zz

br /> br /> /> br /> ----

Friday 20 May 2016

ĐH Fulbright Việt Nam có kỳ vọng tự chủ?


ĐH Fulbright Việt Nam có kỳ vọng tự chủ?

  • 19 tháng 5 2016
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp ông Kerry vào tháng 8/2015 trong cuộc gặp về thành lập Đại học Fulbright ở Việt Nam
Ngày 17/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).
Trường đại học Fulbright được cho biết sẽ hoạt động "theo các nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú, đó là minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở".
Đây cũng là trường đại học được kỳ vọng sẽ có "tự trị đại học" như theo nhiều nhà nghiên cứu giáo dục.
BBC có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Bùi Trân Phượng, một nhà nghiên cứu lịch sử và giáo dục đại học tại Việt Nam, hiệu trưởng đại học Hoa Sen. Bà cũng là một trong những nhà giáo dục tiên phong vào năm 2014 cùng nhóm "Đối thoại giáo dục" của Giáo sư Ngô Bảo Châu nêu ra vấn đề cần có tự trị đại học tại Việt Nam.
  • Quyền tự chủ cho các trường đại học đã được quy định trong Luật Đại học 2005 và tiếp tục được nhấn mạnh trong Luật Đại học 2012, nhưng đến nay sự tự trị đại học đó đã tiến triển ra sao tại Việt Nam?
Tự trị đại học là một vấn đề xa lạ, mù mờ và thiếu nhiều thứ để đi vào thực tế. Đối với công chúng rộng rãi thì tiếp tục mù mờ. Còn những gì trong pháp luật thì nó tiến bộ mặc dù cực kỳ chậm. Nhưng điều đáng buồn là phần đông người ta vẫn chờ một sự ban phát từ trên xuống, vì thế trong tiến trình của nó càng chậm hơn.
Tôi thuộc về những người tin rằng là những khái niệm như dân chủ, tự chủ, tự trị đại học phải đến từ bên dưới, chứ không phải được ban phát từ bên trên.
Đến kỳ thi cử, sinh viên Việt Nam thường đi lễ chùa cầu cho thi có kết quả tốt
  • Vậy để hiểu một cách ngắn gọn về tự trị, tự chủ trong đại học, bà có thể nói sơ qua ra sao?
Tự trị đại học phải xuất phát từ quan niệm của những người trong ngôi trường đại học của họ về nền giáo dục đại học mà họ muốn góp phần cung ứng cho xã hội. Giáo dục đại học là giáo dục những người trưởng thành. Người ta không thể cư xử với những học viên đã trưởng thành như là với học viên chưa có quyền công dân.
Thứ hai, để giáo dục người trưởng thành thì tổ chức giáo dục đó, kể cả về quản trị đại học, quyền của thầy giáo, tự do học thuật, và những bảo đảm bình thường khác mà ở các trường tại các nước phát triển có thì tại Việt Nam vẫn còn đang phát triển.
Cho nên người ta hay bị hiểu lầm là tự chủ đại học chỉ là tự chủ tài chính, và chỉ có tự chủ tài chính mà thôi. Chương trình khung của Bộ Giáo dục vẫn còn kiểm soát rất chi li và cụ thể và hình thức về những hoạt động bình thường của một trường đại học, như mở ngành mới, cải tiến chương trình, tuyển dụng giảng viên, khiến sự tự chủ gặp khó khăn.
Mỗi lần đề cập đến tự chủ đại học, người ta cứ kêu gào, than thở chưa được có quyền tự chủ, chưa có dân chủ trong giáo dục. Tôi cho sự than thở như vậy là không phù hợp.
  • Tại sao lại không phù hợp khi than thở? Vậy động lực nào sẽ đem đến tự chủ, tự trị trong đại học ở Việt Nam?
Tự chủ phải đi từ gốc rễ, trường đại học phải biết rằng giáo dục đại học nơi đó theo quan niệm của đội ngũ sư phạm ở đó là gì. Cái gì pháp luật không cấm thì chúng ta làm. Và trên tinh thần như vậy, có nhiều điều chúng ta có thể làm được mặc dù còn rất nhiều cản trở.
Tuy nhiên, đa số sinh viên Việt Nam không biết đến khái niệm tự chủ, tự trị đại học
  • Tự trị đại học gần như có nghĩa là nhà nước sẽ không can thiệp vào công tác khoa học nghiên cứu, Các nhà làm giáo dục ở Việt Nam có bao giờ thảo luận về vấn đề này chưa?
Thảo luận thì chưa, còn trải nghiệm tình trạng bị can thiệp thì nhiều. Vì thế những nhà nghiên cứu thấy khuôn khổ của trường, viện nghiên cứu làm họ khó làm việc quá thì họ cũng tự chọn giải pháp làm nhà nghiên cứu tự do. Họ vẫn có kết quả, công trình đóng góp có thành tựu. Còn nếu nói nhà nước cho phép, khuyến khích này nọ, tôi nghĩ thực tế ở Việt Nam người ta có rất nhiều trải nghiệm cay đắng với điều đó.
  • Vậy trải nghiệm cay đắng của bà là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà tôi rất ít xuất bản bằng tiếng Việt, gần như là không có.Có những sự can thiệp hết sức thô bạo. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học là quyền của giảng viên đại học, không ai ngăn cấm được. Có những giảng viên nghiên cứu khoa học được nhưng không thể tổ chức hội thảo trong nước, họ có thể đem ra nước ngoài, đi dự và trình bày. Làm được hay không được là quyền tự chủ con người.
Tất nhiên, cơ chế hiện tại rất ràng buộc, cản trở. Tuy nhiên, chúng ta có quyết tâm làm một giảng viên đại học đúng nghĩa hay không, đó vẫn là chọn lựa cá nhân hoàn toàn tự do của mỗi người.
  • Có phải bà đang đòi hỏi quá nhiều ở một giảng viên để tiến tới tự trị đại học?
Tôi không đòi hỏi, mà thực tế cuộc sống ở Việt Nam đòi hỏi. Chúng tôi ở Việt Nam mà chúng tôi vẫn muốn làm người, thậm chí làm người giảng viên đại học, muốn làm trí thức thì chúng tôi chấp nhận thách thức.
Và mức độ chấp nhận của mỗi người cũng khác. Đâu có ai đòi hỏi ai đâu. Thực tế cuộc sống nó đòi hỏi mình phải vậy.
Bằng đại học vẫn là "cần câu cơm" nhiều hơn là nhu cầu với tri thức
Có thể là thế hệ của chúng tôi bị ảnh hưởng quá nhiều của Chủ nghĩa hiện sinh những năm 60, nhưng tôi vẫn tin là con người chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Đó là quyền cá nhân của con người mà thực tế không triệt tiêu được.
Nhìn trên phương diện vĩ mô thì tất nhiên một đất nước tạo điều kiện cho tư duy phát triển thì tư duy đó sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn và nó sẽ ra nhiều kết quả hơn.
Còn một cái chỗ mà làm điều bình thường cũng bị khó khăn và cản trở thì tình trạng chậm tiến cũng kéo dài hơn.
  • Vậy còn với người học, làm sao họ đi tìm được dân chủ trong giáo dục khi họ còn chưa biết nó là gì?
Tôi nghĩ, thiếu nhất là động cơ để người trẻ đi tìm hiểu tự chủ đại học là gì. Vậy thì tôi khuyên họ có thể thoát ly một chút thực tế xã hội và giáo dục gia đình để tìm hiểu chính mình khi 18 tuổi khác với mình 5 tuổi thế nào.
Từ khóa đầu tiên đến với họ có thể không phải là tự trị đại học, nhưng sẽ là từ làm người trưởng thành là như thế nào và trách nhiệm của người trưởng thành ra sao. Thì trong trách nhiệm làm người trưởng thành, sẽ có trách nhiệm đi tìm học như thế nào để có thể hành xử như người trưởng thành.
Mình không thể chờ đợi một bạn sinh viên Việt Nam sẽ đi hỏi câu Việt Nam có tự trị đại học không, giờ muốn nó có tự trị thì phải làm sao, đó chắc chắn không phải là câu hỏi một người 18 -20 tuổi có thể hỏi khi mà còn quá ít giảng viên đại học tự đặt câu hỏi đó cho mình. Đó vẫn là một chủ đề chỉ mới được thiểu số chú ý đến.
Cho đến khi nào người ta hiểu được trường đại học là nơi truyền thụ kiến thức và góp phần sáng tạo ra tri thức, rèn luyện tư duy, và tập suy nghĩ bằng cái đầu của mình và chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của chính mình.
Rất nhiều khâu trong trường đại học Việt Nam vẫn chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Giáo Dục
  • Ở Việt Nam, dường như khái niệm tự trị đại học đã bị chính trị hóa nặng nề?
Đúng rồi, khái niệm đó bị coi như là chống chính quyền vậy.
Nhưng không phải, đó chỉ là suy nghĩ bằng cái đầu của mình, của những con người 18 tuổi không phải 5 tuổi. Thực chất của tự trị đại học là gì? - Là đây là chỗ truyền bá và hình thành tri thức mới cho những người sẽ là tầng lớp trí thức tương lai của dân tộc.
Vậy để đào tạo ra thế hệ trí thức đó thì bản thân tổ chức đào tạo phải là tổ chức của những người trí thức và họ phải suy nghĩ bằng cái đầu của họ.
Vậy để đào tạo ra thế hệ trí thức đó thì bản thân tổ chức đào tạo phải là tổ chức của những người trí thức và họ phải suy nghĩ bằng cái đầu của họ. Khái niệm đó đơn giản vậy thôi.
Và không phải mỗi khi người ta suy nghĩ bằng cái đầu của người ta thì nhất thiết người ta phải làm chính trị, hay nhất thiết người ta phải chống chính quyền này nọ. Không có. Người ta chỉ làm việc chuyên môn, khoa học. Đó là lý do tôi nói cái gì pháp luật không cấm thì ta cứ làm.
  • Vậy sự chính trị hóa khái niệm tự chủ này đến từ đâu?
Nó bắt nguồn từ đâu thì tôi không biết. Còn thuyết phục chính quyền thay đổi thì tôi nghĩ đó vẫn là công việc đội ngũ trí thức trong nước kiên trì mỗi ngày. Giáo dục khai trí mới là sứ mệnh bình thường nhất của giáo dục ở các cấp học, đặc biệt là giáo dục đại học. Bởi vì chúng ta đang làm việc với những con người trưởng thành.
Chính trị hóa khái niệm tự trị đại học khiến cho vấn đề này rất ít khi được thảo luận ở Việt Nam
  • Chúng ta vừa chứng kiến đại học Fulbright được kí‎ quyết định thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà có nghĩ nơi này có thể là nơi bắt đầu của tự trị đại học ở Việt Nam không?
Tôi tin Fulbright là một niềm hi vọng của tự trị đại học. Nhưng Fulbright không phải là trường hợp đầu tiên hay duy nhất ở Việt Nam.
Khi làm nghiên cứu về vấn đề này, tôi phát hiện Đại học Trà Vinh, Đại học Công nghệ Việt Pháp và Đại học Hoa Sen của chúng tôi cũng đã có những bước tiến.
Như ở trường Việt Pháp, trong quy chế của nhà nước nó có những bảo đảm, minh thị những quyền tự do nghiên cứu, tự chủ giảng dạng của giảng viên. Tôi cho đó cũng là một bảo đảm rất có giá trị.
Đại học Trà vinh thì nỗ lực không mệt mỏi để có thể đưa môn tư duy phản biện vào giảng dạy từ từ, tất nhiên, một môn học chưa thể tạo ra thay đổi ngay được.
  • Đại học Fulbright đem theo rất nhiều kỳ vọng của người làm giáo dục, bà có tin ngôi trường này sẽ làm nên thay đổi không?
Tôi không nghĩ một ngôi trường có thể làm được ngay. Cho dù đó là trường Fulbright, trường Trà Vinh, trường Hoa Sen hay trường gì, nó cũng cần có một hệ sinh thái đại học của tinh thần tự chủ đại học thì nó mới bền vững được.
Tôi có ghi nhận trường RMIT, từ đời hiệu trưởng mới, họ cũng đã thể hiện những nỗ lực rất đáng ghi nhận trong hợp tác đại học, phục vụ cộng đồng, phát triển nghiên cứu. Và họ cũng được lợi thế họ không bị ràng buộc nhiều vì không phải đại học vn.
Bà Bùi Trân Phượng nói 'cần một hệ sinh thái' đại học của tinh thần tự chủ
Và đồng thời, hững sự hợp tác quốc tế là rất cần thiết cho các trường đại học để có thể phát triển chức năng của đại học trong một bối cảnh đầy thách thức như ở Việt Nam. Nhưng mà đó sẽ không thể là một con én làm nên mùa xuân.
Khi là thiểu số, các trường đó phải các liên kết với nhau, làm việc và có hợp tác trao đổi với nước ngoài và trong nước, đặc biệt là Fulbright sẽ đi theo con đường đó.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

Popular Posts

My Blog List