hiện có hiện tượng chỉ định thầu bất thường. Cụ thể, dự án này được UBND tỉnh giao cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vũng Áng làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 1.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh chọn chủ đầu tư là đơn vị không có chuyên môn, chưa có kinh nghiệm trong dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn. Mặc dù công trình có sử dụng vốn ngân sách nhưng chủ đầu tư đã thực hiện chỉ định thầu (trong đó chỉ định cả cổ đông của chủ đầu tư làm nhà thầu) trong khi chưa được Thủ tướng cho phép, vi phạm luật Đấu thầu.

Thu hút hàng ngàn lao động Trung Quốc

Dự án Formosa là tổ hợp dự án bao gồm các hạng mục chính là nhà máy luyện gang thép, hệ thống cảng biển nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn và nhà máy nhiệt điện công suất 2.100 MW, trong đó quy mô nhà máy thép giai đoạn 1 đạt trên 7 triệu tấn phôi thép/năm. Formosa đã cam kết sẽ huy động tối đa nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy gang thép này.

Dự án có tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt đất và mặt biển (cảng Sơn Dương), tổng số tiền cho thuê đất, mặt nước trong thời gian 70 năm là khoảng hơn 96 tỉ đồng. Để phục vụ cho dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ thuộc 9 xã của H.Kỳ Anh. Tính đến tháng 12.2014, có tổng cộng khoảng 40.000 lao động đang làm việc tại dự án Formosa, trong đó có gần 7.000 người nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tạm trú, chủ yếu là lao động Trung Quốc với 5.659 người.

Thái Sơn - Nguyên Dũng
Theo Báo Thanh Niên

(3) Cá chết bất thường ở miền Trung
23/04/2016 16:17

(NLĐO)- Chiều 23-4, đại diện các bộ và 4 tỉnh miền Trung khẳng định cá chết hàng loạt bất thường không phải do dịch bệnh, trong khi đại diện Thừa Thiên - Huế nói cần lưu ý kiểm soát các tàu lạ xuất hiện trên biển.

Chiều ngày 23-4, dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại UBND tỉnh Hà Tĩnh đã diễn ra cuộc làm việc giữa các tỉnh có hiện tượng cá chết hàng loạt thời gian qua gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế với đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Bộ NN-PTNT.

Tại buổi làm việc, đại diện Vụ nuôi trồng thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết cá chết bắt đầu từ ngày 4-4, bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hà Tĩnh, từ các ngày 10, 14-4 xuất hiện cá chết ở các tình Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (khu vực biển Lăng Cô). Đến ngày 21-4, cá vẫn chết rải rác ở một số tỉnh. "Từ khi có hiện tượng cá chết bất thường, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu cá, mẫu nước tại các tỉnh. Cá chết là cá tự nhiên, chủ yếu cá tầng đáy, cá chết nhanh diễn ra khoảng 3-4 giờ là chết. Kết quả ban đầu, các thông số môi trường, PH, độ muối, o-xy tự nhiên đều bình thường. Quan sát và phân tích sơ bộ không có dấu hiệu bất thường, cho phép loại bỏ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh. Các mầu nước trầm tích, phù du sẽ được phân tích, hiện chúng tôi chú trọng đến nhóm nguyên nhân cá chết đến nhóm độc tố từ tảo độc, kim loại nặng, suyanua...

Theo Đại diện Sở NN-PTNN Hà Tĩnh, cá chết bắt đầu từ ngày 6 đến ngày 14-4, thiệt hại ước tính khoảng 41,7 tỉ đồng. Hiện chưa xác định được nguyên nhân cá chết ở các xã thuộc huyện Kỳ Anh. Đại diện tỉnh Hà Tĩnh đề xuất cần tìm ra nguyên nhân độc tố tự nhiên, hay con người cần phải làm rõ trong thời gian sớm nhất.

Cần lưu ý các tàu lạ xuất hiện trên biển

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết cá chết xuất hiện từ ngày 15-4 đến hiện nay. Theo ước tính, lượng cá chết rất lớn. Nhận định về nguyên nhân cá chết hàng loạt, ông Hùng đưa ra nhận định cần lưu ý đến hoạt động của tàu nước ngoài. Bởi ngày 18-4, nhận được thông tin một tàu nước ngoài xin vào bờ, biên phòng kiểm tra tàu thấy không có lưới và họ nói là tàu thu mua.

Trước đó, tỉnh Quảng Bình bắt 5 tàu nước ngoài. "Ngoài kiểm tra việc xả thải trên bờ chúng ta cần xem xét lại các tàu lạ hoạt động từ ngày 1 đến 20-4, xem lại các tàu hoạt động trong giai đoạn này" - ông Hùng nói.
Bài - ảnh: Đức Ngọc


(4) Tiết lộ kinh hoàng của kỹ sư về xả thải của Formosa
25/04/2016

Nhang thắp viếng vong linh anh Lê Văn Ngày vừa tử vong ngay sau khi lặn xuống biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) cho Formosa. (TT)

Xả thải của Formosa hiện tại sẽ chưa là gì so với những tác động của nhà máy này tới môi trường biển của toàn Việt Nam thời gian tới, khi xưởng của họ chính thức hoạt động, một kỹ sư môi trường làm việc tại Formosa vừa tiết lộ.

Một thầy giáo có học trò hiện là kỹ sư môi trường tại Formosa vốn đang là tâm điểm chú ý xung quanh vụ cá chết hàng loạt đã đăng tải trên Facebook cá nhân của mình cảnh báo về xả thải của Formosa. Theo lời của kỹ sư này, thảm họa vẫn chưa bắt đầu vì khi nhà máy của Formosa chính thức hoạt động, tình hình sẽ thực sự đáng sợ!

Dưới đây là toàn văn bức thư mà kỹ sư môi trường làm việc ở Formosa vốn là học trò của thầy giáo Lê Quốc Châu ở Hà Tĩnh.

Lá thư đã được thầy Trần Đình Trợ đăng lên FB của thầy để thông tin cho người dân Việt Nam về nguy cơ kinh hoàng sắp xảy ra đối với chúng ta.

“…..Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa.

Nước thải là điều không tránh khỏi trong phát triển công nghiệp. Nhưng đặc thù của công nghiệp nặng là nước thải chứa rất nhiều hóa chất anh ạ. Các thiết bị trong nhà máy muốn vận hành phải có nước làm mát, nếu không hỏng hết anh ạ.

Bộ phận em làm mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý, sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó anh ạ.

Hóa chất sẽ có tác dụng chống ăn mòn kim loại, chống rêu mốc và khả năng đóng cặn làm tắc ống. Nói chung là, phải dùng nhiều hóa chất lắm. Và bây giờ, em nói đơn giản cho anh hiểu nha. Việc dùng nước giống như anh ăn lẩu vậy. Càng về sau, nồi lẩu càng mặn và đặc quánh. Do đó, bọn em phải xả thải thứ nước đặc hóa chất đó ra biển đi, thêm nước mới vào hòa loãng nồng độ.

Việc tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta chỉ có thể lọc vật lý để làm trong nước thôi anh ạ. Người không biết nhìn vào thấy nước trong tưởng sạch. Nhưng thực chất hóa chất còn nguyên.

Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa anh ạ. Thêm phong bì nữa là ok anh Châu ạ.

Em biết anh là người tốt và biết nghĩ cho người nghèo nên em tin tưởng và chia sẻ với anh. Mong anh giữ kín cho bọn em. Bọn em cũng yêu nước thương dân nhưng cũng phải kiếm tiền nuôi gia đình nữa.

Cho anh thêm một bí mật nữa, từ đầu năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng 56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp tới, toàn nhà máy đi vào hoạt động mới kinh khủng anh ạ. Ngay cả em cũng không thể biết, bọn Đài Loan xử lý bao nhiêu phần trăm trong đó nhưng chắc chắn là ít lắm. Vì tách hóa chất trong nước là vô cùng khó khăn và tốn kém.

Tuần sau có đoàn của Bộ TNMT vào kiểm tra nhưng báo trước rồi thì vào không ăn thua lắm anh ạ. Chỉ những người trong nghề mới biết được anh nà. Hi vọng đợt này, các ông không ăn tiền mà làm ngơ. Cái khó của cơ quan Việt Nam là không biết trong nước có những gì, lưu lượng bao nhiêu, quy trình xử lý như thế nào? Ngay cả bọn em, nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí mật và cấm nhân viên quay phim, chụp ảnh, phát thông tin ra ngoài, báo chí biết được sẽ làm khó công ty”.
Theo Facebooker Nguyễn Huy Cường và Báo mới


(5) Cá chết, người Trung Quốc và nhà cầm quyền ở Bắc miền Trung
Theo RFA-2016-04-24

Trong vòng chưa đầy nửa tháng, miền Nam bị hạn mặn, miền Bắc bị mưa đá, lũ quét và ngập lụt, miền Trung cũng không thoát khỏi tai ương. Nhưng có vẻ như dấu hiệu nhân tai hiện rõ hơn ở miền Trung và khả năng đổ thừa cho thiên tai ở miền Trung là rất thấp sau khi hàng loạt cá chết trôi dạt vào bờ biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây là câu chuyện dài liên quan đến người Trung Quốc cũng như thói quen và tâm tính theo kiểu Trung Quốc.

Nguyên nhân có tên Trung Quốc

Một người tên Viện, một giáo viên dạy môn lịch sử đã về hưu, hiện sống tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh chia sẻ: “Cá chết hàng loạt do ô nhiễm trầm trọng. Trước đây chưa bị ô nhiễm, người ta hiền hòa, học trò của tôi trước đây rất hiền. Còn bây giờ vào trại do nghiện xì ke ma túy cũng rất nhiều. Cá chết là do mầm bệnh, mà mầm bệnh từ nguyên nhân Trung Quốc rất nhiều. Nhìn chung bây giờ mọi thứ đã hỏng rồi. Phá vỡ mất sự yên bình của vùng quê này rồi…”

Ông Viện cho rằng nguyên nhân của hàng loạt cá chết từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế là do yếu tố Trung Quốc. Trong đó có hai khía cạnh gồm hoạt động kinh tế và tâm tính. Ở khía cạnh hoạt động kinh tế, ông Viện đưa ra một phép so sánh khá thuyết phục là suốt gần một trăm năm nay, kể cả những lúc chiến tranh và bom đạn, miền đất khắc nghiệt như Bắc miền Trung, tức là Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chưa bao giờ có hiện tượng cá chết hàng loạt trôi vào bờ biển mặc dù bom đạn rơi xuống biển khu vực này không ít.

Trong khi đó, người Trung Quốc chỉ xuất hiện chưa đầy mười năm tại vùng đất này thì có hàng loạt vụ việc đau lòng xảy ra. Trong đó gồm những thanh niên hư hỏng, những người trong độ tuổi lao động bị chết vì sụp giàn giáo tại Formosa, những thiếu nữ sa đà vào nghiện ngập và làm gái điếm, những dịch vụ đen xuất hiện như các ổ chứa, các điểm ghi lô đề, cá độ bóng đá, điểm cho vay nặng lãi, điểm ăn chơi thâu đêm suốt sáng và nạn xì ke ma túy tràn lan…
Và gần đây nhất là vụ cá chết hàng loạt. Việc cá chết hàng loạt nổi trôi, dạt vào bờ biển các tỉnh Bắc miền Trung cho thấy nước ở vùng biển này đã bị nhiễm độc quá nặng. Và hậu quả của nó thật là khó lường bởi trong hàng trăm tấn cá phân phối ở các chợ miền Trung gồm cả một lượng lớn cá đánh bắt trên vùng biển này. Như vậy, mối nguy độc tố đi vào cơ thể người dân là thấy trước mắt, không thể nói khác đi được.

Ông Viện đặt câu hỏi tại sao cho đến giờ phút này mà các cơ quan chức năng của nhà nước vẫn không hề hay biết về đường ống nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng đổ ra biển mà phải đợi đến ngư dân phát hiện thì mới hùa vào tán hươu tán vượn? Và ngay cả một đường ống rõ ràng, cụ thể như vậy mà còn không kiểm tra, phát hiện được thì hy vọng gì việc kiểm định chất lượng cũng như độ độc nước thải của khu công nghiệp này đổ ra biển?

Ông Viện nói thêm rằng sở dĩ khu vực Bắc miền Trung trở nên lộn xộn và đầy bất an như vậy là do tác động từ yếu tố kinh tế mang tên Trung Quốc, người Trung Quốc xuất hiện ở đây để làm ăn quá nhiều và tâm tính, thói quen của họ gây ảnh hưởng không nhỏ lên người bản địa.

Thói quen xả rác bừa bãi, chen lấn và ồn ào, kinh doanh những mặt hàng độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe đồng loại, theo ông Viện không thể là thói quen của những cư dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời như khu vực Bắc miền Trung. Mà chính những quả bom tiền có cài đặt âm mưu tàn hại đồng loại của các doanh nhân Trung Quốc cùng với đám chân rết của họ đã nhanh chóng làm tha hóa trước tiên là giới cán bộ có chức quyền, sau đó là người dân chân lấm tay bùn để rồi dẫn đến hậu quả như đang thấy.

Hậu quả lâu dài về môi trường

Ông Sớt, một ngư dân sống ở Hải Lăng, Quảng Trị, chia sẻ:

“Chết nhiều lắm. Cá chết ngoài biển dạt vào nhiều lắm. Nhà nước vẫn chưa biết nguyên nhân chết. Chủ tịch xã vùng biển không cho dân ăn cá nữa vì nguy hiểm. Nghề đánh bắt bây giờ không ai dám đi nữa vì bán đâu có được mà đánh bán nếu người ta ăn thì mình ác…”

Với kinh nghiệm của một ngư dân lâu năm, ông Sớt cho rằng hiện tượng cá chết chỉ là bề nổi, chuyện có thể nhìn thấy được. Trong khi đó tình trạng hàng triệu con cá dưới lòng nước biển khu vực Bắc miền Trung đang chết dần chết mòn vì bệnh tật mới đáng sợ. Bởi hầu hết những con cá đánh bắt được trước đây đều có đôi mắt sáng xanh và nước da bóng mẩy và giãy đành đạch trong khi mắc lưới. Điều đó chứng tỏ cá khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

Ngược lại, hiện nay khi kéo lưới, hầu hết cá trong lưới đã bị lờ đờ hoặc đã chết. Những con còn sống sót trong lưới thì mắt đục ngầu và nước da tái trắng, xám mờ chứ không bóng mẩy như trước. Điều này gây hoang mang không nhỏ cho những ngư dân có trách nhiệm với nghề như ông Sớt.

Sau khi nhìn thấy cá chết hàng loạt, ông Sớt đã nghỉ đánh bắt gần bờ hơn mười ngày nay. Và đây là một bài toán hóc búa cho hàng ngàn ngư dân đánh bắt gần bờ như ông Sớt. Bởi lẽ ngư trường xa bờ đã bị thu hẹp, bị Trung Quốc o ép, hành hạ, cướp phá và giết chóc, phần đông ngư dân lùi dần vào đánh bắt gần bờ. Bây giờ ngư trường gần bờ lại bị chất độc thải ra từ các khu công nghiệp mang yếu tố nước ngoài theo kiểu phát ngôn của nhà nước và của Trung Quốc theo cách nói cụ thể của người dân. E rằng người dân miền Trung hết chỗ để sống.
Như lời than thở của một chủ kinh doanh dịch vụ du lịch yêu cầu giấu tên:

“Bây giờ cá chết, dân họ không ăn. Ngư dân thì không đi đánh cá được, dân muốn ăn thì không dám ăn. Cái này các trung tâm nghiên cứu của tỉnh, huyện, trung ương đang làm việc...”

Bà này cho rằng với đà biển càng ngày càng dơ dáy như đang thấy thì không những người nông dân bị ảnh hưởng mà ngay cả những người kinh doanh như bà cũng chịu thiệt hại không nhỏ. Bởi hầu hết khách du lịch khi biết tin nước ở vùng biển Bắc miền Trung bị ô nhiễm thì họ chuyển hướng du lịch, hoặc là trọ ở các khách sạn trong thành phố hoặc là đến những tỉnh khác để trọ.

Và hơn hết là sắp tới đây, hoặc là các quán nhậu, nhà hàng chuyên bán hải sản ở khu vực các tỉnh này phá sản hoặc là bán cẩu thả, bán liều để kiếm lãi và biến khách hàng thành nạn nhân chết từ từ bởi chất thải lẫn trong nước biển, trong các loại hải sản.

Chị cũng cho rằng kiểu nuôi hàu ở hầu hết các đầm, phá bằng vỏ lốp xe cao su hỏng cũng nhanh chóng làm cho nguồn nước trở nên dơ dáy và ô nhiễm môi sinh. Chung quy, cách làm ăn cẩu thả, ăn xổi ở thì, chỉ coi trọng đồng tiền nhưng coi thường sức khỏe từ chính quyền cho đến người dân đã nhanh chóng biến môi trường trong lành trở thành bầu thuốc độc và con người tự bơi lội trong bầu thuốc độc đó như ngày hôm nay.

Chị đã kết thúc cuộc trò chuyện bằng một nhận xét hết sức bi quan như vậy!


(6) Hàng chục người nhập viện sau ăn hải sản mua ở nơi nhiều cá chết

Dân trí Hàng chục người dân tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đã phải đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã sau khi ăn hải sản biển tại lễ khai trương ở một nhà hàng trên địa bàn xã.

Ngày 22/4, Trạm Y tế xã Phúc Trạch đã tiếp nhận hơn 20 ca cấp cứu với triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, nghi là ngộ độc thực phẩm. Theo bác sĩ Nguyễn Lương Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phúc Trạch, hầu hết bệnh nhân được đưa đến trạm xá từ rạng sáng ngày 22/4 đến chiều ngày 22/4.

“Đến thời điểm hiện tại trạm đã tiếp nhận 21 trường hợp. Để cấp cứu kịp thời cho nhiều bệnh nhân, trạm đã huy động hết cán bộ, cũng như các thiết bị y tế, thuốc men. Những trường hợp nhẹ thì được sơ cứu và cho về nhà tiếp tục điều trị, những ca nặng hơn hiện tại vẫn đang được điều trị và tiếp tục thep dõi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thông báo cho Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm về tìm hiểu nguyên nhân vụ việc”, bác sĩ Ngọc cho biết thêm.

Sự lo lắng của người nhà bệnh nhân

Những bệnh nhân đang cấp cứu tại Trạm Y tế xã Phúc Trạch cho biết, vào lúc 11h ngày 21/4, họ đến dự lễ khai trương nhà hàng Bảo Quốc đóng trên địa bàn xã Phúc Trạch. Trong bàn tiệc có rất nhiều món ăn hải sản như cá, mực, ốc, ghẹ ... Đến rạng sáng hôm sau, hầu hết mọi người dự tiệc bắt đầu có triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nên phải đến trạm y tế để cấp cứu.

“Sau khi đi ăn khai trương tại nhà hàng Bảo Quốc với nhiều món ăn hải sản, đến 4h sáng ngày hôm sau thì tôi bị đau bụng dữ dội, buồn nôn và bị tiêu chảy. Tôi đã có sử dụng thuốc, tuy nhiên không đỡ hơn nên gia đình đã đưa tôi xuống trạm y tế để kiểm tra và điều trị”, chị P.T.T., một bệnh nhân cho hay.

Đến thời điểm này, ít nhất đã có 21 bệnh nhân vào Trạm Y tế xã cấp cứu

Được biết, tại lễ khai trương, chủ nhà hàng này đã mời hơn 200 khách, tuy nhiên có khoảng 200 người đến dự. Và hầu hết những người tham dự lễ khai trương tại nhà hàng này, sau khi ăn các món ăn hải sản về đều bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Nhà hàng Bảo Quốc, nơi các bệnh nhân khi ăn các đồ ăn hải sản trong lễ khai trương phải nhập Trạm Y tế xã cấp cứu

Theo nguồn tin của PV Dân trí, số hải sản bày biện tại tiệc khai trương nhà hàng Bảo Quốc được mua từ huyện Quảng Trạch, nơi có rất nhiều cá biển chết bất thường trong khoảng gần nửa tháng nay.
Tiến Thành - Đặng Tài

(7) Xuất hiện cá chết trở lại, ngư dân vớt bán cho thương lái
25/04/2016 22:00 GMT+7 

TTO - Liên tục trong hai ngày 24 và 25-4, dọc bờ biển Quảng Bình cá bắt đầu chết trở lại. Trong khi đó, nhiều thương lái xuất hiện với xe đông lạnh thu mua cá được vớt từ các bãi biển để mang đi.

Xuất hiện cá chết trở lại, ngư dân vớt bán cho thương lái

Chiều 25-4, đơn vị bộ đội địa phương được huy động đi thu gom cá mới chết dạt vào bãi biển thôn Đá Nhảy, xã Thanh Trạch - Ảnh: Quốc Nam

Theo người dân tại khu vực bãi tắm Đá Nhảy, thuộc thôn Đá Nhảy, xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), hai ngày gần đây cá lại dạt vào bờ.

Số lượng tuy không nhiều như đợt cao điểm trước đó nhưng la liệt trên bãi biển. Phần lớn trong số này đều còn khá tươi chứ chưa thối rữa như đợt trước đó. Cá dạt vào bờ biển này cũng đủ loại và đủ kích cỡ.

Chiều 25-4, tại bãi tắm này, một đơn vị bộ đội địa phương được huy động để thu gom lượng cá mới dạt vào. Đơn vị này cho biết chỉ khoảng hơn một tiếng buổi chiều nhưng số cá thu gom được tại bãi này cũng hơn 1 tạ. Đơn vị này sau đó đã tiến hành chôn lấp cá dạt vào bờ để tránh ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, tại bãi biển này mấy ngày qua cũng xuất hiện một hiện tượng mới, đó là việc nhiều xe đông lạnh của thương lái đến tấp vào bãi tắm này mỗi ngày hai lần.

Cuối mỗi buổi, ngư dân đi vớt cá ở gần bờ đưa vào bán trực tiếp cho những xe này. Những người dân sống quanh khu vực bãi biển cũng đi dọc bờ biển nhặt những con cá dạt vào đem lên bán cho những xe đông lạnh này. Giá mỗi ký cá này được thương lái mua đến trên 50.000 đồng.

Bà Cúc - một người dân địa phương - khoe: “Ngay cả chồng tui chiều qua thấy người ta xuống lượm cá lên nhập cũng đi theo. Rứa mà cũng kiếm được gần hai trăm ngàn”. Cũng theo bà Cúc, chỉ trong hai ngày trước đó, các xe đông lạnh đã mua từ bãi tắm này đến hàng tấn cá như thế.

Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Văn Lào, chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, xác nhận đúng là có việc mấy ngày qua trên địa bàn xã có một số xe đông lạnh của các doanh nghiệp đến trực tiếp tại các bãi biển thu mua cá của người dân.

Ông Lào cũng nói những doanh nghiệp này thu mua cá của cả những ngư dân đi thuyền thúng ra gần bờ để vớt các loại cá đang lờ đờ, và cả những loại cá đã chết dạt vào bờ được người dân nhặt lên bán.
Q.NAM - H.VĂN - V.ĐỊNH

(8) “Về phát ngôn"chọn nhà máy thép hay tôm cá"

Dân trí Như Dân trí đã dẫn tin, hôm qua (25/4), ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi trả lời báo chí về hiện tượng không có sinh vật biển: tôm, cá...sống xung quanh khu vực xả thải nhà máy này đã nói rằng:" Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Một số chuyên gia kinh tế (CGKT) Việt Nam tỏ ý sửng sốt về phát ngôn này.

TS Lê Đăng Doanh:"Không thể chấp nhận được" !

Ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh với phát ngôn gây "bão":"Hoặc là chọn nhà máy thép hiện đại, hoặc là chọn con cua, con cá".

"Tôi phản đối tuyên bố đầy thách thức và có tính chất đầy xúc phạm đến đất nước Việt Nam của vị giám đốc doanh nghiệp trên. Dù chúng ta chưa có kết luận chính xác vụ việc, nhưng việc một doanh nghiệp tuyên bố như vậy không thể chấp nhận được. Chúng ta cho phép Formosa đầu tư nhưng cũng yêu cầu họ phải đảm bảo các điều kiện sống cho tự nhiên, cho thế hệ mai sau", ông nói.

Theo TS Lê Đăng Doanh, "Chúng ta không thể có lựa chọn hy sinh tài nguyên môi trường, đó là sự vi phạm công ước quốc tế về môi trường". Vị CGKT này còn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường kiểm tra các giấy phép nhập khẩu các loại chất độc và cực độc; giấy chứng nhận đầu tư, các cam kết về môi trường...của công ty này.

"Dù chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng tuyên bố này là thái độ bàng quan trước vấn nạn của một đất nước. Thái độ thách thức của nhà đầu tư đối với người Việt Nam là không thích hợp. Tôi được biết, trước đó, Formosa đã nhập một lượng lớn các chất độc, cực độc về Việt Nam để súc rửa đường ống. Chúng ta phải yêu cầu họ báo cáo số chất đó đi đâu? Ai cho phép họ nhập về?", ông nêu câu hỏi.

Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xác định xem động cơ của tuyên bố này như thế nào?. "Không thể bỏ qua mà không nói gì được. Tôi cực lực lên án lời phát ngôn đầy thách thức này vì nó không đúng với tinh thần của Việt Nam, vị thế của nhà đầu tư lớn và những ưu đãi của Việt Nam dành cho nhà đầu tư", ông Doanh bày tỏ thái độ.

TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: "Đây là hệ quả rất nghiêm trọng khi chúng ta quá nuông chiều các tập đoàn, các doanh nghiệp ngoại... Không thể nào để cho một nhà đầu tư tuyên bố thay Việt Nam chọn thép để đánh đổi lấy sự mất đi của tài nguyên thiên nhiên. Cái giá đó quá đắt và chúng ta sẽ kể lại cho hậu thế như thế nào đây?".

"Cùng với tuyên bố này, nếu kết luận điều tra đúng với thực tế, chúng ta hoàn toàn có quyền khởi kiện. Khi đó, họ không chỉ vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ các sinh vật biển", ông nói thêm.
TS Lưu Bích Hồ:"Nhà máy thép không có gì to tát mà phải đánh đổi"

Nêu ý kiến về phát ngôn "hoặc chọn nhà máy thép, hoặc chọn tôm cá" của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ:"Tôi nghe mà rất bất bình, chúng ta đặt ra yêu cầu đầu tư luôn gắn bảo vệ môi trường, ai cũng vậy, doanh nghiệp trong nước phải làm, doanh nghiệp nhà nước càng phải làm mà doanh nghiệp nước ngoài càng phải thực thi tốt hơn vì họ đến từ nước phát triển hơn chúng ta".
"Không thể chấp nhận được thông điệp chọn 1 trong 2, điều này không đúng với chủ trương trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Không thể và không ai có quyền bắt Việt Nam phải chọn 1 trong 2, đánh đổi kinh tế để hy sinh điều kiện sống. Việt Nam phải chọn cả hai, không được hy sinh cái gì cả", CGKT Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.
Nguyễn Tuyền (thực hiện)

(9)"Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh có phần coi thường người Việt Nam"
 
Dân trí Phát biểu của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh hôm qua (25/4) với ý: (Việt Nam) hoặc là chọn bắt tôm, cá, hoặc là chọn nhà máy thép, vẫn tiếp tục gây nên bất bình lớn không chỉ với người dân mà cả giới chuyên gia kinh tế Việt Nam.

Chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn: "Tôi tự hỏi, liệu phát biểu của đại diện Formosa có phải là lời “tự thú” rằng chính dự án Formosa là thủ phạm gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt mà dư luận đang hoang mang không?"

Chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright Việt Nam đã gửi tới Dân trí bài viết, thể hiện quan điểm của ông về vấn đề: Chọn tôm,cá hay chọn nhà máy thép mà ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh đặt ra. Dưới đây là nội dung bài viết:

Chọn cá hay Formosa? Tôi tự hỏi, liệu phát biểu của đại diện Formosa có phải là lời “tự thú” rằng chính dự án Formosa là thủ phạm gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt mà dư luận đang hoang mang không? Tôi mong là Chính phủ sẽ sớm có kết luận điều tra chính thức về vấn đề này.

Trở lại với câu hỏi của đại diện Formosa, tôi nghĩ rằng nó có phần coi thường người Việt Nam. Nếu thực sự có một ai đó đáng bị coi thường thì câu hỏi của đại diện Formosa nên đặt ra cho chính người đó. Trong khi nhiều người dân Việt Nam, ít nhất là những ngư dân đang bị ảnh hưởng, không có quyền được trả lời câu hỏi đó, càng không có quyền quyết định có chấp nhận dự án Formosa hay không. Chính các lãnh đạo một số bộ ngành và địa phương mới là những người đã quyết định chọn dự án Formosa và chính họ phải chịu trách nhiệm giải trình với dân về những lợi ích mà họ đại diện.

Dự án Formosa Hà Tĩnh được nhiều chuyên gia kinh tế cho là một dự án tiêu biểu về thất bại trong chính sách thu hút FDI thiếu cân nhắc của Việt Nam.

Cho đến nay, dù chưa thể kết luận nhưng vẫn có thể cho phép chúng ta củng cố thêm giả thuyết bấy lâu về cái giá quá đắt của dự án Formosa mà nền kinh tế đang phải gánh chịu. Cái giá đó không chỉ là những vụ lúa bị mất đi trên chính mảnh đất nay được thay bằng dự án mà còn có khả năng là nguồn lợi hải sản ở một vùng biển rộng lớn bị hủy diệt, ẩn sau đó là sinh kế của ngư dân, và hơn nữa là sức khỏe, tính mạng và nòi giống của người Việt Nam cũng có nguy cơ bị suy kiệt.

Nếu xét ở góc độ thuần túy kinh tế, dẫu sao cũng phải thừa nhận rằng đại diện Formosa đặt vấn đề lựa chọn như vậy cũng có một phần đúng. Tức là trong việc hoạch định chính sách phát triển cũng như quyết định dự án đầu tư chúng ta luôn phải đặt mình vào sự lựa chọn và nhiều khi là sự đánh đổi. Nói khác đi, chúng ta luôn phải cân nhắc chi phí cơ hội trước mỗi lựa chọn của mình. Chi phí cơ hội tức là lợi ích lớn nhất của lựa chọn bị bỏ qua một khi chúng ta dành nguồn lực cho dự án khác.

Tuy nhiên, đại diện Formosa đã đánh tráo khái niệm về chi phí cơ hội đồng thời mặc nhiên cho rằng dự án Formosa là phương án hiệu quả nhất. Thứ nhất, mảnh đất mà hiện nay là dự án Formosa không phải chỉ có thể sử dụng cho một trong hai mục đích là trồng lúa hoặc xây nhà máy thép. Do đó, chi phí cơ hội của việc xây nhà máy thép không hẳn là lợi ích từ trồng lúa. Thứ hai, xét về hiệu quả kinh tế, nếu được thẩm định nghiêm túc thì dự án thép Formosa chắc chắn không phải là dự án mang lại hiệu quả kinh tế nhất, đặc biệt khi tính đến các tác hại tiềm năng về môi trường.

Nói khác đi, chúng ta không nhất thiết phải chọn giữa cá, lúa hay Formosa. Chúng ta có nhiều sự lựa chọn khác. Lựa chọn Formosa chắc chắn là lựa chọn của một vài cá nhân có lợi ích gắn với Formosa nhưng đó nhất quyết không phải là lựa chọn của nhiều người dân Việt Nam. Không những vậy, lựa chọn của chúng ta không phải chỉ là kinh tế. Có những thứ vốn không đánh đổi.

Nhân câu chuyện của Formosa, thêm một lần nữa, phơi bày sự thật chua chát trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam thời gian qua. Để thu hút bằng được nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam không chỉ dành nhiều ưu đãi (về thuế, tiền thuê đất…) cho họ mà còn “bảo kê” cho các chính sách lỏng lẻo về môi trường. Dù các quy định về môi trường của Việt Nam tỏ ra rất chặt chẽ và nghiêm ngặt trên giấy và mọi thứ đều đảm bảo “đúng quy trình” nhưng thực tế lại hết sức lỏng lẻo như chúng ta đã thấy.

Đối với dự án thép như Formosa, chắc chắn không dễ đầu tư sang các nước có những tiêu chuẩn cao về môi trường. Chẳng hạn như đối với Úc (nước có nguồn quặng sắt lớn nhất thế giới và do đó phù hợp với công nghệ lò cao của Formosa, nhưng chủ yếu lại xuất khẩu quặng, không như Việt Nam có chủ trương tận dụng nguồn quặng sắt vốn dĩ không có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh để sản xuất thép bằng công nghệ lò cao, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng), nước này không khuyến khích và chào đón những dự án thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường và chuẩn xả thải đi cùng với nhiều loại thuế và phí môi trường cao ngất, các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm sẽ không thể hiệu quả và buộc đóng cửa hoặc di dời ra nước khác. Với những tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo, Việt Nam có lẽ như đang rất thành công để trở thành “thiên đường” của những dự án ô nhiễm. Câu hỏi của tôi là “nghèo” thì có nhất thiết là phải “ăn bẩn” giống như câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm không?
mmMạnh Quân (ghi)


(10) Họp báo của Formosa: Lãnh đạo công ty từ chối nhiều câu hỏi
ĐẮC LAM - Thứ Ba, ngày 26/4/2016 - 15:13

 (PLO) - Lãnh đạo công ty Formosa cúi đầu xin lỗi Việt Nam vì những phát ngôn không đúng mực trong ngày 25-4. Phó Phòng đối ngoại Chu Xuân Phàm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Buổi họp báo chính thức bắt đầu. Hiện diện tại buổi họp có ông Trương Phục Ninh - Phó Tổng Giám đốc điều hành Giám đốc Công ty Formosa, ông Thái Chi Pháp - Giám đốc Công ty Formosa, ông Khâu Nhân Kiệt - Giám đốc Công ty Formosa Hà Tĩnh, ông Hoàng Duật Thuyên - Giám đốc Công ty Formosa, Trần Vĩnh Long _ Giám đốc Công ty Formosa, Dư Khánh Hưng - Phó Giám đốc Công ty Formosa, ông Chu Xuân Phàm - Phó Phòng đối ngoại Công ty Formosa , anh Nguyễn Bá Đồng - phiên dịch viên Giám đốc Công ty Formosa.

Lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi Việt Nam

Mở đầu buổi họp báo, lãnh đạo công ty Formosa cúi đầu xin lỗi Việt Nam vì những phát ngôn không đúng mực trong ngày hôm qua (25-4). Phó Phòng đối ngoại Chu Xuân Phàm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Ông Phàm không có chức trách phát ngôn nhưng đã có những lời lẽ gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc. Thay mặt công ty, Phó giám đốc điều hành Trương Phục Ninh xin lỗi và hứa làm đúng cam kết với phía Việt Nam.

Hóa chất súc rửa đường ống có a-xít

Phó Tổng Giám đốc điều hành Trương Phục Ninh phát biểu, trước đó hệ thống nước thải tại công ty được kiểm tra, Bộ TN&MT đã kết luận kiểm tra đạt tiêu chuẩn quy định.

Khi được hỏi vì sao công ty không xin phép về hoạt động súc rửa đường ống, ông Ninh cho biết: "Theo quy định chúng tôi không phải xin cơ quan chức năng. Chúng tôi súc rửa rồi đưa về hệ thống xử lý nước thải, xử lý xong rồi mới đưa ra môi trường bên ngoài".

Mặc dù vậy, công ty cũng thừa nhận trong hóa chất súc rửa có những chất nguy hại như a-xít.

Ông Ninh khẳng định công ty đã nhập các máy móc, thiết bị hiện đại từ châu Âu. Ngay cả hệ thống xử lý nước thải, Formosa cũng đầu tư đến 45 triệu USD. Tất cả đều là máy móc hàng đầu, do đó, vấn đề cá chết hàng loạt thực chất có liên quan đến nước thải của công ty hay không còn phải đợi kết luận từ cơ quan hữu quan của Việt Nam.

Phó Phòng đối ngoại Chu Xuân Phàm đã đứng lên, cúi đầu xin lỗi vì những phát ngôn "phản cảm" của mình. "Tôi đã có những phát ngôn không đúng, gây hiểu lầm, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Formosa và chính quyền. Tôi xin nhận sai sót của mình", ông Phàm nói.

Chưa giải tỏa được bức xúc

Trong một tiếng đồng hồ họp báo, phía Formosa cũng chưa đưa ra lý giải rõ ràng về quy mô, phương thức vận hành hệ thống xả thải và việc kiểm soát nước thải.

Giám đốc Formosa Hà Tĩnh - ông Khâu Nhân Kiệt chỉ cho biết mọi yếu tố xả thải ra môi trường đều được kiểm tra kỹ. Công ty có khu xử lý nước thải tập trung, toàn bộ nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn rồi mới xả ra biển.

Về số hóa chất tẩy rửa có chứa a-xít ông Kiệt cho biết không phải dùng cho đường ống xả thải. Việc cá chết có liên quan đến chất thải nhà máy hay không phải đợi kết quả từ cơ quan hữu quan.

Văn bản giải trình của công ty Formosa đưa ra

Họp báo kết thúc nhanh chóng

Ông Ninh từ chối rất nhiều câu hỏi trực tiếp từ phía báo chí đưa ra với lý do ông và lãnh đạo công ty bận làm việc với lãnh đạo tỉnh HàTinh.

Buổi họp báo nhanh chóng kết thúc trong khi hàng chục phóng viên còn rất nhiều câu hỏi muốn chất vấn. Lãnh đạo Formosa đề nghị báo chí gửi câu hỏi và cho biết sẽ trả lời bằng văn bản sau.

Sự kiện liên quan đến công ty Formosa rất được dư luận quan tâm

***

Kiểm soát gắt gao trước giờ họp báo

Trước khi họp báo (lúc 14 giờ 40), lực lượng bảo vệ bước vào phòng họp báo đi đến từng phóng viên để kiểm tra thẻ nhà báo và giấy giới thiệu.

Để vào họp báo, các phóng viên phải trình thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu từ ngoài cổng chính dẫn vào trụ sở hành chính Dự án Formosa. Khi vào đến tòa nhà, các nhà báo tiếp tục gặp một số người đứng canh ở cổng nhà kiểm tra giấy tờ, thẻ nhà báo.

Đến 14 giờ 50 có hơn 30 phóng viên, nhà báo đã đến tham dự buổi họp báo. Tuy nhiên, chưa thấy sự hiện diện của cơ quan chính quyền địa phương.

Theo phía Formosa thông báo, dự kiến đến 15 giờ, buổi họp báo bắt đầu tại tầng 2, trụ sở hành chính Dự án Formosa, tuy nhiên để xin phép cơ quan chức năng (Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh) nên dự kiến đến 15 giờ 30 buổi họp báo mới bắt đầu.
ĐẮC LAM

(11) Xử lý khủng hoảng vụ cá chết quá chậm
Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ Ba, ngày 26 tháng 4 năm 2016 | 26.4.16

Vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung cho thấy phương cách xử lý khủng hoảng của chính quyền là thụ động, chậm chạp. Trong khi các cuộc điều tra đều chỉ hướng về Khu Công nghiệp Vũng Áng Hà Tĩnh và cá chết là do chất độc cực mạnh. Dường như cơ chế và phương tiện, cũng như yếu tố con người, đã làm cho mọi việc khó sáng tỏ kịp thời.

Tác hại của sự kiện cá chết hàng loạt ở bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh tới Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế gây ra một hậu quả dây chuyền cho đời sống của hàng triệu người dân, trong khi các cuộc điều tra của nhiều bộ ngành, cứ lòng vòng chưa có kết quả gì cụ thể. Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam từ Hà Nội nhận định:

“Tất cả những sự phát triển lâu nay cứ thường nói là phát triển bền vững. Tức là phát triển kinh tế đảm bảo những vấn đề xã hội, đảm bảo vấn đề môi trường. Thế nhưng phát triển kinh tế chưa thấy đâu mà môi trường đã thấy hủy hoại một cách ghê gớm. Đặc biệt chiều nay tôi nghe thấy một cái clip của VTC 14, ông Giám đốc Đối ngoại của Công ty Formosa ở Hà Tĩnh trả lời phỏng vấn đã nói được cái này thì mất cái kia, nói một cách rất là trắng trợn, điều này không thể chấp nhận được…”

Hầu hết báo chí Việt Nam đều đưa tin về phát biểu được mô tả là gây sốc của ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc Đối ngoại của Formosa trong cuộc họp báo sáng 25/4/2016 tại Hà Nội. Các báo trong đó có Tuổi Trẻ Online đã trích lời người đại diện Formosa nói nguyên văn, muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được…Ông Chu Xuân Phàm nhìn nhận nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở vùng biển chung quanh ...không thể xây dựng một nhà máy mà không ảnh hưởng đến con cá con tôm…Nhiều khi được cái nọ mất cái kia. Hôm nay nhà nước muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc.

Được biết Formosa xác nhận đã nhập 300 tấn gồm 45 loại hóa chất để xử lý đường ống xả thải trong thời gian vừa qua. Formosa nói rằng không có qui định nào về việc xử lý đường ống thải bằng hóa chất phải thông báo trước cho chính quyền địa phương. Các chuyên gia khoa học nói trên báo chí rằng, nếu hóa chất Formosa nhập về thải ra biển, cá chết là tất yếu.

Hiện tượng cá chết hàng loạt được phát hiện ở bờ biển Vũng Áng Hà Tĩnh từ đầu tháng 4, sau đó lan xuống các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cá sống gần mặt nước, cá tầng sâu dưới biển, cá nuôi lồng chết đồng loạt và các cơ quan của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho biết, cá chết không vì bị bệnh mà vì hóa chất độc hại chưa xác định. Các thông tin trên báo chí nghi vấn việc nước biển bị ô nhiễm vì chất độc xả thải từ Khu Công nghiệp Vũng Áng, nơi có nhà máy Thép Formosa thuộc dự án 10 tỷ USD. Được biết nhà máy Formosa có hệ thống đường ống xả thải đường kính hơn 1 mét, chiều dài 1,5km và được đặt sâu dưới mặt nước 17 mét. Thông tin về đường ống này đã chỉ được các cơ quan chức năng xác nhận, sau khi một người thợ lặn phát hiện và báo chí sau đó cho biết người này đã bí mật rời khỏi nơi cư trú không rõ lý do.

Phó Giáo sư Hồ Uy Liêm tiếp lời:
“Việt Nam muốn phát triển, muốn sự hỗ trợ của các nước để phát triển nhanh hơn nhưng không thể bằng cách hủy hoại môi trường. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, ảnh hướng giống nòi người Việt Nam. Đây là những vấn đề vô cùng trầm trọng tôi thấy cần phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên vừa rồi các địa phương lại vào cuộc rất là chậm, đặc biệt Hà Tĩnh là chậm quá, người ta đang bận những việc khác chứ còn ít lo đến chuyện này. Ở Trung ương thì nhanh hơn nhưng bây giờ thực chất cũng chưa có kết quả gì và việc phát hiện ra những đường ống xả thải ở Vũng Áng thì cũng là do người dân, họ tìm cách lần mò để tìm ra được, chứ không phải la do quá trình quan trắc mà biết chỗ ấy như thế nào…cho đến bây giờ vẫn chưa xác định được ô nhiễm có nguồn gốc từ đâu, tuy rằng ông Giám đốc đối ngoại của Formosa thì đã nói một cách coi như khẳng định rồi là ô nhiễm từ đấy mà ra. Đây là chuyện rất đáng ngại và chính phủ cần có hành động quyết liệt chứ không thể như vậy mãi được.”

Khó tìm bằng chứng

Cùng ngày 25/4/2016, Báo mạng Petro Times đặt vấn đề phải mở chuyên án điều tra nghi vấn phá hoại môi trường ở Formosa, tờ báo còn trích dẫn thông tin từ mạng xã hội về một số cáo giác của một kỹ sư ẩn danh làm việc ở khu công nghiệp Vũng Áng. Viên kỹ sư cho biết mánh khóe của các nhà máy là chỉ xử lý nước thải một lượng nhỏ để qua mặt nhà chức trách. Còn phần lớn là xả trộm tức không qua xử lý qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển. Viên kỹ sư này cho rằng các cơ quan chức năng không nắm được qui trình xử lý nên dễ bị qua mặt.
Xử lý nước thải công nghiệp là một công việc cực kỳ tốn kém, nhất là với các nhà máy qui mô lớn Formosa. Xử lý nước thải nghiêm chỉnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành cũng như làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là câu chuyện muôn thuở đặc biệt ở Việt Nam khi thể chế nói chung thiếu công khai minh bạch.

TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường từ Hà Nội trình bày kinh nghiệm của ông về vấn đề gọi là hậu đánh giá tác động môi trường, để xem các doanh nghiệp có thực hiện việc xả thải đúng pháp luật hay không

“Các nhà máy đôi khi cố tình lẩn tránh việc kiểm tra. Một mặt họ yêu cầu muốn vào kiểm tra phải thông báo trước để họ sẵn sàng. Nhưng mặt khác khi mình thông báo trước, nếu họ cố tình thì họ lại tìm cách để lẩn tránh chuyện đó. Thế thì cũng đang có nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết thật tốt khâu hậu kiểm tra. Thí dụ như bắt các cơ sở sản xuất ấy tự trang bị các thiết bị về monitoring trong khi người ta không vào kểm tra được, hoặc là thực hiện kiểm tra đột xuất của các lực lượng. Và quan trọng hơn nữa là vận động quần chúng để người ta phát hiện ra những việc không tuân thủ theo pháp luật, hay báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đưa ra.

Các nhà máy đôi khi cố tình lẩn tránh việc kiểm tra. Một mặt họ yêu cầu muốn vào kiểm tra phải thông báo trước để họ sẵn sàng. Nhưng mặt khác khi mình thông báo trước, nếu họ cố tình thì họ lại tìm cách để lẩn tránh chuyện đó.

- TS Nguyễn Ngọc Sinh
Chậm hơn báo chí về phát hiện hệ thống đường ống xả thải ngầm dưới biển dài 1,5km, các giới chức Bộ Tài nguyên Môi trường lúc đầu còn phát biểu trái ngược nhau về vấn đề Formosa được cấp phép xả thải qua đường ống ngầm.

Theo Vietnamnet, Formosa có thiết bị quan trắc tự động để ghi nhận các dữ liệu liên quan đến xả thải, nhưng là do họ tự quản lý. Về nguyên tắc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh là cơ quan giám sát trạm quan trắc tự động của Formosa, tuy nhiên các thông số này lại không được nối mạng cho Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh vì địa phương không được trang bị máy móc chuyên môn để làm công việc này.

Phát triển kinh tế đẩy mạnh sản xuất thường đi ngược lại vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt là đối với các nước nghèo, cố gắng trải thảm đỏ cho các dự án đầu tư nước ngoài. Việt Nam hẳn là không nằm ngoài hệ lụy này nhưng trách nhiệm của bất kỳ chính phủ nào đều phải ưu tiên bảo vệ sức khỏe người dân và tương lai giống nòi.
Nam Nguyên (Theo RFA)

(12) 'Bệnh lạ' khủng khiếp nhất lịch sử Nhật do xả thải thủy ngân ra biển
Thứ ba, 26/4/2016 | 09:28 GMT+7

Năm 1932 tập đoàn Chisso ở Nhật xả nước thải nhiễm thủy ngân ra biển Minamata khiến tôm cá chết hàng loạt, người dân ăn cá đã bị nhiễm độc gây co giật, tê liệt, đau đớn đến chết hay sinh ra thế hệ dị tật.

Theo ENV, trang tin chính thức của Bộ Môi trường Nhật Bản, Minamata là một tỉnh ở đảo Kyushu. Sau sự kiện thảm khốc từ năm 1932, Minamata trở thành tên gọi của một chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân từ chất thải hóa học mà một khu công nghiệp xả trực tiếp ra biển. Nhắc đến bệnh này, nhiều thế hệ người dân xứ sở hoa anh đào còn bị ám ảnh và coi đây là một thảm họa môi trường thảm khốc nhất lịch sử. Nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 đến nay vẫn chưa đến hồi kết.

Năm 1908, tập đoàn Chisso bắt đầu mở nhà máy ở Minamata, lắp đặt hệ thống nước thải xả trực tiếp xuống vùng vịnh và biển quanh ngôi làng có khoảng 10.000 cư dân sinh sống. Lúc đầu đơn vị này được chính quyền cấp giấy cho phép hệ thống xả thải "ra thiên nhiên". Sau một thời gian hoạt động, nó gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt cá đến nỗi Hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã 2 lần đòi Chisso phải bồi thường. Không bao lâu sau hàng loạt người dân quanh khu vực được phát hiện nhiễm độc thủy ngân. Tôm cá chết trôi dạt vào bờ không đếm xuể.

Năm 1926, Chisso đồng ý hỗ trợ cho hợp tác xã Minamata 1.500 Yen (khoảng 704 USD) theo tỷ giá đương thời. “Tiền thông cảm” là cách gọi của tập đoàn này để né tránh việc phải nhận trách nhiệm gây thiệt hại về môi trường vốn sẽ bị xử lý nghiêm bởi luật pháp nước sở tại. Để phòng ngừa nguy cơ bồi thường, bên bồi thường còn ghi thêm vào hợp đồng một điều khoản thỏa thuận rằng hợp tác xã cam kết “không bao giờ kiện nữa”.

Áp dụng chiêu "vừa đấm vừa xoa", tập đoàn Chisso một mặt chối bỏ trách nhiệm, một mặt đàm phán trong khi vẫn không ngừng xả thải xuống biển suốt thời gian dài. Năm 1956, cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở Minamata. Hàng nghìn người ăn cá nhiễm độc thủy ngân sau một thời gian đã bị á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật, thậm chí phát điên, tê liệt, hôn mê và tử vong chỉ sau vài tuần.pviv

Để khống chế bệnh lạ, chính quyền tỉnh Kumamoto đã cấm bán hải sản đánh bắt từ vịnh Minamata nhưng không cấm đánh bắt tôm cá. Ngư dân vẫn đánh bắt mà không thể bán, cuộc sống ngày càng khó khăn, họ đành sống bằng chính lượng hải sản thu gom về.

Vào ngày Quốc tế lao động 1/5/1956, lần đầu tiên có người đặt tiền đề về căn bệnh trên. Đó là bác sĩ Hajime Hosokawa báo cáo một "bệnh dịch lạ liên quan đến hệ thần kinh trung ương" sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Chỉ ít lâu sau, 54 trường hợp khác được phát hiện, 17 người đã tử vong.

Bệnh không loại trừ một loài vật nào, ngay cả những con mèo ăn cá chết sau một thời gian cũng lên co giật rồi chết. Còn bệnh ở người xuất hiện triệu chứng run không kiểm soát, tê chân tay, giảm thị lực, co giật và đau đớn đến chết.

Thời ấy nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về nguyên nhân gây bệnh. Một số bác sĩ cho rằng đây là một dịch bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trong khi những người khác nói do di truyền. "Điều đáng sợ nhất chính là thứ chưa được giải mã", thế nên xã hội Nhật bấy giờ rất thành kiến đối với người mắc bệnh và gia đình họ đến nỗi bị từ chối tuyển dụng, cấm kết hôn và bị kỳ thị.

Năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức rằng căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata. "Thủy ngân là mối quan tâm của chúng tôi. Nó có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nhiễm độc cho cá, sinh vật có vỏ cứng", nhóm nghiên cứu viết.

Theo Japan Times, kết quả giám định tử thi cho thấy loại thủy ngân trong cơ thể người bệnh qua đời tương tự như trong chất thải công nghiệp của nhà máy hóa chất Chisso. Dù đại diện tập đoàn bác bỏ điều này, song nhiều thí nghiệm tiến hành trên mèo đã cung cấp thêm bằng chứng xác nhận mối nghi ngờ là có cơ sở.

Theo Japan Today, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa đủ điều kiện được công nhận nhiễm bệnh.

Mãi đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh. Cùng lúc đó, công ty tiếp tục xả nước thải ô nhiễm ra biển, làm nhiễm độc cá, khiến người dân địa phương mắc bệnh sau khi ăn cá. Căn bệnh ngày càng lan rộng trong khu vực.

Căn bệnh không chỉ giới hạn ở Minamata và khu vực lân cận. Năm 1965, nhiều người dân có biểu hiện tương tự bệnh Minamata đã được phát hiện ở lưu vực sông Agano thuộc tỉnh Niigata. Sau này còn có "sự kiện bệnh Minamata thứ hai" còn gọi là bệnh Niigata Minamata được xác định do thủy ngân hữu cơ từ nước thải nhà máy Showa Denko K.K gây ra.

Năm 1977, chính phủ Nhật Bản thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn trong việc xác nhận nạn nhân của Minamata. Theo đó, những người có các biểu hiện đặc trưng như rối loạn cảm giác ở chân tay, hạn chế tầm nhìn hay mất khả năng vận động mới được công nhận là bệnh nhân Minamata. Đến nay, vẫn còn 33.450 người trong danh sách chờ.

Tập đoàn Chisso cũng đồng ý với phán quyết của thành phố Minamata. Thỏa thuận bồi thường đầu tiên giữa Chisso và ngư dân đã được thực hiện. Tuy nhiên thảm họa về môi trường và những vụ kiện tụng liên quan đến Minamata vẫn chưa dừng lại cho đến ngày nay.
Trần Ngoan

(13) Ai sẽ thề không phản bội quê hương?
Đăng bởi BTV VANEWS vào Thứ Ba, ngày 26 tháng 4 năm 2016 | 26.4.16

Sự kiện cả bộ máy hành chính Nhà nước và các nhà lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam lúng túng, phản ứng bất thường trong vụ nước Cộng hòa tự trị Vũng Áng lên tiếng gay gắt, vừa xác nhận việc họ hủy diệt hàng trăm cây số môi trường biển, vừa khẳng định quyền bằng giá trị thương mại của Vũng Áng, cho thấy quan điểm phản bội quê hương với tay vịn vào ngoại bang đang hình thành mạnh mẽ ở Việt Nam, lúc này, rõ ràng trong một lớp người.

Sự lúng túng trước một thảm trạng của môi trường thiên nhiên bị tàn phá và đời sống hàng triệu người dân Việt Nam từ đây đến nhiều năm nữa, bởi những người có trách nhiệm của Nhà nước đã bộc lộ một thái độ quái gỡ, loanh quanh chưa từng có. Cụ thể là các quan chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chính quyền Hà Tĩnh. Họ cứ nói tránh đi hiện trạng, nói không có kiểm soát, mà mục đích rõ là phục vụ cho giới chủ đang đầy tiền và quyền, dù sự diệt vong đang diễn ra trên đất nước mình.

Không phải chỉ lúc này, khu công nghiệp Vũng Áng mới bộc lộ một quyền hạn kỳ lạ. Nhiều năm nay, khu công nghiệp được hình thành như một pháo đài nội bất xuất, ngoại bất nhập với giá thuê đất ưu ái đến rẻ mạt, đã vậy, chính quyền Hà Tĩnh hành xử như một lãnh chúa, vượt qua luật pháp Việt Nam, cho Formosa thuê đất đến 70 năm, mà đến 15 năm không cần đóng tiền.

Vùng đất mà Formosa thuê, tính ra đến 33 triệu mét vuông – diện tích lớn như Macau – nhưng được chính quyền Hà Tĩnh cho thuê chỉ 80 đồng/mét vuông, theo hồ sơ bị tiết lộ vào năm 2009.

Mặc dù năm 2014, bị Nhà nước Việt Nam bác bỏ công văn số 1405069/CV-FHS của Formosa để xin xây dựng vùng kinh tế riêng, nhưng nước Cộng hòa tự trị Formosa vẫn hình thành trên lề lối quản lý của họ, với nhiều quy định nghiêm ngặt đến mức có quyền ngăn chận cả viên chức nhà nước đi vào khu vực của họ.

Dù làm ra của cải như thế nào, Formosa vẫn là người khách trên đất nước này. Khi giám đốc đối ngoại của Formosa, Chu Xuân Phàm lên tiếng thách thức mọi người về quyền tồn tại của KCN này, bất chấp hậu quả, thì mọi thứ đã đến ngưỡng báo động về sự suy đồi nhân cách của một thế hệ được đào tạo với đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Việc nhận thức hành động càn quấy về môi trường của Formosa, làm hại đến cả con người, cần phải được cân đong với ý thức tổ quốc, dân tộc, chứ không thể với độ dày của số tiền mà hệ thống này trao tay lợi riêng. Nhượng bộ hay đánh đổi quyền lợi tổ quốc bằng lợi riêng, tên gọi đó là bán nước, mà ông Phàm chỉ là một ví dụ trên đất nước này, lúc này.

Formosa không phải lần đầu bị phanh phui các bí ẩn của họ. Tháng 3/2016, Formosa từng bị tố cáo là đã âm thầm đưa hàng trăm tấn xả thải từ công trường Formosa đưa ra khu vực dân cư lân cận gây ô nhiễm môi trường. Dù tên gọi chủ đầu tư là Đài Loan nhưng nhiều nay, việc chuyển nhượng cổ phần cho ai vẫn là tuyệt mật, công nhân nào hở môi sẽ bị đuổi. Và nơi này cũng từng bị tố cáo là bí mật đưa vào Việt Nam một lượng công nhân Trung Quốc khổng lồ và không phép, được bao che bên trong.

Sự kiện chấn động quốc tế về chất thải độc vào môi trường của Formosa tại Việt Nam diễn ra gần một tháng, nhưng mọi thứ luân lý có vẻ bất lực trước kẻ ngang nhiên càn quấy. Hàng trăm ngàn trí thức xã hội chủ nghĩa, hàng ngàn các vị tiến sĩ và thậm chí cả một hệ thống Đoàn TNCS với hàng triệu người vẫn hớn hở, đều đặn giương khẩu hiệu yêu môi trường, hoàn toàn tê liệt. Sự im lặng không còn ý thức tự thân về dân tộc hay tổ quốc. Sự im lặng mang hình thái phản bội quê hương.

Bên cạnh hiện trạng đã rõ, có không ít những lời phát biểu vô trách nhiệm, có cả những kiểu “phản biện” để đánh lạc hướng dư luận, bất kể câu chuyện người thợ lặn của KCN nay đã chết với tình trạng nhiễm độc từ vùng biển có chất thải.

Cá tôm chết, con người chết, môi trường nhiễm độc vẫn không đủ sức khai sáng cho những kẻ mang lòng phản bội quê hương mình. Thậm chí quan chức Hà Tĩnh thì xui cứ tắm biển – ăn cá. Quan chức thanh tra thì ngỏ ý biển chết là có dịch, chứ không phải do chất thải. Sự bối rối và bất tín những người đang bám vào Formosa, được thể hiện rõ qua lời của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng “Nếu năng lực trong nước không đủ thì đề xuất hợp tác quốc tế. Khi đã xác định được đối tượng xả chất độc thì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” .

Thật khó để đi đến sự thật và cất lên tiếng nói cho nhân dân mình, một khi trái tim của mình chỉ còn lại bóng tối. Không thể tin nỗi một thảm họa lớn lao như vậy mà rất ít người có trách nhiệm lên tiếng, hoặc có thì chỉ nói dối. Sự kiện Formosa chỉ là một phép thử nhỏ về con người, đất nước Việt Nam. Nếu một mai khi đất nước bị xâm lăng, sẽ có ai là người dám cất lời thề không phản bội quê hương?
Blog Tuấn Khanh


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.04.2015
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List