Phùng Quang Thanh lo cho Trung Quốc.
Đăng bởi BTV VANEWS vào Thứ Bảy, ngày 24 tháng 10 năm 2015 | 24.10.15
Vào hồi giữa năm 2015, Phùng Quang Thanh bất ngờ chữa bệnh tại Pháp. Nhiều tin đồn rộ lên vê sức khoẻ của Phùng Quang Thanh. Trong thời điểm ấy Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ và có những thái độ tích cực trong bang giao với nước này.
Hai tướng lãnh cai quản quân đội ở thủ đô bị phế truất. Phùng Quang Thanh trở về nước và được đưa vào bộ quốc phòng trị bệnh. Từ đó Phùng Quang Thanh im bặt tăm hơi. Chính trường Việt Nam sôi động trước thềm gia nhập TPP và những bàn bạc về nhân sự ở các hội nghị trung ương cuối cùng của đại hội đảng khoá 11.
Trong khoảng thời gian này, quan hệ Việt Mỹ gia tăng với tốc độ cao, đến mức đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhận xét rằng '' quan hệ Việt Mỹ thay đổi hàng tuần ''.
Ngược lại với quan hệ với Mỹ, quan hệ Việt Trung có vẻ nhạt dần đi, báo chí Việt Nam trong thời điểm ấy còn gọi thẳng Trung Quốc là xâm lược,gọi tàu Trung Quốc chứ không gọi là tàu lạ như mọi khi. Không có một hoạt động nào của Việt Nam thân thiện với Trung Quốc ngoại trừ hành động bất đắc dĩ phải đến dự ngày quốc khánh Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Việt Nam phóng thích nhà báo tự do Tạ Phong Tần, một thành viên trong CLB nhà báo Tự do. Bà Tần là người đã cùng Bloger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước khi bị bắt đã có những hoạt động tích cực lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc.
Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng căn cứ quân sự tại biển Đông, xây hai ngọn hải đăng tại đảo đá Châu Viên và Gạc Ma. Đảo Gạc Ma là nỗi đau của mọi người dân Việt Nam, nơi mà các chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống bởi họng súng tàn sát của quân đội Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc xây dựng căn cứ trên hòn đảo thấm máu chiến sĩ Việt Nam như khoét sâu thêm nỗi đau của người dân Việt. Ngày 13 tháng 10 năm 2015 người phát ngôn của Bộ Ngoai Giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành vi gia tăng xây dựng, khiêu khích hoà bình của Trung Quốc tại biển Đông.
Các diễn biến cho thấy Việt Nam đang hướng tới thân thiện hơn với Hoa Kỳ và đồng thời tỏ thái độ bất mãn với những gì Trung Quốc đang làm.
Bỗng nhiên Phung Quang Thanh sau vài tháng im hơi ở chính trường , bất ngờ trở lại. Qua những phát ngôn của Phùng Quang Thanh, người ta có thể thấy rõ Thanh trở lại để thực hiện sứ mệnh ngăn chặn Việt Nam tiến gần tới Hoa Kỳ. Hay nói cách khác là Thanh gìm giây cương con ngựa Việt Nam không cho đi xa khỏi vòng cương toả của Trung Quốc.
Thanh nói quan hệ tốt với Mỹ, Trung sẽ giữ được cân bằng.
Quan hệ với Mỹ đang tốt đó rồi, quan hệ với Trung đang xấu đi vì hành vi của Trung Quốc. Hàm ý của Thanh muốn Việt Nam làm gì thì làm, vẫn phải coi trọng Trung Quốc lên hàng đầu. Để rõ ràng hơn Phùng Quang Thanh còn nhấn mạnh quan điểm 3 không, một quan điểm bán nước.
'' không đi với nước lớn này để chống nước lớn khác, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc lợi dụng lãnh thổ địa bàn để làm phương hại đến láng giềng an ninh trong khu vực. ''
Ông Thanh nghĩ sao khi Trung Quốc đang xây cất căn cứ quân sự ầm ầm trên các hòn đảo của Việt Nam, đưa phi cơ, tàu chiến đến đó đóng quân. Đấy có phải là căn cứ quân sự hay không.? Lời của ông Thanh nói nêú tách bạch đối chiếu theo hiện thực đang diễn ra thì có nghĩa rằng.
Trung Quốc xây căn cứ quân sự thì được, nước khác đặt căn cứ quân sự Việt Nam thì không được.
Hoa Kỳ đã hiện diện ở Phi Luật Tân để bảo vệ nước đồng minh này. Tranh chấp biển Đông hiện nay chỉ nóng lên 3 bên là Trung, Việt, Phi. Ông Thanh e ngại nước khác như Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam làm phương hại đến nước láng giềng là nước láng giềng nào.? Phi thì là đồng minh của Hoa Kỳ, vậy nước láng giềng mà ông Thanh lo lắng hộ chính là Trung Quốc bị phương hại nếu như Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Sự trở lại chính trường và những phát ngôn có hàm ý răn đe Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu xa rời Trung Quốc từ miệng ông Thanh thật là điều đáng tiếc. Bởi nó phát ngôn từ miệng của một đại tướng, đương kim bộ trưởng quốc phòng Việt Nam. Giá như lời răn đe này từ miệng của những tên tướng diều hâu Trung Quốc trên tờ Thời Báo Hoàn Câù lại là một lẽ khác. Nhưng từ miệng người giữ chức vụ như ông Thanh quả là cái ách Trung Hoa còn khoác trên dân tộc Việt Nam còn rất lâu chưa biết bao giờ gỡ được.
Ở một diễn biến khác bổ sung cho ý kiến lệ thuộc Trung của ông Thanh. Tại Hà Nội, vào tối ngày 21 tháng 10 năm 2015. Một đoàn dư luận viên do thành uỷ Hà Nội nuôi dưỡng đã kéo đến nhà một biểu tình viên chống Tàu là anh Nguyễn Lân Thắng. Nhóm dư luận viên này bất chấp pháp luật, đập phá cửa nhà anh Thắng đòi đánh giết với thái độ hung hãn. Bảo trợ cho nhóm này là những nhân viên an ninh của công an Hà Nội. Nguyên nhân anh Nguyễn Lân Thắng đã cùng một số những người biểu tình treo avatar trên Facebook của mình hình ảnh phản đối chuyến đi của Tập Cận Bình, chủ tịch, tổng bí thư Trung Quốc đến Việt Nam. Thành uỷ Hà Nội đã phối hợp nhịp nhàng với phát biểu của Phùng Quang Thanh để chấn chỉnh những ai có thái độ phản đối chuyến thăm của Tập.
Tập Cận Bình đến Việt Nam sẽ mang theo những áp lực với trung ương đảng CSVN để đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. Để cụ thể đòi hỏi đó, đương nhiên Tập sẽ chỉ định những nhân sự mà Tập tin tưởng rằng chỉ có những nhân sự này nắm giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng CSVN thì mới duy trì được đường lối đó. Để đáp ứng lựa chọn của Tập Cận Bình, cả bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và bí thư thành uỷ Hà Nội đều cho đây là cơ hội thể hiện lòng tin của Tập. Bằng cách phát ngôn răn đe việc xa rời Trung Quốc sẽ bất an cho Việt Nam của Phùng và hành động cho dư luận viên đi trấn áp công khai những người chống Tàu của Phạm. Cho thấy cả hai người này sẽ làm hết sức mình trong thời gian ngắn ngủi để vào mắt xanh của Tập Cận Bình.
Mặc dù không còn nhiều thời gian khi đại hội đảng CSVN lần thứ 12 sắp tới, nhưng đến nay trung ương đảng CSVN chưa quyết định xong được những nhân sự cấp cao trong bộ chính trị. Nhiều vị trí phải bỏ trống để chờ phản ứng của Tập Cận Bình trong chuyến đến thăm Việt Nam tới đây.
Nếu các uỷ viên trung ương đảng CSVN không đủ bản lĩnh để gạt bỏ những kẻ sẵn sàng cam tâm vì chức quyền mà phục vụ Trung Quốc như Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị. Con đường đổi mới, canh tân, hội nhập thế giới của Việt Nam ắt sẽ phải lùi xa hàng thập kỷ nữa. Viễn cảnh một dân tộc Việt lụi tàn ý thức bảo vệ lãnh thổ, băng hoại đạo đức đang rõ rệt như ngày sẽ càng rõ rệt hơn nữa ở nhiệm kỳ tới đây.
Nước Việt Nam chỉ trở lên hèn yếu khi có những lãnh đạo hèn yếu. Trong thực trạng ngày nay đang xảy ra ở Việt Nam, các lãnh đạo hèn yếu, tham quyền, tham lộc đã quá nhiều. Dẫn đến một đất nước nghèo nàn, nợ nần, môi trường văn hoá bị suy thoái. Tất cả xã hội chạy theo cuộc đua tiền và quyền từ nhân viên công sở thấp đến quan chức cấp cao nhất. Ai vơ vét được chút tiền hay chút quyền là tỏ mặt khoe khoang là người thành công trong đời sống. Đáng tiếc cho dân tộc Việt Nam là trong bối cảnh xã hội như vậy quan chức như dạng Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị lại quá nhiều. Còn những người liêm khiết, trung dũng đốt đuốc chả tìm được ai. Chỉ có kẻ xu nịnh Trung nhiều hay xu nịnh Trung ít. Được kẻ xu nịnh Trung ít thì vướng tật xấu khác như tham vọng độc tài, gia đình trị, lợi ích nhóm. Bởi thế Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh mới còn đất sống đến ngày nay.
Người Buôn Gió
Blogger Người Buôn Gió
Hai tướng lãnh cai quản quân đội ở thủ đô bị phế truất. Phùng Quang Thanh trở về nước và được đưa vào bộ quốc phòng trị bệnh. Từ đó Phùng Quang Thanh im bặt tăm hơi. Chính trường Việt Nam sôi động trước thềm gia nhập TPP và những bàn bạc về nhân sự ở các hội nghị trung ương cuối cùng của đại hội đảng khoá 11.
Trong khoảng thời gian này, quan hệ Việt Mỹ gia tăng với tốc độ cao, đến mức đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhận xét rằng '' quan hệ Việt Mỹ thay đổi hàng tuần ''.
Ngược lại với quan hệ với Mỹ, quan hệ Việt Trung có vẻ nhạt dần đi, báo chí Việt Nam trong thời điểm ấy còn gọi thẳng Trung Quốc là xâm lược,gọi tàu Trung Quốc chứ không gọi là tàu lạ như mọi khi. Không có một hoạt động nào của Việt Nam thân thiện với Trung Quốc ngoại trừ hành động bất đắc dĩ phải đến dự ngày quốc khánh Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Việt Nam phóng thích nhà báo tự do Tạ Phong Tần, một thành viên trong CLB nhà báo Tự do. Bà Tần là người đã cùng Bloger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước khi bị bắt đã có những hoạt động tích cực lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc.
Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng căn cứ quân sự tại biển Đông, xây hai ngọn hải đăng tại đảo đá Châu Viên và Gạc Ma. Đảo Gạc Ma là nỗi đau của mọi người dân Việt Nam, nơi mà các chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống bởi họng súng tàn sát của quân đội Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc xây dựng căn cứ trên hòn đảo thấm máu chiến sĩ Việt Nam như khoét sâu thêm nỗi đau của người dân Việt. Ngày 13 tháng 10 năm 2015 người phát ngôn của Bộ Ngoai Giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành vi gia tăng xây dựng, khiêu khích hoà bình của Trung Quốc tại biển Đông.
Các diễn biến cho thấy Việt Nam đang hướng tới thân thiện hơn với Hoa Kỳ và đồng thời tỏ thái độ bất mãn với những gì Trung Quốc đang làm.
Bỗng nhiên Phung Quang Thanh sau vài tháng im hơi ở chính trường , bất ngờ trở lại. Qua những phát ngôn của Phùng Quang Thanh, người ta có thể thấy rõ Thanh trở lại để thực hiện sứ mệnh ngăn chặn Việt Nam tiến gần tới Hoa Kỳ. Hay nói cách khác là Thanh gìm giây cương con ngựa Việt Nam không cho đi xa khỏi vòng cương toả của Trung Quốc.
Thanh nói quan hệ tốt với Mỹ, Trung sẽ giữ được cân bằng.
Quan hệ với Mỹ đang tốt đó rồi, quan hệ với Trung đang xấu đi vì hành vi của Trung Quốc. Hàm ý của Thanh muốn Việt Nam làm gì thì làm, vẫn phải coi trọng Trung Quốc lên hàng đầu. Để rõ ràng hơn Phùng Quang Thanh còn nhấn mạnh quan điểm 3 không, một quan điểm bán nước.
'' không đi với nước lớn này để chống nước lớn khác, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc lợi dụng lãnh thổ địa bàn để làm phương hại đến láng giềng an ninh trong khu vực. ''
Ông Thanh nghĩ sao khi Trung Quốc đang xây cất căn cứ quân sự ầm ầm trên các hòn đảo của Việt Nam, đưa phi cơ, tàu chiến đến đó đóng quân. Đấy có phải là căn cứ quân sự hay không.? Lời của ông Thanh nói nêú tách bạch đối chiếu theo hiện thực đang diễn ra thì có nghĩa rằng.
Trung Quốc xây căn cứ quân sự thì được, nước khác đặt căn cứ quân sự Việt Nam thì không được.
Hoa Kỳ đã hiện diện ở Phi Luật Tân để bảo vệ nước đồng minh này. Tranh chấp biển Đông hiện nay chỉ nóng lên 3 bên là Trung, Việt, Phi. Ông Thanh e ngại nước khác như Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam làm phương hại đến nước láng giềng là nước láng giềng nào.? Phi thì là đồng minh của Hoa Kỳ, vậy nước láng giềng mà ông Thanh lo lắng hộ chính là Trung Quốc bị phương hại nếu như Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Sự trở lại chính trường và những phát ngôn có hàm ý răn đe Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu xa rời Trung Quốc từ miệng ông Thanh thật là điều đáng tiếc. Bởi nó phát ngôn từ miệng của một đại tướng, đương kim bộ trưởng quốc phòng Việt Nam. Giá như lời răn đe này từ miệng của những tên tướng diều hâu Trung Quốc trên tờ Thời Báo Hoàn Câù lại là một lẽ khác. Nhưng từ miệng người giữ chức vụ như ông Thanh quả là cái ách Trung Hoa còn khoác trên dân tộc Việt Nam còn rất lâu chưa biết bao giờ gỡ được.
Ở một diễn biến khác bổ sung cho ý kiến lệ thuộc Trung của ông Thanh. Tại Hà Nội, vào tối ngày 21 tháng 10 năm 2015. Một đoàn dư luận viên do thành uỷ Hà Nội nuôi dưỡng đã kéo đến nhà một biểu tình viên chống Tàu là anh Nguyễn Lân Thắng. Nhóm dư luận viên này bất chấp pháp luật, đập phá cửa nhà anh Thắng đòi đánh giết với thái độ hung hãn. Bảo trợ cho nhóm này là những nhân viên an ninh của công an Hà Nội. Nguyên nhân anh Nguyễn Lân Thắng đã cùng một số những người biểu tình treo avatar trên Facebook của mình hình ảnh phản đối chuyến đi của Tập Cận Bình, chủ tịch, tổng bí thư Trung Quốc đến Việt Nam. Thành uỷ Hà Nội đã phối hợp nhịp nhàng với phát biểu của Phùng Quang Thanh để chấn chỉnh những ai có thái độ phản đối chuyến thăm của Tập.
Tập Cận Bình đến Việt Nam sẽ mang theo những áp lực với trung ương đảng CSVN để đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. Để cụ thể đòi hỏi đó, đương nhiên Tập sẽ chỉ định những nhân sự mà Tập tin tưởng rằng chỉ có những nhân sự này nắm giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng CSVN thì mới duy trì được đường lối đó. Để đáp ứng lựa chọn của Tập Cận Bình, cả bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và bí thư thành uỷ Hà Nội đều cho đây là cơ hội thể hiện lòng tin của Tập. Bằng cách phát ngôn răn đe việc xa rời Trung Quốc sẽ bất an cho Việt Nam của Phùng và hành động cho dư luận viên đi trấn áp công khai những người chống Tàu của Phạm. Cho thấy cả hai người này sẽ làm hết sức mình trong thời gian ngắn ngủi để vào mắt xanh của Tập Cận Bình.
Mặc dù không còn nhiều thời gian khi đại hội đảng CSVN lần thứ 12 sắp tới, nhưng đến nay trung ương đảng CSVN chưa quyết định xong được những nhân sự cấp cao trong bộ chính trị. Nhiều vị trí phải bỏ trống để chờ phản ứng của Tập Cận Bình trong chuyến đến thăm Việt Nam tới đây.
Nếu các uỷ viên trung ương đảng CSVN không đủ bản lĩnh để gạt bỏ những kẻ sẵn sàng cam tâm vì chức quyền mà phục vụ Trung Quốc như Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị. Con đường đổi mới, canh tân, hội nhập thế giới của Việt Nam ắt sẽ phải lùi xa hàng thập kỷ nữa. Viễn cảnh một dân tộc Việt lụi tàn ý thức bảo vệ lãnh thổ, băng hoại đạo đức đang rõ rệt như ngày sẽ càng rõ rệt hơn nữa ở nhiệm kỳ tới đây.
Nước Việt Nam chỉ trở lên hèn yếu khi có những lãnh đạo hèn yếu. Trong thực trạng ngày nay đang xảy ra ở Việt Nam, các lãnh đạo hèn yếu, tham quyền, tham lộc đã quá nhiều. Dẫn đến một đất nước nghèo nàn, nợ nần, môi trường văn hoá bị suy thoái. Tất cả xã hội chạy theo cuộc đua tiền và quyền từ nhân viên công sở thấp đến quan chức cấp cao nhất. Ai vơ vét được chút tiền hay chút quyền là tỏ mặt khoe khoang là người thành công trong đời sống. Đáng tiếc cho dân tộc Việt Nam là trong bối cảnh xã hội như vậy quan chức như dạng Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị lại quá nhiều. Còn những người liêm khiết, trung dũng đốt đuốc chả tìm được ai. Chỉ có kẻ xu nịnh Trung nhiều hay xu nịnh Trung ít. Được kẻ xu nịnh Trung ít thì vướng tật xấu khác như tham vọng độc tài, gia đình trị, lợi ích nhóm. Bởi thế Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh mới còn đất sống đến ngày nay.
Người Buôn Gió
Blogger Người Buôn Gió
No comments:
Post a Comment