zz

br /> br /> /> br /> ----

Wednesday, 21 December 2016

Sợ bỏ trốn, Bộ Công thương siết chặt việc cán bộ ra nước ngoài


Sợ bỏ trốn, Bộ Công thương siết chặt việc cán bộ ra nước ngoài
Ba cán bộ cao cấp của Bộ Công thương đã bỏ trốn trước đó. Ảnh: Báo Đất Việt
Cali Today News – Liên tiếp trong thời gian vừa qua, một loạt nhân sự cao cấp của Bộ Công thương đã bỏ trốn ra nước ngoài, ngay sau khi biết được kết quả thanh tra và vụ án sẽ chuyển sang cho công an xử lý. Mới đây, Bộ Công thương đã ra văn bản đặc biệt, trong đó yêu cầu phải kiểm soát đặc biệt hộ chiếu công vụ trong Bộ công thương, đồng thời phải thường xuyên báo cáo tình hình nhân sự.

 Bộ Công thương siết chặt việc quản lý hộ chiếu cán bộ. Ảnh minh họa

Bộ Công thương siết chặt việc quản lý hộ chiếu cán bộ. Ảnh minh họa



Động thái này cho thấy đang có biến động lớn tại Bộ Công thương. Dưới “triều đại” Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công thương dưới quyền quản lý của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là một cơ quan “siêu quyền lực”. Việc điều chuyển, bổ nhiệm cán bộ vào bất kỳ vị trí nào đều mang lại những món tiền rất lớn.
Đến thời Nguyễn Xuân Phúc, ngay sau khi ngồi yên trên chiếc ghế thủ tướng, ông này đã lên tiếng cảnh báo, Bộ Công thương là Bộ đầu tiên phải cơ cấu, cải tổ lại bộ máy. Người thừa hành nhiệm vụ của ông Phúc là Trần Tuấn Anh.
Với những người theo dõi chính sự Việt Nam không lạ lùng gì với Trần Tuấn Anh, ông là con trai của cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương. “Con vua thì lại làm vua”, đó là truyền thống trong cách điều hành chính quyền của CSVN.
Sau khi ông Trần Tuấn Anh lên làm Bộ trưởng, một loạt nhân sự trong bộ này bị tinh giản, số người bị kỷ luật tăng rõ rệt. Ngoài việc thừa hành nhiệm vụ của ông Nguyễn Xuân Phúc, Trần Tuấn Anh còn phải tuân lệnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”.
Trong văn bản yêu cầu kiểm soát hộ chiếu của cán bộ cao cấp, Bộ Công thương còn kiểm tra hộ chiếu nhân sự tại các tập đoàn, nhất là đối với những tập đoàn đang nằm trong diện bị thanh tra, điều tra.
Theo những tin tức mà chúng tôi nhận được, có đến 192 cán bộ cao cấp thuộc Bộ Công thương, các tập đoàn này nằm trong danh sách điều tra đặc biệt của Bộ công an.
Việc làm này của Bộ Công thương không nằm ngoài mục đích hạn chế các cán bộ của mình bỏ trốn ra nước ngoài, sau khi đã tham ô cả núi tiền.
Nhưng theo giới quan sát chính trị, việc làm này của Bộ Công thương chỉ hạn chế được phần nào, chứ không thể kiểm soát được cán bộ là đảng viên Cộng sản muốn đào tẩu
Ba cán bộ cao cấp của Bộ Công thương đã bỏ trốn trước đó. Ảnh: Báo Đất Việt
Ba cán bộ cao cấp của Bộ Công thương đã bỏ trốn trước đó. Ảnh: Báo Đất Việt


Theo chỉ thị 15 của Bộ Chính trị được ban hành vào ngày 7/7/2007 dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Chỉ thị này nhằm thể hiện sự quản lý tuyệt đối đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đối với đảng viên CSVN, nếu chưa có sự cho phép của cấp ủy đảng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, như công an, viện kiểm sát, tòa án không được có bất cứ hành động nào xâm phạm. Từ việc cử trinh sát theo dõi cho đến ngăn cản việc bỏ ra nước ngoài đối với những cán bộ vi phạm pháp luật. Đó chính là nguyên nhân vì sao một quốc gia công an trị, công an kiểm soát gắt gao, quản lý đến từng mảng nhỏ trong đời sống xã hội nhưng đối với việc cán bộ bỏ trốn ra nước ngoài lại đành thúc thủ.
Cho đến nay, 3 nhân vật cao cấp của Bộ Công thương đã bỏ trốn ra nước ngoài, gồm: Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy và mới đây là Lê Chung Dũng. Tất cả những người này đã bỏ trốn, sau khi tham ô, gây thất thoát tiền thuế của người dân lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Nguoi Quan Sat


Posted by: Huyen Phan 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List