Quân đội “tự diễn
biến” thì Đảng tiêu vong
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-12-15
2016-12-15
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Quân
đội Việt Nam tiếp đón Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Hà Nội vào ngày 6
tháng 9 năm 2016.
Quân
đội “tự diễn biến” thì Đảng tiêu vong
00:00/00:00
Tại Hội nghị quân chính toàn quân 2016 tổ chức hôm 13/12/2016 ở Hà
Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi quân đội tuyệt đối kiên định với mục
tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Như thế lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ phải tiếp tục trung thành với Đảng và
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ai muốn kiểm soát quân đội?
Tháng 7 năm 2015, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ một vế
Đảng với phát biểu chính thức tại Đại hội toàn quân ở Hà Nội, là quân đội phải
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, dân tộc và Hiến pháp. Lúc đó ông Nguyễn Tấn
Dũng được dư luận chú ý vì cho rằng ông bớt giáo điều.
Hơn 17 tháng sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò
của quân đội: “Dù bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải luôn trung
thành với Tổ Quốc với Đảng, với nhân dân.”
Trên thực tế người lính nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có
câu kinh nhật tụng “Trung với Đảng hiếu với dân” và dù là ông Nguyễn Tấn Dũng
hay Nguyễn Phú Trọng thì cũng chỉ là sử dụng cách nói khác nhau. Hơn nữa Điều 4
Hiến pháp Việt Nam quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng độc quyền
lãnh đạo đất nước.
Tôi nghĩ là điều này cũng tự nhiên thôi, vì một đảng cầm quyền mà
họ xây dựng nên quân đội, lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội, yêu cầu quân đội
phải trung thành với đảng đó.
- Ông Lê Kế Lâm
- Ông Lê Kế Lâm
Chuẩn Đô đốc hồi hưu Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật và
Kinh tế biển TP.HCM nhận định:
“Hiến pháp quy định quân đội phải trung thành
với Tổ quốc với Nhân dân. Nhưng khi mà đảng cầm quyền người ta lãnh đạo, thì vì
Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng nên lực lượng vũ trang hiện nay cho nên họ yêu
cầu quân đội phải trung thành với Tổ quốc là trên hết và sau đó họ yêu cầu phải
trung thành với Đảng. Tôi nghĩ là điều này cũng tự nhiên thôi, vì một đảng cầm
quyền mà họ xây dựng nên quân đội, thế thì họ lãnh đạo tuyệt đối đối với quân
đội, yêu cầu quân đội phải trung thành với đảng đó.”
Từ khi internet là công cụ thông tin khó kiểm duyệt, sự bùng nổ
của mạng xã hội ở Việt Nam đã làm cho giới trẻ và người dân bình thường thấy rằng,
trên thế giới chỉ còn lại vài nước cộng sản quy định quân đội phải trung thành
với một đảng chính trị, tức là Đảng cộng sản độc quyền cai trị. Trong khi phần
còn lại của thế giới tự do, cách dùng từ có thể khác biệt nhưng đại để lời thề
của người lính là trung hành và bảo vệ tổ quốc.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý
luận Trung ương Khóa 10 hiện sống và làm việc ở Hà Nội, trên thực tế có sự khác
biệt giữa các quốc gia và thể chế chính trị liên quan tới câu hỏi lực lượng vũ
trang trung thành với ai. Ông nói:
“Nếu mà nói về sự khác biệt giữa Việt Nam và các
nước thì có vấn đề ấy thật. Bởi vì ngay cả trong những qui định có tính chất
pháp luật thì quân đội là tổ chức chịu sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Vì vậy cho nên trung thành với Đảng là cách ở Việt Nam nghe
cũng quen rồi và cũng bình thường.”
Tiến tới thiên đường mù
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa
và quân đội Việt Nam phải trung thành với Đảng Cộng sản để đi tới cái đích, mà
ông từng nói, đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã hiện thực. Tại Hội nghị Quân
chính ngày 13/12/2016 tổ chức ở Bộ Quốc phòng Thủ đô Hà Nội, ông Tổng Bí thư
cũng kêu gọi quân đội triệt để chống suy thoái, chống tự diễn biến, chống tự
chuyển hóa.
Đại
sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (trái) nói chuyện với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh (phải) tại Đà Nẵng hôm 18/10/2016. AFP photo
Ba hôm trước, ngày 9/12/2016 tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc
thực hiện nghị quyết Trung ương 4 Khóa 12, ông Tổng Bí thư nhìn nhận Đảng hiện
lâm vào tình trạng suy thoái, vận mệnh Đảng và chế độ cầm quyền liên quan tới
kết quả của chiến dịch chống tự diễn biến và tự chuyển hóa trong nội bộ Đảng.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 cung cấp cẩm nang chính trị
27 điểm để nhận diện hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hóa trong hàng ngũ cán bộ
đảng viên. Nhưng quan trọng nhất là hiện tượng cổ vũ dân chủ đa nguyên đa đảng,
xóa bỏ xã hội chủ nghĩa. Đảng cũng xem là tự diễn biến, tự chuyển hóa đối với
hoạt động sử dụng truyền thông xã hội để bêu xấu giới chức Đảng, hoặc hạ
thấp vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cũng như văn học và nghệ thuật.
Nhấn mạnh tới vai trò Bí thư Quân ủy Trung ương của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Chuẩn Đô đốc hồi hưu Lê Kế Lâm từ Saigon nhận định:
"Tự diễn biến trong quân đội nếu như xảy ra
thì rất nguy hiểm. Ý chính của ông Tổng Bí thư nói trong Hội nghị Quân chính
Trung ương chủ ý nhắc nhở ngay cả trong quân đội cũng phải đề phòng tự diễn
biến. Thế còn diễn biến thì rất rộng và cũng rất phức tạp…”
Quân đội là một bộ phận của nhân dân, trong nền kinh tế quốc dân
nói chung của Việt Nam vừa qua tồn tại những mặt tích cực, nhưng cũng tồn tại
nhiều mặt tiêu cực.
- Ông Lê Kế Lâm
- Ông Lê Kế Lâm
Tất nhiên trong Hội nghị Quân chính ngày 13/12/2016, ông Nguyễn
Phú Trọng không quên chỉ đạo quân đội phải chủ động, không để bị bất ngờ về chính
trị trong mọi tình huống. Mặc dù quân đội Việt Nam cũng có đặc quyền về đất đai
và được phép làm kinh tế với những Tổng Công ty rất lớn. Tuy vậy chỉ có mạng xã
hội mới dám đề cập tới quân đội như là một nhóm lợi ích, báo chí dòng chính khá
nhẹ nhàng khi mô tả phi trường Tân Sơn Nhất quá tải, nhưng không thể mở rộng vì
sân golf do quân đội làm chủ.
Chuẩn Đô đốc hồi hưu Lê Kế Lâm nhận định:
"Quân đội là một bộ phận của nhân dân,
trong nền kinh tế quốc dân nói chung của Việt Nam vừa qua tồn tại những mặt
tích cực, nhưng cũng tồn tại nhiều mặt tiêu cực. Trong những tiêu cực đó, đáng
lo nhất là nạn tham nhũng, hối lộ rồi đến lãng phí. Quân đội cũng là một bộ
phận nằm trong chính thể chung, nằm trong khuôn khổ chung của cả nước. Quân đội
làm kinh tế có nhiều cái tốt, tích cực nhưng có thể không thể tránh khỏi những
tiêu cực, sai sót. Vì thế ông Tổng Bí thư có nói quân đội phải luôn luôn kiềm
chế, tự khắc phục không để xảy ra lợi ích nhóm và những sai sót trong khi làm
kinh tế. Còn có hay không thì hiện nay Nhà nước và Đảng cũng chưa thanh tra lực
lượng vũ trang làm kinh tế…”
Trong phát biểu tại Hội nghị Quân chính 2016, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhắn nhủ quân đội về điều gọi là tiếp tục xây dựng thế trận lòng dân,
xây dựng lực lượng quân đội thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện. Sắp xếp,
điều chỉnh tổ chức quân đội, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, quân phong quân kỷ.
Đặc biệt đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp làm kinh
tế, quản lý đất đai, quản lý tài sản và quản lý tài chính.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Bí thư Quân ủy Trung
ương tất nhiên muốn kiểm soát được sự trung thành của quân đội. Giới phản biện
cho rằng, một nhà lý luận chủ nghĩa Mác Lê như ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn
đã nghiên cứu trường hợp Liên Xô, cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản, sụp đổ vào
cuối năm 1991. Lúc đó chính những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, lực lượng trung
thành với Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết, đã quay mũi súng trở thành lực
lượng khai tử chế độ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment