Thảm họa của đảng CSVN được báo trước
Phạm Nhật Bình
Cùng
tác giả:
- Quốc
tang hay đảng tang?
- Cán
bộ tiếp khách, nhà nước trả nợ
- Đảng
phá sản hay những dự án nghìn tỷ phá sản?
Khi đến Bắc Ninh dự ngày hội Đại đoàn kết dân tộc vào sáng 13
Tháng 11 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cao hứng phát biểu: “Tệ nạn tham nhũng,
cán bộ hư hỏng có cả, nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế
này không?”
Không biết đứng trên sự lượng giá nào mà ông Trọng lại có cái nhìn
lạc quan “tếu” như thế, chẳng lẽ nhờ chủ trương chống tham nhũng đồng thời sống
chung với tham nhũng mà ông Trọng ráo riết hô hào từ năm 2011 cho đến nay,
khiến nước ta chưa bao giờ được như thế này chăng?
Trong bối cảnh một năm sắp hết, ta thử nhìn qua bộ máy đảng CSVN
trong năm 2016 để lượng định xem đảng này đã làm được gì “khiến nước ta chưa
bao giờ được như thế này”, trong khi thực tế cho thấy là Việt Nam đang đối diện
bốn nguy cơ sinh tử: Tham nhũng hết thuốc chữa; ô nhiễm môi trường trầm trọng;
kinh tế trên bờ vực khủng hoảng hết tiền; rối loạn thượng tầng lãnh đạo có nguy
cơ bùng nổ.
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đảng 12
vào Tháng 1,2016. Ảnh: REUTERS
Điều có thể nói trước tiên mà không sợ sai, năm 2016 là năm lao
đao vất vả nhất của đảng CSVN. Tháng 1, 2016, sự kiện Đại hội đảng lần thứ 12
diễn ra trong sóng gió; đấu đá nội bộ lúc ngấm ngầm lúc công khai biến đại hội
thành một đấu trường La Mã kiểu mới.
Nhiều đòn phép được tung ra giữa các phe phái mà cuối cùng ông
Trọng giành được chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 2 trong tay Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng. Từ sự thất thế của Nguyễn Tấn Dũng, phía sau hậu trường Đại hội 12 đã
mặc nhiên hình thành hai thế lực tiếp tục kình chống nhau không kém phần quyết
liệt.
Những tưởng sau khi Đại hội 12 kết thúc, ông Trọng và phe nhóm của
ông sẽ cùng nhau thăng tiến trên con đường hoan lộ, cùng nhau chia chác bổng
lộc trong bộ máy cầm quyền. Họ tin rằng phen này đã tiêu diệt được đám
"lợi ich nhóm" của Nguyễn Tấn Dũng. Nhất là vào thời điểm này, phe
nhóm giáo điều của ông Trọng có vẻ như đã đạt được nhiều thắng lợi trong thế
tiếp tục đu dây chính trị giữa Mỹ và Trung Cộng, sau chuyến đi Hoa Kỳ kết thân
vào Tháng 7, 2015 của Nguyễn Phú Trọng.
Thế nhưng chính năm 2016 lại trở thành một đêm dài đen tối, mang
đến nhiều đe dọa cho quyền lực đảng CSVN hơn bao giờ hết. Vì sau khi loại trừ
được đối thủ Nguyễn Tấn Dũng và chưa củng cố uy quyền được bao lâu thì đảng
CSVN phải đối diện với thảm họa môi trường trên 4 tỉnh Miền Trung do Công ty
Formosa gây ra.
Sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra vào đầu Tháng 4 không chỉ để lộ
sự yếu kém trong cách giải quyết của chế độ mà còn cho thấy thảm họa của đất
nước sau 30 năm đổi mới kinh tế.
Công an ngăn chận người dân biểu tình vụ cá chết hàng loạt tại
Miền Trung. Ảnh: REUTERS
Dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra sức
gian dối, vòng vo bao che cho Formosa là thủ phạm chính mà ai cũng thấy. Thái
độ vô trách nhiệm này của chính phủ khiến người dân vô cùng phẫn nộ, làm bùng
lên những cuộc biểu tình từ Hà Nội đến Sài Gòn đòi bảo vệ môi sinh, minh bạch
thảm họa cá chết do đâu. Thay vì tôn trọng nguyện vọng dân chúng, nhà cầm quyền
CSVN đã ra tay đàn áp bằng bạo lực mong dập tắt những đòi hỏi chính đáng của
người dân.
Nhưng đó cũng chỉ mới là bước khởi đầu cho một thời kỳ không lối
thoát của đảng. Để khỏa lấp vụ Formosa, Tháng 6, 2016 đích thân ông Nguyễn Phú
Trọng dàn dựng và tung ra chiến dịch đả hổ diệt ruồi với một loạt tấn công phe
nhóm Nguyễn Tấn Dũng mà con mồi đầu tiên là Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân
Thanh. Trọng và các cố vấn nghĩ rằng đây là một khởi đầu nắm chắc sự thành công
trong tay vì Thanh chỉ là một viên chức cấp trung dù có lúc đã đứng đầu Tổng
công ty PVC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Nhưng nào ngờ mẻ lưới của Trọng bị thủng ở chỉ thị 15, Thanh là
đảng viên chưa bị “xử lý” về mặt đảng nên anh ta đã ung dung xuất cảnh bay sang
trời Âu. Chẳng những thế, Thanh còn quay lại thách đố quyền lực tổng bí thư làm
cho chiêu bài đánh tham nhũng của ông Trọng bị tan nát. Mới đây nhất, hai cán
bộ lãnh đạo dầu khí khác noi gương Thanh xin đi chữa bệnh nước ngoài và biến
mất khiến ông Trọng và Bộ Chính trị điên đầu.
Trong khi đang lúng túng đối phó với con dê tế thần bị sẩy, Tháng
8, 2016 ông Trọng và Bộ chính trị lại thêm một phen rúng động với những phát
súng từ văn phòng tỉnh ủy Yên Bái. Hai ủy viên trung ương đảng bị một cán bộ
khác hạ sát tại nơi làm việc, cho thấy nội bộ đảng trở thành đấu trường thanh
toán nhau giữa các thế lực khi sự ăn chia không còn có thể tương nhượng.
Đà suy sụp của đảng đã hiện rõ hơn bao giờ hết nhưng cũng chưa
dừng lại ở đó.
Dẹp nội loạn chưa xong, tiến hành chống tham nhũng theo kiểu “ngứa
ghẻ” ném chuột sợ vỡ bình, người dân càng bất mãn hơn với lối giải quyết ô
nhiễm lằng nhằng của đảng. Nhưng ông Trọng vẫn còn nuôi một niềm hy vọng vào lá
bài TPP mà ông nghĩ khi tham gia sẽ mang lại nhiều khả năng vực dậy nền kinh tế
Việt Nam đang eo sèo như buổi chợ chiều.
Không ngờ sợi dây mà bao lâu nay đảng CSVN vẫn tự tin đánh đu một
cách tuyệt hảo bỗng đứt nửa chừng khi ông Trump đắc cử Tổng thống Hoa
Kỳ và
tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việc tân Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP chắc chắn không
có lợi cho Việt Nam. Ảnh minh họa từ internet.
Với chủ trương của ông Trump sau khi lên cầm quyền từ ngày 20
Tháng 1, 2017 sẽ tập trung củng cố nội lực của nước Mỹ nên việc cứu xét để gia
nhập TPP sẽ là chặng đường dài trước mặt. Điều này chắc chắn không có lợi cho
Việt Nam.
Trong buổi tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam trước cục diện thị
trường Mỹ và thế giới sau Trump” do BSA tổ chức hôm 10 Tháng 12, Cựu Bộ trưởng
Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu rằng: “Tôi nghĩ TPP dứt khoát có
tác động đến kinh tế Việt Nam trong nhiều mặt, kể cả thể chế, phát triển doanh
nghiệp. Không còn TPP nữa, hàng loạt luật phải thay đổi lại bị “đóng băng” trở
lại. TPP tạo ra nhiều động lực để cạnh tranh quốc tế và ngay trong sân nhà. Nếu
đóng cửa lại, kinh tế sẽ trì trệ, đó là những vấn đề tôi rất lo lắng. Về độ mở,
chúng ta còn mở gấp 4 lần so với Trung Quốc, không thể nói khi Mỹ thay đổi quan
điểm lại không ảnh hưởng gì đến Việt Nam..”
Phát biểu của cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có thể coi như một cảnh
báo về những thảm họa mà đảng CSVN sẽ đối diện khi nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục lao xuống dốc trong tình trạng hết tiền với số nợ vay đáo hạn phải trả ngày
gia tăng.
Nói tóm lại, những gì đã xảy ra cho đảng CSVN trong năm 2016 đã
không chỉ báo hiệu sự suy tàn của chế độ Hà Nội mà còn cho thấy là chính ông
Nguyễn Phú Trọng sẽ là người kết thúc quyền lực của đảng cộng sản trong vài năm
đầu của nhiệm kỳ thứ 2.
Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Nam Nguyên, phóng
viên RFA
2016-12-17
2016-12-17
Người dân Sài Gòn
đọc báo sáng.
AFP photo
Truyền thông bất
lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016
nhìn nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền
thông báo chí.
Có chức vụ Đảng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn đã phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và
triển khai kế hoạch 2017 của các đơn vị thuộc quyền, gồm Cục Báo chí, Cục Thông
tin đối ngoại, Vụ Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện
tử.
Dẹp loạn báo chí
Câu chuyện quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng
chính có tới 50 đơn vị dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước
mắm nhiễm độc”. Chiến dịch này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội tiêu
chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Vinastas cầm trịch.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, một nhân vật bảo thủ, lần đầu tiên
được dư luận khen ngợi vì đã nhanh chóng dẹp loạn báo chí. Theo VnExpress bản
tin trên mạng ngày 6/12/2016, Bộ Thông tin Truyền thông đã thu hồi thẻ nhà báo
của hai lãnh đạo báo Thanh Niên là Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc Hoa và Tổng Thư
ký Võ Khối của tờ báo. Trước đó ngày 21/11/2016, có đến 50 cơ quan báo chí dòng
chính đứng đầu là báo Thanh Niên bị phạt 200 triệu đồng, báo Người tiêu dùng 50
triệu đồng, còn các báo khác từ mức 40 triệu tới thấp nhất là 10 triệu. Có thể
nói hầu hết các báo giấy và báo điện tử lớn ở Việt Nam đã rơi vào vũng lầy
truyền thông bẩn.
Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng
sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận
xã hội.
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập nằm ngoài sự kiểm
soát của chính quyền cho rằng, một số báo chí từng được gọi là báo chí cách
mạng, giờ đây chạy theo chủ nghĩa kim tiền và truyền thông bẩn mượn danh ý thức
hệ.
Theo lời nhân vật từng được tổ chức Phóng viên không biên giới
(RSF) đưa vào danh sách 100 anh hùng truyền thông thế giới năm 2014, thì những
tờ báo dính vào vụ truyền thông bôi bẩn nước mắm truyền thống đã có được những
hợp đồng quảng cáo béo bở; một số nhà báo trực tiếp nhận tiền để giúp một đại
công ty nước mắm công nghiệp giành chiếm thị trường 200 triệu lít nước mắm/năm,
mà phần lớn đang nằm trong tay các nhà làm nước mắm truyền thống quốc hồn quốc
túy.
Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Việc này cho thấy là một bộ phận lớn trong giới truyền thông nhà
nước không những vô cảm mà họ còn dính dáng vào những vụ ăn chia bất hợp pháp.
Đáng kể hơn là họ đã đạp trên đầu người dân, đạp trên đầu nước mắm truyền
thống. Gần đây báo giới xôn xao về chuyện có một nhà báo bị công an khám nhà và
tìm thấy tới 168 tỷ đồng tiền mặt trong nhà nhà báo đó, cùng với 8 sổ đỏ tức là
chứng nhận sở hữu nhà. Tôi nghe chuyện này và rất ngạc nhiên, không thể tưởng
tượng được số tiền tới hơn 7 triệu đô la tiền mặt, tức 168 tỷ đồng nằm trong
nhà một nhà báo. Người ta còn khẳng định với tôi những chuyện như thế này ở Hà
Nội là bình thường…tình hình thực tế cho thấy truyền thông ở Việt Nam đã bị suy
thoái toàn thân… ”
Trên thực tế truyền thông báo chí Việt Nam thuộc về nhà nước, do
nhà nước lãnh đạo và quản lý, cho dù cơ quan chủ quản có thể khác nhau về danh
hiệu. Đáp câu hỏi về khả năng có sự buông lỏng quản lý trong vụ bê bối truyền
thông bất lương, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận
định:
“Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng
sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận
xã hội. Đối với những người làm sai đó, cơ quan quản lý nhà nước đã căn cứ vào
Luật Báo chí để xử lý. Đây là một trò mà dư luận xã hội đã lên án, như vậy xử
lý mạnh tay vừa rồi chính là lời cảnh báo đối với những người làm báo không
chân chính. Thông qua câu chuyện này thì pháp luật ở Việt Nam cần sửa đổi những
quy định, những kẻ hở của Luật Cạnh tranh để có sự cạnh tranh lành mạnh. Về
phía các nhà báo, tôi nghĩ rằng luật pháp không thiên vị bất cứ ai, họ có những
sai phạm thì phải xử lý một cách nghiêm minh.”
Báo chí và nhóm quyền lực
Các nhà sản xuất nước mắm truyền thống bày tỏ thái độ bất bình,
khi báo chí do nhà nước quản lý lại tiếp tay trở thành công cụ cho kẻ xấu cạnh tranh
bất chính. Kỹ sư Lê Anh, chủ hãng nước mắm truyền thống Lê Gia ở Thanh Hóa, mô
tả nước mắm truyền thống làm bằng cá, đặc biệt cá cơm ủ chượp với muối trong
thùng gỗ, thời gian lên men từ 18 tháng tới 24 tháng mới cho ra sản phẩm nước
mắm. Còn nước mắm công nghiệp được cho là sử dụng một lượng nhỏ nước mắm truyền
thống rồi pha loãng và cho thêm các phụ gia khác.
Một người dân phố
cổ Hà Nội đọc báo. AFP
photo
Vẫn theo lời ông Lê Anh, vừa rồi truyền thông bất lương trở thành
công cụ cho một đại công ty nước mắm công nghiệp muốn soán đoạt thị
trường của nước mắm truyền thống, sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Kỹ
sư Lê Anh đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý nhà nước. Ông nói:
“Nếu tôi nhớ không nhầm, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng có
nêu ra những bất cập trong quản lý báo chí. Cũng rất may ngoài thông tin các tờ
báo lớn còn có thông tin mạng xã hội, thông tin trên internet cho nên mọi thứ
được cân bằng hơn. Tuy nhiên là sức mạnh của báo chí, cũng như sự quản lý thì
nó chi phối và trách nhiệm của cơ quan quản lý rất quan trọng. Chúng tôi rất
mong báo chí truyền thông cũng như cơ quan quản lý nhà nước hãy làm sao để
thông tin không bị nhiễu loạn, không bị các thế lực đứng phía sau làm nhiễu
loạn vì các mục đích không lành mạnh, không trong sáng.”
Trả lời chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói rằng, khủng
hoảng truyền thông bẩn về vụ nước mắm nhiễm độc không phải là biểu hiện của tự
diễn biến, tự chuyển hóa trong giới báo chí, mà nó phản ánh một thực tế khác.
Ông nói:
Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là
gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái mà ‘ăn’.
- Ông Phạm Chí Dũng
- Ông Phạm Chí Dũng
“Một số người bạn của tôi bên trong báo giới nhà nước nói thẳng
với tôi là ‘Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào
thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái
mà ‘ăn’.”
VietnamNet đưa tin về Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế
hoạch 2017 của các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời Bộ
trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, cần lấy sự ổn định của báo chí làm mục tiêu
quản lý, báo chí phải ở trong khuôn khổ hoạt động đúng pháp luật. Bộ Thông tin
Truyền thông không lấy việc xử phạt làm thành tích.
Giáo sư Trần Hữu Dũng chủ trang mạng Viet Studies ở Hoa Kỳ, khi
đưa tin về hoạt động vừa nêu đã bình luận vui rằng, cách “quản lý” tốt nhất cho
ông Trương Minh Tuấn là đóng cửa tất cả các báo chí chừa báo Nhân Dân!
Trong khi đó, TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nói với chúng tôi là đã
quá muộn để Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chấn chỉnh quản lý, làm sạch làng báo.
Bởi vì theo lời nhà báo tự do, sâu thẳm bên trong làng báo đã hình thành những
tổ hợp khá vững chắc liên kết với những nhóm quyền lực chính trị, đứng sau lưng
một nhân vật quyền lực nào đó.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment